Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/12/2013

Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) : Trăm năm nhìn lại

Entry này không có lời dẫn, không có lời bình, chỉ có tư liệu (đúng 10 tư liệu).





Trương Tửu: Tài năng và cao thượng

11/12/2013
VNQĐ Online: Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu còn có bút danh khác là: Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên… sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con tại làng Phú Viên, xã Bồ Đề, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội), mất năm 1999, tại Hà Nội.
Nhà văn Trương Tửu từng giảng dạy tại các trường: Ðại học Sư phạm, Ðại học Văn khoa Hà Nội. Hội thảo "Những thí nghiệm của ngòi bút tôi", đặt theo tên một tác phẩm nghiên cứu của Trương Tửu, diễn ra sáng 11/12 tại Thư viện Hà Nội.

Sự kiện do Hội nhà văn Hà Nội tổ chức nhân 100 năm ngày sinh của ông. Trương Tửu được giới học giả khẳng định là một tác gia của Việt Nam trong thế kỷ 20 nhưng tên tuổi vẫn còn chìm lấp vì những thăng trầm của lịch sử.


Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu – phê bình như Lại Nguyên Ân, Trần Đình Sử, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Thị Thanh Vân, nhà báo Kiều Mai Sơn… góp mỗi người một tiếng nói vì một mục đích thống nhất: đánh giá toàn diện về sự nghiệp văn chương và phê bình của Trương Tửu. Hội thảo này chính là thông điệp của giới học thuật.

Học giả Trương Tửu. Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN
Trương Tửu viết văn khá nhiều, trong thời gian từ 1937-1945 ông đã xuất bản 12 tác phẩm, gồm truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Vân (Yên Bái) đã xếp Trương Tửu vào nhóm nhà văn có tài và tâm trong giới sáng tác đầu thế kỷ, cùng với Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố…

Tại hội thảo, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân thay mặt GS Trần Đình Sử trình bày tham luận, trong đó ông Trần Đình Sử nhìn nhận thấu đáo và công bằng về ưu và nhược điểm của Trương Tửu trong phê bình. Ông đánh giá Trương Tửu là "một gương mặt phê bình sắc sảo, một nhà nghiên cứu văn học có tài".


Trương Tửu viết phê bình từ khi còn rất trẻ với lòng nhiệt huyết và thái độ cực đoan nhiều khi gây tranh cãi. Các tác phẩm phê bình tiêu biểu của ông đều viết ở độ tuổi từ 27 đến 33. GS Trần Đình Sử chỉ ra tuyên ngôn phê bình của Trương Tửu (trong bài Một quan niệm về văn chương của Trương Tửu): "Nhà phê bình không chỉ là người đọc thuê viết mướn, kẻ chiếm chác danh lợi mà phải có một lý tưởng xã hội tiến bộ".
GS Nguyễn Đình Chú (trái) và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chủ trì hội thảo. Ảnh: HẠ MI
Với tư cách là đồng nghiệp, GS Trần Đình Sử bày tỏ niềm cảm phục đến Trương Tửu – một "nhà nghiên cứu có nhân cách cao thượng".

Hơn thế, Trương Tửu còn là một nhà văn, trong hội thảo có nhiều tham luận bàn về khía cạnh này của ông. Với tư cách nhà văn, ông viết rất khỏe, từ năm 1937 đến năm 1941 viết 8 tiểu thuyết, riêng năm 1940 viết liền 4 tiểu thuyết.


Sự nghiệp văn chương của Trương Tửu được ghi nhận lại trong tuyển tập dày dặn “Văn xuôi Trương Tửu” do PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn, Phó Viện trưởng Viện Văn học, biên soạn. Tuyển tập này, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Vân, cho thấy "đóng góp không nhỏ của Trương Tửu cho nền văn học hiện thực trong những năm đầu thế kỷ 20".


"Trương Tửu đã chọn cho mình một lối đi riêng để thực hiện những trọng trách của một nhà văn chân chính với cuộc đời" – nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Vân khẳng định.
Con trai nhà văn Trương Tửu, ông Trương Quốc Tùng (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng các nhà nghiên cứu, phê bình tham gia hội thảo. Ảnh: HẠ MI
Là tác giả 3 tuyển tập công phu về Trương Tửu, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn đưa ra đề xuất: "Cần một định hướng nghiên cứu học thuật liên ngành, toàn diện, chuyên sâu về nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu.".

HẠ MI

2. Văn nghệ Quân đội (20/11/2013)


Tưởng niệm 100 năm ngày sinh nhà văn, nhà giáo Trương Tửu

20/11/2013
Ngày 18/11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn, giáo sư Trương Tửu.
Ðến dự buổi lễ có đông đảo các nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, các nhà văn, nhà giáo và gia đình giáo sư Trương Tửu. 
 Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại các kỷ niệm và có những ý kiến tham luận đánh giá
về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn, giáo sư Trương Tửu.

Nhà văn Trương Tửu sinh ra trong một gia đình thị dân nghèo, đông con tại làng Phú Viên, xã Bồ Đề, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội), mất năm 1999, tại Hà Nội. Nhà văn Trương Tửu từng giảng dạy tại các trường: Ðại học Sư phạm, Ðại học Văn khoa.
Trước khi trở thành một nhà nghiên cứu, một giáo sư, ông đã sáng tác rất nhiều truyện có giá trị tố cáo chế độ thực dân. Ông là một trong những giáo sư đầu tiên của nền giáo dục cách mạng Việt Nam cùng đợt với các giáo sư: Ðào Duy Anh, Ðặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường..., góp phần đào tạo nên nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đóng góp vào sự phát triển, đổi mới văn hóa và văn học nghệ thuật nước nhà.
Ông cũng là một trong những người có nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều nhất. Ông đã viết hơn 30 cuốn sách, nhiều bài báo, bài nghiên cứu, phê bình nổi tiếng, tiêu biểu là các tác phẩm: “Một cổ đôi ba tròng”, “Tráng sĩ Bồ Ðề”, “Một kiếp đọa đầy”, “Kinh thi Việt Nam”, “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, “Văn chương Truyện Kiều”, “Tương lai văn nghệ Việt Nam”...
Trương Tửu là một hiện tượng, một cá tính trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, cho đến nay vẫn còn không ít những tranh cãi, nhưng tựu chung, những gì ông để lại cho hậu thế đều rất đáng trân trọng./.
Nguồn: CPV/HN

3. Đảng Cộng sản (11/12/2013)

(ĐCSVN) - Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức Hội thảo “Những thí nghiệm của ngòi bút tôi” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn, giáo sư Trương Tửu.

Ðến dự Hội thảo có đông đảo các nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, các nhà văn, nhà giáo và gia đình giáo sư Trương Tửu.

Phát biểu tại Hội thảo, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho biết: Trương Tửu đã thí nghiệm cả đời mình cho điều ông tin là đúng, là phải, là có ích cho học thuật và đời sống. Hội thảo lần này là cơ hội khảo sát, đánh giá, nhận định về những thí nghiệm của ngòi bút Trương Tửu trong lĩnh vực và khu vực mà ông đề cập, những thành tựu mà ông đã có, những gì ông mới khai mở, dò tìm, những bài học cần rút ra từ cách làm của ông… Hội thảo lần này về nhà văn Trương Tửu cũng là điều cần thiết cho nền văn chương và học thuật nước nhà trong quá trình kiểm kê và tổng kết vốn văn hóa tinh thần có được từ thế kỷ XX.
 
Nhà văn, giáo sư Trương Tửu. Ảnh Tư liệu.

Nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Trương Tửu còn có bút danh khác là: Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên… sinh ra trong một gia đình thị dân nghèo, đông con tại làng Phú Viên, xã Bồ Đề, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội), mất năm 1999, tại Hà Nội. Nhà văn Trương Tửu từng giảng dạy tại các trường: Ðại học Sư phạm, Ðại học Văn khoa Hà Nội.


Trước khi trở thành một nhà nghiên cứu, một giáo sư, ông đã sáng tác rất nhiều truyện có giá trị tố cáo chế độ thực dân. Ông là một trong những giáo sư đầu tiên của nền giáo dục cách mạng Việt Nam cùng đợt với các giáo sư: Ðào Duy Anh, Ðặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường..., góp phần đào tạo nên nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đóng góp vào sự phát triển, đổi mới văn hóa và văn học nghệ thuật nước nhà.

Ông cũng là một trong những người có nhiều công trình nghiên cứu về Truyện Kiều nhất. Ông đã viết hơn 30 cuốn sách, nhiều bài báo, bài nghiên cứu, phê bình nổi tiếng, tiêu biểu là các tác phẩm: “Một cổ đôi ba tròng”, “Tráng sĩ Bồ Ðề”, “Một kiếp đọa đầy”, “Kinh thi Việt Nam”, “Nguyễn Du và Truyện Kiều”, “Văn chương Truyện Kiều”, “Tương lai văn nghệ Việt Nam”...

Trương Tửu là một hiện tượng, một cá tính trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, cho đến nay vẫn còn không ít những tranh cãi, nhưng tựu chung, những gì ông để lại cho hậu thế đều rất đáng trân trọng./.
Các từ khóa theo tin:
Hồng Ngọc
4. Thể thao & Văn hóa (18/11/2013)



Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà văn - Giáo sư Trương Tửu

Thứ Hai, 18/11/2013 16:26 | In trang nàyIn bài viết
(Thethaovanhoa.vn) - Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn, giáo sư Trương Tửu diễn ra trang trọng, ấm cúng tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam ngày 18/11. Hoạt động do Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình nhà văn, giáo sư Trương Tửu phối hợp tổ chức. 

Các nhà văn, đại biểu và gia đình nhà văn Trương Tửu làm lễ dâng hương tưởng nhớ GS, nhà văn Trương Tửu
Đây là dịp để các giáo sư, nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật và những người yêu mến Trương Tửu ôn lại kỷ niệm, đánh giá lại những giá trị được lưu giữ, phát triển qua các tác phẩm, tư tưởng cũng như con người nhà văn - giáo sư Trương Tửu.


Tại buổi lễ, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nêu rõ: Trương Tửu là người yêu nước sâu sắc. Ông từng để tang Phan Chu Chinh, say sưa đọc “Chiêu hồn nước” và tham gia tích cực trong phong trào "Dân chủ Đông Dương" năm 1936-1939. Trương Tửu là một trong những giáo sư đầu tiên của Việt Nam. Rất nhiều giáo sư trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn hiện nay là học trò của ông. Cuộc đời, sự nghiệp của Trương Tửu gắn liền với tiến trình tư tưởng, học thuật với nhiều giai thoại. Song thời gian giúp chúng ta nhận thấy được những đóng góp của ông trong sự phát triển văn học nghệ thuật; giúp giới văn nghệ sĩ hoàn thiện công cuộc đổi mới văn hóa của dân tộc.

