Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/10/2013

Xác nhận của nhà văn Vũ Thư Hiên về nhân vật Trần Dân Tiên

Lời dẫn: Gần đây, sau khi xuất hiện một bài ngắn của hai đồng tác giả Thái Doãn Hiếu - Nguyên Khôi đưa ra bộ tam "Vũ Đình HuỳnhTrần Huy LiệuTrường Chinh" như là thực chất của nhân vật Trần Dân Tiên, tôi đã có điểm tin, và đưa một vài điểm nghi vấn. 

Sau đó, lại đi riêng một entry nói rõ hơn, và mong được nhà văn Vũ Thư Hiên (con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh) xác nhận giúp.

Thật nhanh chóng, đáp ứng lời ngỏ, nhà văn đã cho một comment như dưới đây. Qua đó, cũng có thể vui mừng hiểu rằng, ở tuổi 80 hiện nay, nhà văn Vũ Thư Hiên vẫn rất tráng kiện và thường ngày cập nhật thông tin qua internet. Trong cộng đồng cư dân mạng tiếng Việt, có một số nhà văn cập nhật với kĩ thuật hiện đại như vậy, ngoài Vũ Thư Hiên, chúng ta còn có thể thấy như Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn) mà tôi đã một vài lần nhắc trên blog này.

03/10/2013

Hồ Chủ tịch có chống gậy trong ngày quốc khánh khai sinh ra nước Việt Nam mới (02/9/1945), hay không ?

Một câu hỏi nhỏ, về một chi tiết rất cụ thể. Tôi đưa lên đây để mong nhận được lời giải đáp của các bạn. 

Khi đưa lời giải đáp, ý kiến có thể ngược nhau, nhưng cần thiết nhất là cung cấp bằng chứng rõ ràng (nếu là sách vở hay tranh ảnh thì cần ghi chú rõ tên tài liệu và số trang, còn là tư liệu mạng thì cần dẫn đường link gốc).

Độc giả lên tiếng rất nhanh về bài của nhà sử học Phạm Xanh

Lời dẫn: Độc giả lên tiếng là ông Chu Văn Thông (đây là lần đầu tiên tôi nghe tên). Bác Thông chỉ ra nhiều chỗ nhầm lẫn trong bài của bác Phạm Xanh. 

Bản thân bác Thông thì do không am hiểu tình hình Nhật Bản lắm, nên viết một câu thuộc phạm trù sai rõ ràng, là: "Thủ đô nước Nhật thời đó mang tên Đông Kinh chứ không phải Tokyo như tác giả - Phạm Xanh - viết". Tokyo thì lúc nào chả là Tokyo, làm gì có khác nhau giữa Đông Kinh với Tokyo chứ (thời Phan ở Nhật thì là Đông Kinh, còn bây giờ, lúc này thì là Tokyo, vui ra trò) !

Năm 2013, nhà sử học Phạm Xanh đi tìm vết chân của Phan Bội Châu còn in lại ở Nhật Bản

Hôm trước, trên blog này, tôi đã dẫn bài của cùng tác giả (bài trên tờ báo quân đội). Lúc đó, ông mới công du một chuyến sang Nhật Bản, và tìm đến tận nơi có tấm bia đá nổi tiếng mà cụ Phan Bội Châu dựng ở Nhật năm 1918. Vừa trở về, nên mọi thông tin rất thời sự, tuy nhiên không có bất cứ thông tin học thuật mới nào cả.

Tiểu thuyết ĐẠI GIA qua bình luận của Phạm Đình Trọng (một bài viết vuông vức nhất cho đến thời điểm hiện tại)

Lời dẫn: Chữ "vuông vức" ở đây có kèm một chút phương ngữ. Có nhiều biểu cảm độc đáo nằm trong một từ thuộc lối nói quen dùng ở một địa phương nào đó, mà nhiều khi, không thể dịch được ra tiếng phổ thông. Người ta còn dùng những từ thay thế nó, tất nhiên, cũng là phương ngữ, là "chuông". Bởi vậy, có thể dùng phương ngữ dịch lại thành "một bài viết chuông nhất cho đến thời điểm hiện tại".

