Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/05/2019

Liêu Trai Chí Dị đã được dịch ra tiếng Việt như thế nào

Đại khái là có một câu hỏi như vậy.

Tạm thời, chưa có trả lời.

Liếc xem một chút.

Bài đầu tiên của Nguyễn Văn Hiệu trên Tc Hán Nôm năm 2001. Có thể thấy được sự nỗ lực của Huỳnh Tịnh Của ngày từ cuối thế kỉ 19. Phải chăng họ Huỳnh là người đầu tiên dịch Liêu Trai Chí Dị ra tiếng Việt quốc ngữ ?

Các bổ sung thì dán ở dưới đó.

---





TẠP CHÍ HÁN NÔM SỐ 1(46) NĂM 2001


NGUYỄN VĂN HIỆU

Tác phẩm văn học của Trung Quốc được dịch ra chữ Quốc ngữ (La Tinh) ở nước ta có từ rất sớm và có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền văn học dịch và quá trình hiện đại hóa văn học. Riêng với Liêu trai chí dị (LTCD) của Bồ Tùng Linh, nói như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, “việc dịch Liêu trai chí dị ở Việt Nam cũng đã có cả một quá trình lịch sử”(1). Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chỉ dừng lại ở năm 1916 với bản dịch của nhóm Nguyễn Chánh Sát, Nguyễn Viên Kiều, Nguyễn Tường Vân(2). Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh sau đó đã đưa ra “những cứ liệu cho phép tìm hiểu chính xác hơn về lịch sử phiên dịch LTCD ra chữ Quốc ngữ đầu thế kỷ XX” với những bản dịch trên Nông cổ mín đàm từ 1901(3). Thực ra lịch sử phiên dịch LTCD ra chữ Quốc ngữ có bước khởi đầu sớm hơn nhiều, ít ra là từ những năm tám mươi của thế kỷ XIX với gần 70 truyện dịch trong số 112 mục bài trong tậpChuyện giải buồn(4) của Huỳnh Tịnh Của.
Chuyện giải buồn được phổ biến khá rộng rãi ở Miền Nam trước năm 1975. Tính đến 1931, Chuyện giải buồn đã được in lại lần thứ năm, sau đó còn có những lần in lại của Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, vào các năm 1960, 1968, 1970. Hầu như trong Nam không mấy ai không biết đến những truyện như Chí khí cao (dịch từ Cao Sĩ truyện), Cầu tiếng chửi cho rụng lông vịt, Chuyện ông Tiến sĩ lưng mọc lông dê(dịch từ LTCD)... Có lẽ do Huỳnh Tịnh Của không ghi xuất xứ các truyện dịch - hiện tượng phổ biến trong dịch thuật văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, và phần nào do văn và truyện dịch của Huỳnh Tịnh Của giản dị, nôm na nên không ít người xem truyện dịch của ông là những sáng tác hoặc ghi chép lại từ chuyện kể của dân gian(5), trong khi theo khảo sát của chúng tôi, hầu hết các truyện trong Chuyện giải buồn được dịch từ các sách, truyện Trung Quốc nhưChiến quốc sách, Nam Hoa kinh, Sử k ý Tư Mã Thiên, Truyện truyền kỳ đời Đường và nhiều nhất là LTCD, đúng như Huỳnh Tịnh Của ghi ở đầu sách: “Rút trong các sách hay để giúp trong các trường học cùng những người học tiếng Annam”. Riêng nhan đề truyện, hầu hết ông dịch theo sát nguyên văn nhưng cũng có những nhan đề ông dịch thoát đi, dựa trên nội dung truyện, cốt cho phù hợp, dễ hiểu và hấp dẫn hơn như: Cầu tiếng chửi cho rụng lông vịt (Mạ áp - Mắng kẻ trộm vịt, LTCD, Q.XIII), Rủ nhau chết một lượt (Chúc Ông, LTCD, Q.II), Nợ không trông trả (Kiểu thường trái - Hóa lừa đền nợ. LTCD, Q.XIII), Quân mồ hóng (Hắc quỷ, LTCD, Q.XIV)... Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, chúng tôi chỉ xin giới thiệu 3 bản dịch ngắn (nguyên văn) của Huỳnh Tịnh Của, kèm theo phiên âm từ nguyên bản chữ Hán để tiện tham khảo, đối chiếu (theo bản LTCD, Trường Hưng thư cục, Hương Cảng, 1963).
1. Truyện TỨ THẬP THIÊN (LTCD, Q.XIII)
Tân Thành vương Đại tư mã, hữu chủ Kế bộc, gia xưng tố phong, hốt mộng nhất nhân bôn nhập, viết: “Nhữ khiếm tứ thập thiên, kim nghi hoàn hỉ”. Vấn chi bất đáp, kính nhập nội khứ. Ký tỉnh, thê sinh nam, tri vi túc nghiệt, toại dĩ tứ thập thiên khổn trí nhất thất, phàm nhi y thực bệnh dược, giai thủ cấp yên. Quá tam tứ tuế, thị thất trung tiền cẩn tồn thất bách. Thích nhũ mỗ bảo nhi chí, điều tiếu ư trắc, nhân hô chi viết: “tứ thập thiên tương tận, nhữ nghi hành hỉ. Ngôn dĩ, nhi hốt nhan sắc túc biến, hạng chiết, mục trương. Tái phủ chi, khí dĩ tuyệt hỉ. Nãi dĩ dư ti trị táng cụ nhi ế chi. Thử khả vi phụ, khiếm giả giới dã.
Tích hữu lão nhi vô tử giả, vấn chư cao tăng. Tăng viết: “Nhữ bất khiếm nhân giả, nhân hựu bất khiếm nhữ giả, ô đắc tử ?” Cái sinh giai nhi sở dĩ báo ngã chi duyên, sinh ngoan nhi sở dĩ thủ ngã chi trái. Sinh giả vật hỉ. Tử giả vật bi dã.
(BỐN MƯƠI NGÀN. Ở Tân Thành có quan Đại tư mã, có người coi riêng về kế toán, giàu có tiếng, bỗng nằm mộng thấy một người chạy vào nói: “Ông thiếu bốn mươi ngàn, nay phải trả lại”. Hỏi không trả lời mà vào thẳng trong nhà mất dạng. Khi thức dậy thì vợ đã sinh một đứa con trai, biết là oan nghiệt, bèn lấy bốn mươi ngàn để riêng một chỗ, mọi chuyện ăn mặc, thuốc thang cho đứa bé đều lấy ở đó mà chi tiêu. Khi đứa bé được 3, 4 tuổi thấy tiền nơi cất chỉ còn 700. Vừa lúc ấy bà vú ôm đứa bé đến bên cười đùa, nhân đó ông nói: “40 ngàn sắp hết rồi, mày nên đi đi”. Ông vừa nói xong, đứa bé bỗng ỉu xìu biến sắc, nghẹo cổ trợn mắt. Lại vỗ về nó thì nó đã tắt hơi. Bèn lấy số tiền còn lại lo việc chôn cất nó. Đấy đúng là điều răn cho những kẻ mắc nợ vậy.
Xưa có một người già rồi mà chưa có con, hỏi một vị cao tăng. Vị tăng đáp: “Ông không thiếu nợ ai, cũng không ai thiếu nợ ông thì làm sao mà có con”. Vì rằng sinh con tốt là để báo duyên ta, sinh con bướng là để đòi nợ ta. Sinh con chớ mừng, con chết cũng chớ buồn vậy”)
Bản dịch của Huỳnh Tịnh Của:
Bốn mươi ngàn (Chuyện giải buồn, Mục bài 19)
