Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/07/2018

Bóng ma của Hà Minh Thành : trang Phạm Viết Đào loan tin Hà Minh Thành đã mất 2 năm trước

Trong bài viết vừa đưa lên trang của mình, ông Phạm Viết Đào có viết:
"Tài liệu này Hà Minh Thành dịch gửi cho blogger Phạm Viết Đào và được đưa lên blog 30/07/2010.
Xin chú thích thêm: Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê ở Phú Yên, anh sang Nhật từ trước 1975 lấy vợ Nhật và là con rể của ông của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994.
Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm…Hà Minh Thành là người từng gửi cho blogger Phạm Viết Đào nhiều thông tin về cuộc chiến Lão Sơn và anh cũng đã cộng tác với BBC năm 1984…".

Như vậy, theo tin ông Đào vừa đưa ra, thì:

1). Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê Phú Yên, sang Nhật trước 1975.

2). Hà Minh Thành đã lấy vợ Nhật. Vợ của HMT là con gái của ông ISHII Hajime - người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật đến năm 1994.

3). Hà Minh Thành đã cộng tác với BBC năm 1984. Cũng đã hợp tác với Phạm Viết Đào trong việc cung cấp thông tin về cuộc chiến Lão Sơn.

4). Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm. Tức là khoảng năm 2016.

Đại khái là như vậy. 

Vẫn luẩn quẩn là bóng ma của Hà Minh Thành. Có thể đọc thêm ở đây (tháng 6 năm 2017), ở đây (tháng 10 năm 2017),  ở đây và ở đây (tháng 3 năm 2014) với nguồn thực sự ở đây (đã lên mạng từ tháng 12 năm 2009).

Dưới là lưu bài của Phạm Viết Đào vừa lên vào ngày 27/7/2018 (đặt làm tư liệu 1).



Trích đoạn từ bài viết của ông Phạm Viết Đào (xem bản đầy đủ trong tư liệu 1)




Chú thích ảnh của Phạm Viết Đào (xem trong tư liệu 0.3): Công văn do Phạm Viết Đào soạn, Chủ tịch Hội nhà văn VN Hữu Thỉnh ký ngày 30/12/2008

Từ năm 2008 đến 2018, trong khoảng 10 năm, hồn ma Hà Minh Thành đều lẩn quẩn với các trang viết của ông Phạm Viết Đào.




---


TƯ LIỆU


.

3. Vào ngày 29/7/2018, ông Phạm Viết Đào đưa tiếp bài sau lên blog của mình

"
CHỦ NHẬT, 29 THÁNG 7, 2018

TRỞ LẠI BỨC THƯ VÀ ẢNH CỦA HÀ MINH THÀNH GỬI CHO BLOG PHẠM VIẾT ĐÀO ĐẦU NĂM 2010:



Hà Minh Thành là người ngồi trên đống đá trên Cao điểm 1509; Theo các nhân chứng Trung Quốc kể cho Đoàn làm phim Nhật bản thì đây là ngôi mộ tập thể chôn các liệt sĩ, thương binh Việt Nam bị Trung Quốc giết hại trong các cuộc giao tranh 14/7/1984...Ảnh Hà Minh Thành chụp năm 2009...


Blog Phamvietdaonv:

Đây là bức thư của Hà Minh Thành gửi cho blog Phamvietdaonv năm 2010, bức thư này đã đưa lên blog tại địa chỉ:http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=5963...

Trong bức thư Hà Minh Thành kể cho chủ blog về chuyến đi tháp tùng Đoàn làm phim Nhật Bản do Đạo diễn Bành Trung Nghĩa, gốc Trung Quốc sang làm một bộ phim về chiến tranh biên giới Việt-Trung. Hà Minh Thành đi theo Đoàn làm phim để giúp phiên dịch tiếng Việt vì nghe tin tại Lão Sơn nay thuộc phần đất Trung Quốc hiện còn một số bà con người Dao đang sống..

Đoàn đã lên quay tại Cao điểm 1509, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn, lá cao điểm Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1984, hiện nay thuộc về Trung Quốc...

Hà Minh Thành đã gửi cho blog Phamvietdaonv một số ảnh do anh chụp trong chuyến đi này:




   


Chào anh Đào !
Em là Hà Minh Thành, ở Nhật xin gửi tặng anh Đào một số hình ảnh về núi Đất bây giờ đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái ( 2009 ). Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ  nhiên ngoài những chỗ họ cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều mìn. 

Ông Vương Hoàn Hải một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó đã cho em biết đó là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị chết trong trận đó. Ông ta vô tình kể một chi tiết là sau khi chiếm được Núi Đất thì họ thu gom hài cốt binh sĩ cả 2 bên, thi thể lính Trung Quốc thì họ đưa về phía sâu bên Trung Quốc cách đó 10km và làm nghĩa trang liệt sĩ , còn thi thể của các liệt sĩ VN cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh bị tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và nhờ lực lượng Hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp. 

Ông ta nói rằng không nhớ chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3700 xác binh sĩ VN. ( 1 ) Cho đến ngày hôm nay ông ta và các đồng đội vẫn còn ám ảnh tiếng kêu gào của các thương binh VN trong biển lửa khi hỏa thiêu họ. Em đã không cầm được nước mắt và quỳ xuống cảm tạ trước ngôi mộ hoang tàn mà trong đó có thể có thi thể của anh Tạo em của anh, một người bằng tuổi của em đã Vị quốc vong thân. 




Hy vọng anh Đào với tiếng nói của một nhà văn hãy kêu gọi chính phủ VN phải bằng mọi giá quy tập hài cốt của các liệt sĩ mình cho họ trở về quê hương và gia đình. Nếu không làm được thì cũng nên vinh danh những người anh, người con đã ngả xuống để bảo vệ lãnh thổ trong cuộc chiến không cân sức, để đỡ tủi thân những người đã khuất cũng như gia đình họ…

Theo thông tin đoàn làm phim thu thập được thì trong trận chiến đó, phía Việt Nam đã thất bại do đã bị phản bội bởi một sĩ quan cao cấp trong Cục Quân báo Việt Nam, tên này đã bán thông tin chi tiết về kế hoạch hành quân tái chiếm Núi Đất cho tình báo Trung Quốc.( 2 ) 

Rất tiếc cho đến lúc này, chính phủ VN và Bộ Quốc Phòng Việt Nam vẫn chưa hồi âm cho phép đoàn làm phim của đài TBS phỏng vấn các sĩ quan, binh sĩ và dân chúng VN  để bộ phim phóng sự có một góc nhìn trung thực từ cả hai phía. Theo em đây là một cơ hội để phía VN lên tiếng cho thế giới biết Trung Quốc đã xâm chiếm lãnh thỗ của mình. 

Trong phạm vi khả năng của em thì em cố gắng dịch, sưu tầm các tài liệu  và hướng cho đạo diễn Bành Trung Nghĩa làm phim theo một góc nhìn trung thực, không thiên vị phía Trung Quốc, vì dù sao ông ta cũng là người gốc Hoa. 



 TÁI BÚT:
Hà Minh Thành trao đổi thư từ qua mạng với tôi sau loạt bài tôi viết trên Website Hội Nhà văn VN, tôi viết về vụ án nhận hối lộ của Huỳnh Ngọc Sĩ và vụ 1 phi công Việt Nam chở hàng ăn cắp từ Nhật bản về.Hà Minh Thành đã cung cấp cho tôi một số tin quan trọng liên quan tới vụ án, anh cho biết: anh là người tham gia dịch rất nhiều tài liệu của vụ án hối lộ CPI. 

Anh còn cung cấp một số thông tin về một số việc làm nhem nhuốc của một số cơ quan ngoại giao Việt Nam làm việc tại Nhật Bản. Tôi đã tham mưu cho Chủ tịch Hội Nhà văn VN chuyển các thông tin do Hà Minh Thành cung cấp cho các cơ quan chức năng ( Ban phòng chống tham nhũng TW ) của Việt Nam để giải quyết…Hội Nhà văn VN đã có công văn chuyển thông tin do Hà Minh Thành cung cấp, công văn do tôi soạn những không thấy Ban Phòng chống tham nhũng trả lời...

Từ khi tôi mở Blog riêng, Hà Minh Thành thường có nhiều comment và thư trao đổi với tôi. Tôi coi Hà Minh Thành là một trong những bạn tâm giao trên mạng, mặc dù chưa từng gặp và quen anh.

Còn nguyên nhân Thành cung cấp thông tin trên là do: sau khi đọc bài tôi viết về em trai tôi, Thành cho biết đạo diễn truyền hình Nhật Bản Hãng TBS là ông Bành Trung Nghĩa, người gốc Hoa muốn làm một bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh biên giới Việt -Trung. Ông Bành Trung Nghĩa cũng có một người em là lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến tranh này và đã tử trận. Do vậy, ông rất muốn sang Việt Nam để quay phim, lấy thêm hình ảnh, tài liệu, làm việc với các nhân chứng phía Việt Nam trong đó có tôi vì ông và tôi đều mất người thân vì cuộc chiến này. Tôi đã trả lời với ông Bành Trung Nghĩa qua giới thiệu của Hà Minh Thành là sẵn sàng hợp tác với Đoàn làm phim Nhật Bản để làm bộ phim này nhằm mục đích: giúp cho thể giới hiểu đúng bản chất của cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam. Cần phải làm mọi cách để thế giới hiểu đúng đất nước và con người Việt Nam nhiều đời này luôn muốn có quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, để được yên ổn làm ăn. Không một người dân Việt Nam yêu nước, lương thiện nào lại muốn gây sự với Trung Quốc; nhưng người Việt Nam cũng chẳng bao giờ chịu khuất phục Trung Quốc hay bất kỳ thế lực ngoại bang nào.

Hiện nay phía Việt Nam hình như chưa cho phép Đoàn làm phim của ông Bành Trung Nghĩa thực hiện bộ phim này, mặc dù năm 1979, một phóng viên của Nhật Bản hình như của Hãng NHK đã hy sinh trong khi quay phim tại chiến trường Lạng Sơn. Chi tiết này đã được đạo diễn Đặng Nhật Minh tái hiện lại trong bộ phim truyện Thị xã trong tầm tay…

Còn phía Trung Quốc thì đã chấp nhận cho Đoàn làm phim của ông Bành Trung Nghĩa thực hiện quay phim, lấy tài liệu trên đất Trung Quốc.Thông tin, ảnh mà Thành viết cho tôi là do khi anh tham gia gia Đoàn làm phim này chụp được.

                                                                    P.V.Đ.
SAU KHI BÀI NÀY ĐƯỢC ĐƯA LÊN MẠNG, HÀ MINH THÀNH ĐÃ GỬI CHÚ THÍCH NHỮNG BỨC ẢNH MÀ ANH ĐÃ GỬI CHO TÔI:

Anh Đào kính mến
 Xin lỗi anh vì bận quá nên đã không chú thích các tấm hình em chụp ở Núi Đất cho anh được. Em tính chú thích trên blog của em nhưng mà không biết tại sao hình copy không vô blog được nên bây giờ em chú thích trên mail cho anh vậy. Các hình chắc anh còn và mỗi cái hình em có đánh số. Em giải thích theo số tên file của hình .

 
Hình số 5 . jpg Đoàn làm phim được lữ đoàn 513 biên phòng Trung Quốc không vận vào núi Lão Sơn bằng 2 máy bay trực thăng.



Hình 1.jpg, 3.jpg, 7.jpg  các hình ảnh núi Đất được Hà Minh Thành chụp từ trực thăng, trước khi vào núi Đất máy bay Trung Quốc đã bay vòng phía trên không phận VN. 

Đây là địa điểm thuộc sườn 1509 của phía Việt Nam, máy bay lên thẳng của Trung Quốc đã bay vào không phận Việt Nam để đưa đoàn làm phim Nhật Bản lên Cao điểm này. 
Ảnh Hà Minh Thành ngồi trên máy chụp xuống.

Tại địa điểm này, Blog Phamvietdaonv đã 2 lần đặt chân đến đây: lần thứ nhất năm 1996 và lần thứ 2 vào tháng 11/2010. 
4 bức ảnh dưới đây do Phạm Viết Đào chụp năm 1996 và cuối tháng 11/2010 đúng vị trí mà Hà Minh Thành chụp từ trên máy bay 2009:
 Phạm Viết Đào và Cựu chiến binh Bùi Quốc Hải đưa đường cho blog Phamvietdaonv lên thăm 1509; Bùi Quốc Hải trùng tên với Cựu chiến binh Trung Quốc là Vương Hoàn Hải mà Hà Minh Thành đã gặp; Bùi Quốc Hải nguyên là lính của Sư 313 từng tham gia chiến đấu tại 1509...

 Cao điểm 1509, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn, ảnh Phạm Viết Đào chụp năm 1996; Hiện Trung Quốc xây căn cứ trên đỉnh; Phần sườn bên nay thuộc phần đất của ta...



Đây là chân của Ngọn núi 1509, phía dưới là Suối Thanh Thủy: Ảnh này Phạm Viết Đào chụp từ năm 1996...

Dưới đây là những hính ảnh do Hà Minh Thành chụp về Cao điểm 1509:
Hình  8.jpg, 9.jpg.  Người lính dẫn đường Trung Quốc giải thích trước 1984 thì lãnh thổ Trung Quốc tới chân cái bia  đá này, bây giờ họ lời được cả dãy núi.


Hình 10.jpg Hai cha con ông Vòng A Sỉn, nghe nói trước 1984 là người VN, một trong 4 hộ dân còn sống sót ở khu vực này. Nói tiếng Việt rất giỏi. Hy vọng được trở lại làm người VN tại núi Đất.


Hình 11.jpg  Mẹ của ông Vòng A Sỉn, bà cụ kể nghe đã giấu 4 thương binh VN trốn trong hốc đá sau nhà nhưng lính Trung Quốc bắt ra bắn trước cửa nhà bà rồi khiêng xác đi.


 
Hình 12, 13,18,21.jpg  Khu vực có mìn được phía VN gài đến nay vẫn chưa giải tỏa . Rất nguy hiểm.  Nghe ông Vòng A Sỉn kể lâu lâu cũng có vài lính biên phòng Trung Quốc chết vì mìn còn sót lại của VN.


Hình 16.jpg  Cái bảng có đề bằng thứ tiếng Anh Việt Trung.  "KHU GẦN QUÂN DỰ, CẤM TRÈO", chắc là anh Tàu nào viết tiếng Việt sai lỗi chính tả.


Hình 19.jpg Một bà già gốc Việt cuốc rẫy ngay khu vực nghi còn có mìn. Nghe A Sỉn kể sau khi chiếm được vùng này thì lính Trung Quốc bắt dân gốc Việt đi làm rẫy tại các khu vực nghi là còn có mìn. Nhiều người chết lắm, còn sót 4 hộ là nhờ vào trời còn thương. 


Hình 20.jpg  Bia kỷ niệm chiến trường. Từ tấm bia này chếch về bên phải 400m là cái hố chôn tập thể các liệt sĩ VN.


Hình 17.jpg  Người trong hình là em nhờ một người Nhật chụp bằng ống Zoom ngay trên miệng hố chôn tập tể các anh hùng liệt sĩ VN. Vương Hoàn Hải sĩ quan Trung Quốc tại cứ điểm đó vô tình tiết lộ cái hố này chôn 3700 thi thể của Liệt sĩ VN, trong đó có cả thương binh và tù binh bị bắt và họ xử tử hết tại cái hố này. Sau đó thì công binh lên họ dùng hóa chất và xăng hỏa thiêu.  Cái hố này họ cấm chụp hình nhưng mà em chạy ra nhờ tên bạn Nhật trong đoàn chụp đại, hình không rõ lắm.


Hình 25, 26.jpg Anh trai của Vương Hoàn Hải , một người lính tham gia trận chiến Lưỡng Sơn đang kể lại cho đoàn làm phim tình hình cuộc chiến lúc đó. Trong cái bì xanh ông cầm là một cuốn sổ nhật ký của một người lính VN tên là Nguyễn Văn Nam thuộc sư đoàn 313 VN đưa cho ông trước khi bị các bạn của ông lùa vào hố để giết. Ông hy vọng có ngày sẽ tìm đến trao lại cho gia đình anh Nam đó nhưng không có cơ hội vì nghèo. 




                                                                         Hà Minh Thành.
Chú thích của blog Phamvietdaonv:
1/ Về chi tiết 3700 liệt sĩ Việt Nam hy sinh trong trận 14/7/1984 do phía Trung Quốc đưa ra, Trang Quân Sử VN đã mở một diễn đàn trao đổi xem con số này xác thực tới đâu? Theo nhiều cựu chiến binh từng tham gia trận 14/7/1984 thì con số này là con số phóng đại của phía các trang mạng Trung Quốc...
Vì chi tiết này mà nhiều cựu chiến binh của Sư 316 đã viết trên Quân Sử Việt Nam với lời lẽ nặng nề, vô cớ mắng blog Phamvietdaonv và Hà Minh Thành khi đã đưa tin nói rõ đây là số lieuj do phía Trung Quốc đưa ra, chưa kiểm chứng...
Việc này Blog Phamvietdaonv đã có dịp thuật lại...
2/ Về chi tiết này, một số Cựu chiến binh của Sư 313, đơn vị bị mang tiếng là để mất 1509 đã kể với Blog Phamvietdaonv như sau:
" Đầu năm 1984, Sư 313 đã tổ chức phản công nhằm đánh chiếm lại 1509; Trận phản công được bố trí công phu, tập trung nhiều hỏa lực pháo binh...Pháo ta đã tập trung bn dọn đường rất kỹ, phá hủy toàn bộ công sự trên đó...Thế nhưng khi quân ta lên đến đỉnh thì chẳng thấy lính Trung Quốc, mà chỉ thấy trận địa trống trơn. Quân Trung Quốc đã rút hết trước đó để tránh thương vong. Thế nhưng khi quân ta chiếm lại rồi thì lúc đó pháo Trung Quốc mới phản công; quân ta không còn chỗ ẩn vì công sự đã bị pháo ta phá nát. Không chịu đựng nổi, quân 313 đành phải lui...
Từ đó thôi không tấn công lấy lại 1509 nữa; Trận 14/7/1984 là trận đáng Cao điểm 772, liền kề một giải với 1509...
Hiện nay nhiều Cựu chiến binh 313 và 316 còn tỏ ra " cay mũi " về trận này; Đã nhiều lần mời Blog Phamvietdaonv lên để viết về những trận huyết chiến mà họ đã tham gia ./.


"
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2018/07/tro-lai-buc-thu-va-anh-cua-ha-minh.html



2. Xem lại thì thấy ông Phạm Viết Đào đã đưa entry sau lên trang nhà (vào ngày 10 tháng 7 năm 2018)



"
THỨ BA, 10 THÁNG 7, 2018


THƯƠNG TIẾC BÁO TIN: BẠN HÀ MINH THÀNH, NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN TỪ NHẬT BẢN VỀ CÁC TRẬN ĐÁNH Ở LÃO SƠN KHÔNG CÒN NỮA…


HÀ MINH THÀNH NGƯỜI KỂ CẬU CHUYỆN CẬU BÉ SOMA 9 TUỔI KHÔNG CHỊU NHẬN PHẦN THỨC ĂN ƯU TIÊN TRONG TRẬN ĐỘNG ĐẤT TẠI NHẬT 2011
Ảnh chụp Hà Minh Thành chụp trên đỉnh Lão Sơn, nơi có ngôi mộ tập thế của các bộ đội Việt Nam được vùi dưới các đống đá...do Hà Minh Thành gửi cho Phạm Viết Đào

Thưa quý vị và các bạn
Những trận đánh khốc liệt cũng với những trận đánh tại Vị Xuyên được blog Phạm Viết Đào đưa lên mạng đầu tiên 2010.
Nguồn thông tin do bạn Hà Minh Thành từ Nhật Bản dịch và gửi cho. Đáng tiếc lâu nay không liên hệ với Hà Minh Thành vì sau vụ Thông tin từ Nhật Bản và câu chuyện cậu bé Soma, Phạm Viết Đào và Hà Minh Thành bị vào sổ đen...
Tình cờ chiều nay, FB Phạm Viết Đào nhận được thông tin dưới đây do bạn Tuy Hoa Dân từ Nhật bản gửi cho và thông tin cho biết Hà Minh Thành không còn nữa. Anh đã mất cách đây 2 năm...
Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, anh sang Nhật trước 1975. Dưới đây là thông tin do bạn Tuy Hoa Dân gửi cho FB Phạm Viết Đào. 
Xin gửi lời chia buồn với gia quyền, vợ con anh Hà Chính Quang ( Hà Minh Thành) và xin thành thật cáo lỗi vì biết tin về anh quá muộn... 

Sắp tới FB Phạm Viết Đào sẽ giới thiệu lại các thư từ, kỷ niệm và quan hệ bạn bè thân thiết với Hà Minh Thành, (Hà Chính Quang) cũng với câu chuyện Hà Minh Thành một thời nổi đình nổi đám trên báo chí và trên mạng giai đoạn 2010-2011...

Thư của bạn Tuy Hoa Dân gửi cho Phạm Viết Đào

Cháu có quen một anh cảnh sát Nhật gốc Việt cũng họ Hà nhưng mà không phải tên Hà Minh Thành mà là Hà Chính Quang (Hà Minh Thành không biết có phải bút danh của anh đó hay không ).


Anh này là đồng hương của cháu dân Tuy Hòa-Phú Yên. Dân du học ở Nhật trước 1975. Nghe kể thì hình như anh đó là con rể của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 94. Anh này hình như 2 năm trước thì phải cháu nhớ không chính xác nghe mấy bạn cháu nói đã chết vì bệnh ung thư tuyến giáp.

"
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2018/07/vo-cung-thuong-tiec-bao-tin-ban-ha-minh.html




1. Chép nguyên xi bài của Phạm Viết Đào

"
THỨ SÁU, 27 THÁNG 7, 2018

2 MÁY BAY VN RƠI 26/7/2018, TRÙNG NGÀY ÂM CỦA CHIẾN DỊCH MANG MẬT DANH MB 84 TÁI CHIẾM LÃO SƠN THẤT BẠI ( 12/7/1984) …

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho máy bay Su 22 rơi ở Nghĩa Đàn

-Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là “MB84, thu hồi lãnh thổ” đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả Tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp quân báo VN phản bội?
-Hệ lụy quân sự của việc Trung Quốc chiếm Lão Sơn:
“…Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này.”
Giấy báo tử gửi về quê nhà một người lính Việt Nam
Đồng đội cũ của LS Phạm Hữu Tạo, E 876 và gia đình thắp hương nhân ngày giỗ 14/6 ( âm lịch) 2017...
Trưởng Ban Đối ngoại TW Đảng Trần Đức Lợi, đứng sau tấm biển 200.000 USD tặng cho huyện Ma Lật Pha ngày 23/7/2018 ( tức 11/6 âm lich), trước ngày giỗ trận Vị Xuyên 3 ngày. Ma Lật Pha là nơi có nghĩa trang chôn 9000 tên lích Trung Quốc xâm lược Vị Xuyên, Hà Giang?
Phải chăng đây là món quà Việt Nam mang sang để cúng -tạ những tên lính TQ xâm lược?

Gần một ngàn binh lính TQ bị chết trên mặt trận 1509 năm 1984 chôn cất trong nghĩa địa Ma Li Pho
Nghĩa trang Ma Lật Pha nơi chôn 9000 lính Trung Quốc xâm lược VN?