Hai cố vấn của NGƯỜI CỘNG SỰ là NSND Đặng Nhật Minh và Giáo sư Chương Thâu

02/10/2013

NGƯỜI CỘNG SỰ có thực là món quà văn hóa Việt Nam - Nhật Bản như ông Phó Thủ tướng nhận định không ?

Trước khi chính thức lên sóng tối 29/9, thì vào ngày 16/9, đã có lễ ra mắt phim Người cộng sự. Ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có tới dự và phát biểu.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi lễ. Ảnh VGP Nguyên Linh

Ý kiến người xem truyền hình : Phim NGƯỜI CỘNG SỰ có nên vứt vào sọt rác ?

Hồ sơ năm 1933 của trùm mật thám Pháp về Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ, Hồ Tùng Mậu

Ảnh trong hồ sơ được ấn hành năm 1933 của mật thám Pháp

01/10/2013

Kết luận sau một đêm của bác Beo về ĐẠI GIA : Vắng văn, chỉ là THỜI SỰ mà không có THẾ SỰ

Lời dẫn: Vậy là đến thời điểm này, mới chỉ có bác Beo là cho biết đã "đọc hết hai tập Đại gia". Đó là theo đúng tự truyện của bác trên blog.

Về văn thư của chúa Nguyễn gửi phía Nhật Bản (bài Võ Quang Vinh)

Lời dẫn: Về văn bản cổ nhất trong quan hệ Việt - Nhật hiện còn giữ được nguyên bản, thì tôi đang viết dở, khi nào xong sẽ gửi cho tạp chí chuyên ngành. Hôm trước, trong một hội nghị, đã trình ra ảnh chụp và nói qua nội dung của nó.

Trong một bài dài dưới đây của Võ Quang Vinh, không thấy anh nhắc đến văn bản cổ nhất như tôi nói trên. Có thể anh chưa cập nhật thông tin, và chưa có tư liệu. Một điểm sáng của bài là ở chỗ lí giải nghĩa của danh hiệu Đại đô thống mà các chúa Nguyễn tự xưng. Cái này liên quan sâu đến nhà Mạc cả thời Thăng Long và thời Cao Bằng, cũng phải truy cứu thêm.

Người biên tập của ĐẠI GIA vừa từ trần - Nhà văn/dịch giả Đà Linh hay Đa Huyên

Đà Linh (hay Đa Huyên) chính là người giữ vai trò "Biên tập viên" cho tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn. Tôi chưa hân hạnh gặp mặt anh lần nào, chỉ nghe loáng thoáng qua một vài người bạn văn. Hôm nay, thấy trên blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập tin anh đã từ trần ở tuổi 56

Bây giờ, tôi mới biết tên thật của anh là Nguyễn Đức Hùng.

Tạ Chí Đại Trường : Viết khi nghe tin Giải Sách hay năm 2013

Lời dẫn: Bài vừa xuất hiện trên Da Màu. Lâu nay, cụ Tạ hầu như chỉ còn gửi đăng trên Da Màu. Mà cũng chỉ thi thoảng thôi. 

"Thần, người và đất Việt" (bản in trong nước lần đầu năm 2006) của Tạ Chí Đại Trường được trao giải sách hay năm 2013


Lời dẫn: Bản in trong nước lần đầu bởi nhà Văn hóa, có mang lời giới thiệu của ông Tổng thư kí Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc. Sau khi in, thấy cụ Tạ vừa mừng vừa buồn. Mừng bởi cuốn sách đã được xuất hiện đường hoàng trong môi trường hiện tại, buồn bởi lối in lạc hậu làm hỏng nó đi nhiều phần (chẳng hạn phần sách dẫn thì chỉ phí giấy, vì thêm trang nhưng không có giá trị sử dụng).