Là người đã đọc rất sâu, tìm hiểu rất kỹ về con người, tác phẩm của Trương Tửu, Giáo sư Phong Lê cho rằng: Trương Tửu là một chân dung đa diện. Ông vừa là nhà văn, nhà phê bình văn học, nhà hoạt động văn hóa, vừa là nhà cải cách văn hóa, một giáo sư đại học danh tiếng… .

Giáo sư Nguyễn Đình Chú tự hào: Thầy đã đi qua cuộc đời rạng rỡ nhưng không thiếu nhọc nhằn, vất vả; tuy nhiên thầy luôn được bạn bè, đồng nghiệp, học trò yêu mến, kính nể. Là một nhà văn dọc ngang trên văn đàn để lại một văn nghiệp không dễ có với nhiều thể loại, một giáo sư sáng danh trên giảng đường đại học, thầy Trương Tửu còn được ghi nhận là người đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu văn học… Lớp lớp học trò tự hào có thầy với “Kinh thi Việt Nam”, ba công trình nghiên cứu về Truyện Kiều và rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng khác.

Nhà văn - Giáo sư Trương Tửu sinh ngày 18/10/1913, mất ngày 16/12/1999, tại Hà Nội. Ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng, nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học vì tham gia bãi khóa để đòi thực dân pháp thả Phan Tất Đắc. Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình tú tài Pháp - Việt. Ông từng làm Giám đốc Văn chương (tương đương Tổng biên tập Nhà xuất bản Hà Thuyên; ủy viên Hội Văn hóa Việt Nam; dạy trường Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa; được phong chức danh Giáo sư cùng đợt với Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường… Ngoài Trương Tửu, ông còn có các bút danh Nguyễn Bách Khoa, Hoàng Canh, Mai Viên, TT.... Trương Tửu viết trên 30 đầu sách, nhiều bài báo, bài nghiên cứu, phê bình. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Một cổ đôi ba tròng, Tráng sĩ Bồ Đề. Một kiếp đọa đầy, Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều, Tương lai văn nghệ Việt Nam.
Mỹ Bình - TTXVN

5. Nhân dân (18/11/2013)


100 năm Ngày sinh nhà văn, giáo sư Trương Tửu
Thứ hai, 18/11/2013 - 07:11 PM (GMT+7)
  

Ngày 18-11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn, giáo sư Trương Tửu. Ðến dự, có đông đảo các nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật, các nhà văn, nhà giáo và gia đình giáo sư Trương Tửu.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại các kỷ niệm và có những ý kiến tham luận đánh giá về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn, giáo sư Trương Tửu. Ông sinh ngày 18-10-1913, mất năm 1999, tại Hà Nội và là một trong những giáo sư đầu tiên của nền giáo dục cách mạng Việt Nam, góp phần đào tạo nên nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đóng góp vào sự phát triển, đổi mới văn hóa và văn học nghệ thuật nước nhà. Trương Tửu từng giảng dạy tại các trường: Ðại học Sư phạm, Ðại học Văn khoa và được phong chức danh giáo sư cùng đợt với các giáo sư: Ðào Duy Anh, Ðặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường... Ông đã viết hơn 30 cuốn sách, nhiều bài báo, bài nghiên cứu, phê bình nổi tiếng, tiêu biểu là các tác phẩm: Một cổ đôi ba tròng, Tráng sĩ Bồ Ðề. Một kiếp đọa đầy, Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều, Tương lai văn nghệ Việt Nam...

