Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuế-thời-khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuế-thời-khí. Hiển thị tất cả bài đăng

18/06/2017

Vào mùa cấy tháng 6 năm 2017 : học sinh trong vùng trải nghiệm công việc đồng áng

Mùa cấy thời Minh Trị và Đại Chính người ta tổ chức các đại hội múa hát. Hát mừng đất trời, mừng nhà vua, mừng vận hội non sông, và tự mừng nhau.

Mùa cấy ở Nhật Bản, thường vào dịp đầu tháng 5 âm lịch, ngang ngang thời điểm bà con Tày Nùng vùng Cao Bằng xuống đồng (xem cảnh xuống đồng năm 2017 ở huyện Quảng Uyên mấy hôm trước tại đâytại đây).

Bây giờ đang là thời Bình Thành.

Học sinh trong vùng được trải nghiệm việc cấy lúa vào thời gian này.

04/06/2017

Cùng nhau ra suối vẫy vùng, trong những ngày đổ lửa tháng 6 năm 2017

Loạt ảnh chụp ở Tuyên Quang, đầu tháng 6 năm 2017. Bà con Keo, Tày, Nùng cùng xuống suối vẫy vùng. Nam có, nữ có. Phần đông là cánh choai choai.

Cuối tháng 5 năm 2015, thì xem ở đây.

11/04/2017

Thượng tuần tháng 4 : sakura mãn khai

Bây giờ, sakura đã thực sự mãn khai.

Năm nay, sakura ở Hà Nội nở sớm hơn sakura ở Tokyo hay Nara. Trước đó, đã điểm tin, lúc sakura Nhật Bản còn chưa nở, ở đây (16/3) và ở đây (21/3).

16/03/2017

Xuân này, anh đào Hà Nội nở sớm hơn sakura ở Nara và Tokyo

Bạn sang chớp nhoáng. Giữa lúc đất trời Hà Nội ẩm xìu xìu của thời tiết nồm, nhiều ngày mưa suốt từ đêm đến sáng lại từ sáng đến đêm. Đồng hồ đo độ ẩm trong phòng luôn báo con số hơn 90%.

01/04/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Ngày này đúng 12 năm trước, giữa mùa hoa đào

Một bức ảnh của mùa hoa đào năm ấy (cách nay đúng một vòng thập nhị chi) được treo trong phòng làm việc của mình. Trên đó, có dòng ghi chú bằng bút bi màu than "2004/4/1". Chữ ấy là của cô Honda.

Lúc con còn bé tí, chắc là ở mẫu giáo lớn, khi lên phòng cha chơi, thấy bức ảnh, đã khóc nức nở.

Sau một hồi, thì biết lí do con khóc. Con vừa khóc vừa thắc mắc: tại sao trong ảnh chỉ có bố và mẹ, không có con ? Bố mẹ bỏ rơi con à ? Hi hi, cả nhà cười phá lên: lúc ấy, làm gì đã có con !

Đã lâu lâu bà xã không còn liên lạc qua lại với cô Honda. 12 năm đã qua, nhưng vẫn nhớ như in cả ngày dạo chơi dưới hoa, giữa đất trời xuân, ở Đông Kinh, mà bắt đầu là từ lời mời của cô. Hồi ấy, cô mới sắp sáu mươi thôi.

23/01/2016

Sau khi Cụ Rùa Hồ Gươm từ trần, là những ngày rét khốc liệt

Cụ Rùa Hồ Gươm đã từ trần (đọc lại ở đâyở đây).

Dưới là tin về thời tiết. Bây giờ, trong phòng làm việc nhiệt độ bình thường là 17 độ. Ngoài trời thì khoảng 15 độ. Mưa phùn lắc rắc.

Trận rét được xem là "nhất" trong 40 năm qua.

29/05/2015

Năm 2015 : Hà Nội nóng nhất trong hơn 40 năm qua

Không rõ đường "vàng tâm" ở Nguyễn Chí Thanh đã lên xanh và tỏa bóng mát chưa ? Không thấy phóng viên đưa tin thêm. Đề nghị báo Hà Nội Mới khởi động.