Hôm qua, 2 máy bay của không quân Việt Nam đã bị rơi tại Nghĩa Đàn, Nghệ An trong khi bay luyện tập. Đây là 2 máy bay thuộc diện hiện đại, ít bị tại nạn của 1 đơn vị không quân được đánh giá là tinh nhuệ nhất…Hai phi công: 1 đeo lon trung tá, một đeo lon thượng tá vào diện kỳ cựu, nhiều kinh nghiệm bay của không quân Việt Nam…
Hàng năm gia đình tôi vẫn tổ chức làm giỗ cho chú em ls Phạm Hữu Tạo, đại đội 2, tiểu đoàn 1, sư 356, hy sinh trong buổi sáng 12/7/1984 khi tham gia đánh cao điểm 772 theo ngày âm, tức ngày 14/6 hàng năm; Hôm qua tôi thắp hương giỗ, khấn mời chú em Phạm Hữu Tạo về đúng thời khắc 2 máy bay của không quân Việt Nam rơi ở Nghĩa Đàn, Nghệ An…
Địa điểm 2 máy bay rơi cách quê tôi huyện Tân Kỳ khoảng 40 km; Tân Kỳ là nơi khai sinh ra Sư đoàn 356, tiền thân là sư đoàn 316 B năm 1975.
Sư đoàn 316 này nổi tiếng trong chiến tranh chống Pháp, tham gia đánh Điện Biên Phủ với chính ủy là Chu Huy Mân, Đại đoàn trưởng, (thời điểm đó gọi là đại đoàn) là Vũ Lập, thời điểm 1984 là Thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 2, địa bàn xảy ra cuộc chiến Lão Sơn…
Lập ra Sư đoàn 316 B để tập hợp con em Nghệ Tĩnh chuẩn bị cho chiến dịch Mùa xuân 1975 tiến đánh Buôn Ma Thuột…Sau đó 316 B được đổi thành 356…

Một  vài sự trùng lặp:
-Chiến dịch mang mật danh MB 84, Bộ tổng tham mưu Việt Nam vạch kế nhằm tái chiếm lại một số cao điểm tại khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang bị Trung Quốc xâm chiếm trong 4/1984,trong đó có Cao điểm 1509 tại khu vực Thanh Thủy…
Những trận đánh nổ ra dằng dai trong gần 10 năm tại các cao điểm của khu vực Thanh Thủy của bộ đội Việt Nam tìm cách đẩy lùi 50 vạn quân Trung Quốc lấn chiếm; phía Trung Quốc đặt tên chung các trận đánh tại đây là “ Cuộc chiến Lão Sơn”…
Trong chiến dịch này, phía Việt Nam huy động 6 trung đoàn của 5 sư đoàn có danh tiếng trong chiến tranh chống pháp và chống Mỹ tham chiến: Sư đoàn 316, 1 trung đoàn; Sư 356, 2 trung đoàn; Sư 313, 1 trung đoàn pháo binh; Sư 312, Sư 314…
Theo thông tin, trận mở màn 12/7/1984, tức 14/6 âm, phía Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu chiến dịch: đẩy lùi quân Trung Quốc sang phía bên kia biên giới từng được hoạch định từ thời Pháp-Thanh…
Thiệt hại nặng nề nhất là sư đoàn 356, trên 600 bộ đội chiến sĩ đã hy sinh, riêng tiểu đoàn 1 của trung đoàn 876, sư 356 của chú em tôi thì hy sinh gần hết…2 chiếc máy bay rơi hôm qua 26/7/2018 gần nơi thành lập sư đoàn 356, tiền thân 316 B chỉ cách quãng 40 km?
Nhân sự trùng lặp không rõ vô tình hay ngẫu nhiên này, xin trích một  vài đoạn trong bài “Giao tranh đẫm máu tại cao điểm 1509 (Lão Sơn), Thanh Thủy, Hà Giang năm 1984”- Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản – Đại học Phòng vệ của Nghiên cứu viên Nakamura Masanori, Tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội…
Tài liệu này Hà Minh Thành dịch gửi cho blogger Phạm Viết Đào và được đưa lên blog 30/07/2010.
Xin chú thích thêm: Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê ở Phú Yên, anh sang Nhật từ trước 1975 lấy vợ Nhật và là con rể của ông của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994.
Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm…Hà Minh Thành là người từng gửi cho blogger Phạm Viết Đào nhiều thông tin về cuộc chiến Lão Sơn và anh cũng đã cộng tác với BBC năm 1984…
Vòng hoa của trời dịp giỗ trận 12/7/2017 ( 14/6/âm) Phạm Viết Đào chụp được trước cửa nhà tại Tân Kỹ Nghệ An năm 2017...
Trận chiến Lão Sơn
Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản
Nghiên cứu viên Nakamura Masanori

Trận chiến Lão Sơn, (phía Việt Nam gọi là Cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Chiến dịch này quân đội Việt Nam đã tấn công vào 5 cao điểm: 772, 685, 1030, 133, 143 tại khu vực Thanh Thủy, Yên Minh-Chú thích: Phạm Viết Đào)
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam.
Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội 2 nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành 3 giai đoạn.
  Giai đoạn 1: Từ ngày 2 tháng 4 đến ngày 15 tháng 4 năm 1984
  Giai đoạn 2: Từ ngày 2 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 1984
  Giai đoạn 3: Từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử xáp lá cà (bạch binh chiến) của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội VN đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng Núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.
 Quá trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân đội Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào điểm cao 1509 của Việt Nnam mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984.
Ngày 28 tháng 4, qua thông tin tình báo biết được phía VN đang chuẩn bị thay quân tại điểm cao này. Vào lúc quân số của phía VN đồn trú ít nhất ở căn cứ 1509, Tướng Dương Đắc Chí đã ra lệnh cho Sư đoàn 40 và Sư đoàn 49 thuộc Quân đoàn 14 Quân khu Côn Minh bắt đầu tấn công căn cứ hiểm yếu này. Mặc dầu với số quân áp đảo là hai Sư đoàn, nhưng trước sự thiện chiến và quả cảm của lực lượng nhỏ quân đội Việt Nam đóng tại đó, phía Trung Quốc đã chịu nhiều tổn thất nặng nề. Phải sau 18 ngày chiến đấu, quân đội Trung Quốc mới chiếm lĩnh được một phần của Lão Sơn và Giả Âm Sơn vào ngày 15 tháng 5 năm 1984.
Ngày 12 tháng 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 1984 được xem là giai đoạn giao tranh thứ 2, quân đội VN đã cố gắng tổ chức tái chiếm lại Lão Sơn, trong giai đoạn giao tranh này, thương vong phía Việt Nam không xác định được, nhưng phía Trung Quốc thì 2 đại đội có nhiệm vụ tử thủ căn cứ này đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Phía Việt Nam tạm thời chiếm lại Lão Sơn.
Rút kinh nghiệm từ lần giao tranh này, Tướng Dương Đắc Chí đã cho sử dụng hỏa tiễn liên trang để đối kháng và sau đó dùng bộ binh tái chiếm căn cứ. Đối lại quân đội VN dùng súng cối và vũ khí hạng nhẹ, lưỡi lê với cách đánh cận chiến cảm tử bám sát vào quân đội Trung Quốc để đánh nhằm giảm nguy cơ thương vong vì hỏa tiễn đã gây thương vong khủng khiếp cho cả lực lượng hai bên. Tuy nhiên trước sự áp đảo về lực lượng và vũ khí của Trung Quốc, phía Việt Nam đã chịu thất bại trong nỗ lực phòng thủ căn cứ. Sau trận giao tranh này Trung Quốc chiếm được cao điểm 1509.
Giai đoạn 3 của cuộc giao tranh
Bắt đầu từ ngày 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7. Được thông tin tình báo chính xác từ một sĩ quan cao cấp trong Cục quân báo Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí đã nắm rõ toàn bộ kế hoạch hành quân tái chiếm căn cứ của VN. Bằng cách bố trí pháo binh mạnh và hỏa tiễn đa liên tranh tập trung vào các điểm quân đội Việt sẽ tập kết bên mạn sườn núi ở cao độ 500 và 800, quân đội Trung Quốc chỉ còn chờ đợi quân đội Việt Nam bước vào cửa tử bằng trận địa bao vây bằng hỏa tiễn và pháo.
Phía Việt Nam lần này với sự trợ giúp của các cố vấn quân sự Liên Xô và trực tiếp Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy, lực lượng tấn công đã tổ chức nghi binh nhằm đánh lạc hướng theo dõi của tình báo Trung Quốc bằng cách: chọn ra 6 Trung đoàn từ các Sư đoàn 313, Sư đoàn 316, Sư đoàn 356.
Kế hoạch hành quân nhằm chiếm lại Cao điểm 1509 có mật danh là “MB84, thu hồi lãnh thổ” đã được vạch công phu. Tuy nhiên, cả Tướng Văn Tiến Dũng và các cố vấn quân sự Liên Xô cũng không ngờ là họ đã bị bán đứng bởi một sĩ quan cao cấp phản bội?
Ngày 12 tháng 7 năm 1984, sáu Trung đoàn quân Việt Nam lần lượt tập kết vào các địa điểm đã được Tướng Dương Đắc Chí đợi sẵn ở cao độ 500 và 800 bên dưới cao điểm 1509.
5 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 12 tháng 7, quân đội VN bắt đầu men theo triền núi để tổng công kích và trận pháo kích bao vây tận diệt của Tướng Dương Đắc Chí cũng bắt đầu.
Sau 17 tiếng đồng hồ pháo kích tập trung vào các điểm đã biết trước dựa theo kế hoạch hành quân mang tên MB84 của Việt Nam, Tướng Dương Đắc Chí hoàn toàn đại thắng. Quân đội VN buộc phải rút lui với số liệu thương vong do phía Trung Quốc công bố: khoảng 3700 thi thể binh sĩ Việt Nam đã bị bỏ lại trên đỉnh Lão Sơn…”
Ảnh hưởng về mặt quân sự
Trận chiến Lão Sơn là một trận chiến kinh điển trong các trận chiến hạn định phi quy ước. Chiến thắng của phía Trung Quốc có thể kể công đầu là chiến thắng của mạng lưới tình báo Hoa Nam; lực lượng tình báo Hoa Nam đã cài cắm được điệp viên vào hàng ngũ sĩ quan cao cấp của Việt Nam. Nếu không có thông tin tình báo từ Việt Nam, cục diện trận chiến Lão Sơn có khả năng sẽ đi theo một hướng khác. Chắc chắn số thương vong khủng khiếp sẽ đến với các Sư đoàn 40 và 49 của quân đội Trung Quốc bởi lối đánh cảm tử và thiện chiến của binh sĩ Việt Nam.
Trận chiến Lão Sơn đã làm thay đổi toàn bộ chiến thuật tấn công của quân đội Trung Quốc theo hướng hiện đại hóa. Trong giai đoạn 3 của cuộc giao tranh có thể nói đây là một sự tái diễn lại cách đánh giữa quân đội Bắc Việt Nam với chiến thuật biển người, cận chiến với quân đội Mỹ; kết hợp với chiến thuật tập trung pháo binh nhằm giảm thương vong cho binh sĩ xung kích trong thời gian chiến tranh Việt Nam.   
Từ chỗ tấn công theo chiến thuật biển người là chiến thuật quân sự cổ điển của Trung Quốc với Việt Nam; Tướng Dương Đắc Chí đã thành công trong việc mạo hiểm ứng dụng chiến thuật tấn công và phòng vệ tập trung bằng pháo binh, kết hợp với thông tin tình báo theo phong cách tác chiến hiện đại của Mỹ.
Từ trận đánh này cũng lộ rõ một điểm yếu của quân đội Trung Quốc, đó là công tác hậu cần, vận tải của quân đội, không có khả năng không vận để phục vụ cho việc tác chiến. Ví dụ để phục vụ cho cuộc chiến họ phải huy động cả xe của dân sự để tải đạn dược và thương binh.
Về phía quân đội Việt Nam, mặc dầu địa hình bất lợi nhưng với quyết tâm thu hồi lãnh thổ đã chọn chiến thuật tấn công bằng biển người. Với sĩ khí của quân đội Việt Nam lúc đó, khả năng thu hồi lại lãnh thổ trong trận chiến này rất cao nhưng đồng nghĩa với việc chấp nhận hàng ngàn binh sĩ phải hy sinh.
Có thể coi đây là một chiến thuật hạ sách khi mà Tướng Văn Tiến Dũng không còn con đường để chọn lựa. Tuy nhiên thất bại về phản gián của Việt Nam trong cuộc chiến này đã khiến Việt Nam phải chấp nhận thất bại với gần 4000 binh sĩ thương vong (theo số liệu phía Trung Quốc đưa ra). Đây là một bài học quan trọng trong công tác bảo mật mà các sĩ quan trẻ trong tương lai phải luôn tâm niệm trong quá trình cầm binh tác chiến. Một sơ sót của người chỉ huy sẽ phải đổi bằng máu xương của hàng ngàn binh sĩ trên mặt trận và mất đi lãnh thổ.
Về mặt ảnh hưởng quân sự thì, chiến thắng Lão Sơn đã nâng cao sĩ khí cho quân đội Trung Quốc, tạo cơ hội cho quân đội Trung Quốc chuyển mình từ một quân đội lạc hậu sang một đội quân hiện đại với kỹ thuật tác chiến hiện đại thay cho chiến thuật biển người cố hữu. Đây là đà tiến để giới quân sự Trung quốc tạo ảnh hưởng lên giới chính trị để hiện đại hóa quân đội. Với việc chiếm lĩnh Lão Sơn và Giả Âm Sơn, việc đặt 2 căn cứ tại đó, Trung Quốc đã có khả năng kiểm soát và khống chế về mặt quân sự trên toàn bộ miền Bắc Việt Nam.
Trong một số lần hiếm hoi, các đài duyên hải của lực lượng Hải thượng Tự vệ đội Nhật Bản dọc theo quần đảo Okinawa, đã phát hiện bắt được các làn sóng phát theo hình thức nhiễu loạn số từ đài phát vô tuyến có tọa độ xác định đặt trên đỉnh Lão Sơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, nếu xảy ra một trận chiến phi quy ước giữa Việt Nam và Trung Quốc một lần nữa, thì với hệ thống rada và đài phá sóng vô tuyến mạnh như vậy của Trung Quốc ở căn cứ Lão Sơn, khả năng toàn bộ hệ thống thông tin của lực lượng phòng không không quân tại miền Bắc của Việt Nam kể cả hệ thống thông tin của Hàng không dân dụng sẽ bị tê liệt ngay tức khắc; nếu bị quân đội Trung Quốc tiến hành gây nhiễu từ cụm đài của căn cứ này. Chưa kể đến lợi thế về mặt tác chiến pháo binh cũng như hỏa tiễn tầm xa, với vị trí Lão Sơn có khả năng khống chế quân đội Việt Nam trên một phần vùng miền Bắc Việt Nam trong một cuộc chiến hạn định từ căn cứ quân sự lớn này.  
Về phía Việt Nam, trận chiến này đã khiến cho uy tín một số tướng lãnh quân đội với nhiều công trạng trong cuộc chiến Việt Nam bị suy sụp, thất sủng. Nhiều tướng lãnh kinh nghiệm dày dạn chiến trường bị thay thế bởi thế hệ tướng lĩnh trẻ chưa có kinh nghiệm tác chiến trên những mặt trận lớn.
Một mất mát lớn khác đối với quân đội VN trong thời kỳ này đó là: sự thất sủng của Tướng Võ Nguyên Giáp trước Ban lãnh đạo Chính phủ Việt Nam khi ông đưa ra yêu cầu giải quyết “Bài toán nước lớn”.
Tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương mở một nền ngoại giao đa phương với phương Tây kể cả cựu thù là Mỹ và các nước xung quanh, cùng với việc dùng lực lượng quân chính quy Việt Nam tại Lào đánh quy hồi từ Lào sang Campuchia, giải phóng Campuchia xong thì rút hết quân về nước, giao lại Campuchia cho Liên hợp quốc để giảm bớt sự hy sinh của binh sĩ và ngân sách quốc gia. Tìm cách phá mở thế bao vây từ kinh tế cho đến quân sự bởi các nước xung quanh.
Chủ trương này của Tướng Võ Nguyên Giáp đã không được Ban lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đương thời đồng ý. Sự thất sủng của một nhà chiến lược quân sự vĩ đại đã khiến giới quân đội của Việt Nam dần dần bị xem nhẹ, đồng thời thế lực thân Trung Quốc trong giới chính trị gia Việt Nam có cơ hội quật khởi trở lại.
Sau cái chết của Phạm Hùng – người được cho là kiên trì đường lối chống Trung Quốc, bị chết một cách mờ ám tại thành phố Hồ Chí Minh, có ý kiến nghi vấn có bàn tay của lực lượng tình báo Hoa Nam, chính sách của lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu thay đổi…
Các chính sách về công tác tuyên truyền chống Trung Quốc cũng dần dần bị loại bỏ từ dân chúng cho đến quân đội. Cùng với chính sách đổi mới, quân đội Việt Nam đã thiên về làm kinh tế hơn đặt nặng trọng tâm quốc phòng. Sau thất bại ở cuộc hải chiến Nam Sa (Trường Sa) vào tháng 3 năm 1989 thì có thể nói là quân đội Việt Nam đã đánh mất vị thế của mình ở Á Châu, Việt Nam đã bị các chuyên gia quân sự đánh giá không còn là một đội quân mạnh và thiện chiến nhất trong vùng Đông Nam Á nữa.
 Ảnh hưởng về mặt chính trị
Đối với Trung Quốc: Chiến thắng của trận chiến Lão Sơn trùng khớp với thời kỳ sĩ khí đang hồi phục lại ở Trung Quốc nhờ vào hiệu quả của chính sách cải cách, khai phóng. Kết quả trận chiến đã chấp cánh, tăng thêm uy tín cho Đặng Tiểu Bình trong việc chỉ đạo thể chế cầm quyền của Trung Quốc.
Hệ thống thông tin của Trung Quốc có thể nói đã tuyên truyền hết công suất về tin thắng lợi của quân đội Trung Quốc trong trận chiến Lưỡng Sơn này. Báo chí Trung Quốc đã lợi dụng trận thắng này để phát dương quốc uy và ca ngợi công đức chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình. Việc tuyên truyền này khiến cho dân chúng Trung Quốc phần nhiều đều chỉ biết đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung qua chiến thắng Lão Sơn năm 1984 chứ không phải trận đại bại năm 1979.
Đối với Việt Nam: trận chiến Lưỡng Sơn đã khiến phía Việt Nam tái nhận thức về kẻ thù truyền kiếp của họ chính là Trung Quốc, tâm lý phục thù của người Việt đã trỗi dậy.
Cùng với sự sa lầy của quân đội Việt Nam tại chiến trường Campuchia đã gây tổn thất lớn về nhân mạng binh sĩ, sự gia tăng của thương phế binh, sự bao vây cấm vận kinh tế của thế giới, sự kiệt quệ về kinh tế đã khiến sĩ khí của quân đội Việt Nam suy giảm…
P.V.Đ.
- Nguồn:    http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv ( đã mất)
"

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2018/07/2-may-bay-vn-roi-2772018-trung-ngay-am.html








Bản trên Fb Phạm Viết Đào thì ở đây.

https://www.facebook.com/vietdaonv.pham/posts/146006369613217

















TƯ LIỆU BỔ SUNG

(tất cả đều đánh số 0, và xếp theo thứ tự ngược)




0.6 Vào ngày 29/7/2018, ông Phạm Viết Đào đưa tiếp bài sau lên blog của mình

"
CHỦ NHẬT, 29 THÁNG 7, 2018
"

THƯ CỦA HÀ MINH THÀNH GỬI CHO NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO

POSTED ON  BY TTNGBT


Rate This

Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy nước sôi để ăn mỳ.
Anh Đào kính mến 
Trước hết em xin lỗi anh Đào vì chuyện có dính líu đến em đã phiền đến anh.Thông tin về tên thật của em mà một bạn đọc của anh cho biết không sai. Em tên thật là…( P.V.Đ cắt bỏ đoạn này… ).
Xin lỗi anh vì lâu nay em đã không dùng tên thật để trao đổi với anh mong anh thông cảm bởi vì cái nghề của em không muốn thông tin cá nhân bị tiết lộ ở những chỗ công cộng. Đúng ra em nghĩ rằng bữa hôm trước đã trả lời vụ lùm xùm về em rồi thì chắc xong chuyện, em cũng chán mấy chuyện dính líu đến vấn đề riêng tư cá nhân định im luôn cho xong, ai nghĩ sao mặc kệ với lại phóng viên Kỳ Duyên của báo Tuan VN trên Vietnamnet đã kể toàn bộ sự tình việc các nhân viên an ninh VN đến bắt nộp E-mail, ra lệnh gỡ bài có dính đến tên Hà Minh Thành cũng như cố giải thích cho cô ta rằng Hà Minh Thành chỉ là một nhân vật ảo không có thật. Sau đó chị ta đã can em rằng “Tôi hiểu anh và mong anh đừng nên quyết liệt” khi em định đính chính cho anh, vì lý do đó nên em đã im lặng, thôi không muốn nhắc đến.
Nhưng mà vụ này Chu Xuan Giao cũng như nhân viên an ninh của VN đã quậy lung tung quan hệ đến danh dự của anh nên em phải trả lời. Hôm ngày 8 tháng 4 em có gửi cho anh một comment nhưng blog của anh không đăng được sau khi mấy đứa em làm bên Ban phòng chống tội phạm tin học lấy lại password giùm. Nội dung của comment đó nằm trong 3 vấn đề từ 1 đến 3. Bây giờ thêm đến vụ báo Đất Việt nữa thật là chán, không hiểu họ hằn học đến như vậy để làm gì. Thôi thì để em trả lời một lần thanh toán cho xong.
Nội dung trả lời của em dưới đây của em nếu anh muốn đăng thì anh biên tập lại vì có những từ ngử mà trong nước em e lại trở thành “nhạy cảm” sẽ làm phiền đến anh. Thông tin về nhà báo Kỳ Duyên mong anh vui lòng đừng đăng vì em cũng không muốn làm phiền đến một người bạn tốt.
( Chủ nhật tuần vừa qua nhà báo này đã tìm gặp P.V.Đ và 2 bên đã ra Hồ Tây gần 2 tiếng đồng hồ trao đổi về chuyện Hà Minh Thành…và cả hệ lụy mà chị phải gánh chịu… )
Cám ơn anh đã giúp em trong đợt vừa qua và cũng xin lỗi anh vì đã hồi âm cho anh trễ… 
Chúc anh và gia quyến vạn sự an khang. 
Hà Minh Thành 
( Hà Minh Thành ký tên thật nhưng xin để nick name… )
Vấn đề thứ nhất:
Về vấn đề các tấm ảnh ở Núi Đất thì số ảnh này em đã gửi cho 3 người sau khi đi Núi Đất (Lão Sơn về). 3 người đó là Chu Xuân Giao, Hồng Lê Thọ và anh Đào. Chắc anh còn nhớ một lần em gửi comment cho anh đề cập đến chuyện này nhưng anh không quan tâm, mãi gần hơn nửa năm sau khi đến gần ngày giỗ của anh Tạo anh mới hỏi em để xin mấy tấm ảnh đặng viết một bài nhân ngày giỗ anh Tạo. Trước đó khi đọc comment của em trên blog của anh thì Chu Xuân Giao đã chủ động hỏi xin với lý do là để làm tài liệu nghiên cứu và em đã gửi cho Giao tổng cộng lần đó em gửi là 46 tấm và một clip phim video về chiến thắng Lão Sơn do quân đội Trung Quốc cung cấp mà đạo diễn Bành Trung Nghĩa nhờ em kiểm tra một đoạn thoại khoảng 15 giây cảnh một tù binh Việt Nam trả lời bằng tiếng Việt xem có đúng như phần mà người ta đã dịch ra tiếng Tàu trong phim hay không? Tấm hình khói lửa với chữ Tàu trên blog Hatena mà Giao công bố là cảnh mở màn của của clip phim này. Dĩ nhiên sau em thì Chu Xuân Giao là người có các tấm ảnh này trước. Sau đó một người quen của Giao giới thiệu gửi mail đến em tự xưng tên là Hồng Lê Thọ, một cựu sinh viên du học ở Nhật trước năm 1975 xác nhận em đã có thật đến Lão Sơn hay không và nếu có thì có thể cho xin các tấm hình em đã chụp mà Giao khoe hay không để anh ta làm tài liệu. Em lúc đó đã nghỉ rằng Hồng Lê Thọ là một đàn anh sinh viên thời trước nằm trong nhóm sinh viên tranh đấu ngày xưa ở Tokyo với Huỳnh Mùi, Trần Văn Thọ v.v..một đàn anh ít nhiều em cũng đã từng quen biết nên đã gửi cho anh ta, em gửi cho anh này 40 tấm. Trong số 46 tấm gửi cho Giao có 6 tấm bị nhầm không có dính líu gì đến Lão Sơn, mà là hình của một cô gái có tên là Tamura Emi, nhân viên hành chính của Sở cảnh sát Souka, cô ta đi chơi bên Mỹ và gửi về cho tụi em. Tấm hình cô gái ngồi bên chiếc xe trong hình của Giao chính là cô gái này , hình cô ta chụp ở một nơi gọi là Ghost Town trên đường lái xe đi từ California đến LasVegas chứ chẳng dính líu gì đến Trung Quốc cả. Có bạn đọc nào của anh Đào ở Cali nếu biết có địa danh này thì lên tiếng giùm. Sau Giao , Hồng Lê Thọ thì anh Đào là người thứ 3 em gửi các tấm ảnh này số hình gửi anh là 17 tấm vì có nhiều hình em nghĩ không cần thiết.
Còn bây giờ thì những tấm hình đó tại sao chạy lên Hatena blog của Nhật thì em cũng chịu, chỉ có thể suy đoán là một âm mưu hơi đê tiện mà em ít nhiều cũng nghĩ ra. Blog Hatena là một dạng blog mở của Nhật giống như blog Yahoo, ai cũng có thể đăng ký, việc đăng tải những bức hình lên với nội dung chú thích tiếng Nhật là việc không có gì khó, việc chỉnh sửa ngày tháng trong nội dung của link nếu đã có chủ tâm thì ai cũng có thể làm được. Không thể có chuyện ngẫu nhiên cùng lúc khi mà nhân viên an ninh VN bắt báo trong nước rút những bài có tên Hà Minh Thành, bắt buộc các phóng viên phải nộp E-mail, đồng thời với việc E-mail và blog riêng của em bị hack, những thông tin lưu trữ cũng bị xóa,  cũng như những hình ảnh của núi Đất (Lão Sơn) được sắp xếp lên Hatena Blog và Chu Xuân Giao từ một người bạn hay tâm sự lung tung chuyện với em trở thành một người tráo trở. Trong 3 người nhận hình của em gửi thì chỉ có Chu Xuân Giao mới có 6 tấm hình em gửi nhầm của cô gái Tamura Emi và do đó nỗi hiềm nghi về người có tên Hồng Lê Thọ có thể bị loại trừ. Có thể Giao muốn so sánh thứ tự những tấm ảnh với chú thích trên blog của anh nên đã để lại mâu thuẫn đó là một cô gái Nhật cho dù là nhà thám hiểm cũng không thể nào huy động được 2 trực thăng của quân đội Trung Quốc để đến thám hiểm một căn cứ quân sự quan trọng của họ. Ngay cả tại Nhật nơi tự do tương đối thoải mái đi nữa thì chắn chắn không bao giờ có thể có chuyện một nhiêp ảnh gia nào đó có thể dùng trực thăng bay trên không phận gần sát các căn cứ quân sự của Tự vệ Đội Nhật Bản hay Mỹ để chụp ảnh chứ đừng nói đến những nước như Trung Quốc hay Việt Nam nơi vấn đề bảo mật quân sự được xem rất quan trọng. Câu chuyện chính phủ Trung Quốc bắt giam các nhân viên một nhà thầu xây dựng của Nhật vì lý do “đi lạc” vào một căn cứ quân sự của Trung Quốc sau vụ tàu cá Trung Quốc bị lực lượng Bảo an biển Nhật bắt giữ là một ví dụ.
Vấn đề thứ hai:
Về cá nhân mối quan hệ của em và Chu Xuân Giao thì em chính là người đã trực tiếp kiểm tra nhân thân của Giao khi chú ta được cảnh sát thuê làm thông dịch ăn lương theo giờ trong một vụ án ở Tokyo và Saitama. Bản thân Chu Xuân Giao khi tiếp xúc với em trong những giờ làm việc đầu tiên cũng không biết em là người Việt Nam. Có lẽ em cũng đã quên Chu Xuân Giao cũng như nhiều sinh viên được cảnh sát thuê làm thông dịch viên khác mà em từng kiểm tra để phòng ngừa thông dịch viên thông cung với nghi phạm hoặc tiết lộ thông tin điều tra. Nếu không có sự tình cờ khi em viết bài viết “Tu nghiệp sinh ơi, buồn thay thân phận của kiếp người Việt Nam” trong vụ phi công Đặng Xuân Hợp của VNA bị bắt thì Giao chủ động làm quen trên Blog và tự giới thiệu là cựu sinh viên của Đại học Tokyo, hiện đã về VN, đã từng làm thông dịch cho cảnh sát Nhật. Lời giới thiệu của Giao và hình của cậu ta đã khiến em lục lại lý lịch của Giao, thực ra thì Giao không phải là sinh viên của Đại học lừng danh số một của Nhật là Đại học Tokyo mà chỉ là sinh viên cao học của Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Hai trường này khác nhau. Mặc dù vậy em cũng không cần quan tâm, bởi vì với em trình độ xuất thân Đại học nào cũng được, trên thế giới ảo này Giao có nổ một chút cũng chẳng chết ai, miễn là em có người “bạn” biết sơ sơ về văn hóa của Nhật để buồn buồn tán dóc cho vui . Đây là cái sai và là một bài học trong đời của em mà anh Đào đã mắng rất hay “Chơi với chó bị chó liếm mặt”. Em chỉ muốn nhắn với Chu Xuân Giao rằng “Ông trời có mắt, người ta sẽ nhìn vào tấm gương tình bạn của Hà Minh Thành và Giao để đánh giá tư cách của Giao. Trên đỉnh Núi Đất (Lão Sơn) vẫn còn đó những thân xác vong hồn liệt sĩ VN chưa trở về với tổ quốc. Giao còn trẻ là người có học thức đừng nên vì chút lợi danh hão mà khiến họ những liệt sĩ đã đổ máu xương bảo vệ tổ quốc mất đi cơ hội được lên tiếng cũng như cơ hội trở về với thân nhân”.
 Vần đề thứ 3 : 
Nhân tiện tôi muốn nói với các đồng nghiệp an ninh ở VN rằng :”Đừng nên bỏ công truy tìm Hà Minh Thành cũng như cố chứng minh Hà Minh Thành là ảo vô ích. Lãnh tiền thuế của dân thì nên làm chuyện gì có ý nghĩa hơn. Còn muốn tìm rõ thân phận của tôi thì nên đến hỏi ông Uông Chu Lưu vì tôi là người được chỉ thị trực tiếp giải thích và bàn giao cho ông Uông Chu Lưu tất cả các tài liệu điều tra của vụ PCI khi ông qua gặp Bộ trưởng Tư pháp Nhật bởi vì tôi chính là người chỉ huy điều tra vụ PCI phần liên quan đến Việt Nam, là một cảnh sát tôi hiểu thế nào là vấn đề bảo mật, các anh không cần thiết phải lo sợ những điều bí ẩn đằng sau vụ án PCI phần liên quan đến Việt nam sẽ bị công khai.Còn nếu các anh muốn vì dân vì nước muốn công khai hết thì cứ làm tới đi,tôi sẽ hợp tác khi các anh thông qua ICPO yêu cầu cảnh sát Nhật hợp tác và tôi được cấp trên cho phép. Không chỉ vụ PCI, vụ Công ty cổ phần thủy điện Sông Bạc đang bị tình nghi dính líu đến Bộ Tài Chính VN như thế nào, vụ công sứ Nguyễn Minh Hà và quỹ đen ngoại giao đoàn liên quan tới 2 cái nhà máy điện hạt nhân sẽ xây ở VN ra sao, tôi sẽ công khai hết các băng ghi âm và tài liệu điều tra luôn cho, lúc đó tôi cũng như 80 triệu người dân Vn sẽ còn cảm ơn các anh nữa.”.
Sẵn tiện cũng xin nhắn với các chú em nào đó ở Đại học Nagoya đã cố ý hack password và xóa hết các bài trong blog của tôi cũng như treo bùa chú Sinh tử lệnh quái gì đó thì nên cố gắng học hành, đừng để cảnh sát Aichi vô tới trường Đại học dắt đi giống như vụ cảnh sát Miyagi năm ngoái bắt mấy chú em VN học ở Đại học Đông Bắc thì khốn. Các bạn hữu trong Ban điều tra tội phạm tin học của Tổng nha cảnh sát đã dò ra đến IP của máy các chú xài trong trường với lần access cuối cùng vào 4h ngày 4/7 với password là  “QinShiHuangA25Nhuvannhucuong” rồi đó. Kể ra các chú cũng giỏi nhưng mà nên nhớ là đang giỡn mặt với cảnh sát, ở đây là ở Nhật chứ không phải VN. Nếu tôi gửi thông báo hỗ trợ điều tra xuống cảnh sát tỉnh Aichi thì các chú vô hộp ngồi đó.
Vấn đề thứ 4 : 
Về bài báo của báo Đất Việt tôi sẽ trả lời như sau với từng đoạn mà phóng viên Khải Đơn nào đó nói đến. Phần Khải đơn nói trên báo Đất Việt là dòng chữ in nghiêng : Khải Đơn nhận xét: “Như tôi được biết qua thực tế sử dụng, sóng điện thoại luôn luôn song song với đường truyền internet. Nếu anh Thành không thể dùng điện thoại vì bị mất sóng, việc anh ấy liên lạc, reply thư liên tiếp cho các báo ở Việt Nam, thậm chí còn trả lời liên tiếp trên các blog và báo mạng… là điều phải xem xét lại”.Tôi không biết nhà báo Khải Đơn là ai? Tuy nhiên việc cô ta cho rằng khi không gọi điện thoại cầm tay được với tôi thì đồng nghĩa với việc nơi tôi công tác không thể có mạng Internet là một sai lầm về kiến thức mà tôi không muốn gọi là dốt. Cô ta phải hiểu rằng ở Nhật các xe tuần cảnh của cảnh sát không phải đơn thuần là một chiếc xe mà bên trong nó còn là cả một phòng thí nghiệm và trung tâm kết nối xử lý dữ liệu thu nhỏ. Xe cho phép tất cả chúng tôi kết nối với Internet qua hệ thống vệ tinh riêng của cảnh sát để xử lý thông tin điều tra trong những lúc khẩn cấp như kết nối thông tin vào mạng của tổng nha cảnh sát hay tổng nha cảnh sát Tokyo để so sánh vân tay, thông tin về số xe cũng như thông tin về nhân thân nghi can, thậm chí một số xe đời mới có thể kiểm tra kết quả nước tiểu và hơi thở để xác minh nghi can có dùng ma túy hay rượu v.v.. hay không trong vài phút, ngược lại hệ thống internet qua mạng điện thoại cầm tay dùng các đài anten phủ sóng trong phạm vi từng 2km quanh đài và các hệ thống D-CUBIC. Trong vùng Minami-Souma nơi tôi công tác chỉ những nơi có các xe phát sóng di động của các hãng điện thoại đến gần thì mới có thể liên lạc điện thoại hay kết nối Internet vì hầu như tất cả các trạm anten của các hang điện thoại đều bị sóng thần đánh tan hoang, không sử dụng được.    
Bên cạnh đó, trong bài viết của Hà Minh Thành có đoạn: “Thành phố Sendai kể như tan nát, ngoại trừ ĐH Tohoku do nằm trên núi nên không hư hại gì”. Trực tiếp đến thành phố Sendai, Khải Đơn khẳng định thành phố này không hề “tan nát”, chỉ có những hư hại rất hay xảy ra khi động đất như vỡ kính, nứt một số khu nhà, tuyến đường nội ô.
Về việc cô ta cho rằng Sendai không bị thiệt hại thì tôi cũng chịu thua, tôi không hiểu cô này có thực sự là nhà báo hay chỉ là kẻ giàu trí tưởng tưởng. Sau động đất toàn khu vực duyên hải của của Sendai, trong đó có cả phi trường Sendai là nơi thuộc vào diện bị thiệt hại nặng nhất sau cơn sóng thần mà Khải Đơn cho rằng không có thì chắc cô phóng viên này ngồi ở Việt nam viết báo. Cũng xin nói thêm ở Nhật nhà cửa được thiết kế chịu đựng được được động đất, bên trong trung tâm thành phố Sendai những nơi sóng thần không đánh tới thì mức độ thiệt hại rất ít, nhưng phía biển thì phải nói là tan hoang. Khải đơn có đặt chân đến những khu vực đó hay không mà dám khẳng định rằng thành phố Sendai không hề tan nát. Ngay sau cơn động đất và sóng thần tại quận Wakabayashi ở thành phố Sendai đã có 200 người chết, nhà cửa hầu như tan nát, phi trường Sendai sóng thần gây ngập nước toàn bộ tầng 2, hơn 1200 người bị kẹt tại phi trường , 58 người bị thiệt mạng xung quanh khu vực đó trong ngày 11/3. Ngay nhà ga chính của thành phố Sendai cũng bị thiệt hại tương đối nặng trong ngày 11.
Trong một chi tiết khác, Hà Minh Thành viết: “Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chắc chẳng còn thức ăn, tôi lại hỏi thăm…”
Theo Khải Đơn, tại tất cả các trại cứu trợ ở các nơi mà blogger này tiếp cận được, không có ai thiếu quần áo và chăn màn và thức ăn do các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế ở khu vực ít thiệt hại và lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã nhanh chóng cung ứng mọi nhu yêu phẩm cần thiết. Chỉ có tình trạng người tập trung quá đông nên mọi người phải xếp hàng.
Không thể có tình trạng một em nhỏ 9 tuổi, chỉ có áo thun và quần đùi đứng trong đám đông mà không ai quan tâm cả. Với thời tiết dưới âm độ và tuyết rơi liên tục, cậu bé có thể gục chết vì viêm phổi cấp hoặc quá lạnh trong một thời gian rất ngắn.
Ngoài ra, tại tất cả các thành phố bị phá hủy mà Khải Đơn đến, cảnh sát không tham gia cứu trợ hay cứu nạn mà Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hoàn toàn đảm trách việc này.
Đọc đến đoạn này tôi chỉ muốn nói với phóng viên Khải Đơn một câu. “Khải Đơn hãy tự vấn lương tâm khi cầm viết”. Hiện tại cho đến giờ phút này tại các trại tỵ nạn người tỵ nạn vẫn còn phải chịu đựng rất nhiều thiếu thốn. Nếu Khải Đơn chưa có kinh nghiệm sống lâu ở Nhật thì đừng nên viết những lời dối trá như vậy. Cho đến ngày thứ 3 sau thảm họa, hệ thống đường cao tốc Đông Bắc bị sụt lỡ vẫn chưa được phục hồi, các tuyến quốc lộ khác dọc từ Saitama, Chiba trở lên Fukushima đều bị hư hại, cấm không cho dân chạy vào, các xe hàng cứu trợ đều phải dùng đến quốc lộ số 4 chạy một vòng rất xa ngang qua tỉnh Yamagata để vào vùng Đông Bắc, ngay cả xe tuần tra của cảnh sát hay Tự vệ đội nhiều xe cũng hết xăng để chạy. Hàng cứu trợ một phần đến được cũng không có xăng cho các xe tải nhỏ để trung chuyển đến các trại tỵ nạn cần cứu trợ. Không thể nói là được nhanh chóng cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết. Khi tôi gặp em bé Souma Haruo là gặp vào ngày thứ 3 sau thảm họa, khi đó đừng nói là người dân tỵ nạn ngay cả cảnh sát chúng tôi cũng còn phải chịu đói khát thê thảm trong lúc làm việc.
Trẻ em của Nhật ngay từ lúc đi học ở nhà trẻ đã được trui luyện về thể chất, chuyện trẻ con Nhật trong các nhà trẻ vẫn phải mặc áo thun cụt tay hay quần đùi, đi chân không mang vớ trong mùa đông mà phòng của các bé không có máy sưởi là chuyện rất bình thường tại Nhật. Người nào có con nhỏ gửi các nhà trẻ của Nhật thì biết. Một đứa bé 9 tuổi đứng dưới trời lạnh để xếp hang nhận thức ăn trong một thời gian ngắn vài mươi phút không bao giờ có thể gục chết ngoại trừ đứa bé đó chính là phóng viên Khải Đơn.
Còn thông tin Khải Đơn cho rằng cảnh sát không tham gia cứu trợ hay cứu nạn thì quá dối trá bởi vì chắc chắn Khải Đơn đã không có mặt ở đó. Để tôi trình bày cách cứu trợ cho nghe để mà biết không cần Khải Đơn phải tưởng tượng như vậy. Ngay trong vòng 72 giờ đầu tiên sau thảm họa, lực lượng cứu trợ chính là Tự vệ Đội, Cảnh sát, các đội cứu hộ của Sở cứu hỏa và các thành viên trong các lực lượng phòng cháy địa phương do dân tự lập mà âm Hán Việt gọi là Tiêu phòng Đoàn cũng như các thành viên của các đội thiện nguyện và thân nhân của những người mất tích. Do lực lượng Tự vệ đội đông hơn nên họ dàn hàng ngang đi trước để tìm người còn sống sót. Khi nào họ phát hiện thấy người chết thì lính của Tự vệ đội họ cắm cọc và treo cờ trắng ở bên cạnh thi thể còn nếu còn sống thì họ sơ cứu và cắm cờ đỏ. Đây là một cách rất hay để tiết kiệm thời gian cứu hộ trên một vùng rộng tan hoang gần như thoáng đãng đầy bùn và nước biển còn vương lại sau cơn sóng thần. Cảnh sát và các thành viên của Tiêu phòng đoàn đi theo sau nếu gặp cờ đỏ thì nhào vô hỗ trợ, phụ với Tự vệ đội đưa đi cấp cứu, nếu gặp cờ trắng với người chết thì nhiệm vụ của cảnh sát là phải làm các biện pháp nghiệp vụ để xác định nhân thân, lấy dấu tay, kiểm tra tài sản trên người, chụp hình vị trí nằm chết v.v..để thân nhân của họ sau này có thể truy tìm tung tích người thân. Có thể nói lúc đó thì ai còn sức có thể tham gia cứu hộ, cứu nạn đều có thể tham gia. Sau 72 giờ đầu tiên thì tình hình nhà máy điện nguyên tử Fukushima1 nguy hiểm, công tác của cảnh sát từ nhiệm vụ cứu nạn chuyển sang hỗ trợ dân di tản và duy trì an ninh vì sau 3 ngày bắt đầu xuất hiện tình trạng một nhóm nhỏ người Trung Quốc giả danh người thiện nguyện đi hôi của trên xác những người chết.Vấn đề duy trì an ninh buộc phải nâng lên mức độ cao. Cảnh sát chúng tôi không chỉ phải duy trì an ninh mà còn phải đảm nhiệm luôn phần mang lương thực đi phân phát cũng như lo việc hỗ trợ đưa đi cấp cứu cho các cụ già không chịu rời bỏ nhà đi di tản trong vùng bán kính nguy hiểm xung quanh nhà máy điện nguyên tử.Có thể nói là công việc rất nặng nề.
Vần đề thứ 5
Tại sao an ninh VN phải vào cuộc truy tìm và cố chứng minh tôi là nhân vật ảo cũng như cố ý bôi nhọ nhà văn Phạm Viết Đào, tôi nghĩ có 2 lý do.
Thứ nhất tôi là người đã nêu lên chuyện Đại sứ quán VN tại Tokyo đã cho một số nhân viên và người thân bỏ chạy về VN trên chuyến máy bay đầu tiên của VNA sau khi phi trường Narita hoạt động trở lại. Tôi có được thông tin này thông qua các du học sinh cũng như một số người Việt đã gửi mail cho tôi hỏi ý kiến có nên bỏ chạy về VN hay không? Việc Đại sứ quán cho thân nhân và nhân viên bỏ chạy đã khiến cho nhiều người Việt ở Nhật hoảng loạn bỏ chạy theo về VN mà không ít trong đó không kịp xin luôn cả giấy cho phép trái nhập quốc để quay lại Nhật. Sau khi kiểm tra thông tin những người Việt xuất quốc khỏi Nhật ở phi trường Narita ngày hôm đó qua hệ thống mạng nội bộ của cảnh sát tôi xác định thông tin đó không sai vì có rất nhiều người VN dùng hộ chiếu ngoại giao. Là một người ở Nhật đã lâu , tôi hiểu sự kỳ thị của xã hội Nhật sẽ dành cho những kẻ bỏ chạy như thế nào, nên đã gửi một E-mail cho báo Vietnamnet nhờ đăng với lời kêu gọi người Việt ở Nhật hãy bình tĩnh, cũng như báo chí VN nên đăng tải những thông tin về thảm họa ở Nhật một cách chính xác và không nên cường điệu quá mức để khỏi gây bất an cho thân nhân của họ ở VN. Việc tôi đăng thông tin này đã khiến Đại sứ quán VN ở Tokyo tự ái. Đây là nguyên nhân chính họ phải cố “đập” cho tôi thành nhân vật ảo và câu chuyện em bé Souma Haruo tôi kể cho nhà văn Phạm Viết Đào là câu chuyện bịa của nhà văn. Nhân tiện ở đây tôi cũng xin lỗi các nhân viên của Đại sứ quán còn ở lại đã đưa xe lên Sendai giúp đưa các du học sinh bị kẹt ở đó trở về Tokyo vì tôi đã trách nhầm các anh. Việc tôi trách các anh không lo cứu giúp người Việt trong vùng thảm họa là do tôi đã cố gắng liên lạc với các anh nhưng không được, cũng như bản bộ cứu nạn tại vùng Fukushima cho biết không có nhân viên Đại sứ quán VN nào đến tìm người bị nạn VN ở đó. Tôi nghĩ các anh nên rút kinh nghiệm qua vụ này trong công tác bảo hộ công dân, trong những trường hợp khẩn cấp như vậy nếu nhân viên Đại sứ quán không có mặt tại hiện trường để yêu cầu giúp đỡ thì cảnh sát địa phương họ không có lo tìm giúp đâu. Việc nhân viên Đại sứ quán Singapore và Nam Dương có mặt ngay ngày sau tại vùng thảm họa với danh sách thông tin công dân của họ nhờ chúng tôi phải hỗ trợ tìm kiếm và giúp họ di tản công dân của họ là một kinh nghiệm hay mà các anh nên học.
Nguyên nhân thứ hai họ muốn bôi nhọ tôi vì theo tôi do vô tình trong lần công tác này tôi đã để lộ thông tin mình là cảnh sát. Bôi nhọ bằng cách vu cáo tôi là đặc vụ của Nhật, truy tìm các thông tin cá nhân của tôi bằng cách hack E-mail, xóa trang blog cá nhân của tôi v.v..Bởi vì vô tình họ khám phá ra tôi chính là người đã chỉ huy điều tra vụ án PCI phần liên quan đến VN. Mà vụ án này đến giờ ở VN những bí mật cũng như kết quả chính xác trong quá trình điều tra dính líu đến các nhân vật ở VN của vụ án cũng chưa hé lộ.Họ lo ngại tôi có cơ hội tiếp cận báo giới trong nước và những thông tin quan trọng cần giấu diếm sẽ bị lọt ra ngoài mà không hiểu rằng với phía Nhật vụ án đã xếp xó và tôi là một cảnh sát thì theo luật bảo mật của Công vụ viên tôi không bao giờ có thể để lộ hết thông tin điều tra ra ngoài. 4 năm nữa tôi về hưu không còn dính líu tới cảnh sát thì tôi viết hồi ký về mấy vụ này chơi không chừng. Về việc cho tôi là Đặc vụ và làm sao thỉnh thoảng đi theo các nguyên thủ VN khi sang Nhật thì cũng là chuyện bình thường thôi. Ở Nhật chỉ có 3 người Việt duy nhất tham gia lực lượng cảnh sát. Hai người ở Tổng Nha cảnh sát Tokyo và tôi ở Bản bộ cảnh sát tỉnh Saitama. Thỉnh thoảng mỗi khi có nguyên thủ hay quan chức cao cấp của VN sang Nhật thì lực lượng SP của Tổng Nha cảnh sát Tokyo sẽ trưng dụng 3 đứa tôi đi theo để bảo vệ cũng như trong trường hợp Bộ Ngoại Giao không tìm kịp ra thông dịch viên giỏi thì chúng tôi cũng kiêm luôn công tác thông dịch hoặc phiên dịch sau sự cố ông Đỗ Mười sang Nhật bị dân Việt nam ở đây chặn đường ném trứng do bị lộ hết lộ trình bởi người thông dịch viên khi đó là một thành viên của Mặt trận quốc gia giải phóng Hoàng Cơ Minh tức là Đảng Việt Tân đã báo ra ngoài cho các thành viên của Hiệp hội người Việt. Dĩ nhiên đẳng cấp của đặc vụ SP và cảnh sát quèn công vụ viên địa phương như tôi khác nhau xa lắm. Cũng cho tôi nói them trên trang mạng Anhbasam có thông tin có người cho rằng đã gặp và nói chuyện với tôi trong một phái đòan nào đó ở Cần Thơ chỉ là chuyện bịa đặt .
 Vấn đề thứ sáu