6. Học trò Nguyễn Đình Chú viết về thầy (2013, Văn hóa Nghệ An)


Thầy Trương Tửu của chúng tôi: một trí thức sáng danh của đất nước

  •   NGUYỄN ĐÌNH CHÚ
  • Thứ hai, 04 Tháng 11 2013 17:09
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Giáo sư Trương TửuGiáo sư Trương Tửu
Thầy của chúng tôi, giáo sư - nhà văn Trương Tửu , đã đi qua cuộc đời này 87 năm với bao nhiêu vinh quang rạng rỡ nhưng cũng không ít nhọc nhằn vất vả. Ngày Thầy về cõi thiên thu, trước đài hoàn vũ, tôi đã  kính cẩn thưa: “Thầy ơi! Chuyện đời là thế. Cái gì đáng qua đi sẽ qua đi. Cái gì đáng còn lại sẽ còn lại. Những vinh quang của Thầy sẽ còn lại". Đúng là thế ! Năm 2002, nhà nghiên cứu Trĩnh Bá Đĩnh đã cho ra mắt tập sách “ Nguyễn Bách Khoa : khoa học văn chương tựa như một lời nhắc người Việt Nam ta đừng quên vị tác gia này nhé. Năm 2007, Trĩnh Bá Đĩnh , có thêm nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn lại cho ra mắt bạn đọc sách: Trương Tửu: Tuyển tâp nghiên cứu phê bình.
Năm 2008, Khoa Ngữ Văn Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học nhân dịp 95 năm sinh của Giáo sư Trương Tửu. Đài Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc dựng phim chân dung Giáo sư – nhà văn Trương Tửu. Năm 2009, Nguyễn Hữu Sơn lại cho ra mắt bạn đọc sách Trương Tửu: Tuyển tập văn xuôi. Đặc biệt là hôm nay, vào ngày sinh 100 năm ( 18/11/1913 – 18/11/2013)  của nhà văn, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm.Rõ ràng là Giáo sư Trương Tửu- cùng bút danh Nguyễn Bách Khoa- đã và đang nhanh chóng  hồi sinh mỡ màu với đất nước, với chúng ta. Xin nhân danh cá nhân vốn là một học trò của Giáo sư Trương Tửu cách đây đúng 60 năm và cũng xin thay mặt các môn sinh môn đệ của giáo sinh, nhiệt liệt hoan nghênh  lễ kỷ niệm và chân thành cảm ơn Hội nhà văn Việt Nam đứng đầu là nhà thơ Hữu Thỉnh đã đưa lại niềm vui cho hương hồn  người Thây đại tôn đại kính của chúng tôi ở thế giới bên kia và cũng là cho  gia đình con cháu của Thầy ở thế giới bên này, kể cả chúng  tôi là những  môn đệ của Thầy.
Kính thưa quí vị !  Chúng ta kỷ niệm giáo sư - nhà văn Trương Tửu là:
Chúng ta kỷ niệm một tuổi trẻ khát kháo sôi động dân chủ, ghét bất công mà hô hào bãi khóa, làm reo để hai lần bị nhà trường thực dân đuổi học, nhưng là hai lần bạn bè kính nể và hậu thế ai biết sẽ biểu đương.
Chúng ta kỷ niện một thanh niên con nhà nghèo nhưng giàu trí lực và quyết tâm, bằng con đường tự học là chinh, vươn lên chiếm lính kho tàng văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại mà cái biệt danh, bút danh Nguyễn Bách Khoa vừa là khát vọng, vừa là sự thật.
Chúng ta  ký niệm một nhà văn mang tên Trương Tửu, Nguyễn Bách Khoa, ròng rã 28 năm trời, tính từ năm 1931, dọc ngang bút mặc trên văn đàn Việt Nam , để lại một văn nghiệp không dễ có nhiều, với các thể loại : lý luận, phê bình, nghiên cứu, tiểu thuyết. Dù cho  văn chương có là chuyện “ tự cổ vô bằng cứ” , là chuyện Recherche ( chercher et rechercher) phải tìm đi tìm lại, thì ai đã nỡ quên Kinh Thi Việt Nam của Nguyễn Bách Khoa trong khi chính nó là một mốc son đánh dấu những  kiến giải mới và nặng sâu tinh thần  dân tộc, có ý nghĩa nâng cấp nhận thức về giá tri của văn học dân gian Việt Nam  Trung Hoa có Kinh Thi được Khổng Tử san định thì Việt nam cóKinh Thi Việt Nam do Nguyễn Bách Khoa định danh và biên soạn. Nào có thua gì Trung Hoa. Kinh Thi Việt Namđã bị chính quyền thực dân cấm lưu hành. Ai đã nợ quên Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ  của Nguyễn Bách Khoamà nhiều người vẫn coi đó là thành quả nghiên cứu văn học đầu tiên và xuát sắc  về một tác gia cụ thể theo quan điểm Mác xít để những người đến sau với Nguyễn Công Trứ khó lòng thoát ra ngoài ý tưởng của  nó. Một số người đã lầm khi cho rằng giáo sư Trần Đình Hượu là người đầu tiên đưa ra khái niệm “ nhà nho tài tử”. Không ! người đầu tiên đưa ra khái niệm đó là Nguyễn Bách Khoa tức Trương Tửu, thầy dạy Trần Đình Hượu, trong công trình viết về Nguyễn Công Trứ này. Rồi ba công trình nghiên cứu về Truyện Kiều của Trương Tửu: Nguyến Du và Truyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều, Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, dù có điểm này điểm khác đã bị nhiều người không chấp nhận ví như dựa vào học thuyết Phờrớt mà nói nàng Kiều “ mặc bệnh ủy hoàng” (!) nhưng về tổng thể của ba công trình vẫn cho thấy một quá trình vật lộn bền bỉ đi tìm chân lý và biết tự điều chỉnh của một nhà khoa học trung  thực với chính mình. Rồi nữa, 12 cuốn tiểu thuyết , truyện văn xuối của Trương Tửu, dù người đời ít để ý hơn nhưng vẫn  chẳng đã cho thấy thêm sự đa tài kể cả tầm tư tưởng khả kính của tác giả. Chẳng phải là Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã mở đầu mụcTiểu thuyết xã hội bằng việc giới thiệu  tiểu thuyết của Trương Tửu và mệnh danh đó là “tiểu thuyết tranh đấu”. Riêng tác phẩm Tương lai văn nghệ Việt Nam  mà bị Thanh Bình chính là Giáo sư Đặng Thai Mai “ phê bình  ráo riết” trên báo Tiên Phong năm 1946 ở các số 2,3,6, và về sau, năm 1958, một vài người nay ở thế giới bên kia chắc phải hối hận vì đã bóp méo để gây hệ lụy nặng nề cho tấc giả. Đây là một sự  trớ trêu đáng sợ. Tương lai văn nghệ Việt Nam viết trước ngày Cách mạng tháng Tám thành công,trong đó có luận điềm “ văn nghệ phải có chất men phản kháng” là để nói với chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời chứ đâu phải để  nói với chế độ Việt Nam dân chủ công hòa sau đó. Nhưng khốn nỗi nó lại được in ra và phát hành ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám vừa thành công. Do đó mà bị hiểu lầm là tác phẩm chống phá cách mạng, tranh quyền lãnh đạo văn nghệ của Đảng. Thanh Bình theo yêu cầu xây dựng nền văn nghệ mới của cách mạng  mà phê bình nó một số vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhưng cuối cùng thì Thanh Bình đã viết: “ Số là ông tin tưởng ở một ngày mai rực rỡ: “ Chúng ta- lời ông Tửu- thấm nguyện rằng: cái ngày mai đó sẽ đem lại cho chúng ta rấts nhiều điều kiện để chúng ta được yêu cuộc sống , yêu đồng loại , yêu nghệ thuật,chân thành hơn, rộng rãi hơn, như chưa bao giờ ta được yêu từ thuở nào đến thuở này”, “ Thiên kết luận của tập sách là một tiếng gọi bạn, chứa chan nhiệt tình. Nếu như tôi  đã phê bình khá ráo riết tập sách ông Trương Tửu về phần lý luận và cả phần thực hành nữa, thì ở đây, tôi cũng rất vui lòng và thành thực nhận rằng: trong tâm hồn nhà lý luận Trương Tửu, một thi sĩ vẫn luôn luôn nhỉ nhóm và lắm lúc thổ lộ được những câu trữ tình khá lâm ly”. Mấy vị  gây sự kia đã bỏ đi không chút thương tiếc những lời này của Thanh Bình. Trương Tửu không chỉ là nhà văn mà còn là nhà báo. Thời kỳ mặt trận dân chủ tham gia hội nghị vận động tự do báo chí và được bầu là thư ký của hội nghị. Chủ bút tờ Quôc gia khuynh tả hăng hái đả kích Bảo Đại mà bị truy tố trước Tòa án Hà Nội  và bị xử phạt. Đời văn của thầy Trương Tửu của  chúng tôi trước Cách mạng tháng Tám 1945  nói qua là như thế. Sự thật là trên văn đàn công khai của nước nhà giai đoạn 1930 – 1945, ở thể loại phê bình nghiên cứu, dù đã được gì và chưa được gì, thì cái tên Nguyễn Bách Khoa- Trương Tửu xem ra vẫn ở bảng đầu. Chẳng phải, có người đã coi Nguyễn Bách Khoa – Trương Tửu là người tiên phong đặt nền móng cho cái gọi là khoa học nghiên cứu văn học đó sao. Khoa học nghiên cứu văn học của Trương Tửu – Nguyễn Bách Khoa so với phương pháp bình thơ dựa theo phương châm” lấy hồn ta để hiểu hồn người” của Hoài Thanh  ở Thi nhân Việt nam là  như nước với lửa. Nhưng  mối kiểu  vẫn có lý do tồn tại càn thiết và chính đáng của nó. Trong Thi nhân Việt Nam, đánh giá thơ Nguyễn Vĩ , Hoài Thanh chỉ coi Gửi Trương Tửu “mới  thực là kiệt tác của Nguyễn Vĩ”. Như thế là khen thơ Nguyễn Vĩ  mà võ tình để lộ  cội nguồn cảm hứng của Nguyễn Vĩ là Trương Tửu để cả hai cùng trường tồn.
Chúng ta kỷ niệm một nhà văn Trương Tửu sau ngày Cách mạng tháng Tám 1845 thành công đã có nhiều năm tháng kết duyên thắm thiết với cách mạng , với kháng chiến chống thức dân Pháp tái xâm lược. Điều này có lẽ nhiều người gần đây mới biết. Ngày mồng 2 tháng Chín năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí minh đọc Tuyên ngôn độc lậpthì 5 ngày sau tức mồng 7 tháng Chín 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời cấc vị Trương Tửu , Nguyễn Đức Quỳnh, Thượng Sĩ lên gặp để bàn về đường lối xây dựng tương lai văn nghệ nước nhà. Kế đó , Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam được thành lập thì  nhà văn Trương Tửu là một thành viên. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhà văn Trưng Tửu rời bỏ cữa  nhà cùng vợ con đi kháng chiến. Trên đất tỉnh Thanh, váo năm 1948, Đoàn Văn nghệ kháng chiến liên khu Bốn thành lập thì nhà văn Trương Tửu cùng nhà văn Đặng Thai Mai là đồng Bí thư. Nhà văn Trương Tửu là người  trực tiếp tố chức và điều hành ba lớp đào tạo văn nghệ  sĩ kháng chiến có nhiều học viến về sau nổi tiếng  như Hoàng Trung Thông, Bùi Hiển, Nguyễn Khải, Vũ Tú Nam. Hoàng Minh Châu…kể cả Nguyễn Mạnh Cầm sau này là Phó thủ tướng. Năm 1949 nhà văn là Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Có dịp đọc Kỷ yếu 45 năm văn hóa kháng chiến của khu Bốn xuất bản năm 1994 và bài viết của Hoàng Minh Châu đăng trên báo Văn nghệ cùng dịp ấy , hẳn sẽ thấy rõ tấm lòng của các nhà văn thuở ấy thầy Trương Tửu hầu đã đã rơi vào  quên lãng  gần một phần tư thế kỷ.
Chúng ta kỷ niệm một vị giáo sư  sáng danh trong giảng đường  đại học dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Năm 1951, trên đất Thanh và Nghệ, dù cho kháng chiến đã ở vào thời kỳ quyết liệt, cực kỳ gian khổ, nhà nước ta vẫn không quên nhiệm vụ kiến quốc bên cạnh nhiệm vụ kháng chiến, đã  thành lập hai phân hiệu Dự bị đại học, rồi nhập làm một tại Thanh hóa và sau ngày Hòa bình lập lại ( 1954) chuyển về  thủ đô Hà Nội để trở thành trường Đại học sư phạm Hà Nội  rồi thêm trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với một đội ngũ giáo sư  gồm: Đặng Thai Mai, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khánh Toàn, Hoài Thanh, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Lân.., và Trương Tửu. Những  Nguyễn Đức Đàn, Trần Đình Hượu, Đặng Thanh Lê, Trần Thanh Đạm, Phan Trọng Luận, …những  Cao Xuân Hạo, Phạm Hoàng Gia, Văn Tâm, Ninh Viết Giao, Trọng Bằng, Bạch Diệp, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, … những Cao Huy Đỉnh,  Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Khắc Phi, Hà Minh Đức, Trần Văn Bính, Đặng Anh Đào…tất cả là những vị giáo sư, những nhà nghiên cứu thuộc ngành Ngữ văn, những nghệ sĩ về âm nhạc  và điện ảnh, nổi danh từ mấy chục năm cuối thế kỷ XX đến nay,  đều là học trò của những vị sư biểu này , nhiều vị là những ông trùm văn hóa của đất nước  trong đó có giáo sư Trương Tửu. Giáo sư là một gương mặt sáng giá như thế nhưng  lại bị “ Trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán” gây trớ trêu hết nói mà thiết tưởng chúng ta  đã  biết. Nhưng sau ngày gặp nạn, giáo sư đã sống như thế này đây. Sống theo đạo vô thường  của triết lý nhà Phật. Không làm thầy dạy đại học nổi tiếng nữa thì làm thầy châm cứu nổi tiếng để chữa bệnh cho hàng vạn dân lành . Không cầm bút viết văn chương  nữa thì cầm bút viết sách y học châm cứu mà các nhà Đông y phải kính nể. Người học trò này và giáo sư Trần Quôc Vượng  sau nhiều năm tháng  cách biệt với Thầy, đến lúc đã  được  thời gian ít nhiều ủng hộ, đến thăm Thầy , không ngờ  thấy Thầy vẫn thản nhiên, vẫn tươi vui, tự tại và đây là lời được nghe Thầy nói:  “Chuyện của tôi thế nào thì các anh đã biết. Còn với tôi thì thế này: cuộc đời có lắm cửa. Bị đóng cửa này ta đi cửa khác, có gì mà phải cay cú, vật vã”, “  Với tôi có làm sao thì cũng chưa bao giờ tôi quên ơn những nhà cách mạng đã vào sinh ra tử cho Tổ quốc, cho đất nước trong đó có gia đình tôi, mặc dù tôi thấy cách mạng cũng có sai lầm”, Ngày chúng tôi họp lớp sau ba mươi năm ra trường, mời Thầy cùng các Thầy khác tham dự. Lại đây là lời của Thầy:“ Các anh xem phim Tây du ký, thấy Đường Tăng đi thỉnh kinh, nhận được kinh nhưng bị mất trang cuối nên cứ ray rứt về chuyện công sức bỏ ra lớn như thế mà cuối cùng không có được một bộ kinh trọn ven. Thì Tôn Ngộ Không chẳng đã thưa : Sư phụ ạ! Đến Trời Đất cũng có trọn vẹn đâu nữa là bộ kinh. Đúng thế đấy các bạn ạ ! Chúng ta đều là những kiếp người bé mọn. Trời đất đã không trọn vẹn thì chúng ta lấy đâu ra trọn vẹn. Chỉ biết là dù ở hoàn cảnh nào. cũng cố mà làm được chút gì ích cho đời là được rồi, là vui rồi”. Còn đây nữa là câu nói thều thào đoản hơi trước mươi lăm hôm Thầy vĩnh biệt cõi đời: “ Nhìn lại một đời người, tôi tự thấy  không có gì phải xáu hổ với chính mình, không có gì phải gục mặt xuống với đời.”. Không dấu gì quí vị, trong Điếu văn đọc tại nhà hoàn vũ năm xưa, sau khi nhắc lại mấy lời đó của Thầy, tôi đã viết:“ Thầy ơi ! trước những lời tự bạch gan ruột đó của Thầy, người đời ai cảm động và ai không cảm động. Riêng chúng em, lớp học trò của Thầy những năm xưa cũ, xin gửi váo đó những giọt nước mắt của tuổi già”.
Kính thưa quí vị ! Sương đầu ngõ đã tan. Mây giữa trời đã vén. Hôm nay chúng ta kỷ niệm một cuộc đời như thế, một sự nghiệp như thế, một nhân cách như thế. Tôi xin được coi phòng họp của Hội nhà văn Việt Nam hôm nay là một không gian yên tĩnh, một không gian ăm ắp tình đời, tình người. Thời gian mấy tiếng đồng hồ của  lễ kỷ niệm hôm nay là một khoảng lặng giữa những ngày ồn ào, ầm ĩ...  Cầu mong có nhiều không gian yên tĩnh, có nhiều khoảng lặng như thế  trên đất Việt  trăm quí ngàn yêu của hôm nay và của mai sau.
                                                                                                                                       