Ảnh do một người Nhật đang ở Hà Nội chụp hôm nay

20/02/2015

Năm Mùi kể chuyện Dê (con 35, tuổi 35, và lẩu 35)

Trong tiếng Việt hiện nay, để chỉ Dê, thấy có từ "35" (ba nhăm, ba lăm, ba năm). Lẩu dê có khi được gọi cách khác, thành ra "lẩu 35".

Nhân năm Dê, có một bác đưa định nghĩa thế này:

"Ở Việt Nam ta, lâu nay xuất hiện một lọai nữa. Nó cũng nhiều mỡ bụng, nhưng không ăn cỏ, không đoái hoài đến các lọai lá, dù non và ngon đến mấy. Mà chỉ uống bia, thích xơi hải sản, thích thịt rừng. Nó không kêu be be, mà chỉ thích hát karaoke rồi kêu he he. Người ta gọi con đó là con 35".

Con 35 này là một con khác rồi đấy.

Nhưng mà, chưa hiểu vì sau lại là "35". Có thể là tính từ hổ (dần) là 30, rồi tính đến(mùi), thì được con số 35. Hẳn vậy ?

19/02/2015

Năm Mùi kể chuyện Dê (bài của Nguyễn Dư)

Một bài khảo cứu của học giả người Việt hiện sống ở Pháp. Cụ đã chỉ ra một điểm thú vị: trò bịt mắt bắt dê thật ra rất mới, chỉ có từ thời Tây sau 1858, chứ trước đó, giáo lí Khổng Mạnh nơi sân đình và sau lũy tre chưa cho phép trò này được diễn.

Nhiều cái ta cứ đinh ninh là "cổ truyền" ấy, thật ra là mới được làm ra. Năm mới, nói chuyện làm ra cái mới.

15/12/2014

Năm Dê đã đến ngoài cửa

Nắng lắm, có vẩn vẩn mây, nhưng rét ngọt. Ngoài trời vẫn là 4 độ C. Nên máy thổi hơi ấm trong phòng làm việc cứ phải chạy liên tục. Có 3 chế độ L, M và H. Mình hay để ở M, rồi lùi xuống L. Về nhà thì cũng phải bật ở 26 độ mới chịu được.

Cửa ra vào tự động của sở làm đã bắt đầu dán hình Dê từ cuối tuần trước. Sáng nay, các cầu thang, các lối đi, các phòng chung đều xuất hiện hình Dê. Vậy là một năm mới, năm con Dê, đang đến rất gần.

14/12/2014

Giáng sinh 2014 : Một tiệm mì ở Tokyo cấm cửa các cặp uyên ương

Lí do được đưa ra là: nếu các cặp uyên ương vào cửa hàng vào đêm Giáng sinh 24 tháng 12, sẽ dễ làm tổn thương đến nhân viên của họ (chắc là nhân viên độc thân). Ý là bảo vệ quyền độc thân đây.

Đó là một cửa hàng mì Ý tại Hachi-o-ji ở Tokyo. Đó là nơi mà ngày trước mỗi lần đi Toden qua đoạn đấy chúng tôi vẫn nói đùa là lãnh địa của Vương tử Tám (vì quả thực, chữ Hachi-o-ji viết bằng chữ Hán thì là Bát vương tử, tức Hoàng tử Tám).

06/01/2014

Nên giữ hay nên bỏ Tết âm : Cụ Hồ Chí Minh không cho bỏ

Vẫn là đăng lại entry cũ từ năm 2010, trên blog YH (đã đóng cửa)


Chuyện nên bỏ hay nên giữ Tết ta (Tết Nguyên đán), tức là cái Tết đang đến sát ngoài cửa mỗi gia đình nước Việt Nam này, tưởng là chuyện tầm phào, nhưng thật ra là một bài toán hóc búa.
Hóc là bởi vì, loang quanh thế nào, câu chuyện chuyển sang màu sắc "gìn giữ bản sắc dân tộc".
Cụ Hồ Chí Minh nhất định không cho bỏ Tết ta, cũng là vì cụ nhấn mạnh đó chính là "bản sắc dân tộc". Chuyện là thế này.