Về chuyện thằng bé Souma Haruo thì như tôi đã nói câu chuyện thằng bé là một câu chuyện rất xúc cảm với tôi khi đó và tôi đã tâm sự cho nhà văn Phạm Viết Đào nghe chơi. Chính tôi cũng không ngờ là câu chuyện thằng bé đã gây đến cho tôi nhiều rắc rối từ cả 2 phía Việt Nam và Nhật. Tôi đã bị giám đốc Sở cảnh sát cảnh cáo về tội đã tự ý hành động cũng như lạm dụng mạng kết nối nội bộ của cảnh sát và bắt buộc viết báo cáo giải trình cho Vụ Việt Nam, Ban Châu Á, Bộ Ngoại giao sau khi bà Hashizume Ayami của Bộ ngoại giao gọi đến cho giám đốc Sở của tôi kể về câu chuyện và yêu cầu tôi phải giải trình báo cáo về thông tin của cháu bé Souma Haruo bởi vì vô tình qua bài viết của tôi đã được ai đó dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp đã khiến cho nhiều người ngoại quốc ở Mỹ , Pháp, Philippin và cả Việt Nam quyên tiền gửi tặng đã khiến cho các nhân viên Đại sứ quán tại các nước sở tại bối rối vì họ không biết thông tin gì về đứa nhỏ. Cũng may nhờ vào sự hỗ trợ của các đồng nghiệp ở cảnh sát tỉnh Kanagawa, tôi cũng đã tìm ra lại cháu. Hiện tại Souma Haruo đang sống với một người cô ở quận Asahi, thành phố Yokohama.
Trên đây là những điều tôi trả lời các nghi vấn cho nhà văn Phạm Viết Đào cũng như đối chất với báo Đất Việt. Tôi cũng quá chán những chuyện lùm xùm không đáng có và hy vọng đây là lần trả lời sau cùng.
Hà Minh Thành. 
( Thư đến vào lúc 17 g 15 ngày 07/5/2011 )
Phạm Viết Đào.
Câu chuyện về cậu bé Soma mà là “trò bịp” ư ?
Báo Đất Việt số ra ngày 27/4/2011 có bài “Em bé Nhật cao cả hay “ trò bịp “ của kẻ sùng ngoại…” ( * ) của Quốc Lê; bài viết đã kết thúc bằng việc mượn ý kiến của blogger Khải Đơn, một nhà báo sử dụng blog và nick name để công bố chính kiến:” Từ vụ Cô Lượm Hà Minh Thành, nhiều người phê phán mạnh mẽ thái độ sùng ngoại, nhược tiểu của một bộ phận người Việt. “Họ có thể căn cứ hoàn toàn vào một câu chuyện kiểu “chicken soup” và viết hàng tá bàn luận về sự vĩ đại của người Nhật, sự thiếu trật tự của ta...”
Qua đọc kỹ bài viết trên Đất Việt, Blog Phamvietdao.net nhận thấy Đất Việt đã có 2 vi phạm đáng lưu ý sau đây: 1/ Vi phạm Luật Báo chí ; 2/ Vi phạm đạo đức nghề báo…
1/ Đất Việt vi phạm Luật Báo chí: 
Blog Phamvietdaonv yêu cầu Thanh tra Bộ Thông Tin-Truyền thông xử phạt Tổng Biên tập báo Đất Việt vì đã vi phạm Mục C của Điều 7 Nghị định 02/2011/NĐCP ( NĐ 02 ), là Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/02/2011. Theo quy định tại Điều 2-NĐ02 là điều quy định về:Vi phạm các quy định về nội dung thông tin, tại Mục C quy định: “Sử dụng tin, bài để đăng phát trên báo chí nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả “…báo nào đưa tin, bài có các nội dung như trên sẽ bị xử phạt vị phạm hành chính.
Theo quy định tại điều khoản trên của NĐ 02 , Tổng Biên tập báo Đất Việt phải bị xử phạt trong khung từ 1 tới 3 triệu đồng vì các hành vi sau đây:
-Trong bài viết trên Đất Việt, Quốc Lê có thể là cộng tác viên mà Đất Việt nắm được tên thật, địa chỉ; song bài viết in trên Đất Việt của Quốc Lê đã sử dụng lại các thông tin, ý kiến phát biểu trên mạng của một số blogger để làm cơ sở, bằng chứng cho việc chứng minh các kết luận của bài viết, đó là các blogger: Phạm Viết Đào, Hà Minh Thành, blogger Khải Đơn ( Facebook), Luong Hai Khoi, TRAN ANH HAI…
Trong số 6 blogger được sử dụng trong bài của Quốc Lê được Đất Việt đăng, sử dụng lại thông tin, chỉ có blog Phạm Viết Đào là có tên, địa chỉ đáp ứng theo đúng quy định của Nghị định không 2; các blogger khác là các nick name ( tên ảo ), không có địa chỉ và nhân thân rõ ràng. Như vậy hành vi thông tin trên của Đất Việt đã vi phạm NĐ-02 khi cho đăng bài viết của Quốc Lê.
Đây là quy định giành cho xử phạt việc đưa tin của các báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép; Các blogger không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định này…
2/ Đất Việt vi phạm đạo đức nghề báo
a/Đất Việt phủ nhận những giá trị đạo đức truyền thống có thật của Việt Nam
Khi Đất Việt cho đăng bài: Em bé Nhật cao cả hay “ trò bịp “ của kẻ sùng ngoại…”
Qua các ý kiến viết trong bài cho thấy: Đất Việt chủ đích chỉ trích, phê phán việc blogPhamvietdao.net đã cho đưa lên blog của mình câu chuyện về cậu bé Soma Nhật Bản; Vậy cậu bé Soma đã có hành động như thế nào mà bị Đất Việt coi là “trò bịp” nhằm lôi kéo những kẻ có thái độ “sùng ngoại”, “nhược tiểu”; xin hãy căn cứ vào nội dung mà Đất Việt tóm lược câu chuyện:” Trong câu chuyện của mình, một người tên Hà Minh Thành tự nhận mình là một cảnh sát Nhật gốc Việt đang tham gia cứu người ở Fukushima. Ông gặp một cậu bé 9 tuổi, mất hết cha mẹ vì sóng thần, đang mặc áo thun quần đùi lạnh cóng chờ lãnh thức ăn. Ông thương quá nên cho cậu bé cái áo khoác và một gói lương khô. Nào ngờ cậu bé không ăn mà lại đem đặt lên bàn thức ăn để chia cho những người khác…
Sai phạm đầu tiên về nghiệp vụ báo chí của Đất Việt đó là dẫn nguốn tin không chính xác: Hà Minh Thành là một nick name, tên ảo, là loại tên mà giới blogger thường sử dụng chứ không phải tên thật; điều này Hà Minh Thành đã công bố trên blog Phamvietdaonv nhiều lần trước khi có bài trên Đất Việt!
Việc một người có nick name là Hà Minh Thành cho biết nghề của mình là cảnh sát Nhật Bản không nhằm mục đích để dọa, lấy oai, hay mơi nhận hối lộ (vì ảo mà lại ảo bên Nhật thì dọa được ai); nick name Hà Minh Thành xuất hiện trong bối cảnh: Có trận động đất, sóng thần tại vùng Fukushima, do ở đó có người Việt Nam sinh sống. Theo nick name Hà Minh Thành: anh được giao nhiệm vụ đến để bắt liên lạc và giúp đỡ những người dân Nhật Bản đang gặp nạn, trong đó tất nhiên có cả người Việt Nam.
Hà Minh Thành nhờ blog Phamvietdaonv thông tin ai là người Việt Nam có thân nhân ở vùng này, cần giúp đỡ thì liên hệ với anh theo địa chỉ và email đã được Hà Minh Thành gửi công bố trên blog Phamvietdaonv.
Sở dĩ Hà Minh Thành liên hệ với Phamvietdaonv là do: thứ nhất khi xảy ra động đất, sóng thần ở Nhật, chủ blog đã chủ động gửi email thăm hỏi; vì cả hai quan hệ giao lưu với nhau qua mạng đã hơn 2 năm. Hà Minh Thành biết blog Phamvietdao.net hàng ngày có hàng ngàn người truy cập. Hy vọng thông tin qua blog được loan ra sẽ có thể giúp ích cho ai đó đang gặp khó khăn do động đất, sóng thần tại Nhật…
Đây là việc làm trong sáng, không vụ lợi, mang tính chất giúp đỡ, tương thân, tương ái cá nhân, ngoài luồng; Hà Minh Thành cho biết anh làm việc này không phải do cơ quan của Hà Minh Thành giao cho; vì thế Hà Minh Thành không liên hệ với một cơ quan ngôn luận nào của Việt Nam. Còn theo Hà Minh Thành, anh đã chủ động liên hệ, gọi điện cho Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, nhưng không biết lý do gì Đại sứ không có người trực trong những ngày đó !
Lý do như vậy là minh bạch, rõ ràng và lương thiện, là quang minh chính đại…Vai trò cảnh sát của người mang nick name Hà Minh Thành gắn với bối cảnh cứu nạn đó chứ không phải xuất phát từ động cơ nào khác. Do đó quy chụp cho Hà Minh Thành là người tự nhận là cảnh sát là một thái độ ứng xử, phát ngôn hàm hồ, thiếu văn hóa của Đất Việt…Anh căn cứ vào đâu mà dám mắng người ta là “tự nhận mình là cảnh sát” để đi bịp những người có “thái độ vọng ngoại, nhược tiểu”… khi Đất Việt cũng là một tờ báo có trụ sở ở Hà Nội ?
Người ta nói rõ làm nghề cảnh sát để cứu giúp người trong hoạn nạn chứ có nhận vai, sắm vai, xưng danh là cảnh sát để dọa nạt, đòi ăn hối lộ…  đâu mà Đất Việt sử dụng cái quyền nắm trong tay cơ quan ngôn luận, muốn viết gì thì viết, muốn sỉ vả ai thì sỉ vả? Một kẻ tự nhiên vô cớ sỉ vả người khác, khi người đó không làm gì mình, người ta chưa có hành vi nào sai thì đó là loại người gì vậy ?
(Thực ra giữa Đất Việt và Hà Minh Thành có mối “ân oán” theo kiểu ” giang hồ” với nhau đấy, nhưng liên quan đến chuyện khác, không liên quan đến chuyện cậu bé Soma, xin kể sau !)
Điều thứ hai xin đề nghị Đất Việt giải thích thế nào là khái niệm về “thái độ vọng ngoại, nhược tiểu” cần bị chê trách, phê phán. Theo cách hiểu thông thường, người ta vọng ngoại, phải cố tìm cách nhập khẩu về những giá trị mà trong nội địa không có, không sản xuất được; những giá trị đó do nhập khẩu nên thường là kệch cỡm, không phù hợp với “cơ địa” tiêu dùng, với văn hóa tiêu dùng của đa số người trong nước nên những món hàng nhập khẩu do vọng ngoài này thường bị tẩy chay, lên án, dè bỉu, diễu cợt…
Trong thời đại giao lưu, hội nhập ngày nay, nhiều giá trị vật chất, văn hóa, tinh thần, nhiều phong tục thậm chí cả tôn giáo đã được truyền bá, giao lưu, vay mượn, xuất nhập khẩu từ nước này sang nước khác để làm giàu có, phong phú đời sống vật chất, tinh thần của mọi người là chuyện bình thường. Chỉ những kẻ thái quá, cực đoan mới chịu bó mình trong “cái ao làng” không xài, không tin dùng, tẩy chay đồ ngoại. Quần bò, áo phông đâu phải của Việt Nam nhưng nào ai tẩy chay nó. Ngày Valentine đâu là của Việt Nam ? Thế nhưng giới trẻ ào ào mua hoa, nào ai có chê trách?
Vậy thì cái hành động kiên nhẫn sắp hàng, không nhận phần ưu tiên, nói nôm na theo kiểu người Việt là không chịu ăn mảnh có là chuyện chỉ có thể có ở Nhật Bản mà ở Việt Nam không hề có việc này sao ? Nếu Việt Nam cũng có những ứng xử tương tự thì sao lại gán cho người viết, đưa chuyện này lên là có tư tưởng “sùng ngoại”, là thái độ “nhược tiểu” ? Vậy xin hỏi Đất Việt cái “cường tiểu” nó có mặt mũi ra răng ???
Hà Minh Thành là công dân Nhật thì sùng ngoại vào đâu, sùng Việt Nam à ? Còn Blog Phamvietdaonv, đưa lên blog, “nhập khẩu” câu chuyện này về phải chăng do Việt Nam không thể có sự nhường nhịn kiểu đó, người Việt Nam không có cách ứng xử đó nên vớ được câu chuyện này thì làm to chuyện lên, khuấy động cư dân mạng để cạnh khóe:“Họ có thể căn cứ hoàn toàn vào một câu chuyện kiểu “chicken soup” và viết hàng tá bàn luận về sự vĩ đại của người Nhật, sự thiếu trật tự của ta...”
Ghê gớm chưa, sao Đất Việt không huỵch toẹt ra là cái  “blog nhà văn Đào” này cùng với Hà Minh Thành, “kẻ tung người hứng” ( ngôn từ của Quân Sử Việt Nam ?) cái câu chuyện cậu bé Soma không chịu ăn mảnh suất lương khô người khác ưu tiên đưa cho cậu là một hình thức “chuyển lửa về quê”, là trò chơi “diễn biến hòa bình” nhằm lật đổ chế độ đây ?
Ngày xưa ra ngõ gặp anh hùng, phải chăng bây giờ theo Đất Việt ra ngõ chỉ toàn gặp “người của Vinashin” sẵn sàng xơi tái hàng tỷ USD mà không bị làm sao, mã vẫn nhơn nhơn ??? Và do vậy đưa chuyện cạu bé Soma ra bàn là ác ý. Liệu viết như Đất Việt đã cố tình bôi bẩn, phủ nhận lòng tương thân tương ái có thật của người Việt Nam không ? Chả nhẽ người Việt Nam bây giờ đốn mạt tới mức tất cả mọi người đều sẵn sàng tranh cướp với nhau từng mẩu bánh mỳ ? Khi Đất Việt lu loa lên rằng: câu chuyện cậu bé Soma chỉ là “ trò bịp” của kẻ sùng ngoại, điều này có nghĩa Đất Việt đang vả vào mặt ai ?
Ai cho phép Đất Việt làm điều đó ? Đất Việt lấy căn cứ nào để còn nói càn rằng, câu chuyện của cậu bé Soma là câu chuyện sáng tác, chuyện bịa và ngay cả ở Nhật Bản cũng không thể có chuyện đó ? Sao Đất Việt lại có cái nhìn đen tối về các quan hệ con người đến mức vậy đối với cả với cả người Việt Nam và người Nhật Bản?
( Còn nữa )…
Phạm Viết Đào.
Báo Đất Việt sử dụng “ thông tin ảo” này để phản bác “thông tin ảo “ kia …
Trong các phiên tòa khi xem xét, phán quyết, phân định đúng sai về một vụ kiện tụng; cho dù đó là một phiên tòa dân sự, không bao giờ tòa án sử dụng thông tin báo chí, cho dù đó là nguồn tin từ các cơ quan thông tấn nhà nước để làm bằng chứng cho bản án, để kết án; Tòa phải tự điều tra, phản xử bằng nguồn tin do các cơ quan chức năng cung cấp…
Trong vụ Hà Minh Thành này, Hà Minh Thành là một “nhân vật ảo”, muốn chứng minh thông tin do nick name này cung cấp là sai sự thật, muốn đưa ra kết luận mang tính phán xét thì Đất Việt phải tự cử phóng viên của mình đi điều tra, hoặc phải căn cứ vào các nguồn tin có cơ sở xác thực, cho dù đây là phán xử bằng dư luận.
Trong bài viết “Em bé Nhật cao cả hay “ trò bịp “ của  kẻ sùng ngoại…”, Đất Việt lớn tiếng quy chụp Hà Minh Thành và “blog nhà văn Đào” là giở “ trò bịp những kẻ sùng ngoại “ nhưng căn cứ mà Đất Việt sử dụng để thóa mạ người ta lại dựa vào các thông tin từ các “nguồn tin ảo”, đó là các blogger?
Đất Việt có quyền đưa ra thông tin để người đọc tự kiểm chứng, phán xét; còn khi Đất Việt chỉ dựa vào các nguồn thông tin ảo khác để quy chụp Hà Minh Thành là một nhân vật ảo, hơn nữa lại ở bên Nhật thì dẫu sao cũng có thể không bị làm sao; còn “blog của nhà văn có tên Đào” như Đất Việt viết lại không phải là “con người ảo”. Việc đưa tin này, nếu Đất Việt không đủ cơ sở pháp lý, nghề nghiệp thông tin báo chí để tự bảo vệ thì Đất Việt vừa vi phạm Luật Báo chí, khoản 4 Điều 10: “Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân”… và  vi phạm Mục C của Điều 7 Nghị định 02/2011/NĐCP của NĐ-02 !
Xin dẫn ra các bằng chứng thông tin mà Đất Việt đã sử dụng để quy chụp BloggerPhamvietdao.net đã có các hành vi bịp bợm sau đây:
1/ Đất Việt đã dựa vào ý kiến của một blogger có nick name là Khải Đơn, đã trích ý kiến từ nguồn tin ảo này:”Trên mạng xã hội Facebook, blogger Khải Đơn (ngoài đời là nữ phóng viên của một tờ báo lớn ở Việt Nam, người đã có mặt tại hiện trường thảm họa ở Nhật Bản trong nhiều ngày) đã đưa nhiều dẫn chứng cho thấy câu chuyện mà Hà Minh Thành kể có nhiều điểm bất hợp lý.
Blogger này kể, khi đang ở Fukushima, cô đã đi tìm cách để gặp Hà Minh Thành. Tuy vậy, khi cô gọi điện thoại và gửi mail cho ông Thành (theo số điện thoại và email ông cung cấp trên blog của nhà văn Đào) thì tổng đài báo số liên lạc không có thực, và email không ai trả lời.
Khải Đơn nhận xét: “Như tôi được biết qua thực tế sử dụng, sóng điện thoại luôn luôn song song với đường truyền internet. Nếu anh Thành không thể dùng điện thoại vì bị mất sóng, việc anh ấy liên lạc, reply thư liên tiếp cho các báo ở Việt Nam, thậm chí còn trả lời liên tiếp trên các blog và báo mạng… là điều phải xem xét lại
”.
Trước hết xin hỏi Khải Đơn: Khải Đơn được cử sang Nhật để điều tra, phản ánh về thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật Bản hay được cử sang Nhật để điều tra về vụ Hà Minh Thành để thông tin lên blog cá nhân?
Thứ hai nhà báo có thể dùng bút danh, mỗi nhà báo trong cuộc đời thường gắn với một vài bút danh quen thuộc; tuy không xưng danh nhưng người đọc cũng đoán được đằng sau cái bút danh ấy là ai? Còn như một người người tự xưng là “nhà báo lớn “ mà lại không dám trình bày chính kiến của mình lên mặt báo, không dám dùng cả bút danh mà phải dùng nick name để trình bày chính kiến trên blog thì đó là loại nhà báo gì?
Tờ báo nơi cử Khải Đơn sang tận Nhật có thừa kinh phí không? Sang Nhật chắc chắn có bao nhiêu chuyện, bao nhiêu thông tin cần được thông tin cho đông đảo bạn đọc, để nhân dân Việt Nam hiểu thêm về đất nước, con người Nhật Bản, để sẻ chia…Đằng này Khải Đơn chưa thấy công bố bài nào viết về Nhật Bản trong chuyến đi mà chỉ thấy viết blog? Nếu có viết bài trên báo sao không dám công bố: Khải Đơn đã viết các bài sau đây về Nhật Bản nhân chuyến đi tại các báo X.Y.Z…
Đã có gan làm chứng cho Đất Việt để lật tẩy thông tin của Hà Minh Thành, sao không dám chường mặt ra mà lại phải dùng nick name? Cứ cho là loại thông tin này nơi mà tờ báo cử Khải Đơn đi không đăng được vì không phủ hợp với tôn chỉ mục đích; vậy khi đưa tin này lên Đất Việt, một tờ báo có tôn chỉ mục đích đi săm soi các chuyện do các blogger viết, sau Khải Đơn không dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm cá nhân với Đất Việt về những thông tin mà mình cung cấp. Hành động của Khải Đơn vừa đẩy Đất Việt vào tình thế vi phạm pháp luật thông tin, vừa chứng tỏ sự thiếu đàng hoàng, hành vi của Khải Đơn có khác gì hành vi “ ném đá giấu tay “ của kẻ tà tâm, xấu chơi ?!
Hay Khải Đơn vì cú chuyện sang đến Nhật nhưng vì ” Tuy vậy, khi cô gọi điện thoại và gửi mail cho ông Thành (theo số điện thoại và email ông cung cấp trên blog của nhà văn Đào) thì tổng đài báo số liên lạc không có thực, và email không ai trả lời…”
Thế Khải Đơn lấy tư cách gì mà buộc Hà Minh Thành phải trả lời điện thoại và email với mình? Hà Minh Thành có phải là công dân Việt Nam đâu mà phải chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí theo một Thông tư đã ban hành của Bộ Thông tin-Truyền thông; ( thông tư này quy định các cơ quan nhà nước của Việt Nam phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí khi báo chí yêu cầu).
Nếu Khải Đơn đến Nhật, chẳng may đi qua một khu phố, một ngôi nhà do động đất, sụt vỡ, gạch rơi vào vỡ đầu, nếu lúc đó Khải Đơn gọi điện, email cho Hà Minh Thành mà Hà Minh Thành không ra tay giúp đỡ, lúc đó mới trách Hà Minh Thành được chứ ? Hà Minh Thành đã viết trên Blog Phamvietdao.net giới hạn sự giúp đỡ, chỉ giúp những ai là người Việt Nam ở vùng Fukushima Nhật, nếu gặp khó khăn do động đất, sóng thần thì thông tin cho Hà Minh Thành; Hà Minh Thành sẽ tìm cách giúp đỡ theo khả năng? Còn một nhà báo từ Việt Nam sang lại đòi gặp Hà Minh Thành để lấy thông tin viết báo thì Hà Minh Thành không trả lời là điều dễ hiểu…
Còn vì sao số điện thoại bị vô hiệu thì như Hà Minh Thành đã trình bày: quá nhiều người Việt Nam gọi đến không vì vì mục đích như Hà Minh Thành đã công bố, mà gọi điện đến để kiểm tra, để trêu ghẹo, đề nghị cung cấp lấy thông tin để viết báo, để tìm cho một bà vợ Nhật…
Không chỉ cảnh sát Nhật mà các cơ quan của Việt Nam cũng vậy thôi, các cơ quan đều cử người đại diện phát ngôn chính thức để cung cấp thông tin chính thống; các nhà báo muốn lấy các thông tin từ các cơ quan chức năng nhà nước đều phải thông qua người này…Hà Minh Thành chắc không phải là người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin, do đó sự lảng tránh, không muốn tiếp xúc là quyền của Hà Minh T, bù lu bù loa theo kiểu đàn bà: “Nếu anh Thành không thể dùng điện thoại vì bị mất sóng, việc anh ấy liên lạc, reply thư liên tiếp cho các báo ở Việt Nam, thậm chí còn trả lời liên tiếp trên các blog và báo mạng… là điều phải xem xét lại”. Khải Đơn lấy cái quyền gì mà xem xét người khác khi mình cũng chỉ là một nick name ?
Nếu ngay từ đầu, Hà Minh Thành đặt vấn đề gửi bài, đề nghị cộng tác với một tờ báo, sau đó tránh mặt đi thì mới đặt vấn đề vai trò thông tín viên đáng ngờ của Hà Minh Thành; từ đầu người ta đã bất đắc dĩ phải trả lời theo yêu cầu báo chí Việt Nam; do một vài tờ báo email cho Hà Minh Thành đề nghị được đăng ý kiến của Hà Minh Thành đưa trên blog Phamvietdao.net ?
Hay theo Đất Việt, do tại Phamvietdao.net đưa cậu chuyện cậu Soma này lên, “súng bắn không nên phải đền đạn”, chủ blog phải bay sang Nhật để xác minh; hoặc phải có trách nhiệm yêu cầu Hà Minh Thành lấy giấy xác nhận của cảnh sát Nhật hay của các cơ quan chức năng của Nhật để chứng minh câu chuyện cậu bé Soma là có thật ? Nếu không làm được như vậy, kết hợp với hành vi không chịu nghe điện thoại và reply email cho blogger Khải Đơn, đích thực Hà Minh Thành là “Lượm” và “Blog Phamvietdao.netlà “Đài truyền hình Trung ương” vì đã tổ chức làm rùm beng vụ này ??? Do đó phải có lời xin lỗi như Biên tập viên Kim Ngân ?
Lập luận như vậy có giống với tư duy “ đâm bị thóc chọc bị gạo” của kẻ “ nhàn cư vi bất thiện “ không? Blog Phamvietdao.net có được Chính phủ cấp phép hoạt động, có được đầu tư cơ sở vật chất và được trả lương như chị Kim Ngân đâu; “Blog của nhà văn Đào” có được thu tiền quảng cáo đâu mà bắt “ blog nhà văn Đào “ phải chịu trách nhiệm như ông Vũ Văn Hiến, như chị Kim Ngân, phải xin lỗi mọi người ? “Blog nhà văn Đào” có mời, có bắt ai vào vừn nhà mình đâu ?
Đất Việt trích dẫn tiếp ý kiến của blogger Khải Đơn:”Bên cạnh đó, trong bài viết của Hà Minh Thành có đoạn: “Thành phố Sendai kể như tan nát, ngoại trừ ĐH Tohoku do nằm trên núi nên không hư hại gì”. Trực tiếp đến thành phố Sendai, Khải Đơn khẳng định thành phố này không hề “tan nát”, chỉ có những hư hại rất hay xảy ra khi động đất như vỡ kính, nứt một số khu nhà, tuyến đường nội ô… Trong một chi tiết khác, Hà Minh Thành viết: “Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chắc chẳng còn thức ăn, tôi lại hỏi thăm…”
Theo Khải Đơn, tại tất cả các trại cứu trợ ở các nơi mà blogger này tiếp cận được, không có ai thiếu quần áo và chăn màn và thức ăn do các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế ở khu vực ít thiệt hại và lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã nhanh chóng cung ứng mọi nhu yêu phẩm cần thiết. Chỉ có tình trạng người tập trung quá đông nên mọi người phải xếp hàng.
Không thể có tình trạng một em nhỏ 9 tuổi, chỉ có áo thun và quần đùi đứng trong đám đông mà không ai quan tâm cả. Với thời tiết dưới âm độ và tuyết rơi liên tục, cậu bé có thể gục chết vì viêm phổi cấp hoặc quá lạnh trong một thời gian rất ngắn.
Ngoài ra, tại tất cả các thành phố bị phá hủy mà Khải Đơn đến, cảnh sát không tham gia cứu trợ hay cứu nạn mà Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hoàn toàn đảm trách việc này.”
Hóa ra vị nhà báo của cái tờ báo lớn kia được cử sang tận Fukushima, được chứng kiến tận nơi, thế mà không dám giơ mặt mình ra để viết bài, thông tin chính thức với bạn đọc, mà chỉ dám sử dụng cái nick name Khải Đơn để đưa những thông tin theo lối “thày bói xem voi”…
Sang đến Fukushima mà không tìm được chuyện gì để viết để nói lên những nỗ lực phi thường của người Nhật trong cơn thảm họa, Khải Đơn chỉ chăm chăm kiểm tra trẻ con ở đây có phải mặc quần đùi như Hà Minh Thành viết không? Khi đến được vài địa điểm thấy trẻ con Nhật không mặc quần đùi thế là cái nhiệm vụ cử sang Nhật làm báo, tốn bao nhiêu tiền coi như đã được hoàn thành? Sao mà các nhà báo “ lề phải “ Việt Nam thảm hại đến thế, vô công rồi nghề đến thế ? Đi xăm xoi từng cái quần đùi của trẻ em Nhật ?
Thế Đất Việt không tính đến việc khi Hà Minh Thành tiếp xúc, lúc đó quần áo cứu trợ chưa đến kịp, nhưng khi Khải Đơn đến thì đã có quần dài rồi ? Thảng hoặc Khải Đơn đã không có mặt ở noi mà Hà Minh Thành làm việc thì sao nào? Khải Đơn giỏi lằm ở vài ngày, đến được vài nơi chứ làm sao có mặt hết tất các các địa điểm tại vùng Fukushima ?
Phải chăng các vị cay mũi vì Hà Minh Thành không phải là nhà báo, blog Phamvietdaonv không phải là tờ báo nhưng khi viết lên mạng một câu chuyện để chơi theo đúng nghĩa vì chủ nhân thấy hay; được cư dân mạng khen, tán thưởng…Trong khi đó các vị là nhà báo ăn lương, là những tờ báo, thậm chí đã cất công sang tận Nhật Bản mà không viết ra được cái gì ra hồn để người đọc tìm đọc. Do đó các vị phải tìm cách “ném đá”, “ném chuột chết”, “ném rác” vào “sân, vườn”, “cửa, ngõ” nhà người ta, một việc thường hay bắt gặp tại các khu tập thể tại Hà Nội khi nhà ai chẳng may có nhà cửa sân vườn có vẻ tinh tươm hơn hàng xóm??? Không nhẽ Đất Việt lại đi cố súy, “bảo kê” cho loại hành vi này?
Về ý kiến của Khải Đơn, xin được trích ra đây ý kiến của blogger có nicke name Xuan Cong phản hồi về ý kiến của Blogger Khải Đơn đã đưa trên blog Phamvietdao.net: “Bà phóng viên Khải Đơn nào đó chắc ngồi trong khách sạn ở Sendai dịch báo Nhật gửi về VN kiếm tiền thì đúng hơn khi cho rằng ở các trại tỵ nạn có đầy đủ chăn màn và thức ăn. Nếu có đầy đủ vậy thì ông thị trưởng ở thành phố Minami Souma mắc công gì phải làm video gửi lên Youtube nhờ cả thế giới hỗ trợ vì không có được sự trợ giúp từ chính quyền trung ương. Chắc chắn hơn tôi nghĩ bà phóng viên này cũng không có mặt ở Nhật trong những ngày đó vì ngay nơi tôi đi học ở Tokyo chuyện đi vô siêu thị kiếm mua gạo hay mua một chai nước còn khó huống hồ là ở vùng động đất.Tôi với 3 thằng bạn chung nhà phải nhai bánh tráng cầm hơi 3 ngày vì mua không được gạo.Cho tới ngày hôm qua TV ở Nhật vẫn còn chiếu cảnh Thiên Hoàng đi thăm trại tỵ nạn người dân vẫn còn năm trên các thùng giấy các tông.Không biết Hà Minh Thành tưởng tượng hay các người tưởng tượng nữa…”?
( Còn nữa )
 Phạm Viết Đào.
Bác sĩ hỏi: Băng bó chân không hay cả con chó ? 
( Tranh biếm họa trong Tuyển tập Truyện cười Rumani; Costica Sava và Cao Văn Kỳ dịch; Phạm Viết Đào hiệu đính… )