 Quí Tỵ, cuối thu (10- 2013)


Phụ thêm một bài của cụ Phong Lê (Viện Văn học):

Sự nghiệp khoa học của giáo sư Trương Tửu

  •   PHONG LÊ
  • Thứ năm, 21 Tháng 11 2013 19:35
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Sự nghiệp khoa học của giáo sư Trương Tửu
Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với Trương Tửu qua tiểu thuyết Một chiến sĩ (1938), và công trình nghiên cứu Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1943)(1). Cuốn tiểu thuyết tôi không thích lắm vì quá nhiều lý sự và văn hơi khô. Tôi thích cuốn sau hơn. Cách thức gắn trực tiếp văn học với xã hội học và triết học duy vật quả đã đem lại nhiều kết luận mới mẻ, khác lạ, khiến cho Trương Tửu (dưới bút danh Nguyễn Bách Khoa) trở thành đại diện cho một khuynh hướng mới trong nghiên cứu- phê bình văn học lúc đương thời; và về sau sẽ có người tổng kết và nâng lên thành một khuynh hướng - đó làkhuynh hướng khoa học.
Tiếp đó, đọc Nguyễn Du và “Truyện Kiều” (1943), và Văn chương “Truyện Kiều” (1944) thì có phần bị “sốc” bởi, với Nguyễn Bách Khoa, lần đầu tiên tôi được nghe những kết luận về Nguyễn Du và Truyện Kiều khác với những gì tôi đã được nghe, và tự mình cảm nhận: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh” (tr.236) (...) “Bằng Truyện Kiều, với tất cả cái hay và cái hỏng của nó, với tất cả cái chân thực và cái bất luận lý của nó, Nguyễn Du đã đánh dấu được cá tính mình, thân thế mình, đẳng cấp mình, thời đại mình, về cả ba phương diện: sinh hoạt, tư tưởng và tâm lý.
Đó là một sinh hoạt cằn cỗi và sáo loạn, một tư tưởng nhát hèn và uỷ mị, một tâm lý tuỳ thời và ích kỷ. Truyện Kiều là kết tinh của ba yếu tố suy đồi ấy” (tr.339). “Truyện Kiều chỉ là kết tinh của những cái suy nhược trong cốt tính Việt Nam. Đầu tiên là cái uỷ mị (...) Sau cái uỷ mị là cái hèn (...) Sau cái hèn là cái trốn tránh” (tr.340-341). “Truyện Kiều là một thứ văn chương đã ở một vị trí phản tiến hoá lúc đương thời của Nguyễn Du. Nó chứa chan một chất tàn héo, tiêu ma (chất thơ). Nó là kết tinh tinh thần của một chặng đường suy đồi nhất trên tràng kỳ tiến hoá của cá tính Việt Nam. Cái đẹp của Truyện Kiều ngày nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được...” (tr.416). Những kết luận như thế, và còn nhiều nữa trong phân tích, bình luận Nguyễn Du ở hai công trình viết trước 1945, theo tác giả là kết quả của “những cố gắng áp dụng óc khoa học trong công việc nghiên cứu”, là do “đã làm hết nghĩa vụ một nhà phê bình vẫn tôn thờ khoa học” (tr.340).
Tất nhiên sẽ có nhiều người không đồng tình, thậm chí phản ứng gay gắt với nội dung phê bình của Trương Tửu, như Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Đinh Gia Trinh... Nhưng vấn đề rồi sẽ trở nên trầm trọng hơn, và vượt ra khỏi giới hạn của phê bình văn chương, khi Trương Tửu (trong bút danh mới là Nguyễn Bách Khoa) sáng lập và chủ trì các hoạt động của Nhà xuất bản Hàn Thuyên từ 1941 đến 1946, không kể trước đó khi ông là chủ bút báo Quốc gia. Một nhà xuất bản tuy có in Đặng Thai Mai, Nguyễn Đổng Chi... nhưng chủ yếu là địa chỉ hoạt động của một số người thuộc nhóm Tơrôtxkit như Hồ Hữu Tường, Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Tế Mỹ, Lương Đức Thiệp... chủ trương cách mạng thường trực theo đường lối tả khuynh của Tơrôtxky, chống lại Đệ tam quốc tế của Stalin. Và như vậy là họ đi khác, đi ngược với đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh: về chính trị là chủ trương đoàn kết toàn dân và tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ; và về văn hoá là thực hiện ba phương châm: Dân tộc hoá, Đại chúng hoá, Khoa học hoá như được nêu trongĐề cương về văn hoá Việt Nam, năm 1943.
Tất cả những nhận thức này, phải về sau, khi vào Đại học, rồi vào nghề ở Viện Văn học tôi mới được tiếp cận. Điều đáng lưu ý: sự phê phán đối với nhóm Hàn Thuyên là rất gay gắt, và được phát ra từ chính Đảng Cộng sản Đông Dương và những người thay mặt Đảng. Xin dẫn một vài đoạn. Trong Đề cương về văn hoá Việt Nam - 1943: “... phải kịch liệt chống những xu hướng văn hoá bảo thủ, chiết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm... Nhưng đồng thời cũng phải chống xu hướng văn hoá quá trớn của bọn Tơrôtxkit”. Tiếp đó, trong bài Mấy nguyên tắc của cuộc vận động văn hoá mới Việt Nam lúc này của Trường Chinh, nhằm giải thích Đề cương: “Gần đây các sách báo công khai năng đả động đến vấn đề văn hoá Việt Nam. Nhà Hàn Thuyên xuất bản loại sách “Tân văn hoá” và Tạp chí Văn mới - nghị luận để cổ động phong trào “tân văn hoá” một cách hăm hở. Tiếng “tân văn hoá” đã gần thành “mốt!” (...) “Nhóm Tân văn hoá Hàn Thuyên (tiểu tư sản) nhận là trọng khoa học, nhưng đã phản duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tức phản khoa học. Họ chẳng đem học thuyết duy vật tầm thường, duy vật máy móc thay cho duy vật biện chứng đó sao? Họ không đội lốt duy vật lịch sử để dễ xuyên tạc học thuyết duy vật lịch sử của Mác đó sao? (...) Họ coi thường khẩu hiệu dân tộc hoá đến nỗi dám gắn chiêu bài “duy vật sử quan” để xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam và do đó bôi nhọ học thuyết “duy vật sử quan” (coi cuốn Hai Bà Trưng khởi nghĩacủa Nguyễn Tế Mỹ, Hàn Thuyên xuất bản, 1941). Đáng lẽ phải tập trung mọi lực lượng văn hoá Việt Nam thành một mặt trận văn hoá đặng chống lại văn hoá ngu dân, văn hoá thoái hoá và trung cổ của bọn phát xít, chống thủ đoạn xâm lấn nguy hiểm của văn hoá Nhật thì họ lại chia rẽ mặt trận văn hoá của dân tộc ta và bởi thế họ đã vô tình hay cố ý làm lợi cho lũ giặc nước. Thật thế, tại sao họ lại chĩa ngọn lửa đấu tranh văn hoá vào các người văn hoá dân dân tộc (Tri tân, Thanh nghị) trong khi quyền lợi sinh tử của dân tộc bắt phải liên minh thân thiện với các người văn hoá ấy đặng chĩa ngọn lửa đấu tranh văn hoá vào phát xít Nhật-Pháp? Cái chiêu bài “Tân văn hoá” của nhà Hàn Thuyên ở đó một số Tơrôtxkit đang hoành hành chẳng đáng ngờ lắm sao?”(1).
Vấn đề càng tiếp tục tính chất nghiêm trọng của nó, khi Trương Tửu đề xuất chủ trương Tân văn hoá, và công bốTương lai văn nghệ Việt Nam(2) ngay sau khi cách mạng thành công, với một quan niệm và một chương trình hành động bị chính những người thay mặt Đảng và thay mặt Hội văn hoá cứu quốc phê phán kịch liệt. Với Trương Tửu, tương lai văn nghệ Việt Nam phải được xây dựng trên 4 yếu tố. Đó là: Cách mạng - Quần chúng - Xã hội chủ nghĩa - Khoa học. Bốn yếu tố dường như là để tạo đối trọng với Ba phương châm: Dân tộc - Đại chúng - Khoa học của Đề cương về văn hoá Việt Nam - 1943. Với Đề cương..., phương châm Dân tộc hoá được đặt ở vị trí số 1 để tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ nhằm giành cho được mục tiêu cuối cùng, là độc lập dân tộc. Trong khi đó, 4 yếu tố của Tương lai văn nghệ Việt Nam, không có yếu tố dân tộc; vị trí của dân tộc được thay bằng cách mạng; với sự bổ sung: yếu tố xã hội chủ nghĩa; còn quần chúng (hoặc đại chúng) và khoa học thì có cùng tên gọi nhưng cách giải thích là khác nhau. Và như vậy, sự lảng tránh dân tộc hoá, và sự cổ động cho cách mạng, không phải cách mạng dân tộc dân chủ mà là cách mạng xã hội chủ nghĩa, ở thời điểm 1945, là khớp với chủ trương giải phóng giai cấp và cách mạng thường trực của nhóm Tơrôtxkit có lịch sử hoạt động từ hồi đầu Mặt trận Dân chủ Đông Dương; còn việc Trương Tửu có là đồng chí với các thành viên Tơrôtxkit trong nhóm Hàn Thuyên hay không là điều tôi không được rõ.
Trở lại thời kỳ đầu sau Cách mạng tháng Tám của Trương Tửu, với chủ trương Tân văn hoá và với việc công bốTương lai văn nghệ Việt Nam. Gần như ngay lập tức Hội văn hoá cứu quốc có bài phê phán Trương Tửu, trong đó có sức nặng nhất là bài của Thanh Bình (tức Đặng Thai Mai) đăng trên 3 kỳ Tiên phong(1). Thanh Bình bác bỏ sự viển vông, không thực tế trên cả hai phương diện lý thuyết và chương trình hành động của Trương Tửu; đồng thời đi sâu phê bình một số quan niệm cụ thể của Trương Tửu về văn nghệ mà theo ông là mông lung, xa rời thực tế và có hại cho cách mạng như: “Văn nghệ là gì, nếu không phải là sự phản kháng thường xuyên đối với thực tại và hiện tại”; là phải “gieo rắc vào tâm trí mọi người chất men bất phục tùng và phản kháng” - để mượn lại ý của Anđrê Gít; là yêu cầu “văn nghệ phải đứng ra ngoài chính trị”, “sự hợp tác” giữa văn nghệ với chính trị “chỉ có thể xẩy ra một cách hãn hữu”...
Đọc lại những cuộc bàn thảo hồi này vào thời điểm ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, trong không khí chính trị cực kỳ căng thẳng trước mọi loại thù trong giặc ngoài và đời sống văn hoá, văn nghệ còn ngổn ngang bao nhiêu khuynh hướng, hoặc còn đang trong phân vân, chọn lựa... thì mới thấy những phê phán đối với Hàn Thuyên vào lúc này là cần thiết và kịp thời. Bởi đó là những vấn đề không còn giới hạn trong hoạt động của giới văn nghệ mà còn liên quan đến đời sống chính trị, nó là thành bại của cách mạng, là tồn vong của đất nước.
Cho đến 1948, trong Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, Trường Chinh vẫn tiếp tục sự phê phán: “Những sách của nhà Hàn Thuyên trình bày tư tưởng xã hội dài dòng và duy vật  máy móc, xuyên tạc học thuyết Mác, đã được in ra và được thực dân Pháp lợi dụng đặng chế bớt sức mạnh tuyên truyền về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân chủ của Việt Minh”.
Trở lại với lịch sử, và trở về Trương Tửu, bên cạnh tư chất người phê bình đại diện cho khuynh hướng khoa học - như ông tự nhận, còn có tư chất một nhà hoạt động văn hoá, và có thể, cả chính trị, khi ông chủ trương Tân văn hoá và viết Tương lai văn nghệ Việt Nam. Tức là một người có mẫn cảm về chính trị. Nhưng ở vào thời điểm căng thẳng của dân tộc sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông đã thiếu sáng suốt về chính trị, nên đã có lầm lạc. Việc ông phải chịu sự phê bình gay gắt trong giới nghề nghiệp và giới chính trị cũng là điều tự nhiên. Có điều, sau các vụ, việc đó, không đưa tới một xử lý nặng  nề như một số nhân vật tên tuổi khác vào lúc ấy. Đó là điều cũng nên lưu ý.
Kháng chiến chống Pháp Trương Tửu lại có tiếp một thời kỳ sôi nổi mới. Ông tham gia trong các hoạt động của Đoàn văn nghệ kháng chiến Liên khu IV; trong Hội văn hoá và văn nghệ Việt Nam; giảng dạy ở các lớp văn hoá kháng chiến ở Thanh Hoá. Ông còn là thầy của Trường Thiếu sinh quân và của lớp Dự bị Đại học Cao cấp sư phạm - tiền thân của hai trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp sau này mà ông cùng với một số đồng nghiệp khác rồi sẽ được phong làm Giáo sư.