Đất Tân Thành có một ông giàu có, nằm chiêm bao thấy có một người chạy vào nhà mà nói rằng: Ông thiếu bốn mươi ngàn, nay phải trả lại. Ông ấy lật đật hỏi thì người ấy thoát vào nhà trong mà đi mất. Đến khi ông nhà giàu thức dậy, thì vợ chuyển bụng đẻ đặng một đứa con trai. Ông ấy biết là oan nghiệt, bèn lấy bốn mươi ngàn đồng tiền để riêng ra một chỗ: nhứt thiết sắm sanh đồ ăn, áo mặc, hay là chạy thuốc thang cho trẻ ấy thì cứ lấy tiền ấy mà tiêu. Khi con nít ấy đặng ba bốn tuổi thì số tiền còn có 700. Tình cờ bà vú bồng đứa nhỏ ấy lại gần, ông nhà giàu bèn kêu nó mà nói chơi rằng: Bốn mươi ngàn gần hết rồi, mày phải đi đi. Ông ấy nói vừa rồi, con nít ấy liền biến sắc dàu dàu, nghẻo cổ trợn mắt, lại ôm nó thì nó đã tắt hơi, bèn lấy tiền dư 700 ấy mà lo việc cấp táng cho nó. ấy cũng nêu gương cho những người mắc nợ mà không chịu trả.
Xưa có một người già mà không có con, hỏi một ông hòa thượng vì cớ gì mà mình không có con. Ông Hòa thượng, trả lời rằng: nhà ngươi không thiếu người ta, người ta không thiếu nhà ngươi, thì làm sao cho có con. Bởi vì sanh con lành, thì để mà trả duyên ta, sanh con dữ thì để mà đòi nợ ta; có con chớ mầng, con chết chớ rầu.
2. Truyện THIỀM HỮU MỖ CÔNG (LTCD, Quyển XIII)
Thiểm Hữu Mỗ Công, Tân Sửu Tiến sĩ, năng ký tiền thân. Thường ngôn tiền sinh vi nữ tử, trung niên nhi tử. Tử hậu, kiến Minh Vương phán sự. Đỉnh xanh, du hoạch, nhất như thế truyền. Điện đông ngung, thiết sổ giá, thượng đáp dương khuyển ngưu mã chư bì. Bạ lại hô danh. Hoặc phạt tác mã, hoặc phạt tác trư, giai khỏa chi, ư giá thượng thủ bì bị chi. Nga, chí công. Văn Minh vương viết: “Thị nghi tác dương”. Quỷ thủ nhất bạch dương bì lai, nại phú công thể. Lại viết: “Thị tằng chửng nhất nhân tử”. Vương kiểm bạ phúc thị, viết: “Miễn chi, ác tuy đa, thử thiện khả thục”. Quỹ hựu sĩ kỳ mao cách. Cách dĩ niêm thể, bất khả phục động. Lưỡng quỷ tróc tí án hung, lực bạt chi, thống khổ bất khả danh trạng. Bì phiến phiến đoạn liệt, bất khả tận tĩnh. Ký thoát, cận kiên xứ, do niêm dương bì đại như chưởng. Công ký sinh, bối thượng hữu dương mao tùng sinh, tiễn khứ phục xuất.
(Ông nọ ở Thiểm Hữu. Đất Thiểm Hữu có ông nọ đậu Tiến sĩ năm Tân Sửu, hay nhớ việc kiếp trước. Ông thường nói kiếp trước làm đàn bà, đến tuổi trung niên thì chết. Sau khi chết, thấy Minh Vương đang tra xét sự tình. Nào là chỏ nước sôi, vạc dầu, đúng như người ta thường kể trên dương gian. ổ góc điện phía đông có đặt vài cái giá, trên treo những tấm da dê, chó, trâu, ngựa. Viên coi sổ bộ gọi tên. Kẻ bị phạt làm ngựa, người bị phạt làm heo, đều bị lột truồng, lấy da trên giá mặc vào. Giây lát đến lượt ông. Ông nghe Minh Vương phán: “Người này phải