Blog Phamvietdao.net đã đưa lên mạng 2 kỳ trình bày về vụ “Cậu bé Soma Nhật” và “Hà Minh Thành” tác giả của câu chuyện, bên cạnh những ý kiến đề nghị: chủ blog không quá sa đà vào việc này mà để giành thời gian viết phục vụ bà con nhưng câu chuyện khác; Thế nhưng xem chừng “ cây muốn lặng mà gió không dừng”, có vẻ nhưng nhiều blog vẫn chưa cảm thấy thỏa mãn mà vẫn cón tìm cách “truy sát” đến cùng cái câu “chuyện cậu bé Soma” và “ blogger Hà Minh Thành “ trên mạng này thành ra không thể không liên lụy tới Blog Phamvietdao.net
Hiện nay trên mạng không biết blogger có thống kê sót “ sát thủ “ nào không, hiện đang lưu giữ hồ sơ của 4 “ sát thủ “ sau đây: 1. Quân sử Việt Nam; 2. Đất Việt. 3.Blogger Tranhung09;4. Blogger Giao…Blog Phamvietdao.net sẽ lần lượt cung cấp quý vị hồ sơ về các “sát thủ” này…
Những ý kiến “ truy sát “ Hà Minh Thành bám vào mấy lý do: Nếu Hà Minh Thành đưa chuyện này lên mạng, tức phải chịu trách nhiệm “ pháp lý “ về tình xác thực của câu chuyện với người đọc…Nếu dám chịu trách nhiệm pháp lý tại sao lại lẩn tránh đối thoại, tránh không cho báo chí tiếp xúc ?
Ngoài vụ Quâng Sử Việt Nam đã mời những cựu binh tham chiến trận 12/7/1984 tại Vị Xuyên-Hà Giang tham gia một cuộc đối chất kéo dài trên 50 fille với Hà Minh Thành, hiện một vài bloggre tiếp tục đề nghị làm rõ “ Vụ 1509 “, về những bức ảnh do Hà Minh Thành cung cấp về Cao điểm 1509 và về cái “ tin vịt “ về sự hy sinh của 3700 bộ đội Việt Nam trong trận 12/7/1984 do Hà Minh Thành đưa trên blog Phamvietdao.net?
Blog Phamvietdao.net xin được trình bày, bóc gỡ một vài điểm sau đây…
1/ Vì sao Hà Minh Thành tránh không giao tiếp với phóng viên ( Khải Đơn ) và một vài tờ báo khác và không chịu đưa ra những bằng chứng xác thực để chứng minh tính xác thực của cái câu chuyện đã kể với Blog Phamvietdao.net
-Thứ nhất, khi Hà Minh Thành đã nhận mình ngay từ đầu mình làm trong ngành cảnh sát Nhật thì mọi người am hiểu về đặc trưng của nghề này sẽ dễ dàng chia sẻ với với cách ứng xử với Hà Minh Thành. Không chỉ cảnh sát Nhật Bản mà cả những ai làm việc trong các lực lượng vũ trang của Việt Nam ( bộ đội, công an ), muốn xuất cảnh ra nước ngoài, muốn giao tiếp với người nước ngoài chưa nói là nhà báo đều phải xin phép và được phép thì mới được giao tiếp. Vậy thì Hà Minh Thành không nhận tiếp xúc bào chí có gì là khuất tất, là chuyện bình thường nếu anh muốn giữ cái “cần câu cơm “?! Chả nhẽ Hà Minh Thành chấp nhận hy sinh cái đó để tránh, thoát sự “ sỉ vả “ của công đồng Blogger tiếng Việt? Giữa 2 sự lựa chọn, ai rơi vào hoàn cảnh Hà Minh Thành tất yếu sẽ lựa chọn sự im lặng !
-Thứ hai đây là câu chuyện làm quà của Hà Minh Thành giành cho BlogPhamvietdao.net chứ đâu có phải là món hàng trao đổi, mua bán ngoài chợ đâu; người bán hàng, người sản xuất ra mặt hàng nào đó khi giao cho người mua để nhận lấy tiền phải chịu trách nhiệm xuất trình nguồn gốc, chịu trách nhiệm bảo hành và các quy định về hậu mãi…
Tại sao nhiều vị cứ bắt người đưa ra câu chuyện này phải đáp ứng cho mình những đòi hỏi vô lý và “phi thương mại” đó…Phải bắt đầu từ điểm xuất phát đó để hiểu rõ mục đích của câu chuyện Hà Minh Thành kể. Một số báo có xin phép, Hà Minh Thành đồng ý đăng nhưng có nhận nhuận bút đâu; theo blog Phamvietdao.net nhận được thông tin do các báo này cung cấp thì: Số tiền nhuận bút từ bài viết của Hà Minh Thành đã được các báo chuyển vào Quỳ ủng hộ động đất Nhật Bản? Thế thì tại sao lại quy, bắt Hà Minh Thành chuyện nọ chuyện kia, thậm chí như Đất Việt còn vu cho Hà Minh Thành đã có những hành vi giống như vụ “cô Lượm” lừa dối Đài truyền hình trung ương? Sao lại quy chụp, “ ngậm máu phun người “ bừa bãi như vậy được; hành vi này vừa xúc phạm Hà Minh Thành, cho dù là một nick name, nhưng đằng sau đó vẫn là một con người và cả Blog Phamvietdao.net, chủ nhân là một nhà văn…
Còn về tính xác thực của câu chuyện, quý vị có quyền không tin, có quyền nghi ngờ nhưng không vì cái sự nghi ngờ chưa cảm thấy tin tưởng đó quý vị có quyền trình bày y kiến trên blogger của mình: Tôi không tin chuyện của Hà Minh Thành kể. Thái độ như vậy là đúng mực, vừa đủ tầm và bản lĩnh văn hóa giao tiếp; Đằng này lại to mồm, cao đàm khoát luận mắng người ta là bịp bợm, là giở trò “ Cô Lượm “ ra để lung lạc những kẻ có thái độ sùng ngoại ? Đây có phải là một dạng “ nâng bi “ quan điểm lập trường nhằm chính trị hóa, hình sự hóa một câu chuyện trên blogger; Làm như vậy Đất Việt có vi phạm đạo đức nghề nghiệp không, khi Đất Việt là một cơ quan ngôn luận chính thống ?
Xin mở ngoặc: Câu chuyện mà Hà Minh Thành có gì khác thường đâu so với những gì có trong quan hệ con người Việt Nam. Ai đã đọc bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu chắc chưa quên 2 câu thơ: Thương nhau chia củ sắn lùi; Bát cơm sẽ nửa, chăn sui đắp cùng…Đó là 2 câu thơ viết về sự ứng xử giản dị, có thật giữa những người tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc…
Gần đây, một ông bạn hàng xóm ngoài câu chuyện về các nỗi đau của ông Võ Văn Kiệt, ông còn kể về câu chuyện hồi ở chiến khu Việt Bắc. Sau Đại hội 2, lúc đó ông Võ Văn Kiệt khoảng 17, 18 tuổi có được mời ra dự, sau đó được giữ lại và gửi sang Trung Quốc học 2 năm tại trường Tân Tứ Quân của Trung Quốc.
TS. Phạm Duy Khuê…
Ông Võ Văn Kiệt có kể lại những lần được Cụ Hồ gọi sang cho ăn thêm sắn, khoai. Sở dĩ có chuyện này là do hồi đó ở Việt Bắc, kể cả ông Hồ cũng đói ăn, mặc cũng chưa đủ ấm. Thỉnh thoảng, do tăng gia thêm hoặc được bà con tiếp tế cho ít khoai sắn, ông Hồ cũng được chia thêm và chắc là được ưu tiên hơn…Thường mỗi lần như thế, ông Hồ đều cho gọi ông Võ Văn Kiệt sang cho ăn thêm vài củ khoai, củ sắn vì ông Võ Văn Kiệt là người miền nam…Sau này khi trở thành Thủ tướng rồi, củ khoai củ sắn đối với ông Võ Văn Kiệt không là cái gì nhưng ông vẫn nhớ tới những củ khoai, củ sắn được ông Hồ chia sẻ ở chiến khu Việt Bắc.
Người viết bài này cũng tin là trong số người được ông Hồ cho ăn thêm mấy củ khoai, củ sắn có cả Tố Hữu nữa. Có thế ông mới viết được những câu thơ giản dị mà từng đã rưng rưng trong lòng bao thế hệ người đọc…
Trung Quốc có câu chuyện về “ bát cơm Phiếu Mẫu “ kể về chuyện Hàn Tín súyt chết đói, may nhờ có bà Phiếu Mẫu cho bát cơm nguội mà thoát chết. Sau này Hà Tìn đã trả lại ơn bà bằng một bát cơm bằng vàng ròng? Những chuyện nhường cơm sẻ áo với nhau trong hoạn nạn có gì là xa lạ với người Việt Nam thế thì tại sao một số người lại cứ cố tính “ truy sát “ đến cùng cậu bé Soma và Hà Minh Thành giống như việc Mỹ truy sát bằng được Bin Laden?
Nhân câu chuyện cậu bé Soma, xin nhắc lại câu chuyện Mẹ Tơm được Tố Hữu kể trong bài thơ cùng tên…Một câu chuyện từng được đưa vào chương trình văn học phổ thông của thế hệ chúng tôi; Mẹ Tơm là một bà mẹ nghèo ở Thanh Hóa đã giành khoai, sắn nuôi Tố Hữu khi ông vượt ngục:
Bâng khuâng chuyện cũ một chiều thu
Mười mấy năm xưa mấy bạn tù
Vượt ngục, băng rừng tìm mối Đảng
Duyên hay giây nối đất Hanh Cù
Hãy nghe Tố Hữu kể tiếp câu chuyện cảm động này về gia đình bà mẹ Tơm:
Hai đứa con ngày đi cúp dạo
Nồi khoai sớm tối, lót thay cơm
Thương người cộng sản căm Tây Nhật
Buồng mẹ-Buồng tim-giấu chúng con…
Không chỉ nhường cho từng của khoai sắn cho Tố Hữu mà đêm Mẹ Tơm còn:
Đêm đêm chó sủa làng bên động
Bóng mẹ ngôi canh lẫn bóng cồn…
Không chỉ có thế, mẹ Tơm còn:
Chợ xa mẹ gánh mớ rau xanh
Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh
Bãi cát vàng thau in bóng mẹ
Chiều về Hòn Nẹ biển reo quanh…
Một người mẹ như Mẹ Tơm hết lòng nuôi dấu những người cộng sản trước năm 1945, đây không phải là câu chuyện hy hữu; thậm chí còn chấp nhận hy sinh, liên lụy vì công việc này. Hãy nghe Tố Hữu kể tiếp về chuyện 2 người con của Mẹ Tơm phải bị bắt do nuôi dấu Tố Hữu:
Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn
Lính về, lính trói cả hai con
Máu con đỏ cát đường thôn lạnh
Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!
Đây là một bài thơ hay về một câu chuyện có thật mà Tố Hữu là người chứng kiến kể lại, bài thơ này đã váo sách giáo khoa và nào ai dám bảo là Tố Hữu viết để tuyên truyền. Có điều người đọc có phần trách thái độ ứng xử của Tố Hữu sau này khi đã trở thành ông nọ, bà kia đối với một gia đình chấp nhận hy sinh, nuôi dấu ông trong lúc nguy nan. Từ Hà Nội vào Thanh Hóa đâu có xa xôi gì, trên 150 km thế mà phải 19 năm sau ông mới nhớ tới mẹ để quay về thăm:
Như đứa con đi, biệt xóm làng
Nửa đời bỗng nhớ bóng quê hương
Nhớ lều rơm ướt sương khuya sớm
Bãi vắng đìu hiu lạc dấu đường…
Và số phận của gia đình mẹ Tơm như thế nào, mãi 19 năm sau Tố Hữu mới biết:
– Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà “về” năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào…
19 năm sau trở về, Tố Hữu mới viết lên những câu thơ thảng thốt, khóc hời nghe đến não lòng với người mẹ nuôi xưa mà rồi cũng chẳng để làm gì:
Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi
Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi.
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
Đốt nén hương thơm, mát dạ Người
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!
Xin trở lại một vài hồ sơ về các cuộc “truy sát” Hà Minh Thành trên mạng, trước hết xin nói về vụ Quân sử Việt Nam phát động một chiến dịch còn rầm rộ hơn vụ Mỹ tổ chức vụ đột kích Bin Laden…Hồ sơ vụ này hiện còn lưu trên google, quý vị chỉ cần gõ: Nhớ về 12/7/1984 là các vị sẽ thấy hồ sơ còn lưu trên Quân Sử Việt Nam đầy đủ…
Cuộc “ truy sát “ Hà Minh Thành và blogger Phamvietdao.net xuất phát từ bài: Thông tin từ Nhật bản về những trận giao chiến đẫm máu trên Cao điểm 1509 năm 1984…Đây là một tài liệu không phải do Hà Minh Thành viết ra mà dịch lại từ một trang mạng của Trung Quốc gửi cho Blog Phamvietdao.net. Do Hà Minh Thành đọc bài trên blocPhamvietdao.net thấy chủ nhân cho biết có chú em hy sinh trong trận này và không lấy được thi hài về. Khi đưa bài dịch này lên mạng, Hà Minh Thành đã có vài lời phi lộ hiện vẫn đang được lưu trên mạng:
Lời người dịch: Cuộc chiến Việt Trung xảy ra từ năm 1979-1985 đã chấm dứt. Cả hai bên, vì lý do khác nhau, đều hạn chế không cho dư luận thế giới và nhân dân của họ biết về những sự thật của cuộc chiến này. 
Mặc dù vậy, trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Trung, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra vẫn được hé lộ đây đó. Bài viết ngắn dưới đây đăng trong trang Internet China Defence và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ. Bài viết dựa theo lời kể của một trung đoàn trưởng pháo binh Trung Quốc. Mặc dù nhiều đoạn người kể không che dấu được tính khoát loát, cường điệu cố hữu, song qua những dữ kiện do viên trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ. 
Bài tường thuật do một Trung đoàn trưởng pháo binh Quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến Trung-Việt năm 1984. Tôi không biết chắc chắc mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh Trung-Việt. Bài tường thuật có nhiều dữ kiện rất chi tiết.
Gửi bác bài dịch về trận Lão Sơn, trong đó người lính Trung Quốc có đề cập đến cái sư đoàn 356 của em bác. ( Nhà văn P.V.Đ )
Lưu ý: Núi Lão Sơn, cao 1422 mét trên mặt biển. Lão Sơn có nghĩa là “Núi Già” theo tiếng Tàu. Lão Sơn nằm bên trong lãnh thổ Việt Nam gần biên giới Trung Quốc…
Hy vọng bài viết trên giúp bác Đào thêm một chút thông tin về cái chết hào hùng của em trai bác và những đồng đội của anh ta mà tôi đã đọc bài do bác viết trên Hnv.vn và trên blog của mình. 
Là một người VN tôi xin cảm tạ sự hy sinh của anh ta để bảo vệ tổ quốc cũng như tri ân gia đình bác và các gia đình đã có các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương phía bắc…”
Rõ ràng trước khi gửi bài dịch, Hà Minh Thành đã nói rõ nguồn gốc của bài viết và thái độ của mình là không hoàn toàn tin vào số liệu này, thế mà Quân Sử Việt Nam đã viết khá nhiều những ý kiến nặng nề về Hà Minh Thành và Blog Phamvietdao.net…mà BlogPhamvietdao.net đã hệ thống lại trong bài MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988: TRẬN STALINGRAD CỦA VIỆT NAM ( Bài 20 ):(http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdao460/article?mid=1174); Xin được trích ra đây một vài ý kiến tiêu biểu:
nguyen dinh thang:Cái lão Đào này cứ trả vờ quên, em đã nói với lão ấy trong bờ lốc của lão ấy rồi và lão đã nhận sai và tay sỹ quan TQ bốc phét trong vụ 3700 tử sỹ là nhầm với Mẫu Sơn vậy mà giờ lão ấy lại phụ họa theo mấy thằng vớ vẩn nói về Hà Giang.
Em xin lỗi trước, có thể hơi quá: Ông Đào cứ tưởng mỗi nhà mình có liệt sĩ mất tích trong chiến tranh hay sao ấy nhỉ?
nguyen dinh thang: Em cũng công nhận như bác Binh yên, sự việc 3700 liệt sỹ trước đây có nhiều kẻ đã lu loa lên theo hướng là ta bỏ lại trận địa và thằng sỹ quan TQ ra đếm được 3700. Nay sự việc ông Đào đưa lên lại còn tồi tệ hơn là cả tù binh và thương binh của ta bị TQ chôn thành ngôi mộ tập thể 3700 người. Đấy là em chưa nói đến chuyện ngồi ở tận đâu mà nói đến HG mất đất dâng đất cho TQ. Em bực mình quá định vào bloc của lão Đào nhưng không hiểu sao không vào được hình như lão này chặn em lại hay sao ý.
Chuyện rất vô lý và buồn cười nếu như các CCB đã từng đánh trận 12-7 như em hay bác vmt chứng kiến còn với nhiều người ngồi ở tận đâu rồi nghe cho khoái cái lỗ tai rồi lại đi rỉ tai với người khác như một sự phát hiện hay hiểu biết của mình thì rất nguy hiểm. Lại còn sỹ quan cao cấp phản bội nữa chứ, hồi đó chẳng cần phải sỹ quan cao cấp mà mấy bà bán nước cũng biết về chiến dịch MB84 và còn khẳng định với bọn em là ngày N+2 sẽ đánh.
Vụ này dừng ở đây thôi nhé! “Nhà văn” này nổi tiếng bởi những bài viết gây nhiều tranh luận và thường xuyên được các tờ báo hải ngoại trích đăng, thế là đủ biết về “nhà văn” rồi! Việc đánh bóng cái blog của ông ta thì kệ ông ta, chúng ta bức xúc với ông ta cũng chả để làm gì, các cụ ạ!
Tôi tuyên bố: Cấm triệt để mọi thảo luận liên quan đến PVĐ và blog của ông ta tạiquansuvn.net. Ai muốn “vả” ông ta thì sang sân nhà người ta mà “vả”, đây không phải cái chợ nhé! Cảnh cáo lần cuối với thành viên GiangNH, tái phạm treo toàn bộ nick clone!
Giờ đây thì tôi đã hiểu :
Hóa ra : Nhà văn sẽ làm lên tất cả còn những người đã từng làm lên cái gì đó thì chẳng lá cái quái gì hết
Dựa vào đâu để bác có được thông tin 99% dân VN không biết gì về cuộc chiến 1984-1989. Tôi thật không ngờ trước thông tin người dân VN quá bàng quang về cuộc chiến đó .
Văn chương dù đúng dù sai đi trước mở đường – chế độ đãi ngộ xương máu , tuổi trẻ cống hiến đi sau .
Hiểu rồi : Muốn được đòi tiền cống hiến đây . Chung quy loanh quanh rồi lại vòng về chuyện tiền bạc đòi hỏi cho xứng đáng với công sức đã từng cống hiến cho Tổ quốc .
Vậy thì ngòi bút nó cong queo cũng bởi nó có mục đích liên quan đến đòi hỏi chế độ chính sách đãi ngộ và nó chính là động lực của nhà văn PVD .
Không còn điều gì đê tiện hơn…
Trên đây là những lời lẽ đăng trên Quân sử Việt Nam về Hà Minh Thành và BlogPhamvietdao.net; quý vị có thể kiểm chứng khi vào google.com
Ở đây không rõ vì lý do gì mà Quân Sử Việt Nam và một số cựu chiến binh tỏ thái độ theo kiểu “ giận cá chém thớt “ ? Tại sao không chĩa phản công vào các trang mạng Trung Quốc, gốc của các thông tin này ?
Blog đã đăng ý kiến của Hà Minh Thành trước khi đưa cái thông tin 3700 liệt sĩ hy sinh trong trận 12/7/1984: “Mặc dù nhiều đoạn người kể không che dấu được tính khoát loát, cường điệu cố hữu, song qua những dữ kiện do viên trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ… Bài tường thuật do một Trung đoàn trưởng pháo binh Quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến Trung-Việt năm 1984. Tôi không biết chắc chắc mức độ chính xác của bản tường thuật nhưng khá gần với những gì tôi đã được đọc về chiến tranh Trung-Việt…”
Về mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang và về trận 12/7/1984, Blog Phamviuetdao.net đã đưa trên 30 bài, từ rất nhiều nguồn, kể cả từ phía Trung Quốc và cả những bài tự đi khai thác tài liệu, tìm gặp nhân chứng viết. Hiện nay, chủ blog đã gần chục lần lên Hà Giang để tìm cảm hứng và đi gom nhặt tài liệu, do chưa có một cơ quan nào cấp kinh phí và không một cơ quan nào viết giấy giới thiệu để đi làm việc này nên việc khai thác thông tin là vô cùng khó khăn. Ăn ở, đi lại, dịch tài liệu từ tiếng Trung Quốc đều sử dụng tiền lương ra để trang trải chứ chưa thu được bất cứ đồng nào của bất cứ ai chu cấp. BlogPhamvietdao.net thấy do sự thôi thúc trong lòng mình thì lao vào sưu tầm, viết để đưa lên mạng? Blog Phamvietdao.net đã có ý định viết ra để đòi được đãi ngộ một chế độ gì như Quân Sử Việt Nam viết đâu? Còn Quân sử Việt Nam chắc chắn không phải là mạng tư nhân ?!
Về những bài viết trên blog của Phamvietdao rất thú vị là lại được tiếp nhận những ý kiến rất tích cực, rất có văn hóa từ phía các cựu chiến binh Trung Quốc. Một số cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia mặt trận Vị Xuyên Hà Giang, có người từng tham gia đánh thành cổ Quảng Trị năm 1972, vì là quê ở Hải Phòng, sau đó về Trung Quốc đã email cho Blog Phamvietdao.net. Xin trích ra đây một vài email:
Email ngày 2/1/2011 của Lawrence 6163 gửi Phạm Viết Đào:
Chào anh Đào.
Tôi là một cựu chiến binh Trung Quốc có mặt tại mặt trận Lạng Sơn hồi năm 1979, tôi thường phiên dịch những bài viết của những trang web Vietnam cho diễn đànwww.china79-89.com là một diễn đàn của các cựu chiến binh Trung Quốc đã tham chiến ở Việt Nam. Tôi thường vào blog của anh để đọc những bài viết của anh và tôi cũng đã phiên dịch một số bài viết của anh cho diễn đàn của chúng tôi để anh em đọc. Chúng tôi cảm thấy là chúng ta nên giao lưu để hiểu nhau. Mời anh vào diễn đàn chúng tôi, đa số anh em trong diễn đàn là lính tham chiến ở mặt trận Lão Sơn, có mấy anh em trước 1978 sống ở Quảng Ninh, còn tôi là người Hải Phòng, nên ngôn ngữ không phải là sự trở ngại. Chúng tôi sẵn sàng trả lời những thắc mắc của anh về mặt trận Lão Sơn.
( Ngày 2/1/2011)
Email: Sun, Jan 16, 2011 3:58 am
“Anh Đào, em cũng có trình bày lại nội dung chủ yếu của bài viết của anh về những thông tin mà anh Hà Minh Thành ở Nhật Bản gửi cho anh cho diễn đàn china79-89. theo các cựu chiến binh Trung Quốc thì những thông tin đó hoàn toàn bất khả tín. Trong bài viết đó có nhắc đến vài gia đình người Tày sinh sống ở khu Lão Sơn. Theo các ccb Trung Quốc thì khu vực đó không có cư dân, ít nhất là trong thời có chiến sự khốc liệt không hề có người dân sinh sống tại đó, còn trước đó hoạch sau này có thì không rõ. Sau trận chiến 7-12, thi hài của lính Vietnam bỏ lại đều được lửa thiêu bằng ống phun lửa. Càng không thể có vụ chôn sống lính Vietnam vì nếu có lính Vietnam còn sống thì sẽ đem về cho phóng viên chụp ảnh tuyên truyền cho cuộc chiến thắng.
Diễn đan china79-89 do các anh em ccb tổ chức, không có liên quan gì đến chính phủ. Mục đích của diễn đàn là để liên lạc các đồng đội, chia xẻ những kỷ niệm năm xưa, tổ chức đi thăm và giúp đỡ gia đình của những đồng đội đã hy sinh hoặc bị thương.
Theo các ccb Trung Quốc, nếu Vietnam thay vì dồn sức đánh chiến lại Lão Sơn bị mất, đi đánh chiếm những điển cao của Trung Quốc ở nơi khác, rồi chuẩn bị đầy đủ đạn pháo chờ Trung Quốc đến đánh chiếm lại (biên giới Trung- Việt dài 1400 km, thiếu gì chỗ để đánh). Nếu vậy, vì thể diện, Trung Quốc sẽ bằng mọi giá đánh chiến lại. Như thế thì Trung Quốc sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn vì phía tấn công luôn luôn bị thiệt hại nặng hơn…”
Về vụ 3700 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh 12/7/1984 thì ngay tại Trung Quốc, cũng có rất nhiều thông tin khác nhau được đưa ra từ các cựu binh Trung Quốc…Việc cần thiết phải chứng minh lại để 2 phía hiểu nhau, nhất là đối với những người lính bình thường. Đổi lại việc đó, các cựu binh của Quân Sử Việt Nam lại sử dụng”bom tấn” nã tơi bời, tới số vào blog Phamvietdao.net và Hà Minh Thành, trong khi đó cựu chiến binh Trung Quốc đã cải chính lại thông tin này với những lời lẽ ôn tồn có độ tin cậy?
Xin trở lại về con số 3700 liệt sĩ hy sinh trong trận 12/7/1984, con số do một Trung đoàn trưởng pháo binh Trung Quốc đưa ra chứ không phải do Hà Minh Thành hayPhamvietdao.net đưa ra? Sự cường điệu đến đâu? Theo Quân sử Việt Nam đưa ra ta hy sinh khoảng 500-600 bộ đội ?
Xin nêu 1 thông tin tham khảo, trong bài dịch từ mạng Phượng Hoàng của Trung Quốc:MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG 1981-1988: TRẬN STALINGRAD CỦA VIỆT NAM ( Bài 28-2 ):con số thương vong của phía Trung Quốc trong bài này đưa ra là 900 lính; nếu Trung Quốc mất 900 thì Việt Nam không thể chí mất 500-600 vì Trung Quốc phòng ngự, Việt Nam tấn công? Như vậy, con số 3700 là quá cao nhưng nói 500-600 thì cũng lại là con số sai sự thật ?!
( Còn nữa… )
MẸ TƠM – Tố Hữu.
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát…Mười chín năm rồi. Hôm nay lại bước
Đoạn đường xưa, cát bỏng lưng đồi.
Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước
Hay biển đau xưa rút nước xa rồi ?
Hòn Nẹt ta ơi! Mảng về chưa đó
Có nhiều không con nục con thu ?
Chào những buồm nâu thuyền câu Diêm Phố!
Nhớ nhau chăng, hỗi Hanh Cát, Hanh Cù ?
Tôi lại về đây, hỡi các anh
Hỡi rừng sa mộc, khóm dừa xanh
Hỡi đồi cát trắng rung rinh nắng
Hỡi những vườn dưa đỏ ngọt lành!
Như đứa con đi, biệt xóm làng
Nửa đời bỗng nhớ bóng quê hương
Nhớ lều rơm ướt sương khuya sớm
Bãi vắng đìu hiu lạc dấu đường…
Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm
Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng
Thơm nức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong ?
Ngơ ngác trông quanh, lạ mấy lần
Hỏi thăm cô gái má bồ quân
Mái đầu tóc xõa xanh bên giếng
– Vâng đúng nhà em, bác nghỉ chân
– Ô kìa, cô bé nói hay sao!
Nhà của tôi, ai lại hỏi chào
Như thể khách đường xa gác lại
Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?
Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi?
– Hai mươi
– Ờ nhỉ, tháng năm trôi
Sóng bồi thêm bãi, thuyền thêm bến
Gió lộng đường khơi, rộng đất trời!
– Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà “về” năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào…
Bâng khuâng chuyện cũ: Một chiều thu
Mười chín năm xưa, mấy bạn tù
Vượt ngục, băng rừng, tìm mối Đảng
Duyên may, dây nối, đất Hanh Cù.
Đầu thôn, cồn vắng, túp lều rơm;
Tổ ấm chim về. Có mẹ Tơm
Hai đứa trai ngày đi cúp dạo
Nồi khoai sớm tối lót thay cơm.
Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật
Buồng Mẹ – buồng tim – giấu chúng con
Đêm đêm chó sủa… Làng bên động ?
Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…
Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh
Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh
Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ
Chiều về… Hòn Nẹ… Biển reo quanh…
Sóng hãy gầm lên, gió thét lên!
Triều dâng. Chèo mạnh, thuyền ơi thuyền!
Vui chăng, hỡi Mẹ, đời vui đó:
Cờ đỏ ta lay động mọi miền!
Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn
Lính về, lính trói cả hai con
Máu con đỏ cát đường thôn lạnh
Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!
Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi
Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi.
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!
Đốt nén hương thơm, mát dạ Người
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi…
Thời điểm nỗi đau thảm họa ở Nhật Bản tạm lắng xuống cũng là lúc người Việt xem xét lại một câu chuyện cảm động đã làm nhiều người rơi nước mắt, nhưng rất có thể chỉ là trò bịp.
Cách đây khoảng một tháng, một câu chuyện cảm động về sự cao cả của một em bé 9 tuổi người Nhật đã được đăng tải trên nhiều báo mạng cũng như lan truyền mạnh mẽ trên rất nhiều diễn đàn và mạng xã hội Việt Nam. Không ít người đã rơi nước mắt khi đọc câu chuyện này.   
Trong câu chuyện của mình, một người tên Hà Minh Thành tự nhận mình là một cảnh sát Nhật gốc Việt đang tham gia cứu người ở Fukushima. Ông gặp một cậu bé 9 tuổi, mất hết cha mẹ vì sóng thần, đang mặc áo thun quần đùi lạnh cóng chờ lãnh thức ăn. Ông thương quá nên cho cậu bé cái áo khoác và một gói lương khô. Nào ngờ cậu bé không ăn mà lại đem đặt lên bàn thức ăn để chia cho những người khác.
Câu chuyện trên bắt nguồn từ blog cá nhân của một nhà văn tên Đào, mà theo nhà văn này chính Hà Minh Thành đã gửi cho ông. Tuy vậy, cộng đồng mạng đã đưa ra nhiều chứng cứ cho thấy câu chuyện của Hà Minh Thành hoàn toàn do người này “sáng tác” nên.
Vụ “Cô Lượm” mang tên Hà Minh Thành?
Trên mạng xã hội Facebook, blogger Khải Đơn (ngoài đời là nữ phóng viên của một tờ báo lớn ở Việt Nam, người đã có mặt tại hiện trường thảm họa ở Nhật bản trong nhiều ngày) đã đưa nhiều dẫn chứng cho thấy câu chuyện mà Hà Minh Thành kể có nhiều điểm bất hợp lý.
Blogger này kể, khi đang ở Fukushima, cô đã đi tìm cách để gặp Hà Minh Thành. Tuy vậy, khi cô gọi điện thoại và gửi mail cho ông Thành (theo số điện thoại và email ông cung cấp trên blog của nhà văn Đào) thì tổng đài báo số liên lạc không có thực, và email không ai trả lời.
Khải Đơn nhận xét: “Như tôi được biết qua thực tế sử dụng, sóng điện thoại luôn luôn song song với đường truyền internet. Nếu anh Thành không thể dùng điện thoại vì bị mất sóng, việc anh ấy liên lạc, reply thư liên tiếp cho các báo ở Việt Nam, thậm chí còn trả lời liên tiếp trên các blog và báo mạng… là điều phải xem xét lại”.
Bên cạnh đó, trong bài viết của Hà Minh Thành có đoạn: “Thành phố Sendai kể như tan nát, ngoại trừ ĐH Tohoku do nằm trên núi nên không hư hại gì”. Trực tiếp đến thành phố Sendai, Khải Đơn khẳng định thành phố này không hề “tan nát”, chỉ có những hư hại rất hay xảy ra khi động đất như vỡ kính, nứt một số khu nhà, tuyến đường nội ô.
Fukushima tan hoang sau thảm họa, nhưng Sendai thì không.
Trong một chi tiết khác, Hà Minh Thành viết: “Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho người bị nạn. Trong số những người rồng rắn xếp hàng có một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà cậu lại xếp hàng cuối cùng, sợ đến phiên của em thì chắc chẳng còn thức ăn, tôi lại hỏi thăm…”.Theo Khải Đơn, tại tất cả các trại cứu trợ ở các nơi mà blogger này tiếp cận được, không có ai thiếu quần áo và chăn màn và thức ăn do các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế ở khu vực ít thiệt hại và lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã nhanh chóng cung ứng mọi nhu yêu phẩm cần thiết. Chỉ có tình trạng người tập trung quá đông nên mọi người phải xếp hàng.Không thể có tình trạng một em nhỏ 9 tuổi, chỉ có áo thun và quần đùi đứng trong đám đông mà không ai quan tâm cả. Với thời tiết dưới âm độ và tuyết rơi liên tục, cậu bé có thể gục chết vì viêm phổi cấp hoặc quá lạnh trong một thời gian rất ngắn.Ngoài ra, tại tất cả các thành phố bị phá hủy mà Khải Đơn đến, cảnh sát không tham gia cứu trợ hay cứu nạn mà Lực lượng phòng vệ Nhật Bản hoàn toàn đảm trách việc này.Người “vẽ” chuyện em bé Nhật là kẻ sùng ngoại?Nghi vấn về câu chuyện của hà Minh Thành đã gây ra những tranh cãi gay gắt trên cộng đồng mạng, đồng thời sự trung thực của Hà Minh Thành cũng dần dần được bày tỏ.
Trên trang Blogspot, thành viên TRAN ANH HAI đặt nghi vấn “Hà Minh Thành bận cứu người, vậy thời gian đâu mà viết thư, viết blog suốt ngày đêm vậy?”.
Nguyen Luong Hai Khoi, thành viên mạng xã hội Facebook đưa ra một dẫn chứng khác cho thấy Hà Minh Thành đã lừa độc giả như thế nào. Theo đó, trước khi câu chuyện về em bé 9 tuổi được lan truyền trên mạng, nhà văn tên Đào từng đăng một bài viết của Hà Minh Thành với nội dung là một câu chuyện liên quan đến trận một trận đánh ở chiến trường biên giới nhiều thập niên trước.
Trong câu chuyện Hà Minh Thành kể, ông ta đã đi đến tận chiến trường xưa, gặp gỡ các nhân chứng vật chứng và ghi lại nhiều hình ảnh cùng những tình tiết đầy cảm động. Tuy vậy, những bức ảnh mà ông Thành nói là của mình chụp, thực ra là hình ảnh ông đã lấy lại trên blog của một khách du lịch người Nhật. Đặc biệt, nội dung của những bức ảnh đã bị Hà Minh Thành “đổi trắng thay đen”.
Cụ thể, trong một bức hình chụp người đàn ông ngồi bên đống đá ở bên kia biên giới, được người Nhật chú thích là Cuộc sống của mọi người ở đây khổ đến nỗi có thể được xếp vào mức “khu vực nghèo cấp quốc gia” thì Hà Minh Thành “vẽ” ra rằng, Nơi người đàn ông ngồi là… nấm mộ tập thể của các chiến sĩ Việt Nam trên xứ người.
Ở một bức hình có người phụ nữ gương mặt khắc khổ, nữ du khách Nhật chú thích rằng: Khu vực này mình rất nhiều, cuộc sống người dân rất khổ… thì Hà Minh Thành bịa chuyện rằng người phụ nữ kể chuyện cho ông ta rằng bà đã cứu sống 4 chiến sĩ Việt Nam.
Một bức hình khác có người đàn ông cầm một cái gói trên tay, nữ du khách Nhật kể rằng bà cho người đàn ông địa phương này một gói bánh có hiệu là Shiroi Koibito. Còn Hà Minh Thành phịa chuyện rằng người đàn ông này đang cầm cuốn nhật ký của một chiến sĩ Việt Nam.
Nguyen Luong Hai Khoi kết luận: “Không rõ Cô Lượm Hà Minh Thành này phịa chuyện để làm gì, nhưng người này đã vi phạm luật internet ở Nhật khi ăn cắp tư liệu của người khác, công bố rằng đó là của mình, sửa nội dung của tư liệu. Cho nên, khi đọc bài về em bé 9 tuổi của người này, vẫn với cái giọng văn ấy, tôi chả tin”.
Khi những chứng cứ về sự gian dối của Hà Minh Thành được người đọc gửi đến blog của nhà văn tên Đào, nhà văn này không đăng tải lại cũng như không đưa ra bất kỳ phản hồi nào.
Từ vụ Cô Lượm Hà Minh Thành, nhiều người phê phán mạnh mẽ thái độ sùng ngoại, nhược tiểu của một bộ phận người Việt. “Họ có thể căn cứ hoàn toàn vào một câu chuyện kiểu “chicken soup” và viết hàng tá bàn luận về sự vĩ đại của người Nhật, sự thiếu trật tự của ta…”, blogger Khải Đơn bày tỏ.
Quốc Lê
-PVĐ giải thích làm sao quen HMT: HÀ MINH THÀNH LÀ AI ? (Phạm Viết Đào-Nhà văn)
Theo anhbasam, blog của HMT ở đây:+  Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa+  Báo chí Nhật mấy ngày nay bình luận về việc ông Nông Đức Mạnh trong báo cáo đọc trước Đại hội Đảng CS …” ;   +  Khi cả Đại sứ quán bỏ trốn__NHỤC ;    +  TRẬN CHIẾN LÃO SƠN +Nước Nhật trong dư chấn, Kỳ 1: Bài học từ một đứa trẻ (Tuổi trẻ). anhbasam còn thêm một số giả thuyết khá ly kỳ về HMT, ví dụ, đặc vụ của Nhật trong người Việt hay có liên hệ với Việt Tân…., ttngbt chả dám bàn luận …
…Vậy xin ông trả lời giúp những câu hỏi trên. Và quan trọng nhất là đề nghị ông đăng post này của tôi lên. Đấy là cách ứng xử của người đàng hoàng tử tế. Nếu ông không đăng, tôi sẽ có cách để yêu cầu ông trả lời ở các diễn đàn khác ?
(Tran Anh Hai – wanderlust5374@yahoo.com)
MỘT VỤ “LÀM PHÚC” XÚC PHẢI ĐIỀU RẮC RỐI ?!
Blog Phamvietdaonv: Sau khi blog Phamvietdaonv đăng bài CẢNH SÁT NHẬT ĐANG CỨU NẠN TẠI VÙNG FUKUSHIMA TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI BLOG PHAMVIETDAONV… trong bài có đoạn viết về cậu bé Soma 9 tuổi đã có hành động từ chối nhận khẩu phần lương khô do Hà Minh Thành đưa cho…
Khi bài đằng xong chủ blog đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc và các tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Dân trí, Vietnamnet, Thanh niên , An ninh Hải Phòng…Một số phóng viên của một vài tờ báo đã liên hệ trực tiếp với chủ blog để xin đăng lại hoặc xin được kết nối với anh Hà Minh Thành để khai thác thông tin về trận động đất tại Nhật Bản. Vì nghe anh Hà Minh Thành giới thiệu là cảnh sát Nhật tham gia cứu nạn tại vùng Fukushima, nơi có Nhà máy điện hạt nhân suýt nổ do động đất…Chủ blog đã cung cấp đầy đủ địa chỉ email và số điện thoại để các báo liên hệ, vì chủ blog cũng chỉ quen anh Hà Minh Thành qua mạng…
Phóng viên Lê Trung Bình của báo Tuổi trẻ trước khi gửi bài đăng đã gửi thư xin phép chủ blog và đề nghị viết cho vài lời giới thiệu về anh Hà Minh Thành. Chủ blog trả lời: “Đăng hay không do Ban Biên tập quyết định còn chủ blog cũng chỉ quen anh Hà Minh Thành qua mạng. Cho đưa ý kiến của anh Thành vì thấy nó hay và rất nhân văn.” Mặt khác đưa tin của anh Thành vì anh có lòng hảo tâm, rất muốn giúp đỡ bà con Việt kiều nếu ai đó đang măc kẹt trong vùng Fukushima thì tìm cách liên hệ với anh qua điện thoại và số email công bố trên blog của tôi…
Câu chuyện hoàn toàn mang ý hỗ trợ, tìm cách cứu trợ bà con người Việt đang gặp hoàn cảnh hoạn nạn; thế nhưng không ngờ lại bị một số người không rõ vì động cơ gì đang săm soi việc sốt sắng đưa tin này của blog Phamvietdaonv…
Như lời “giải trình” của anh Hà Minh Thành đã viết dưới đây thì việc trao đổi thông tin không nhằm mục đích để được nổi tiếng hay đầu cơ cho một múc đích chính trị đen tối nào mà chỉ:” Việc tự ý muốn tìm cứu người Việt Nam trong vùng này hoàn toàn là việc từ tâm của em, không có sự vụ lệnh của cấp trên nên không thể tự ý đi hỏi thăm thông tin địa chỉ của người VN ở đây do Luật bảo hộ thông tin cá nhân của Nhật rất nghiêm ngặt cũng như nhiều tòa hành chánh địa phương đã bị nước cuốn trôi toàn bộ hồ sơ hộ tịch. Trong hoàn cảnh đó chỉ có blog của anh là cứu tinh duy nhất để em đăng thông tin với chút hy vọng nhưng bạn đọc của anh sẽ giúp em thông báo với thân nhân của người bị nạn để em còn cơ hội biết địa chỉ chính xác mà tìm kiếm…”
Sau khi blog công bố thư và địa chỉ của anh Hà Minh Thành, có rất nhiều người qua địa chỉ và trang blog của tôi đã liện hệ được với anh Hà Minh Thành.
Có người xin được nhận cậu bé Soma làm con nuôi như bác sĩ Hồ Hải, có người lại liên hệ với anh Hà Minh Thành nhờ tìm cho một bà vợ Nhật; cũng có người đã nhờ qua anh Thành liên hệ được với thân nhân của mình…Cũng có những thanh niên lợi dụng số điện thoại mà anh Thành cung cấp công khai để gọi điện trêu ghẹo con gái anh; anh đã giao cho con gái sử dụng điện thoại…
Có ý kiến lại tỏ ra nghi ngờ, cho rằng Hà Minh Thành là một nhân vật ảo, số điện thoại này là rởm, thậm chí còn cả quyết rằng câu chuyện anh Thành kể về cậu bé Soma 9 tuổi là chuyện đã được báo Nhật đăng, anh Thành copy lại đưa cho blog Phamvietdaonv in để được nổi tiếng? Vị này ” gắp lửa bỏ tay người” như vậy nhưng lại không đưa ra bằng chứng là báo nào để chứng minh ?
Bên cạnh những ý kiến trên, có người không rõ với động cơ gì, với tư cách gì cất công sang tận Nhật Bản để điều tra, xác minh lý lịch, nhân thân của Hà Minh Thành là ai ? Có phải cảnh sát không ? Và vì sao người Việt lại làm cảnh sát ở Nhật; với động cơ chính trị gì mà đi viết bài cộng tác với blog Phamvietdaonv để liên hệ cứu nạn Việt kiều bên Nhật???
Sáng nay Blog Phamvietdaonv nhận được một email khá tiêu biểu cho loại ý kiến này, trong email có những lời lẽ mang đầy chất tối hậu thư và có tính chất hăm dọa kiếu chợ búa…
Thấy ngộ, cũng giống như mọi hồi âm khác, Blog Phamvietdaonv có chuyển cho anh Hà Minh Thành để đọc cho vui, vì biết chắc anh Thành đang quá bận với việc cứu hộ…
Mặc dù chắc là rất bận với việc cứu hộ, nhưng khi nhận được email, lập tức Hà Minh Thành giành thời gian trả lời ngay, chắc anh sợ nếu không giải trình kịp, không bày tỏ được rõ rang động hành vi và lý lịch của mình thì có khi lây vạ cho cả chủ blog Phamvietdaonv với ông “CÁ CHÌM” này ???
Sáng nay, chủ Blog mới chuyển thư của ông Tran Anh Hai cho Hà Minh Thành, 2 giờ sau đã nhận được thư hồi âm của anh. Sau khi nhận được hồi âm, chủ blog đã phải đánh máy lại vì thư anh Thành viết không dấu.
Mở ngoặc thêm: Trên blog Phamvietdonv chưa có dòng nào giới thiệu Hà Minh Thành là Tiến sĩ cả; Chỉ giới thiệu anh làm việc trong lực lượng cảnh sát tham, gia cứu hộ ở vùng Fukushima do anh tự giới thiệu !
Khi đăng bài này Blog Phamvietdaonv chỉ biết Hà Minh Thành là người đang sống ở Nhật Bản theo anh tự giới thiệu !
Ý KIẾN CỦA ÔNG TRAN ANH HAI:
Sau đây Blog Phamvietdaonv xin đưa nguyên văn email đầy chất tối hậu thư của ông “CÁ CHÌM “ có địa chỉ: Tran Anh Hai ( wanderlust5374@yahoo.com)
và ý kiến giải trình của blogger Hà Minh Thành:
Kính thưa ông Phạm Viết Đào,Ông làm ơn trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau:- Cảnh sát Nhật cho biết trong vòng bán kính 30km từ Fukushima nội bất xuất ngoại bất nhập ngay từ 1-2 ngày đầu tiên, vậy Hà Minh Thành là ai mà ra ra vào vào như vậy ?- Hà Minh Thành bận cứu người, vậy thời gian đâu mà viết thư, viết blog suốt ngày đêm vậy ?- Sở Cảnh sát cho biết không hề tham dự vào việc cứu người ở khu vực Fukushima mà là lực lượng khác.- Hà Minh Thành cung cấp số điện thoại và email để “giúp người Việt’, vậy mà tôi gửi email không thấy hồi âm, gọi điện thoại không bao giờ được trả lời (một người phụ nữ Nhật kêu lộn số rồi, không biết người Việt nào hết). Vậy Hà Mình Thành còn chửi bới người khác là làm sao ?- Quan trọng hơn nữa, Sở Cảnh sát cho biết trong lực lượng của họ không có ai tên là Hà Minh Thành, không có ai người gốc Việt và không có ai có học vị Tiến sĩ hết.
– Trường Đại học Tohoku cho biết họ không có nghiên cứu sinh nào tự trước đến nay đỗ học vị Tiến sĩ công học tên là Hà Minh Thành.
Vậy xin ông trả lời giúp những câu hỏi trên. Và quan trọng nhất là đề nghị ông đăng post này của tôi lên. Đấy là cách ứng xử của người đàng hoàng tử tế. Nếu ông không đăng, tôi sẽ có cách để yêu cầu ông trả lời ở các diễn đàn khác.
Cảm ơn.
Tran Anh Hai
( wanderlust5374@yahoo.com)
Ý KIẾN “ĐIỀU TRẦN ” CỦA BLOGGER HÀ MINH THÀNH
Anh Đào kính mến.
Cảm ơn anh đã cho em mượn blog của anh để gửi thông tin trong việc tìm kiếm người và tâm sự với anh trong những lúc nguy ngập mà em nghĩ chắc hết con đường trở về. Em cảm ơn anh đã đánh máy lại bài viết của  em tâm sự với anh về cậu bé Soma 9 tuổi  và không ngờ bài viết khiến em trở thành người nổi tiếng không đáng có.
Sau khi em gửi bài viết đó cho anh, một người bạn của anh Nguyễn Hữu Viên đã cho em đường link đến blog của anh Nguyễn Đình Đăng và em đã copy bài viết đánh máy lại của anh để gửi cho anh Đăng cũng như chị Hồ Lan Hương. Sau đó thì có anh Bình nào đó phóng viên báo Tuổi trẻ và một phóng viên báo Vietnamnet qua blog của anh xin em cho đăng bài viết này , em cũng đồng ý đại mà chưa hỏi ý kiến anh vì lúc đó bận quá.
Mấy ngày nay thì blog của anh rất lạ.Khác với mọi khi, lần này em gửi bài vào thì nó đều biến mất, lúc đầu em nghĩ chắc anh sợ em làm phiền nhưng mà nghĩ lại anh Đào không phải là người có nhân cách như vậy, mặc dù em chưa gặp mặt anh lần nào.
Hiện tại có một phóng viên báo cho em biết các bài viết của em đang bị…yêu cầu rút hết các bài báo mà họ đang ghi tên của em. Không biết anh Đào có bị gây khó khăn không, em cũng đang lo cho anh.
Về người bạn đọc blog của anh, về anh này thì không phải chỉ người này đâu; từ hôm qua em đã nhận rất nhiều mail với nhiều tên khác nhau cùng một nội dung này, kể cả hình như có người đang cố gắng tìm password của em vì hôm qua Yahoo thông báo qua mail cho em biết địa chỉ mail của em đã bị tấn công,tạm thời họ khoá lại và thông báo cho em cách đổi password mạnh hơn để bảo vệ.
Đúng ra em không muốn trả lời những câu hỏi đầy vẻ ngô nghê và ác ý của một người không đàng hoàng với câu nói cuối cùng có vẻ như hăm dọa anh trong lá thư anh chuyển gửi như thế này. Nhưng mà anh Đào muốn em trả lời cho người này thì em trả lời cho anh để anh đăng.
Thứ nhất: Xung quanh nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 hiện tại trong vòng bán kính 20 km vẫn còn rất nhiều dân, từ ngày hôm qua cho dù đã tăng lên 40km và chính phủ kêu gọi dân tự giác di tản  nhưng vẫn có rất nhiều người già họ không chịu di tản, chấp nhận sẵn sàng ở lại nếu có chết thì chết ở nhà chứ không muốn chết trong trại sơ tán. Hầu hết dân đã di tản nhưng công chức và cảnh sát cũng như binh sĩ của Tự vệ Đội vẫn còn đang hoạt động.Ngoài bán kính khu vực 3 km xung quanh nhà máy, các công tác cứu hộ, tìm người vẫn còn tiến hành, toàn bộ người ở lại vùng này đều phải mặc trang bị bảo hộ để hoạt động. Không có cảnh sát Nhật tào lao nào dám trả lời báo chí hay điện thoại kiểu  như vậy cả. Hàng ngày cảnh sát cũng như các nhân viên cứu hộ, Tự vệ đội phải tuần tra tới thăm các cụ già này để hỗ trợ những vật dụng cần thiết hay sức khỏe.
Thu hai: Những lúc em trả lời cho anh là tranh thủ những lúc nghỉ, tụi em được nghỉ 4h một ngày vào những ngày đầu. Việc tự ý muốn tìm cứu người Việt Nam trong vùng này hoàn toàn là việc từ tâm của em, không có sự vụ lệnh của cấp trên nên không thể tự ý đi hỏi thăm thông tin địa chỉ của người VN ở đây do Luật bảo hộ thông tin cá nhân của Nhật rất nghiêm ngặt cũng như nhiều tòa hành chánh địa phương đã bị nước cuốn trôi toàn bộ hồ sơ hộ tịch. Trong hoàn cảnh đó chỉ có blog của anh là cứu tinh duy nhất để em đăng thông tin với chút hy vọng nhưng bạn đọc của anh sẽ giúp em thông báo với thân nhân của người bị nạn để em còn cơ hội biết địa chỉ chính xác mà tìm kiếm. Anh hãy nói với người đó biết rằng, làm người hãy nên còn một chút lòng tự trọng, trong những hoàn cảnh nguy khốn nhất , có những điều không thể người ta cũng vẫn phải cố gắng để làm cho có thể.
Thu ba: Người viết câu hỏi này đã có những điều ác ý và chắc chắn nhân vật này không có mặt ở Nhật hay vùng này, không có Sở cảnh sát nào trả lời kiểu đó, hiện tại những người ở đây, ai có khả năng đều có thể tham gia. Cảnh sát không những tham gia cứu hộ còn phải chụp hình, lăn tay, bảo quản di vật như áo quan, trang sức trên người của những người đã mất để sau này thân nhân họ còn đến tìm kiếm.
Thứ tư: Số điện thoại em cho ban đầu là của em, nhưng khi em biết con gái em cũng đã tự ý xin tình nguyện lên vùng này làm thiện nguyện cùng với các bạn của nó thì em đã đưa điện thoại cho cháu để tiện liên lạc vì khi đi cháu đã để quên điện thoại riêng ở bệnh viện nơi nó làm việc. Rất tiếc là nhiều người VN nhất là những cậu trai trẻ VN vô ý thức đã gọi điện thoại đến số đó phá, chọc ghẹo trong lúc cháu và các nữ y tá khác đang bận rộn trong công việc, sau đó trong lúc nóng giận vì một người nào đó quấy rầy, cháu đã vứt điện thoại vào sọt rác nên ngay bây giờ chính em tìm nó cũng khó do 2 cha con hoạt động ở hai chỗ khác nhau.
Thứ năm: Cái câu hỏi thứ năm của người này rất là ngớ ngẩn, cho biết người này chưa bao giờ sống ở Nhật hãy hỏi cảnh sát Nhật. Ở Nhật Luật bảo vệ thông tin cá nhân rất nghiêm, huống hồ là trong công tác hoạt động của cảnh sát, vấn đề bảo vệ tên tuổi của nhân viên là việc quan trọng. Việc gọi đến Sở cảnh sát hỏi về một thông tin cá nhân của một cảnh sát cũng là một điều phạm luật và chắc chắn không ai sẽ trả lời chứ đừng nói là cảnh sát cho biết như vậy. Hà Minh Thành thực ra là môt code name của em để liên lạc với bên ngoài  cũng như tiếp xúc với anh, chỉ có cái họ của em là đúng thôi còn tên dĩ nhiên không phải tên thật. Điều này em cũng xin lỗi anh và mong anh thông cảm vì công việc của em nó buộc phải như vậy. Em đã lấy quốc tịch Nhật từ năm 1981 và đã đổi tên Nhật theo họ của vợ em từ lâu. Giả sử có một cảnh sát nào đó phá luật trả lời cho người đó cũng không bao giờ biết đén tên Hà Minh Thành vì nó không có trong hồ sơ. Ngay cả các thông dịch viên người Việt Nam mà cảnh sát thuê  dịch ăn lương theo giờ đã gặp và tiếp xúc với em hàng chục năm nay đều không hề biết rằng em là một người Việt Nam.
Thứ sáu: Em tốt nghiệp và nhận học vị  “Bác sĩ Công học” tức Tiến sĩ công học ở đại học Đông Bắc năm 1984, lúc đó em đã là người mang quốc tịch Nhật với tên Nhật rồi, cho dù họ có tìm trong danh bạ sinh viên tốt nghiệp của Tohoku Daigaku cũng không bao giờ tìm ra tên của em. Tiến sĩ ở Nhật thực chất cũng không có gì là ghê gớm cả. Trong một xã hội đòi hỏi việc thực học thì một tiến sĩ sau khi ra trường không chịu nổi áp lực nghiên cứu phải bỏ nghề là chuyện bình thường. Ở trong xã hội Nhật ngoài các giáo sư đại học thì không ai viết trên danh thiếp của mình là Tiến sĩ này nọ như kiểu trong một xã hội trọng danh hão như VN cả. Ngay cả cái bằng Tiến sĩ nếu ra trường trong một năm không tìm ra việc làm thì kể như vứt sọt rác. Cái bằng Tiến sĩ của em sau mấy lần dọn nhà, vợ em cũng vứt rác từ lúc nào mà em cũng không biết. Một Tiến sĩ đi làm cảnh sát là một việc rất bình thường, nếu thử làm một thống kê những người homeless ở Nhật chắc chắn không ít trong họ từng là những kẻ có bằng Tiến sĩ. Người Nhật rất cần các cảnh sát viên biết tiếng Việt để có thể thâm nhập vào các cộng đồng người ngoại quốc trong công tác điều tra. Nếu ai có trình độ, quốc tịch Nhật và đủ khả năng thì đều có thể thi vào để học và trở thành cảnh sát viên.
Nhờ anh nhắn giùm với người đó mà em nghĩ…rằng “Phận làm người thì nên có lòng tự trọng, biết sống vì người và đừng nên vị kỷ quá “.
Chúc anh Đào và gia quyến vạn sự an khang.
Hà Minh Thành.
(Dân trí) – “Một câu chuyện cảm động về cậu bé 9 tuổi ở Nhật đã dạy cho tôi bài học làm người trong lúc khốn khó nhất.”
Dưới đây là bài viết cảm động của một độc giả gửi báo Dân trí về cách ứng xử tuyệt vời trong cơn hoạn nạn ở Nhật của một cậu bé mới 9 tuổi.
Tối hôm qua tôi được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó phân phát thực phẩm cho những người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng tôi chú ý đến một em nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc áo thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà em lại xếp hàng cuối cùng, tôi sợ đến lượt của em thì chắc chẳng còn thức ăn nên mới lại hỏi thăm.
Em kể khi đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất và sóng thần đến, cha của em làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường em nhìn thấy chiếc xe và cha bị nước cuốn trôi, nhiều khả năng đã chết.
Hỏi mẹ đâu, em nói nhà em nằm ngay bờ biển, mẹ và em em chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe hỏi đến thân nhân.
Nhìn thấy em nhỏ lạnh, tôi mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người em nhỏ. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho em và nói: “Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi tưởng em sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, cậu bé ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.
Ngạc nhiên vô cùng, tôi hỏi tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Cậu bé trả lời: “Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.
Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc, để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh. Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại.
Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
—-