Trong kháng chiến chống Pháp, Trương Tửu viết Văn nghệ bình dân Việt Nam (1951), khảo sát văn chương trong mối quan hệ tương tác và đối lập giữa quý tộc và bình dân. Lúc này ở hậu phương Khu Bốn đang triển khai cuộc đấu tranh Giảm tô và chuẩn bị Cải cách ruộng đất, nên sự vận dụng quan điểm giai cấp ở Trương Tửu càng triệt để hơn. Theo Trương Tửu, giai cấp bình dân là gồm 7 hạng: phú nông, trung nông, bần nông, cố nông, cùng dân, thợ thủ công, buôn bán... Và phong kiến thống trị là gồm: quý tộc, quan liêu, sỹ phiệt, cường hào, phú hộ. Mỗi hạng như thế đều có tiếng nói và tìm được sự phản ánh trong văn học Bình dân. Điều này cho thấy cách nhìn của Trương Tửu lúc nào cũng thật là rành rõ và riết róng về giai cấp, hoặc giai cấp tính - theo cách ông nói.
Sau 1954, ở Trường Đại học, Trương Tửu viết tiếp hai công trình quan trọng. Đó là Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (Nxb. Xây dựng; 1956) vốn là đề tài ông theo đuổi rất say mê từ trước 1945. Và một khởi thảo, nghiêng về lý luận và phương pháp luận cho việc viết lịch sử văn học trong Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam (Nxb. Xây dựng; 1958).
Đứng ở thời điểm sau 1954 khi nền giáo dục Đại học mới bắt đầu được khởi động thì hai tác phẩm trên là có những đóng góp tích cực. Khỏi phải nói, Nguyễn Du và Truyện Kiều thì bất cứ lúc nào cũng có thể là mối quan tâm của nhiều lớp người; còn lịch sử văn học thì đây chính là lúc cần một bộ sử chính thức, trước hết để cho thầy trò ở bậc Đại học dạy và học; và đã được triển khai ở hai nhóm - Nhóm Lê Quý Đôn với Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam 3 tập (1957); và Nhóm Văn Sử Địa với Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 5 tập (1957-1960); Đọc Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam, thấy tri thức lịch sử văn học dân tộc của Trương Tửu là rất đáng nể trọng. Đó là sự khẳng định: bộ phận văn học viết bằng chữ Hán của cha ông vẫn nằm trong văn mạch dân tộc. Là chủ trương đưa văn học dân gian thành một  khu vực riêng để nhận diện khi viết văn học sử. Là việc xác định nội dungcổ điển cho văn học trung đại với các mốc thời gian cụ thể để có thêm tiền cổ điển và hậu cổ điển. Là cách phân kỳ văn học cho thời cận đại và hiện đại...
Còn về Truyện Kiều, sau hơn 10 năm cho sự nghiền ngẫm, ở chuyên khảo mới mang tên Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, Trương Tửu có chủ ý sửa chữa và điều chỉnh những quan niệm và ý kiến một thời từng bị phê bình. Trong Lời nói đầu của sách, ông viết: “Hơn mười năm trước đây tôi đã viết và cho xuất bản cuốn Nguyễn Du và “Truyện Kiều” (1943) và cuốn Văn chương “Truyện Kiều” (1944) - ký tên Nguyễn Bách Khoa. Trong hai tập tiểu luận văn học này, tôi đã cố gắng phân tích và phê phán Truyện Kiều theo quan điểm đấu tranh giai cấp. Nhưng vì hồi ấy trình độ lý luận còn ấu trĩ, lập trường chính trị còn lệch lạc, tôi đã áp dụng phương pháp phê bình văn học mác xít một cách phiến diện, gò ép, máy móc, nên đã có những nhận định sai lầm căn bản khi tìm hiểu và phê phán tác phẩm của Nguyễn Du”.
Có được bước chuyển này, theo ông, như được viết trong Lời nói đầu sách “Truyện Kiều” và thời đại Nguyễn Dulà do “sau Cách mạng tháng Tám - 1945 (ông) được học tập thêm lý luận văn nghệ Mác - Lênin - Mao Trạch Đông”. Ngay trong câu mở đầu của Lời nói đầu ông đã dẫn một ý kiến của Mao Trạch Đông trong tư cách một “nhà lý luận văn nghệ thiên tài”. Ông còn nói rõ thêm cái nguyên cớ cụ thể, trực tiếp cho việc viết cuốn sách này là một gợi ý (hoặc một câu hỏi) của đồng chí Trường Chinh đặt ra trong một cuộc toạ đàm thân mật về Truyện Kiều mà ông được dự. Đó là, vì sao “từ bao nhiêu lâu nay nông dân Việt Nam vẫn rất thích Truyện Kiều?”. Và câu trả lời cho nó - đó chính là nội dung thâu tóm của cuốn sách, đã được ông đúc kết trong một đoạn văn in chữ đậm: “Tác giả Truyện Kiều, đứng về phía các tầng lớp nhân dân chống phong kiến ở đương thời, đã phản ánh trung thành và ca tụng nhiệt liệt một cuộc khởi nghĩa vĩ đại nhất của nông dân Việt Nam trong lịch sử - cuộc khởi nghĩa Tây Sơn với tất cả những ưu và nhược điểm của nó”.
Vẫn để làm rõ thêm ý tưởng này, Trương Từu còn dẫn ra một nhận định của Lênin về L. Tonxtôi, để vận vào Nguyễn Du: “Xét rằng: toàn bộ đời sống ý thức của Nguyễn Du hình thành song song với toàn bộ quá trình thành bại của phong trào Tây Sơn; lại xét rằng: Nguyễn Du quả là một nghệ sĩ thực sự vĩ đại; vậy không có lý gì Nguyễn Du lại không phản ánh được trong tác phẩm một vài cục diện cốt yếu của phong trào Tây Sơn, mặc dầu thi sĩ đã quay lưng lại nó. Theo tôi nghĩ, nếu không nghiên cứu Nguyễn Du như một hiện tượng tâm lý phản ánh phong trào Tây Sơn thì sự thành công bền bỉ của Truyện Kiều trong nông dân Việt Nam là một điều bí ẩn không sao giải thích được”(1).
Vậy là trong công trình mới này, Trương Tửu vẫn tiếp tục vận dụng và càng quán triệt hơn sự phân tích giai cấp và quan điểm duy vật lịch sử trong tìm hiểu giá trị tác phẩm.
Lý thuyết duy vật về mối quan hệ giữa ý thức và vất chất, về thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở; về tính giai cấp như là sợi chỉ đỏ giúp ta nhận thức mọi hiện tượng của đời sống xã hội, trong đó có văn học chính là cơ sở lý luận được trình bày khá dài, trong phần Mở đầu sách Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam. Đối với những người đang nhập môn chủ nghĩa Mác-Lênin, đang bước đầu đi vào con đường nghiên cứu học thuật, theo phương pháp luận mácxít, lêninnít như chúng tôi - đám sinh viên hồi ấy, thì việc đọc Trương Tửu lúc này quả có phần khó nhọc, nhưng cũng thu hoạch được những điều bổ ích.
Có điều cũng cần lưu ý, trong chuyên khảo mới này về Truyện Kiều, ở Chương Lịch sử vấn đề “Truyện Kiều”, Trương Tửu lần lượt trình bày 5 loại ý kiến mà ông gọi là quan điểm. Đó là:
1. Quan điểm của phe phong kiến thống trị.
2. Quan điểm của phe nhà Nho bất mãn.
3. Quan điểm của Phạm Quỳnh và bè lũ.
4. Quan điểm của Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng.
5. Hoài Thanh, Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa.
Ở loại quan điểm cuối cùng này, ông vẫn có sự khẳng định trở lại những điểm khả thủ và đắc ý trong tìm kiếm của mình qua so sánh với Hoài Thanh và Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường... Đó là “quan điểm đấu tranh giai cấp” với tất cả các khía cạnh liên quan đến nó, và với các thành tựu và ưu thế của nó; tuy vậy vẫn còn nhược điểm là: “chưa có hệ thống”, “chưa nắm chắc được quan điểm ấy, vẫn còn vướng mắc trong thuyết di truyền huyết thống tư sản và còn chịu ảnh hưởng nhiều của nhà phân tâm học Freud”(1).
Để kết luận về “cuộc xung đột ý kiến” giữa Nguyễn Bách Khoa, Hoài Thanh, Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường (trong đó Nguyễn bách Khoa đứng về một phía và 3 người sau đứng về một phía), tác giả cho thấy đó là “biểu hiện xu hướng phân hoá của các tầng lớp tư sản và tiểu tư sản đứng trước cuộc vận động cách mạng quyết liệt của quảng đại quần chúng cần lao (1937-1939) và của nhân dân cách mạng (1941-1945). Một bộ phận cố gắng đi theo ý thức hệ giai cấp công nhân; một bộ phận níu chặt lấy ý thức hệ của giai cấp tư sản đang khủng hoảng”(2).
Khỏi cần phải nói thêm: Nguyễn Bách Khoa là đại diện cho ý thức hệ công nhân; và những người còn lại là đại diện cho ý thức hệ của giai cấp tư sản đang khủng hoảng.
Như vậy có thể nghĩ: quan điểm giai cấp, lý luận và phương pháp luận duy vật lịch sử mà Trương Tửu mong muốn vận dụng (còn thành công hay không, và đến đâu, lại là chuyện khác) là một cái gì rất bền vững, ít có thay đổi suốt hành trình nghiên cứu của mình, mà chỉ có điều chỉnh chút ít theo biến động của thời cuộc, cho đến khi ông ngừng công việc nghiên cứu, ở tuổi ngoài 40 vào cuối thập niên 1950. Không biết, nếu ông còn tiếp tục công việc nghiên cứu thì quan điểm và phương pháp của ông có thay đổi gì không? Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàn, hồi kháng chiến chống Pháp, khi giảng Truyện Kiều “thầy hầu như vẫn trình bày nguyên si các luận điểm cũ của thầy Nguyễn Bách Khoa. Để cung cấp cho học sinh một cách hiểu khác, ban Giám đốc trường đã mời Thiếu tướng Nguyễn Sơn đến nói chuyện ngoại khóa về Truyện Kiều. Cuộc nói chuyện đã được tổ chức tại đình làng Sim, huyện Nông Cống, và theo thói quen của người nói, đã diễn ra suốt một ngày! Nguyễn Sơn đã điểm lại các ý kiến bình luận Truyện Kiều của Phạm Quỳnh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh, Hoài Thanh và đã phê phán mạnh mẽ quan điểm của Nguyễn Bách Khoa. Sau cuộc nói chuyện đó, có dư luận cho là thầy Trương Tửu sẽ thôi giảng dạy ở trường, nhưng việc đó đã không xẩy ra”(2).
*
*    *
Tôi không có may  mắn được học với Giáo sư Trương Tửu dẫu từ mùa hè 1956 đã được là sinh viên năm thứ nhất Khóa I - Đại học Tổng hợp Hà Nội; đã được quen với không gian các giảng đường và Đại giảng đường 21 Lê Thánh Tông. Thậm chí còn chưa được thấy ông. Mà chỉ là được nghe, được truyền tụng và được đọc một tiểu thuyết và các công trình nghiên cứu ông viết trước và sau 1945.
Thiếu đi những kỷ niệm sống động về người, thế nhưng ấn tượng về những gì đã được đọc là rất sâu. Đọc những gì ông viết và những gì người khác viết về ông. Rồi nhớ mãi. Bởi cách viết và phương pháp viết của ông, gồm cách nghĩ, cách lập luận, cách kết luận trong từng công trình; và cách điều chỉnh, bổ sung hoặc tước bỏ trong cả hệ thống công trình, để cuối cùng vẫn là trung thành, là nhất quán với bản thân, trên hơn 25 năm sự nghiệp viết của mình. Tiếc là với sức nghĩ ấy, ông dừng lại hơi sớm, và ngừng là ngừng hẳn. Điều này có lý do trong bối cảnh thời cuộc khiến ông không thể khác; và có lẽ còn là bởi ở một quan niệm, một chủ kiến, hoặc một phương pháp luận nhất quán, ít thay đổi nơi ông. Nhưng đối với một người viết, đời nghề nghiệp ngắn hay dài không phải là điều quan trọng nhất. Với người đọc là chúng ta, và hậu thế, Giáo sư Trương Tửu vẫn đủ để lại một gương mặt trí thức rất ấn tượng trong hành trình của những tìm kiếm không ngừng nghỉ, và thực sự là không dễ dàng trong thế kỷ XX./.
Tháng 11 – 2013


