Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn suenari-michio. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn suenari-michio. Hiển thị tất cả bài đăng

15/05/2017

Phí Hiếu Thông với Đại học Vân Nam, và chức vụ trong Đảng

Đàn anh của mình là đệ tử lớp cuối cùng của cụ Phí. Mùa hè năm 2000, tại Bắc Kinh, trên diễn đàn Hội nghị giữa kì của Hiệp hội Nhân loại học Thế giới, cụ Phí có đọc một báo cáo/diễn văn.

Lúc đó, cụ thay mặt giới Dân tộc học - Nhân loại học Trung Quốc trình bày một báo cáo đề dẫn. Do tuổi cao sức yếu, cụ chỉ đọc khoảng 1 trang đầu tiên, rồi sau đó gọi đệ tử (tức đàn anh) lên đọc thay phần còn lại.

10/05/2017

Minh Thệ ở Hải Phòng 2017 : ​Hội thề không tham nhũng thành di sản quốc gia

Về hội cắt máu ăn thề này, mình công bố bài viết học thuật chính thức năm 2012 (khi tiện thì sẽ cho bản chụp lên blog này), trước đó thì có những mẩu ngắn trên báo chí phổ thông. Bản rút gọn bằng tiếng Nhật và tiếng Trung thì đã đăng ở cuốn sách sau (in năm 2014). Bài năm 2012 thì được phía tạp chí đề nghị đổi tên (tên do tạp chí đưa ra), còn bản tiếng Nhật và tiếng Trung thì giữ nguyên tên ban đầu.

07/02/2017

Thần Tài ở Đại Việt đầu thế kỉ XXI : ghi chép Đinh Dậu 2017

Hai mươi năm trước, ông thầy mình đã chú ý đến Thần Tài, và đã khảo sát ở 3 nơi Bắc - Trung - Nam, sau đó đăng bài học thuật dài. Lúc đó, chưa xuất hiện ngày 10 tháng Giêng.

Thần Tài bây giờ gắn với ngày 10 tháng Giêng (năm Đinh Dậu 2017 là ngày 6/2 dương lịch).

Ghi lại một ít. Bởi hôm qua, đầu giờ sáng, Bảo Tín Minh Châu ở ngay đầu ngõ nhà mình "trình bày" khá ấn tượng chương trình hút khách. Lúc đó, phải thoát nhanh, vì sợ tắc đường, lo muộn giờ.

09/01/2017

Linh lực của chị em gái, so sánh Việt - Nhật - Đông Á (bài Suenari, 2010)

Một bài quan trọng, không thể bỏ qua khi nói về gia đình và văn hóa Việt Nam. Kết quả của khoảng 15 năm làm điều tra điền dã ở Việt Nam, lại với nền tảng khoảng 30 năm điền dã ở các vùng khác trong khu vực Đông Á. Bản dịch tiếng Việt của BTC hội thảo hiện nay thì dùng tạm.

Vào tháng 2 năm 2010, tức khoảng 7 năm về trước, có một hội thảo về đề tài phụ nữ được tổ chức tại Huế. Khi ấy, nhà dân tộc học/nhân loại học văn hóa Nhật Bản Suenari Michio (nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo) đang điều tra điền dã dài hạn tại Huế. Ông đã tham gia hội thảo ấy.

Bản tiếng Việt bài tham luận của ông dưới đây là tài liệu dịch vội từ bản tiếng Anh dùng trong hội thảo, được một học giả Việt Nam cùng tham gia hội thảo đưa lên blog vào năm đó (blog Chi).

06/01/2015

Sách mới vừa ra : Nhân loại học và Lịch sử

Vừa nhận được tin báo, của phía nhà xuất bản (Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc). Mới thấy bìa trước, bìa sau, mục lục, và giá bán. Sách song ngữ Trung - Nhật.

10/06/2013

Tin buồn đột ngột : Nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura mất do tai nạn xe máy ở Hà Nội

Sáng nay (9/6/2013), chúng tôi đưa tiễn một người anh họ mất ở tuổi 53. Chiều tối, lại nhận được tin buồn: anh Nishimura đột ngột từ trần do tai nạn xe máy ở Hà Nội. Tin này, hiện đã thấy xuất hiện cả trên báo chí Nhật Bản (chẳng hạn ở tờ Tin tức Shikoku).

Nhà khảo cổ Nishimura 西村昌也 (47 tuổi, quê ở tỉnh Yamaguchi)