TRAO ĐỔI THÔNG TIN VỚI BLOG PHAMVIETDAONV

Blog Phamvietdaonv: Anh Hà Minh Thành là người Việt Nam hiện đang công tác trong lực lượng cảnh sát Nhật Bản; Hiện anh Hà Minh Thành đang tham gia cứu nạn động đất tại vùng Fukushima…Hôm trước anh Hà Minh Thành có thông tin trên blog Phamvietdaonv địa chỉ email và điện thoại cá nhân của anh, bà con nào là người Việt Nam đang gặp khó khăn tại Nhật cần giúp đỡ thì liên hệ với anh. Xin ghi lại địa chỉ của anh Hà Minh Thành:
minhthanhjp@yahoo.com; điện thoại 09085381634…
Cách đây vài hôm, một độc giả đã liên hệ với số điện thoại trên nhưng đã gặp tiếng nói của một phụ nữ. Tôi đã email cho anh Hà Minh Thành thì anh Thành cho biết: Điện thoại hiện anh đang giao cho con gái lớn của anh đang tham gia cứu nạn với bố; Có thể do con gái anh Hà Minh Thành không sõi tiếng Việt nên có thể bị hiểu nhầm…Bà con nào cần giúp đỡ xin cứ liên hệ với số điện thoại và địa chỉ email trên…
Hôm qua, Báo Tuổi trẻ đã liên hệ với Blog Phamvietdaonv muốn tìm hiểu thêm về sự giúp đỡ thiện nguyện của anh Hà Minh Thành, tôi đã thông tin với anh Hà Minh Thành và anh đã đồng ý đăng địa chỉ điện thoại và email cá nhân của anh lên báo Tuổi trẻ để sẵn sàng hỗ trợ những bà con người Việt Nam nào đang gặp khó khăn hoạn nạn ở Nhật …
Sau đây là bức thư mới nhất của anh Hà Minh Thành kể về công việc mà anh  đang tham gia tại vùng Fukushima…
Xin chào anh Đào
Em là Minh Thành đây. Anh và gia đình khỏe không ? Mấy ngày nay mọi sự đều quay cuồng lên cả. Mở mắt cũng thấy xác chết, nhắm mắt cũng thấy xác chết. Mỗi thằng tụi em mỗi đứa phải trực 20h/một ngày. Ước gì thời gian dài 48 tiếng một ngày để mà còn đi tìm cứu người. Điện nước không , thực phẩm gần như số không ? Di tản dân chưa xong thì lại có lệnh đưa dân đi di tản tiếp.
Em đang ở Fukushima, cách nhà máy điện Fukushima 1 khoảng cách 25km, có rất nhiều chuyện có thể viết nên thành sách về tình người trong hoạn nạn. Ngày hôm kia em đã tìm thấy và cứu được một người VN. Anh ta tên là Toàn đến từ Mỹ, kỹ sư nguyên tử lực làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1, anh ta bị tai nạn ngay cơn động đất đầu tiên, mọi thứ hỗn loạn nên chẳng ai giúp anh ta liên lạc cả. Tình cờ biết được em đã liên lạc với Đại sứ quán Mỹ và phải công nhận tụi Mỹ nó nhanh, ngay lập tức trực thăng của quân đội Mý đến bệnh viện bốc anh ta đưa thẳng ra hạm đội 7.
Còn lại một số tu nghiệp sinh VN ở trong vùng này thì em đang tìm vẫn chưa có thông tin rõ ràng. Nếu có thông tin chính xác tên tuổi, nơi làm việc của họ thì dễ tìm kiếm hơn. Ở Nhật cảnh sát không có quản lý gắt gao về hộ tịch như ở VN và luật bảo hộ thông tin cũng khiến cho việc tìm thông tin của họ cũng khó. Em gặp một phụ nữ Nhật có làm việc chung với 7 cô gái đến từ VN làm việc với tư cách tu nghiệp sinh, chỗ họ làm cách bờ biển khoảng 3km, bà ta nói rằng họ không biết tiếng Nhật và lúc chạy loạn thì họ chạy theo bà ta, nhưng sau đó thì không biết chạy đi đâu còn sống hay là chết.Trong đó bà ta chỉ nhớ tên một cô gái tên là Nguyễn Thị Huyền (Có thể tên là Hiền) vì làm việc chung nhau.
Nhân viên Đại sứ quán và chính phủ VN vẫn chưa thấy xuất hiện ở đây dù đọc trên báo mạng của VN thấy họ nói lo lắng cho dân VN rất tốt, toàn xạo cả. Ngay cả cảnh sát tụi em còn đói khát tả tơi thì huống chi tới mấy đứa nhỏ tu nghiệp sinh VN. Nỗi khổ nhất ở vùng này bây giờ là Lạnh, Đói, Khát, không có điện, thiếu thông tin. Dân chúng thì vẫn bình tĩnh, lòng tự trọng và luân lý của họ tốt nên chưa đến nỗi loạn nhưng nếu tình hình này kéo dài thêm chừng 1 tuần nữa thì có khả năng tình hình an ninh không thể kiểm soát nổi. Họ cũng là con người mà, khi cơn đói khát đã vượt quá lòng tự trọng và nhân cách thì cái gì cũng phải làm thôi. Chính phủ đang lập cầu không vận thực phẩm và thuốc men vào vùng này nhưng chỉ như muối bỏ biển. Có nhiều chuyện muốn kể cho anh nghe để đăng trang tin của anh nhưng mà nhiều đến độ bây giờ em cũng chẳng biết gì mà viết nữa. Có một câu chuyện cảm động ngày hôm qua một đứa bé Nhật đã dạy cho một người lớn như em một bài học làm người.
Tối hôm qua em được phái tới một trường tiểu học phụ giúp hội tự trị ở đó để phân phát thực phẩm cho các người bị nạn. Trong cái hàng rồng rắn những người xếp hàng em chú ý đến một đứa nhỏ chừng 9 tuổi, trên người chỉ có chiếc ao thun và quần đùi. Trời rất lạnh mà nó lại xếp hàng cuối cùng, em sợ đến phiên của nó thì chắc chẳng còn thức ăn. Nên mới lại hỏi thăm.Nó kể nó đang học ở trường trong giờ thể dục thì động đất  và sóng thần đến, cha của nó làm việc gần đó đã chạy đến trường, từ ban công lầu 3 của trường nó nhiìn thấy chiếc xe và cha nó bị nước cuốn trôi, 100% khả năng chắc là chết rồi. Hỏi mẹ nó đâu, nó nói nhà nó nằm ngay bờ biển, mẹ và em của nó chắc cũng không chạy kịp. Thằng nhỏ quay người lau vội dòng nước mắt khi nghe em hỏi đến thân nhân. Nhìn thấy nó lạnh em mới cởi cái áo khoác cảnh sát trùm lên người nó. Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của em bị rơi ra ngoài, em nhặt lên đưa cho nó và nói: ” Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói”.
Thằng bé nhận túi lương khô của em, khom người cảm ơn. Em tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.Ngạc nhiên vô cùng , em hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nỏ trả lời: ” Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ”.
Em nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác để khóc để mọi người không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy em một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh.
Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này đang đứng ở trong những giờ phút nguy cấp nhất của sự điêu tàn, nhưng chắc chắn nó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ tuổi niên thiếu.
Nghĩ lại câu nói của ông già Fuwa nguyên chủ tịch Đảng CS Nhật giáo sư dạy em về Tư bản luận đã nói rằng ” Nếu Mac sống lại, ông ta sẽ thêm một câu vào trong cuốn Tư bản luận đó là ” Chủ nghĩa CS chỉ thành công trên đất Nhật”.
Vài dòng gửi cho anh, chúc anh khỏe .Tới giờ em vào phiên trực nữa rồi.
Chúc anh và gia đình vạn sự an khang.
Hà Minh Thành
Tái bút:
À, quên. Số điện thoại em ghi là số điện thoại cá nhân của em, hiện tại con gái lớn của em mới tốt nghiệp y tá và cháu đang tham gia công tác cứu trợ thiện nguyện trong vùng này, em đưa cho cháu dùng điện thoại của em cho tiện liên lạc. Cháu không rành tiếng VN nên chắc bị hiểu lầm như vậy.
"
https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2018/07/thu-cua-ha-minh-thanh-gui-cho-nha-van.html



0.5. Sự xuất hiện của TuyHoa Dân (trên Fb Phạm Viết Đào, vào ngày 9/7/2018):


Bản chép ngày 29/7/2018.


"

CHINA-DEFENSE.COM: 6 TRUNG ĐOÀN CỦA TƯỚNG GIÁP “ÔM ĐẦU MÁU” DO QUÂN BÁO VIỆT ĐỂ LỘ “CHIẾN DỊCH MẬT DANH MB 84” ?
Phạm Viết Đào.
Việc 1 sĩ quan quân báo cao cấp của Việt Nam đã bán bí mật kế hoạch tác chiến MB 84 khởi chiến 12/7/1984 cho Tình báo Hoa Nam đã được BBC đưa tin như sau trong một bản tin năm 2010:
“Tài liệu được nói là của Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.
Tài liệu này được một người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và đăng tải trên một số trang mạng… ( blog Phạm Viết Đào-chú thích P.V.Đ)
“Trong cuốn sách 'Bí mật về cuộc chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui), Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng có chương nhắc đến trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng china-defense.com đã viết:”Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.
Thế nhưng kế hoạch của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao cấp".
(http://www.bbc.com/…/vi…/2010/07/100728_laoshan_battle.shtml)
Do việc kế hoạch tác chiến MB 84 bị lộ, Trung Quốc nắm nắm được toàn bộ kế hoạch phản công của 6 trung đoàn quân Việt Nam nên Trung Quốc đã kịp thời bố trí hỏa lực để đối phó. Kết quả 1 vạn quân của Tướng Giáp vào chảo lửa Thanh Thủy, Vị Xuyên được quân Trung Quốc sắ đón lõng trong trận 12/7/1984, gây tổn thất lớn cho Việt Nam.
Tác giả của MB 84 là Bộ Tổng tham mưu, thời điểm 1984, Đại tướng Lê Trọng Tấn, là Tổng tham mưu trưởng. Đại tướng Lê Trọng Tấn đang được cơ cấu để đảm trách cái ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay thế Tướng Văn Tiến Dũng.
Nếu Lê Trọng Tấn nắm chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì sự quay trở lại chính trường của Võ Nguyên Giáp mới có cơ hội.Theo tin vỉa hè hồi đó: Tướng Giáp có khả năng sẽ quay trở lại cương vị Chủ tịch nước hoặc TBT…
Chiến dịch mang mật danh MB 84 được Bộ Tổng tham mưu vạch kế hoạch huy động cùng 1 lúc 6 trung đoàn của 5 sư đoàn: Sư 356 huy động 2 trung đoàn, 313 huy động 1 trung đoàn pháo; sư 312 huy động 1 trung đoàn: sư 316 huy động 1 trung đoàn; sư 314 huy động 1 sư đoàn tổng tấn công tất cả các cứ điểm khu vực Thanh Thủy Vị Xuyên…
Kết quả hình ảnh cho Lê Duy Mật
Tướng Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu trưởng, đeo kính đang phổ biến Kế hoạch MB 84, người ngôi quay lưng là tướng Lê Duy Mật..( Ảnh do Tướng Lê Duy Mật cung cấp cho blog P.V.Đ)
Mục tiêu của chiến dịch là quyết đẩy lùi quân Trung Quốc trở lại sang bên kia biên giới được hoạch định từ thời Hiệp ước Pháp-Thanh…
Trung Quốc chính thức đưa quân lấn chiếm khu vực Hà Giang từ năm 1979, nhưng đánh ở quy mô cấp tiểu đoàn ở khu vực ngã ba Thanh Thủy-Sông Lô, cửa khẩu Thanh Thủy bây giờ và khu vực Cao điểm 1800 A-1800 B ở Lao Chải.
Bắt đầu năm 1984, Trung Quốc mở chiến dịch lớn, kéo về đây gần nửa triệu quân của 8 đại quân khu trên tổng số 10 quân khu.
Dương Đắc Chí, Tư lệnh quân khu Côn Minh bật đèn xanh và ủng hộ cho kế hoạch đầy tham vọng của Tướng trẻ Túc Nhung Sinh, con trai của Đại tướng Túc Dụ: khôi phục lại đường biên giới của Trung Quốc trước khi có thỏa thuận Pháp-Thanh, tức đẩy Việt Nam sang hoàn toàn phía bên này suối Thanh Thủy…
Có thể nói hai bên đều đề ra những quyết tâm chiến lược cho những trận đánh huyết chiến trên các cao điểm tại khu vực Thanh Thủy. Thế nhưng trận ra quân 12/7/1984 của 6 trung đoàn thuộc diện lừng danh của Việt Nam đã không hoàn thành mục tiêu của chiến dịch và đã phải chịu tổn thất lớn…Chiều 14/7/1984 phía Việt Nam chính thức lui quân toàn tuyến, ngưng chiến dịch quân sự mang mật danh MB 84.
“Sau trận đánh này, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã rất tức giận, quát lớn hỏi “Trách nhiệm này là của ai?”. Khi đó, đại tướng Tổng tham Mưu trưởng Lê Trọng Tấn đứng lên nói:-“Thưa anh, tôi là Tổng Tham mưu trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm”.
(Nguồn: Tướng Hoàn Đan của quân đội Cụ Hồ Tướng Hoàn Đan của quân đội Cụ Hồ | hochiminhbao.com hochiminhbao.com/tuong-hoan-dan/
Nguồn tin về các trận đánh tại khu vực Thanh Thủy đặc biệt là chiến dịch mang Mật danh MB 84 do Hà Minh Thành cung cấp cho Phạm Viết Đào, về danh nghĩa từ Nhật, thế nhưng chủ yếu dịch từ các trang mạng tiếng Anh của Trung Quốc.
Những thông tin được tuyển chọn và đưa lên blog của Phạm Viết Đào gây sửng sốt dư luận vì đây là lần đầu tiên độc giả Việt Nam biết tới cuộc chiến tranh khốc liệt này kết thúc cách đó 20 năm, riêng trận 12/7/1984 xảy ra cách đói 25 năm.
Năm 2009 Trung Quốc đã rầm rộ tổ chư chức kỷ niệm cái gọi là Chiến Thắng Lão Sơn, như là 1 chiến công của Tình báo Hoa Nam…
Bản thân Phạm Viết Đào từ năm 1985 đã lên Hà Giang và tôi đã nhìn thấy bộ đội ta đóng dày đặc hai bên quốc lộ số 2 từ Bắc Quang lên tới Hà Giang, trên một tuyến đường dài quãng 50 km.
Những thông tin do Hà Minh Thành gửi cho blog Phạm Viết Đào nổi lên mấy thông tin đáng chú ý:
-Tại Vị Xuyên Hà Giang, phía Việt Nam đã tập trung tại địa bàn nhỏ hẹp này luôn phiên khoảng 9 sư đoàn, lúc đông nhất 5 sư đoàn. Ngoài ra bổ sung một số trung đoàn, tiểu đoàn độc lập, địa phương quân; Còn phía Trung Quốc đã tập trung về chiến trường này trên khoảng 30 sư đoàn, khoảng nửa triệu quân…Bằng tổng số quân viễn chính Mỹ đổ bộ vào chiến trường miền nam.
Trong khi đó tại chiến trường Quảng trị 1972, quân ta huy động lúc đông nhất là 2 sư đoàn…
Theo tin từ trang mạng Trung Quốc đưa thì Việt Nam chịu tổn thất 3700 bộ đội trong các trận đánh tại đây
- Mạng Chine-Defense còn chủ động đưa tin: 1 sĩ quan quân báo Việt Nam đã cung cấp toàn bộ kế hoạch tác chiến của chiến dịch quân sự mang mật danh MB 84 mở màn 12/7/1984…
-Phía Trung Quốc đã đẩy lùi được chiến dịch quân sự đầy tham vọng này mà còn tiêu hủy, bắn chết tù binh và thương binh Việt Nam trong chiến dịch MB 84 mở màn 12/7/1984…
Tham gia vụ thông tin này, sau khi blog Phạm Viết Đào đưa, Trang Quân sử Việt Nam đã tập hợp rất nhiều cây viết trong đó có nhiều CCB từng tham chiến trận 12/7/1984 tại Vị Xuyên Hà Giang tham gia.Bên cạnh nhiều ý kiến, chú yếu được viết theo dạng nhớ gì, thấy gì thì kể lại và đưa lên chia sẻ. Các ý kiến này cũng góp phần làm cho độc giả hiểu thêm về chiến trường Vị Xuyên.
Kết quả hình ảnh cho Lão Sơn
Lính Trung Quốc bị bắn gục khi tấn công 1509
Trên trang này có nhiều CCB tham gia việc đả phá blog Phạm Viết Đào và Hà Minh Thành cho là cố ý xách động, bịa đặt thông tin với dụng ý xấu, chia rẽ quan hệ Việt-Trung đang nồng ấm trở lại.
Những phát ngôn kiểu như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, hay chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung…cho những ai nói những thông tin làm xấu quan hệ Trung Quốc thì nhất định là thù địch, Việt Tân…
Có một số cán bộ của cơ quan chức năng đã gặp Phạm Viết Đào để dò hỏi thông tin để xem tôi có dính dáng gì với Việt Tân không?
Tôi đã chủ động cung cấp email, mật khẩu để họ vào trực tiếp đọc những thư từ trao đổi giữa tôi và Hà Minh Thành. Và chính họ đã xác nhận những IP mà Hà Minh Thành sử dụng là từ Nhật chứ không phải từ Mỹ. Như vậy, đây không do bàn tay Việt Tân xúi, thuê Phạm Viết Đào gây chia rẽ quan hệ Việt-Trung vì họ đã định vị Việt Tân chỉ ở Mỹ không ở Nhật…
Có 1 điều chắc chắn: Việt Tân làm sao mà có được tài liệu chi tiết về kế hoạc MB 84, ghi ngày giờ nào, đơn vị nào đánh cao điểm nào để mà chuyển cho Phạm Viết Đào? Những thông tin này sau khi Phạm Viết Đào đưa lên mạng, nhiều CCB Vị Xuyên đọc blog của tôi họ mới vỡ ra, thời điểm 1984 họ cũng chỉ biết theo lệnh cầm súng xông lên? Những bí mật của Kế hoạch mang mật danh MB 84 cho đến thời điểm 2010, phía Việt Nam vẫn là thứ tuyệt mật? Chỉ có cán bộ cấp sư đoàn trở lên mới có khả năng được phổ biến. Vậy thì Trung Quốc có được chỉ có thể do ai đó từ Bộ tổng tham mưu cung cấp.
Còn mức độ ác liệt của cuộc chiến Vị Xuyên thì bản thân tôi và Thành cũng không thêm mắm muối vào được. Chính Tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 gần đây cho biết: Khi đánh Quảng Trị, ta chỉ dồn vào chiến trường này có 2 sư đoàn trong khi đó ở Vị Xuyên, theo Trung Quốc, họ dồn gần 30 chục sư đoàn của 8 đại quân khu.
Còn đại tá Đỗ Văn Trì, nguyên sư trưởng 313, anh hùng chiến tranh chống Mỹ cho biết: ông từng trực tiếp chỉ huy 1 trung đoàn đánh Buôn Ma Thuột, trong các trận đánh tại miền nam quân của ông chưa phải đánh giáp lá cà bao giờ cả? Trong khi đó thì tại Vị Xuyên quân F 313 đã cầm lưỡi lê dành nhau với quân Trung Quốc từng mỏm đá…
Những thông tin đó tôi hoặc là lấy từ trên mạng Trung Quốc do Hà Minh Thành dịch hoặc tôi bỏ tiền túi ra thuê dịch theo gợi ý của ông Dương Danh Dy và trực tiếp đi điều tra, hỏi han và không phải ai cũng sẵn sang chia sẻ thông tin về cuộc chiến này…Nhiều người có thông tin nhưng không dám kể…
Khi đưa lên mạng, có CCB từng tham chiến ở Hà Giang còn bắn tin là sẽ tìm tới tận nhà nhân chứng đã cung cấp thông tin cho tôi, họ cho tôi là kẻ bồi bút cho thế lực thù địch, làm tay sai cho Việt Tân, gây chia rẽ quan hệ Việt-Trung, phò Việt Tân, nhận tiền từ Việt Tân…
Có CCB còn ném cả thư nặc danh vào nhà riêng của tôi; thư là một bài thơ dài khuyên tôi già rồi đừng lên Vị Xuyên Hà Giang gây rối nội bộ, nói xấu những người lình Hà Giang. Thư nặc danh này tôi đã trình báo với cảnh sát khu vực nơi tôi ở.
Còn lên Hà Giang thì tôi gặp ai, vào quán nét nào, ở nhà nghỉ nào, đi xe nào đều có người bám theo, ghi sổ…
Về con số 3700 bộ đội Việt Nam hy sinh trong các trận đánh tại Thanh Thủy, giai đoạn đầu do cách đưa tin không mạch lạc từ trang mạng Trung Quốc. Do đó nên blog của tôi đưa đã gây hiểu nhầm cho nhiều người cho rằng: con số 3700 tử thương của bộ đội Việt Nam là của trận 12/7/1984.
Sau này, sàng lọc qua nhiều nguồn, tôi mới vỡ ra, cái mà Trung Quốc gọi là chiến dịch quân sự Lão Sơn, đó là những trận đánh nổ ra tại một loạt cứ điểm xung quang khu vực cửa khẩu Thanh Thủy hiện nay…
Vấn đề đặt ra ở đây là: từ cơ sở nào để trang China-Defense ( Quốc phòng Trung Quốc) đưa ra con số thương vong của Việt Nam là 3700 bộ đội thời điểm 2009, dịp Trung Quốc tổ chức kỷ niệm 25 năm chiến thắng Lão Sơn. Đây chắc chắn không do Trung Quốc trực tiếp đếm xác trên chiến trường Thanh Thủy, Vị Xuyên để ra con số 3700 liệt sĩ Việt?
Trong khi đó, mãi tới 14/7/2016, tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 mới chính thức công bố con số thương vong trọng một cuộc gặp gỡ CCB Vị Xuyên, Hà Nội: Hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ đồng bào ta hi sinh tại mặt trận Vị Xuyên soha.vn ›( http://soha.vn/hon-4000-can-bo-chien-si-dong-bao-ta-hi-sinh…)...
Thế thì từ đâu mà năm 2009, Trung Quốc đã đưa ra con số 3700 liệt sĩ, blog Phạm Viết Đào mới đưa ra con số còn thấp hơn sự thật; con số chính thức công bố báo chí mới đây là 5000 liệt sĩ…Thế mà đã có chiến dịch ném đá, cho thông tin của Phạm Viết Đào có dụng ý tung tin giả, gây chia rẽ, mang bong dáng Việt Tân…
TTXVN còn cất công sang tận Nhật Bản để phát đi 1 bản tin kỳ quái “Tin cảnh sát gốc Việt giúp em bé Nhật là "bịa đặt:”Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, thông tin một số báo trong nước đăng câu chuyện cảm động về em bé chín tuổi Haruo Soma do "viên cảnh sát gốc Việt" Hà Minh Thành kể là bịa đặt. (VIETNAM+) 14/07/2011 12:17 GMT+7
(https://www.vietnamplus.vn/tin-canh-sat-goc-viet-…/99863.vnp)
Mục đích của TTXVN đưa cái tin vô công rồi nghề này để phủ nhận những thôn tin mà Hà Minh Thành cung cấp cho Phạm Viết Đào, phủ nhận những bài điều tra, khảo cứu, tìm dịch công phu bằng tiền cá nhân; Có bài tôi phải nhờ nhân viên của TS Nguyễn Xuân Diện dịch hộ và trả theo chế độ của Viện Hán Nôm về các trận đánh ở khu vực Thanh Thủy; và cả câu chuyện cậu bé Soma không chịu nhận phần thưc ăn cứu trợ cũng do Thành gửi cho blog Phạm Viết Đào nhận trận động đất 2011…
Điều khôi hài ở đây là trong chuyến công tác Nhật bản 4/6/2017, nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán và kiều báo Việt nam tại Nhật, TT Nguyễn Xuân Phúc lại nhắc lại câu chuyện cậu bé Soma này mà năm 2011 TTXVN dẫn nguồn tin từ Đại sữ VN tại Nhật là bịa:” “Chúng ta nhớ thảm họa động đất, sóng thần năm 2011 ở Nhật Bản. Chúng ta thấy hình ảnh gì của dân tộc Nhật Bản mà có thể là bài học cho lớp trẻ chúng ta hay không? Chúng ta thấy họ mấy mát như thế nhưng trật tự xếp hàng lấy bánh mì, đồ ăn, không hề có sự lộn xộn. Hay ví dụ có một em bé 9 tuổi đã nhường phần ăn của mình cho người già trong lúc khó khăn như vậy”, Thủ tướng nói”
(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản)(- https://www.tienphong.vn/…/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tham-…)
Như vậy, khi blog Phạm Viết Đào đưa lại nguồn tin do Hà Minh Thành cung cấp thì hàng loạt báo chí trong đó có TTXVN lao vào phủ nhận bôi đen thông tin này, phủ nhận các thông tin trên blog Phạm Viết Đào là xấu độc, có bàn tay Việt Tân, mặc dù tôi dẫn nguồn từ Trung Quốc, không phải của Việt Tân…
Tại sao Trung Quốc lại chủ động thông tin lộ kế hoạch mang mật danh MB 84 do quân báo Việt Nam bán cho Tình báo Hoa Nam ?
Khả năng 1: Tung tin để chia rẽ nội bộ Việt Nam; gây nghi ngờ lẫn nhau;
Khả năng 2: Ngửa bài ra để khống chế, răn đe ai đó từng một thời cộng tác với Trung Quốc bây giờ có ý “ bê quay” trở mặt với Trung Quốc?
Nhân việc Trung Quốc hay sử dụng nhiều chiêu độc để khống chế những ai từng có lúc cộng tác, làm ăn với họ, xin kể một câu chuyện nhuốm mày “ giai thoại” Việt-Trung về việc Giang Trạch Dân từng đe dọa Đỗ Mười, Lê Đức Anh…
Tháng 7 năm 1997, TBT Đỗ Mười và TT Võ văn Kiệt đã gặp Giang Trạch Dân Bắc Kinh. Để hàn gắn vết thương chiến tranh, lãnh đạo 2 nước đã thỏa thuận: báo chí 2 nước thôi không nhắc tới cuộc chiến tranh Trung Quốc lấn chiếm biên giới Việt Nam…
Trong cuộc gặp Đỗ Mười, Giang là người có học, thâm trầm, mưu cơ, tính toán rất cẩn thận. Mỗi lời, mỗi ý rất văn hoa, lại ưa xen vào các câu trong kinh điển cổ, hoặc những câu thơ, câu từ khác với cách trình bày « dùi đcụ chấm mắm cáy » kiểu Đỗ Mười…
Trong một bữa chiêu đãi, Giang nói móc Đỗ Mười do biết Đỗ Mười xuất thân làm nghề hoạn lợn: “Lợn Trung Quốc không to béo bằng lợn Việt Nam, vì chúng ham nhảy cái quá. Còn lợn VN hầu hết là lợn thái giám nên to lớn”…
Đỗ Mười biết bị Giang chơi xỏ, căm lắm. Trong lúc hai bên nâng ly, Giang ứng khẩu đọc hai câu thơ :
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại,
Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
(Đề Tam Nghĩa tháp-Lỗ Tấn)
Thông dịch viên dịch lại cho Đỗ Mười nghe nghĩa đen như sau: “Sau khi trải qua cơn sóng gió, tình anh em vẫn còn. Hôm nay, gặp lại nhau, cười một cái, mới hiểu rõ ai là bạn ai là thù”.
Khi về khách điếm, các cố vấn giảng giải thâm ý của Giang Trạch Dân về 2 câu thơ trên của Lỗ Tấn ngầm có ý đe dọa.
Câu thứ nhất: Hãy coi gương của Lê Đức Anh. Anh bị méo miệng, một mắt nhắm không được. Bán thân bất toại. Điều này thể hiện, hàm nghĩa trong câu 1 có chữ: Độ là bến đò. Tận là hết. Kiếp tiếng nhà Phật là tai vạ. Huynh là Anh. Nghĩa là thằng Anh bị tai vạ hết kiếp…
Câu thứ hai: Bây giờ gặp nhau ở đây, tao cười một tiếng để chúng mày biết cái tội lấy oán trả ân…
Mười nghe giảng xong lo sợ, nửa tin, nửa ngờ, dò hỏi Lê Đức Anh bị đánh thuốc độc từ bao giờ?
Bọn tùy tùng cho biết: Cách đây mấy năm, Lê Đức Anh với Võ Văn Kiệt sang Quảng Đông họp. Trong dịp đó Anh được tặng một cái áo. Chính cái áo có tẩm nước hoa đã làm cho Anh bị xuất huyết não, thành bán thân bất toại.
Mười nhớ lại, không những Lê Đức Anh mà Đào Duy Tùng, Lê Mai đều bị đầu độc cùng một kiểu như thế cả.
(Theo tư liệu của GS Trần Đại Sỹ)…
P.V.Đ.
コメント
Dân Mai Xuân Cảm ơn anh PVĐ đã cho biết thông tin này qua trang mạng !
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信3週間前
Thanh Ban Banh Ngưỡng mộ anh!
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信3週間前
Khánh Dân Bùi nguyễn bá thanh, đinh thế huynh, trần đại quang, võ văn kiệt và trước đó
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信3週間前
Khánh Dân Bùi lê trọng tấn , hoàng văn thái đều một cách ư? TQ kẻ thù không đội trời chung?
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信3週間前
Thuy Quynh VU Cám ơn thông tin quý hiếm của anh.
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信3週間前
Ngo Thao Chịu việc kiên trì tìm Tư liệu của PVĐ. Khơi lại nguồn cơn Tư liệu một thời đã được Thời gian kiểm chứng.
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信2週間前
TuyHoa Dân Cháu có quen một anh cảnh sát Nhật gốc Việt cũng họ Hà nhưng mà không phải tên Hà Minh Thành mà là Hà Chính Quang (Hà Minh Thành không biết có phải bút danh của anh đó hay không ). Anh này là đồng hương của cháu dân Tuy Hòa-Phú Yên. Dân du học ở Nhật ...もっと見る
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信2週間前
Viet Daonv Pham Đúng là anh Hà chí Quang là Hà Minh Thành đáng tiếc anh ấy mất mà chú không biết để chia buồn. Cháu cung cấp thông tin đế chú có vài lời tri ân với gia đình anh. Cháu giới thiệu cho chú vài nét về cháu.Cháu viết cho chú qua email:hoanghtham9@gmail.com
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信2週間前
"
https://www.facebook.com/vietdaonv.pham/posts/139765756903945