(*) 18-11-1913 – 16-12-1999.
(1) Các công trình nghiên cứu của Trương Tửu dẫn trong bài này được in trong Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu phê bình; Nguyễn Hữu Sơn - Trịnh Bá Đĩnh sưu tầm và biên soạn; Nxb. Lao động và Trung tâm văn hoá Đông Tây ấn hành; H.; 2007. Các đoạn trích ý kiến có ghi kèm số trang đều rút từ sách này.
(1) Viết ngày 23-9-1944; đăng trên Tiên phong số 2; 1-12-1945.
(2) Viết tháng 7-1945; in trong Tập san Văn mới- nghị luận số 56; 16-9-1945.
(1) Các số: 2 (1-12-1945), 3 (16-12-1945) và 6 (16-2-1946).
(1) Các trích dẫn ở trên rút từ Lời nói đầu “Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du; Sách Trương Tửu Tuyển tập; các tr.419-420.
(1) Sách trên; tr.437, phần chú thích.
(2) Sách trên; tr.439.
(2) Kỷ niệm về Thầy Trương Tửu; Sách trên; tr.1074. Tham khảo thêm sách Trăm năm Nguyễn Sơn; Nxb. Lao động; H.; 2008; các trang 59-75.

Và cũng thấy cần thiết thêm một bài của thầy châm cứu (thầy dạy món châm cứu cho nhà văn Nguyễn Bách Khoa):


Nhớ cụ Trương Tửu

  •   TRẦN KIM QUANG[1]
  • Thứ năm, 14 Tháng 11 2013 06:43
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Nhớ cụ Trương Tửu
Giờ đây, tuy đã cách gần 50 năm, tôi vẫn nhớ vào khoảng đầu năm 1959, một chiều dịu mát tôi gặp Giáo sư Trương ở hiệu thuốc Nhân Sinh Đường tại 43 Hàng Gà của Lương y Đào Ngọc San, lúc đó là Tổng thư kí Hội Y dược Việt Nam. Chúng tôi đang uống trà thì Giáo sư Trương Tửu bước vào, nhờ cụ San xem mạch, bốc thuốc chữa bệnh đầy hơi. Cùng lúc ấy tôi châm cứu cho một bệnh nhân bộ đội bị đau chân và tôi để ý, thấy Giáo sư Trương Tửu có vẻ chăm chú theo dõi việc châm cứu của tôi.
Một tuần sau, Giáo sư lại đến để lấy thêm thuốc, vừa gặp lại anh bộ đội châm cứu hôm nào vì anh khỏi bệnh đến cám ơn thầy thuốc.
Đến lúc ấy, qua cụ Đào Ngọc San tôi mới biết Giáo sư Trương Tửu, ở tuổi chưa đến 50 đã là một Giáo sư Đại học nổi tiếng, một nhà văn đã có hơn 25 đầu sách sáng tác, được nhiều người mến mộ và kính trọng, song cũng đang gặp vận hạn.
Một hôm đi qua nhà ông ở 53 Hàng Gà, bà Lai vợ ông chào và mời tôi vào chơi, cho biết ông Trương Tửu muốn nhờ tôi châm cứu!
Giáo sư mặc bộ quần áo lụa màu gụ, đang viết lách gì đấy, mời tôi uống trà và hỏi: "Châm cứu có chữa được khỏi bệnh đầy hơi không?”. Tôi nói được. Ông hỏi thêm: "Châm huyệt gì? Các huyệt có tác dụng gì?". Tôi trả lời: "Trung quản, Túc tam lí, Hành gian". Ông hỏi thêm: "Các huyệt có tác dụng gì?". Tôi trả lời cặn kẽ. Ông như vừa ý, tìm hiểu, để tôi châm. Châm xong, Giáo sư thấy nhẹ bụng rõ rệt, có vẻ ngạc nhiên về kết quả này, bèn hỏi: "Châm cứu có dễ học không và nên học quyển sách gì tốt nhất?".
Tôi giới thiệu ba cuốn sách về châm cứu và Đông y như Y học nhập môn, Nội kinh tố vấn, Châm cứu đạo hành. Ông nói luôn: "Anh cho tôi mượn ba bộ sách ấy".
Ngày hôm sau, như hẹn, tôi mang sách đến gặp ông và có cả dược sĩ Nguyễn Xuân Tiến (sau này cũng là Giáo sư Dược học) đang ở đấy.
Ông đề nghị tôi thuyết trình về Đông y, ông Tiến thuyết trình về giải phẫu sinh lí và ông Tửu thuyết trình về hệ thần kinh Palow. Tôi rất ngạc nhiên về sự quan tâm, cả sự hiểu biết về khoa học, y học của một Giáo sư văn học.
Sau đó vì chưa thạo chữ Hán cổ, ông nhờ tôi tóm dịch sách Nội kinh tố vấn có chú thích của Cảnh Nhạc. Từ đó tôi thường có tiếp xúc và trao đổi với cụ và ông Tiến về Đông y, châm cứu. Vài tháng sau, ông Tiến mang đến mấy cuốn sách châm cứu và y học của Pháp, cụ Tửu giới thiệu mấy cuốn sách châm cứu Nhật, đặc biệt của Giáo sư Trạch Điền và cụ như là người đầu tiên đã nghiên cứu và áp dụng rất thành công công thức châm cứu chỉnh thể của Trạch Điền ở nước ta!
Từ kết quả nghiên cứu và hướng dẫn thực hành mà tôi giúp cụ, cụ dạy lại cho bà Lai (vợ cụ) và anh Phương (cháu cụ) về châm cứu thực hành ngay trên cơ thể cụ và người thân. Cụ nhờ tôi mua ngải cứu, kim châm, số lượng ngày càng nhiều đến lúc tôi không trực tiếp giúp được mà giới thiệu địa chỉ cung cấp cho cụ. Và thật kinh ngạc vì bấy giờ, chỉ vài tháng sau, khách châm cứu đến chật nhà cụ, hàng trăm người mỗi ngày, kể cả nhiều bệnh nhân của tôi cũng sang đấy. Tôi thực sự kính phục tài năng của cụ ở lĩnh vực rất mới lạ này đối với cụ, có lẽ do việc nghiên cứu rất kĩ, rất rộng của cụ cả Tây y lẫn Đông y.
Nhà châm cứu 53 Hàng Gà trở thành một địa chỉ rất nổi tiếng. Cụ cùng ông dược sĩ Nguyễn Xuân Tiến, bác sĩ Nguyễn Xuân Phát (đều là em vợ) cũng đã viết nhiều sách về châm cứu, trong đó cuốn Thời châm theo nguyên lí Tí Ngọ lưu trú vận dụng toàn hiện đại vào môn châm cứu. Có lần tôi biết cụ Nguyễn Văn Hưởng[2] cũng đến thăm và động viên cụ phát triển nghiên cứu châm cứu. Thế mà người ta vẫn không cấp giấy phép hành nghề châm cứu cho cụ, mãi sau mới cấp cho cụ bà Nguyễn Thị Lai, nghe đâu vì sợ bị địch tuyên truyền xuyên tạc chế độ! Có điều tôi phục tài cụ ở chỗ, chỉ cần vài lần nghe mọi người trong đó có tôi trình bày về những lí luận thực tiễn chuyên môn của Đông y, của triết học Phương Đông, sau đó cụ tổng hợp, nâng cao thành những vấn đề mới rất sâu sắc, và lúc ấy chúng tôi lại trở thành người học lại cụ!
Sau này cụ bắt đầu nghiên cứu triết học Phương Đông như Kinh Dịch, Tử vi, địa lí, khí công rồi đạo Phật, Khổng Tử, Yoga, dưỡng sinh... và ở lĩnh vực nào cụ cũng rất tinh thông, uyên bác.
Giáo sư Trương Tửu còn là một con người thẳng thắn, trực tính đến mức nếu ai không hiểu có thể phật lòng.
Tôi còn nhớ vào năm 1980, tôi có viết một cuốn sách về thiên văn và y học khoảng hơn trăm trang, rất tâm đắc với kết quả nghiên cứu một lĩnh vực mới, gửi biếu cụ một cuốn và xin ý kiến đóng góp. Cụ nói luôn không úp mở: "Tôi không thích cuốn sách này vì anh có vẻ biết nhiều nhưng viết dở, chẳng dẫn chứng những cơ sở khoa học mà chỉ là suy nghĩ cá nhân". Tôi không vui nhưng không trách ông vì sự thẳng thắn đó và biết rằng ông là một nhà nghiên cứu, hiểu rộng, ông hay trích dẫn các cơ sở, lí thuyết khoa học, các ý kiến của cổ nhân Đông Tây, còn tôi lại cứ suy luận theo cách riêng của bản thân mình.
Tuy vậy cụ cũng là người rất chân thành, có trước có sau.
Có một dịp nhân lúc thanh nhàn, cụ làm bữa tiệc mời khách quí, bạn bè thân tình đến uống rượu. Với tình cảm rất thực, cụ tuyên bố: "Tôi rất biết ơn các anh, như anh Quang đã mở cửa cho tôi vào lĩnh vực châm cứu và Đông y, anh Bình (cũng là một người bạn ít tuổi hơn cụ) hướng dẫn nhập môn và nghiên cứu võ Vĩnh Xuân, anh Kính về Tử vi và bói dịch...".
Trước khi rời 53 Hàng Gà về ở C5 Hoàng Cầu, gia đình và bè bạn cụ Trương Tửu tổ chức lễ mừng thọ 80 rất trọng thể với sự có mặt của rất nhiều nhân vật nổi tiếng từng là bạn đồng nghiệp và học trò của cụ, cả trong lĩnh vực văn học lẫn Đông y và triết học Phương Đông.
Trong không khí phấn khởi, sau khi Nhà văn Phùng Quán đọc bài thơ Gửi Trương Tửu của Nguyễn Vĩ, tôi đã đọc tặng Giáo sư bài thơ ngắn:
Xuân Tửu, xuân lai, dạ dạ lai,
Trương công bát lão lão thiên tài.
Thọ như tùng hạc xuân còn mộng,
Phúc có căn nguyên lộc hưởng dài.
Nhiều người hỏi tôi, quí trọng và cảm phục điều gì nhất ở Giáo sư Trương Tửu? Với tôi, cụ là một người tài cao, hiểu rộng, rất uyên bác ở nhiều lĩnh vực nhưng cụ lại là người đức độ, được nhiều người thực sự mếm mộ. Cụ lại có một cuộc sống phong phú, một tính cách cương trực, hiên ngang và cao thượng.
Giáo sư Trương Tửu, nhà Đông phương học Trương Tửu - Hoàng Canh như một vầng trăng sáng trong đêm giữa các ngôi sao nhỏ mờ nhạt. Tôi viết mấy dòng này như thắp một nén hương tưởng nhớ tới cụ nhân 95 năm ngày sinh của cụ và gần mười năm cụ đã đi xa.
Hà Nội, mùa thu Mậu Tí (2008)
Nguồn: Kỉ yếu Hội thảo về Trương Tửu của Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 12-2008


[1] Lương y Trần Kim Quang, hiện là thầy thuốc Đông y có tiếng, phụ trách phòng Thiên văn y học ở phố Lãn Ông, năm nay đã ngoài tuổi 75 nhưng còn rất phong độ. Ông được coi là người đã dẫn dắt, giúp đỡ Giáo sư - Nhà văn Trương Tửu vào nghề châm cứu trong những ngày đầu. Từ đó Giáo sư - Nhà văn Trương Tửu đã thành nhà châm cứu học Hoàng Canh, bắt đầu một sự nghiệp mới trong một lĩnh vực mới cũng rất thành công của ông. Nhân dịp kỉ niệm 95 năm ngày sinh Giáo sư - Nhà văn Trương Tửu, xin giới thiệu bài viết này của Lương y Trần Kim Quang, một người bạn của gia đình Giáo sư trong nhiều năm.
[2]Giáo sư – Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng (1906-1998), nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế (NBS).

7. 2000-2013 (trích từ bài của học trò Nguyễn Đình Chú ở mục 6)


Năm 2002, nhà nghiên cứu Trĩnh Bá Đĩnh đã cho ra mắt tập sách “ Nguyễn Bách Khoa : khoa học văn chương tựa như một lời nhắc người Việt Nam ta đừng quên vị tác gia này nhé. Năm 2007, Trĩnh Bá Đĩnh , có thêm nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn lại cho ra mắt bạn đọc sách: Trương Tửu: Tuyển tâp nghiên cứu phê bình.
Năm 2008, Khoa Ngữ Văn Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học nhân dịp 95 năm sinh của Giáo sư Trương Tửu. Đài Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc dựng phim chân dung Giáo sư – nhà văn Trương Tửu. Năm 2009, Nguyễn Hữu Sơn lại cho ra mắt bạn đọc sách Trương Tửu: Tuyển tập văn xuôi. Đặc biệt là hôm nay, vào ngày sinh 100 năm ( 18/11/1913 – 18/11/2013)  của nhà văn, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức kỷ niệm.Rõ ràng là Giáo sư Trương Tửu- cùng bút danh Nguyễn Bách Khoa- đã và đang nhanh chóng  hồi sinh mỡ màu với đất nước, với chúng ta.

8. 2000-1975 (viết ngược lại là 1975 - 2000): Không có gì  (đang tìm và xác nhận tiếp)

9. 1975 - 1958: Không có gì (đang tìm và xác nhận tiếp)

10. 1958 - Ví dụ bằng một bài đăng trên Nhân Dân khi đó (bài của cụ Nguyễn Lân - thân phụ của các ông Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Việt,...)




Báo NHÂN DÂN

Chủ nhật, ngày 18-5-1958, trang 3

Đấu tranh vạch mặt bọn phá hoại “Nhân văn – Giai phẩm”

NHỮNG NGƯỜI TRÍ THỨC TRUNG THỰC LÊN TIẾNG

Giáo sư Nguyễn Lân: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÃ NHỔ ĐƯỢC HAI CÁI GAI

Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai của nhà trường. Đó là Trương Tửu và Trần Đức Thảo.

Trường Đại học sư phạm có nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên nhân dân tốt, nắm được những tri thức khoa học tiên tiến và thấm nhuần những phẩm chất cao quý của nền đạo đức xã hội chủ nghĩa, để toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, toàn tâm toàn ý rèn luyện thế hệ trẻ thành những người thợ tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhưng trong mấy năm vừa qua kết quả của nhà trường đã phần nào không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và tấm lòng kỳ vọng tha thiết của nhân dân: một số sinh viên tốt nghiệp ở trường ra, về địa phương, đã dạy xằng, làm bậy, khiến cho các cấp lãnh đạo bực mình, phụ huynh học sinh chán ghét, và một số học sinh chịu ảnh hưởng xấu xa. Có người khi dạy về Cách mạng tháng Tám đã tuyên bố ở giữa lớp rằng lòng biết ơn của nhân dân đối với Đảng và Hồ Chủ tịch là một công thức (!), có người đã dùng bài “Người khổng lồ không tim” làm một bài giảng văn thay cho những bài thần thoại trong chương trình; có người đã cả gan dám nói với học sinh rằng chế độ ta đã như cái trôn chảo thì bôi đen cũng là vô ích; có người lại còn phát triển tự do cá nhân đến nỗi yêu đương nữ học sinh một cách bừa bãi; còn có người tự cao tự đại đến mức coi khinh tất cả các bạn đồng nghiệp dạy trước mình, thậm chí khi cấp trên cử dạy ở một trường cấp II thì không nhận và nói rằng: “Tôi dạy những người dạy cấp II chứ không dạy học sinh cấp II”...

Thực ra trong số sinh viên tốt nghiệp trường Đại học sư phạm, có những kẻ dạy xằng, làm bậy như thế chỉ là một thiểu số, bên cạnh những người đã tỏ ra cần cù và khiêm tốn trong nghề. Nhưng con sâu bỏ rầu nồi canh, nên đã xảy ra tình trạng đáng buồn là các khu, các ty rất e ngại khi được tin có những sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm được bổ nhiệm về địa phương mình.

Những kết quả tai hại trên đây do đâu mà có? Phải chăng vì trường Đại học sư phạm đã không làm tròn cái nhiệm vụ quang vinh mà Đảng mà Đảng và Chính phủ đã giao cho? Phải chăng vì sinh viên không chịu tiếp thu sự giáo dục của nhà trường?

Không phải thế: Nhà trường vẫn cố gắng rất nhiều và đã đạt nhiều thành tích trong công tác giáo dưỡng và giáo dục, còn anh em sinh viên thì nói chung rất tích cực, rất chăm chỉ học tập và tu dưỡng.

Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo.