"

Thuy Quynh VU Cám ơn thông tin quý hiếm của anh.
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信3週間前
Ngo Thao Chịu việc kiên trì tìm Tư liệu của PVĐ. Khơi lại nguồn cơn Tư liệu một thời đã được Thời gian kiểm chứng.
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信2週間前
TuyHoa Dân Cháu có quen một anh cảnh sát Nhật gốc Việt cũng họ Hà nhưng mà không phải tên Hà Minh Thành mà là Hà Chính Quang (Hà Minh Thành không biết có phải bút danh của anh đó hay không ). Anh này là đồng hương của cháu dân Tuy Hòa-Phú Yên. Dân du học ở Nhật trước 1975. Nghe kể thì hình như anh đó là con rể của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 94. Anh này hình như 2 năm trước thì phải cháu nhớ không chính xác nghe mấy bạn cháu nói đã chết vì bệnh ung thư tuyến giáp.
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信2週間前
Viet Daonv Pham Đúng là anh Hà chí Quang là Hà Minh Thành đáng tiếc anh ấy mất mà chú không biết để chia buồn. Cháu cung cấp thông tin đế chú có vài lời tri ân với gia đình anh. Cháu giới thiệu cho chú vài nét về cháu.Cháu viết cho chú qua email:hoanghtham9@gmail.com
管理する


いいね!他のリアクションを見る
返信2週間前
"

Nguồn ở đây.

https://www.facebook.com/vietdaonv.pham/posts/139765756903945





0.4. Đầu năm 2017, tức khoảng 3 năm đã về nhà sau một thời kì bị giam giữ,  ông Phạm Viết Đào đưa lại bài sau lên blog.

Bản chép tháng 7 năm 2018.


"
THỨ HAI, 16 THÁNG 1, 2017

THÔNG TIN TỪ NHẬT BẢN PHÁT HIỆN NGÔI MỘ TẬP THỂ CỦA BỘ ĐỘI VIỆT NAM TRÊN ĐỈNH 1509 ( LÃO SƠN-NÚI ĐẤT) VỊ XUYÊN-HÀ GIANG

alt
Chào anh Đào!
Em là Hà Minh Thành, ở Nhật xin gửi tặng anh Đào một số hình ảnh về Núi Đất bây giờ đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái ( 2009) . 

Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ  nhiên ngoài những chỗ họ cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều mìn. Em đã lén chụp ở khu vực chôn các liệt sĩ VN , anh xem trong các tấm hình có một hình em ngồi ở bên cạnh một cái hố , trên đó có nhiều phiến đá vuông (hình số 17).
Ông Vương Hoàn Hải – một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó, đã cho em biết đây là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị chết trong trận đó
Ông ta vô tình kể một chi tiết là sau khi chiếm được Núi Đất thì họ thu gom hài cốt binh sĩ cả 2 bên, thi thể lính Trung Quốc thì họ đưa về phía sâu bên Trung Quốc cách đó 10 km và làm nghĩa trang liệt sĩ, còn thi thể của các liệt sĩ VN cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh bị tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và nhờ lực lượng hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp.
Ông ta nói rằng không nhớ chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3700 xác binh sĩ VN. Cho đến ngày hôm nay ông ta và các đồng đội vẫn còn ám ảnh tiếng kêu gào của các thương binh VN trong biển lửa khi hỏa thiêu họ. Em đã không cầm được nước mắt và quỳ xuống cảm tạ trước ngôi mộ hoang tàn mà trong đó có thể có thi thể của anh Tạo em của anh, một người bằng tuổi của em đã Vị quốc vong thân.
clip_image006[1]
Hy vọng anh Đào với tiếng nói của một nhà văn hãy kêu gọi Chính phủ VN phải bằng mọi giá quy tập hài cốt của các liệt sĩ mình cho họ trở về quê hương và gia đình. Nếu không làm được thì cũng nên vinh danh những người anh, người con đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ trong cuộc chiến không cân sức, để đỡ tủi thân những người đã khuất cũng như gia đình họ…
Theo thông tin đoàn làm phim thu thập được thì trong trận chiến đó, phía Việt Nam đã thất bại do đã bị phản bội bởi một sĩ quan cao cấp Quân báo Việt Nam, tên này đã bán thông tin chi tiết về kế hoạch hành quân tái chiếm Núi Đất cho tình báo Trung Quốc. 
Rất tiếc cho đến lúc này, Chính phủ VN và Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn chưa hồi âm cho phép đoàn làm phim của đài TBS phỏng vấn các sĩ quan, binh sĩ và dân chúng VN để bộ phim phóng sự có một góc nhìn trung thực từ cả hai phía. Theo em đây là một cơ hội để phía VN lên tiếng cho thế giới biết Trung Quốc đã xâm chiếm lãnh thổ của mình.
Trong phạm vi khả năng của em thì em cố gắng dịch, sưu tầm các tài liệu và hướng cho Đạo diễn Bành Trung Nghĩa làm phim theo một góc nhìn trung thực, không thiên vị phía Trung Quốc, vì dù sao ông ta cũng là người gốc Hoa.
Trong khi chính quyền Lạng Sơn cho Trung Quốc vào tảo mộ liệt sĩ của họ, còn hài cốt của liệt sĩ VN còn ở Núi Đất thì lại im lặng và bị lãng quên…

MỘT VÀI THÔNG TIN VỀ HÀ MINH THÀNH:
Hà Minh Thành trao đổi thư từ qua mạng với tôi sau loạt bài tôi viết trên Website Hội Nhà văn VN NĂM 2009:tôi viết về vụ án nhận hối lộ của Huỳnh Ngọc Sĩ và vụ một phi công Việt Nam chở hàng ăn cắp từ Nhật bản về.
Thời điểm đó tôi làm biên tập cho Website của Hội nhà văn VN ( Vanvn.net)...
Hà Minh Thành đã cung cấp cho tôi một số tin quan trọng liên quan tới vụ án, anh cho biết: anh là người tham gia dịch rất nhiều tài liệu của vụ án hối lộ CPI.
Anh còn cung cấp một số thông tin về một số việc làm nhem nhuốc của một số cơ quan ngoại giao Việt Nam làm việc tại Nhật Bản. Tôi đã tham mưu cho Chủ tịch Hội Nhà văn VN chuyển các thông tin do Hà Minh Thành cung cấp cho các cơ quan chức năng (Ban phòng chống tham nhũng TƯ) của Việt Nam để giải quyết…

Công văn do Phạm Viết Đào soạn, Chủ tịch Hội nhà văn VN Hữu Thỉnh ký ngày 30/12/2008 

Từ khi tôi mở Blog riêng, Hà Minh Thành thường có nhiều comment và thư trao đổi với tôi. Tôi coi Hà Minh Thành là một trong những bạn tâm giao trên mạng, mặc dù chưa từng gặp và biết nhiều về anh.
Còn nguyên nhân Thành cung cấp thông tin trên là do: sau khi đọc bài tôi viết về em trai tôi, Ls Phạm Hữu Tạo đã hy sinh trận 12/7/1984 trong trận đánh Cao điểm 772; Thành cho biết Đạo diễn truyền hình Nhật Bản Hãng TBS là ông Bành Trung Nghĩa, người gốc Hoa muốn làm một bộ phim tài liệu về cuộc chiến tranh biên giới Việt -Trung. 
Đạo diễn Bành Trung Nghĩa cũng có một người em là lính Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến tranh này và đã tử trận. Do vậy, ông rất muốn sang Việt Nam để quay phim, lấy thêm hình ảnh, tài liệu, làm việc với các nhân chứng phía Việt Nam trong đó có tôi vì ông và tôi đều mất người thân vì cuộc chiến này. 
Tôi đã trả lời với ông Bành Trung Nghĩa qua giới thiệu của Hà Minh Thành là sẵn sàng hợp tác với Đoàn làm phim Nhật Bản để làm bộ phim này nhằm mục đích: giúp cho thế giới hiểu đúng bản chất của cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam. Cần phải làm mọi cách để thế giới hiểu đúng đất nước và con người Việt Nam nhiều đời này luôn muốn có quan hệ láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, để được yên ổn làm ăn. Không một người dân Việt Nam yêu nước, lương thiện nào lại muốn gây sự với Trung Quốc; nhưng người Việt Nam cũng chẳng bao giờ chịu khuất phục Trung Quốc hay bất kỳ thế lực ngoại bang nào.
Hiện nay phía Việt Nam không cho phép đoàn làm phim của ông Bành Trung Nghĩa thực hiện bộ phim này, mặc dù năm 1979, một phóng viên của Nhật Bản (hình như của Hãng NHK) đã hy sinh trong khi quay phim tại chiến trường Lạng Sơn. Chi tiết này đã được Đạo diễn Đặng Nhật Minh tái hiện lại trong bộ phim truyện Thị xã trong tầm tay
Còn phía Trung Quốc  đã chấp nhận cho đoàn làm phim của ông Bành Trung Nghĩa thực hiện quay phim, lấy tài liệu trên đất Trung Quốc. Thông tin, ảnh mà Thành viết cho tôi là do khi anh tham gia đoàn làm phim này chụp được.
Sở dĩ Thành được mời theo Đoàn làm phim Nhật Bản là họ biết tại khu vực Cao điểm 1509, nay thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc gọi là Lão Sơn-Núi Đất vẫn còn một số đồng bào người Dao sống, trước đây họ là người Việt. Hà Minh Thành đi cùng để dịch cho đoàn làm phim...

PVĐ
Một số hình ảnh do Hà Minh Thành cung cấp khi cùng Đoàn làm phim TBS bay bằng trực thăng Trung Quốc lên đỉnh Lão Sơn:
Anh Đào kính mến
Xin lỗi anh vì bận quá nên đã không chú thích các tấm hình em chụp ở Núi Đất cho anh được. Em tính chú thích trên blog của em nhưng mà không biết tại sao hình copy không vô blog được nên bây giờ em chú thích trên mail cho anh vậy. Các hình chắc anh còn và mỗi cái hình em có đánh số. Em giải thích theo số tên file của hình.
clip_image007
Hình số 5. jpg. Đoàn làm phim được lữ đoàn 513 biên phòng Trung Quốc không vận vào núi Lão Sơn bằng 2 máy bay trực thăng.
clip_image008
clip_image009
clip_image010
Hình 1.jpg, 3.jpg, 7.jpg.  Các hình ảnh Núi Đất chụp từ trực thăng, trước khi vào Núi Đất họ đã bay vòng phía trên không phận VN.
Hình  8.jpg, 9.jpg.  Người lính dẫn đường Trung Quốc giải thích trước 1984 thì lãnh thổ Trung Quốc tới chân cái bia  đá này, bây giờ họ lời được cả dãy núi.
Hình 10.jpg. Hai cha con ông Vòng A Sỉn, nghe nói trước 1984 là người VN, một trong 4 hộ dân còn sống sót ở khu vực này. Nói tiếng Việt rất giỏi. Hy vọng được trở lại làm người VN tại Núi Đất.
Hình 11.jpg.  Mẹ của ông Vòng A Sỉn, bà cụ kể cho nghe đã giấu 4 thương binh VN trốn trong hốc đá sau nhà nhưng lính Trung Quốc bắt ra bắn trước cửa nhà bà rồi khiêng xác đi.
Hình 12, 13, 18, 21.jpg.  Khu vực có mìn được phía VN gài đến nay vẫn chưa giải tỏa. Rất nguy hiểm.  Nghe ông Vòng A Sỉn kể lâu lâu cũng có vài lính biên phòng Trung Quốc chết vì mìn còn sót lại của VN.
Hình 16.jpg.  Cái bảng có đề bằng các thứ tiếng Anh – Việt – Trung:  "KHU GẦN QUÂN DỰ, CẤM TRÈO", chắc là anh Tàu nào viết tiếng Việt sai lỗi chính tả.
Hình 19.jpg. Một bà già gốc Việt cuốc rẫy ngay khu vực nghi còn có mìn. Nghe A Sỉn kể sau khi chiếm được vùng này thì lính Trung Quốc bắt dân gốc Việt đi làm rẫy tại các khu vực nghi là còn có mìn. Nhiều người chết lắm, còn sót 4 hộ là nhờ vào trời còn thương.
Hình 20.jpg.  Bia kỷ niệm chiến trường. Từ tấm bia này chếch về bên phải 400 m là cái hố chôn tập thể các liệt sĩ VN.
Hình 17.jpg.  Người trong hình là em nhờ một người Nhật chụp bằng ống Zoom ngay trên miệng hố chôn tập tể các anh hùng liệt sĩ VN. Vương Hoàn Hải, sĩ quan Trung Quốc tại cứ điểm đó vô tình tiết lộ cái hố này chôn 3700 thi thể của Liệt sĩ VN, trong đó có cả thương binh và tù binh bị bắt và họ xử tử hết tại cái hố này. Sau đó thì công binh lên họ dùng hóa chất và xăng hỏa thiêu. Cái hố này họ cấm chụp hình nhưng mà em chạy ra nhờ tên bạn Nhật trong đoàn chụp đại, hình không rõ lắm.
Hình 25, 26.jpg. Anh trai của Vương Hoàn Hải, một người lính tham gia trận chiến Lưỡng Sơn đang kể lại cho đoàn làm phim tình hình cuộc chiến lúc đó. Trong cái bì xanh ông cầm là một cuốn sổ nhật ký của một người lính VN tên là Nguyễn Văn Nam thuộc sư đoàn 313 VN đưa cho ông trước khi bị các bạn của ông lùa vào hố để giết. Ông hy vọng có ngày sẽ tìm đến trao lại cho gia đình anh Nam đó nhưng không có cơ hội vì nghèo.
Nhân tiện xin anh vui lòng thắp giùm cho em một nén nhang trên bàn thờ anh Tạo hôm nay. Dù em là người miền Nam  và gia đình đều là người đã từng ở bên kia chiến tuyến với các anh, nhưng là một người VN em xin kính cẩn tri ân gia đình anh Đào, tri ân anh Tạo đã ngã xuống hy sinh vì Tổ quốc. Em hy vọng rằng tất cả hài cốt các anh em trong ngôi mộ khổng lồ hoang vu trên đỉnh Lão Sơn (có thể trong đó có anh Tạo) sẽ sớm được quy tập trở về với gia đình không phải bơ vơ lạnh lẽo, bị bỏ mặc bởi Chính phủ cũng như bị lịch sử cố ý lãng quên. Hy vọng có một ngày có những nhà viết sử can đảm sẽ tìm đến bên cột mốc chủ quyền xây bằng 3700 anh linh tại Núi Đất ghi lại những giờ phút oanh liệt và hào hùng của họ.
Chúc anh Đào và gia quyến vạn sự như ý.                                                                  
Hà Minh Thành

"

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/2017/01/thong-tin-tu-nhat-ban-ve-ngoi-mo-tap.html




0.3. Ông Phạm Viết Đào bị bắt vào tháng 6 năm 2013 (khi ông 62 tuổi), ra tù tháng 9 năm 2014.

Bản chép tháng 7 năm 2018.

"
Nhà văn Phạm Viết Đào ra tù

RFA 13.09.2014

Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, tại phiên xử ở Toà án nhân dân Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2014.

Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, tại phiên xử ở Toà án nhân dân Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2014.

Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào vừa được ra khỏi nhà tù vào sáng nay 13/9/2014, sau khi ông mãn hạn 15 tháng tù vì bị kết tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Ông Phạm Viết Đào bị bắt ngày 13/6/2013 và đến ngày 19/3/2014 Tòa án Hà Nội đã kết án ông 15 tháng tù giam. Tính từ ngày bị bắt thì đến hôm nay 13/9/2014 ông Đào đã bị giam đủ 15 tháng.
Theo cáo trạng lúc tòa xử, ông Phạm Viết Đào đã lập 3 blog và đưa lên 91 bài mà cơ quan an ninh gọi là có nội dung xấu, xuyên tạc, bôi nhọ, công kích Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, cũng như xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc công dân.
Trong quá trình vụ xử án, ông Phạm Viết Đào nhận lỗi vì đăng tải một số thông tin không đúng sự thật nhưng nhấn mạnh rằng ông không nghĩ những bài viết của ông ảnh hưởng xấu đến xã hội.
Nhà văn blogger Phạm Viết Đào là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ông từng làm việc tại một số cơ quan thuộc Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch.
Xin nhắc lại, hôm 11/9/2014 Chính quyền Việt Nam cũng phóng thích nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sau khi ông mãn hạn tù 6 năm vì bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
"
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hanoi-releases-blogger-pham-viet-dao-09132014074821.html


"
Thứ sáu, 14/6/2013, 09:50 (GMT+7)

Blogger Phạm Viết Đào bị bắt

Ngày 13/6, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội bắt khẩn cấp ông Phạm Viết Đào (62 tuổi). Đây là blogger thứ 2 bị xử lý hình sự trong 20 ngày qua với cùng cáo buộc "xâm phạm lợi ích của nhà nước".


ghjhl
Ông Phạm Viết Đào.
Lệnh khám xét khẩn cấp với ông Đào được thực hiện cùng ngày. Ông Đào trú tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Bộ Công an thông báo ông Đào bị xử lý hình sự với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự - tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Theo Bộ Công an, quá trình khám xét, bắt khẩn cấp, Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội thực hiện đúng quy định. Ông Đào có thái độ chấp hành. 
Ông Đào là nhà văn, du học ở Rumania, từng làm thanh tra Bộ Văn hóa thông tin. Gần đây, ông này được nhiều người biết đến với vai trò blogger.
Pha Lê
"
https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/blogger-pha-m-vie-t-da-o-bi-bat-2822557.html






0.2. Bài "dịch" của Hà Minh Thành đã đăng trên blog Phạm Viết Đào năm 2010, sau được trang BVN chép nguyên về (có thêm một giới thiệu ở đầu).

"


"
https://boxitvn.wordpress.com/2010/07/30/giao-tranh-d%E1%BA%ABm-mu-t%E1%BA%A1i-cao-di%E1%BB%83m-1509-lo-s%C6%A1n-thanh-th%E1%BB%A7y-h-giang-nam-1984/






0.1. Bài đã lên mạng từ tháng 12 năm 2009 của Người Tình Trắng (bản chép lại về Giao Blog ngày 27/7/2018). Hà Minh Thành đã ăn trộm ảnh của Người Tình Trắng và bịa ra tư liệu để gửi cho Phạm Viết Đào vào năm 2010 (ông Đào đưa lên blog, rồi sau đó trang BVN chép về).

Bản chép tháng 7 năm 2018.

"


2009-12-30

ekobiiki2009-12-30

中国・ベトナム国境 地雷原に白い恋人をAdd Star

雲南省文山県麻栗坡 国境の高地老山・者陰山 山脈一帯
ここは紛争終結まではベトナム領土と考えられていた。
f:id:ekobiiki:20091230023418j:image
昆明から400km 更に文山から85km 更に麻栗坡から 
1000m~2000mの山脈を幾つも 越えなくてはならない
f:id:ekobiiki:20091230014149j:image
国境といっても 陸路で渡れる簡単な場所ではない
山脈を隔て 死戦がつづいた最前線へ
f:id:ekobiiki:20091230022257j:image
向かう山道 何度も崖崩れに遭い
復旧されるまで 車の中で一夜を明かし
f:id:ekobiiki:20091230121042j:image
中越戦争 1979年 中国が支援していた毛沢東理論
ポル・ポト政権 クメール・ルージュを崩壊させた
ベトナム軍に 報復攻撃を仕掛けた
f:id:ekobiiki:20091230105608j:image
そして・・黙殺された歴史
中越国境紛争 1984年~ 麻栗坡(Malipo)老山 者陰山・東山
交戦は1988年まで 継続して戦闘がつづいた。
じつは・・国境線が確定したのは2000年代に入ってから。
f:id:ekobiiki:20091230111041j:image
高山にへばりつき生きている少数民族村々が幾つもあり
f:id:ekobiiki:20091230111519j:image
国境に翻弄された村々 人々の墓場がつづく・・
f:id:ekobiiki:20091230112038j:image
一平方kmあたり五千個以上埋められた地雷は
人々を苦しめつづけ 夫も・・ 息子も・・ 
f:id:ekobiiki:20091230115019j:image
中国・べトナム・米国・旧ソ連の四ヵ国製 十八種類
八十数万個以上の地雷と十数万発の砲弾・手榴弾が埋まっている
f:id:ekobiiki:20091230132601j:image
道ゆく道 すべてが地雷原なのです・・・
f:id:ekobiiki:20091230115606j:image
f:id:ekobiiki:20091230120539j:image
悲しみの山を見つめ 家族、友人を想う 
f:id:ekobiiki:20091230114141j:image
こんな地の果てに来るなんて・・涙を流して喜んでくれた
f:id:ekobiiki:20091230122138j:image
この一帯に外国人が 中国共産党の許可なく入れるのか
わたしにはわからない・・ (ベトナム語の表示も)
f:id:ekobiiki:20091230123408j:image
国家級の貧しい地域と認定されるほど 
f:id:ekobiiki:20091230124317j:image
人々は困難な生活をしています。地雷原の地
f:id:ekobiiki:20091230124839j:image
高山で採れる作物は限られ 危険を冒してでも
食べてゆくために禁止されている地雷原に入り 耕す
f:id:ekobiiki:20091230125300j:image
彼らにとって 高山を降りるだけでも困難
万が一 山から降りられても言葉 民族の壁が
f:id:ekobiiki:20091230133428j:image
少数民族に対し、優越感をひけらかす漢族も少なくなかった
・・最前線・・向こうに見えるのはベトナム大青山
f:id:ekobiiki:20091230130708j:image
両山戦役と中国ではいわれている 老山・東山 八里河へ
f:id:ekobiiki:20091230135412j:image
50戸が住む八里河・苗族村 じつに30戸の家に地雷の被害者が
ここ数年 10数人が地雷で亡くなっている
f:id:ekobiiki:20091230150350j:image
貧しい村は 元気なものは 山菜採りに
f:id:ekobiiki:20091230151025j:image
不毛の枯れた土地で採れる山芋が 唯一の収入源


・・そして 八里河で旅の目的を達成することが・・
f:id:ekobiiki:20091230151713j:image
地雷を踏んで片足を吹き飛ばされ 義足で生きる彼に
f:id:ekobiiki:20091230153105j:image
ただ、白い恋人を渡したくて・・・ 
f:id:ekobiiki:20091230153602j:image
彼が笑った!  ・・それだけでいい・・


今日の西安 晴 5℃~-6℃ 雲南省麻栗坡 曇 20℃~0℃
最後のチョコレートがなくなりました。
f:id:ekobiiki:20091230154818j:image
中国の旅はこれで終わります。
みなさま 本当にありがとうございました。
 必ず、また再開します。その日まで!
http://d.hatena.ne.jp/ekobiiki/20091230/1262170090#c1304007974

"
.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.