Trong vài năm vừa qua ở trường Đại học sư phạm có cái hiện tượng “trống đánh xuôi, kèm thổi ngược”:

Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn. Cũng vì không chuẩn bị nên Trần Đức Thảo giảng rất khó hiểu, nhiều sinh viên đã phàn nàn là không hiểu y muốn nói gì. Có người tưởng rằng y dạy khó hiểu là vì y dạy cao quá. Sự thực thì dù nội dung có cao, có sâu đến đâu mà nắm vững phương pháp sư phạm, người ta vẫn có thể giảng một cách dễ hiểu được. Còn như định tâm nói ra những ý phản động lại dùng chủ nghĩa Mác Lê-nin để làm cái bình phong thì tất nhiên phải diễn đạt một cách úp úp, mở mở, nên giảng khó hiểu không phải là lạ lùng gì!

Một yêu cầu quan trọng mà nhà trường đề ra là giáo sư lên lớp phải quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng cho sinh viên, phải khiến cho sinh viên thấm nhuần chủ nghĩa xã hội khoa học, dùng chủ nghĩa duy vật biện chứng mà giải thích mọi hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội, đứng trên lập trường Đảng, lập trường của giai cấp vô sản mà nhận định mọi vấn đề. Đó là điều tâm niệm của mọi cán bộ giảng dạy yêu nước, yêu nghề và tự trọng. Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái “hạt nhân duy lý” để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.

Chính vì Trương Tửu và Trần Đức Thảo có manh tâm chống Đảng, chống chế độ nên trong hai năm nay, họ đã gây nên ở trường Đại học sư phạm một không khí nặng nề, khó thở: Họ là giáo sư, là chủ nhiệm khoa, nghĩa là những người có cương vị trong hội đồng lãnh đạo của nhà trường. Nhưng thực ra họ luôn luôn tìm cách biến những buổi họp hội đồng lãnh đạo thành những cuộc cãi vã, thành những dịp để họ công kích ban giám đốc, công kích các đảng viên. Cho nên trong các buổi họp hội đồng lãnh đạo, ít khi người ta đi được đến những kết quả cụ thể về xây dựng chuyên môn, xây dựng tổ chức, mà phần lớn thời gian chỉ là để giải quyết những vấn đề tủn mủn, vụn vặt do họ nêu lên hoặc là để họ gây thêm mâu thuẫn trong nội bộ nhà trường. Có người đã cho rằng Tửu và Thảo luôn luôn dùng cái thủ đoạn “đảo nghị” mà nghị sĩ Pác-nen đã dùng ở nghị viện nước Anh hồi cuối thế kỷ thứ 19, để hội đồng lãnh đạo nhà trường không làm trọn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cho.

Không những Tửu và Thảo chĩa mũi dùi vào các đảng viên mà họ thường mạt sát với những lời sống sượng, thô bạo, họ còn tìm cách dèm pha tất cả những người ngoài Đảng không ăn cánh với họ. Riêng đối với những kẻ nghe theo họ thì họ đề cao, tâng bốc, đòi cho được hưởng quyền lợi nọ kia. Với cái óc bè phái ấy, họ đã phá hoại tinh thần đoàn kết rất cần thiết cho việc xây dựng nhà trường.

Thái độ hung hăng, phá phách của Tửu và Thảo ở trường Đại học sư phạm có phải là do sự bất mãn hay không? Chúng tôi thiết nghĩ họ không có lý do gì bất mãn cả, vì Đảng và Chính phủ đối đãi với họ thật là đã quá hậu.

Nhiều người đã ngạc nhiên không hiểu vì sao Trương Tửu mà có thể là giáo sư đại học được. Không những y có cái quá khứ chẳng hay ho gì, mà ngay đến cái vốn tri thức của y cũng rất là nông cạn, như người ta đã phân tích nhiều lần trên báo chí. Ấy thế mà Tửu vẫn được làm giáo sư trường Đại học sư phạm thì còn bất mãn nỗi gì?

Còn Trần Đức Thảo thì từ khi hòa bình lập lại được cử làm Phó giám đốc trường Đại học Văn khoa rồi làm chủ nhiệm khoa Sử, có quyền điều khiển nhiều giáo sư khác, trong đó có những đảng viên như ông Trần Văn Giàu; Thảo lại được sử dụng một cái quỹ mua sách cho khoa hàng mấy chục triệu đồng, thậm chí đã mua cho khoa Sử một bộ “Địa chất học” giá hai triệu đồng mà cũng không ai ngăn cản được; Thảo lại còn buộc nhà trường phải công nhận những việc rất vô lý, thí dụ như đòi giữ lại ở khoa Sử môn Tâm lý học là một môn ở bất cứ trường Đại học sư phạm nước nào cũng phải đi liền với môn giáo dục học. Ấy thế mà trong mấy năm không ai có thể thay đổi cái tình trạng bất hợp lý đó. Ngoài ra Thảo còn có những đòi hỏi rất nhiều về phương diện vật chất; trong khi anh em cán bộ giảng dạy khác không có nhà ở hoặc phải ở chen chúc bốn năm người trong một phòng nhỏ thì Thảo được ở một cái nhà lầu cao ráo, rộng rãi; thế mà vẫn cứ luôn luôn mè nheo, bắt dọn đi dọn lại, sửa đi sửa lại. Thảo dồn ép đồng chí phụ trách quản trị đến nỗi đồng chí này đã phải thốt ra lời nói rằng: “Đứng trước ông Thảo, tôi như người cố nông đứng trước địa chủ trong thời phong kiến!”. Thảo được chiêu đãi như thế, còn có lý gì bất mãn nữa?

Vấn đề này, chúng tôi vẫn cứ tự đặt ra trước khi học tập hai văn kiện, nhưng không sao giải quyết được..

Phải chờ đến khi đã học tập, anh em các tổ được giác ngộ, yêu cầu Tửu và Thảo phải kiểm thảo, rồi anh em góp thêm nhiều hiện tượng, chúng tôi mới hiểu được rằng Trương Tửu và Trần Đức Thảo không phải chỉ là những người trí thức bất mãn mà rõ ràng là những kẻ có mưu đồ xấu xa về chính trị. Trước những hiện tượng cụ thể anh em nêu lên mà Tửu và Thảo không thể chối cãi được, chúng tôi mới thấy được những tư tưởng phản động có thể hạ phẩm giá con người đến mức độ nào. Một số sự việc đã khiến chúng tôi phải sửng sốt không ngờ những người vẫn mệnh danh là đại trí thức như Tửu và Thảo mà có thể ti tiện, đê hèn như thế.

Quả đợt học tập hai văn kiện là một cơn gió lành mạnh đã thổi bạt được những rác rưởi của chủ nghĩa xét lại, đã lật được mặt nạ một số người trước đây người ta vẫn cho là thượng lưu trí thức, và riêng đối với trường Đại học sư phạm, đã nhổ được hai cái gai gây ra bao nhiêu vướng víu trong việc xây dựng nhà trường.

Gai đã nhổ rồi, không khí trường Đại học sư phạm trở nên khác hẳn: mọi người, mọi thành phần, sau đợt học tập, đã cùng đứng trên một lập trường, cùng thống nhất một ý chí, nên tình đoàn kết càng ngày càng chặt chẽ. Trên cơ sở của mối đoàn kết đó, mọi công tác của nhà trường như tổ chức, giảng dạy, học tập, lao động... đều tiến hành được đều đặn, với một đà phấn khởi chưa từng có.

Từ nay nhà trường như một thân thể đã cắt được cái ung thư trở nên lành mạnh, khỏe khoắn. Nhất định trong một tương lai ngắn, trường Đại học sư phạm của chúng ta sẽ xứng đáng là một trường Đại học xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với nhiệm vụ đào tạo những người giáo viên tốt cho nền giáo dục phổ thông đương một ngày một vươn lên mạnh mẽ.

GS Nguyễn Lân


5 nhận xét:

  1. Em biết là các bác có đầy đủ bản chụp báo cũ, tại sao không dùng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ từ từ Khoằm à. Sử dụng khi cần thiết thôi. Bằng không, lại bị chỉ ra là lộ bí mật quốc gia (theo quan điểm của Triển hộ vệ).

      Xóa
  2. Mới đây có loạt bài viết " Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển - GS Nguyễn Lân" của tác giả Hoàng Tuấn Công.

    Tác giả đã nhặt sạn trong các cuốn từ điển "Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam", “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân.

    Kỳ 1: Phương pháp luận http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/02/thu-ly-giai-nhung-sai-sot-e-oi.html

    Kỳ 2: Thiếu kiến thức cơ sở ngôn ngữ học http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/02/thu-ly-giai-nhung-sai-sot-e-oi_12.html

    Kỳ 3: Lỗ hổng kiến thức Hán Nôm http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/02/thu-ly-giai-nhung-sai-sot-e-oi_21.html

    Kỳ 4: Kiến văn và tra cứu http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/03/thu-ly-giai-nhung-sai-sot-e-oi.html

    Kỳ 5: Tư duy logic http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/03/thu-ly-giai-nhung-sai-sot-e-oi_11.html

    Kỳ 6: Tiếng mẹ đẻ http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/03/thu-ly-giai-nhung-sai-sot-e-oi_24.html

    Liên quan: Những sai lầm mang tính hệ thống trong “TỪ ĐIỂN THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ VIỆT NAM” của GS Nguyễn Lân http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/03/nhung-sai-lam-mang-tinh-he-thong-trong.html

    Vị Tuấn Công Thư Phòng này, liệu có đúng chăng?

    Và xét một cách toàn diện, các cuốn từ điển của GS Nguyễn Lân là một công trình nghiên cứu đồ sộ về từ và ngữ pháp tiếng Việt, em nghĩ những sai sót nếu có cũng khó tránh được, bác Giao trong ngành hẳn biết rõ việc này, nhưng em không hiểu là sao rất nhiều khảo cứu chỉ ra những điểm sai sót, thiếu hợp lý trong các từ điển này mà không được chỉnh sửa, bổ sung sau những lần tái bản?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các cuốn từ điển của cụ Nguyễn Lân về cơ bản sai quá nhiều (từ điển liên quan đến tiếng Việt, từ điển thành ngữ, từ điển từ ngữ Hán Việt,...). Cách đây mười mấy năm, chứ không phải bây giờ, đám sinh viên đại học bạn mình đã nhận rõ điều đó. Chỉ có điều, sai quá, nên chẳng cần bàn nữa, tức không mua sách không dùng không đọc không phổ biến, tức là tuyệt nhiên coi như không có.

      Những phân tích của bạn Tuấn Công mình đã xem qua. Hầu hết ví dụ bạn ấy dẫn đều là đích đáng, tức cụ Nguyễn Lân đã sai rất nhiều, đến mức không ngờ.

      Học thuật Việt Nam lạ thế đấy. Đến nay, sách của cụ Nguyễn Lân vẫn được bày bán ở hiệu sách trên toàn quốc.

      Xóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.