làm dê”. Bọn quỷ lấy tấm da dê trắng đem tới, phủ khít vào thân thể ông, Viên coi sổ bộ nói: “Người này từng cứu một người khỏi chết”. Minh Vương kiểm tra lại sổ bộ rồi nói: “Tha cho hắn, tội ác tuy nhiều nhưng việc thiện này có thể chuộc được”. Lũ quỷ lại lột tấm da dày rộng ra. Da đã dính vào thân thể rồi, không thể xê xích được. Hai tên quỷ bèn kéo tay, đè ngực, ra sức lột tấm da, đau đớn không thể tả được. Tấm da bị đứt ra từng mảnh, không thể lột sạch hết được. Lột xong, chỗ gần vai còn dính một mảnh da dê to bằng bàn tay. Đến khi ông được tái sinh, trên lưng ông còn có từng chòm lông dê mọc, cạo đi lại mọc ra).
Bản dịch của Huỳnh Tịnh Của:
Chuyện ông Tấn Sĩ Lưng mọc lông dê (Chuyện giải buồn, Mục bài 23)
Đất Hiệp Hữu(6) có một ông Tấn sĩ hay nhớ việc kiếp trước. Ông ấy nói kiếp trước mình làm học trò, được nửa đời người mà chết; xuống âm phủ thấy vua Thập điện đương có tra án, bày những lò vạc gớm ghiếc, y như chuyện người ta nói trên đời; bên góc đền về phía đông, thấy những giá treo da dê, da chó, da trâu, da ngựa cùng các thứ da; thấy người coi bộ kêu tên từ người, hoặc bắt đi làm ngựa, hoặc bắt đi làm heo, quỷ đều lột trần truồng, lấy da trên giá mặc cho. Giây phút kêu tới tên ông Tấn sĩ. Ông ấy nghe vua Thập điện dạy đi làm dê, liền thấy quỷ lấy một cái da dê, bắt ông ấy lột trần, tròng vào khít rịt. Xảy có một tên thơ lại tâu, nói ông ấy có cứu một người khỏi chết. Vua Thập điện tra bộ lại, quả có như lời, bèn trở giận làm vui mà rằng: tội ác nó thiệt quá lắm, song một việc lành ấy cũng cứu nó được. Vua Thập điện nói rồi liền dạy quỷ lấy da dê lại. Chẳng dè da dê đã dính vào trong thịt, cởi không ra, hai thằng quỷ phải nắm cánh tay ông Tấn sĩ, đứa trì đứa lột, đau ông ấy quá chừng, da dê rách từ miếng, lột không sạch, bên vai ông Tấn sĩ hãy còn dính một miếng lớn bằng bàn tay. Đến khi ông ấy sống lại, sau lưng ông có lông dê mọc vấy vá, cạo đi nó mọc lại không tuyệt.
3. Truyện NGHĨA THỬ (LTCD, Q.XIII)
Dương Thiên Nhất ngôn kiến thị thử xuất, kỳ nhất vi xà sở thôn, kỳ nhất trừng mục như tiêu, tự thậm hận nộ, nhiên dao vọng bất cảm tiền. Xà quả phúc, uyển duyên nhập huyệt, phương tương quá bán, thử bôn lai, lực tước kỳ vĩ. Xà nộ, thoái thân xuất. Thử cố tiện tiệp, huất nhiên độn khứ, xà truy bất cập nhi phản. Cập nhập huyệt, thử hựu lai tước như tiền trạng. Xà nhập, tắc lai, xà xuất, tắc vãng. Như thị giả cữu, xà xuất thổ tử thử ư địa thượng. Thử lai, khứu chi, thu thu nhi điệu tích, hàm chi nhi khứ. Hữu nhân Trương Lịch Hữu vi tác Nghĩa thử hành.
(Chuột có nghĩa. Dương Thiên Nhất kể có lần thấy hai con chuột đi ăn, một con bị rắn bắt nuốt, con kia trừng mắt như hạt tiêu, có vẻ rất giận dữ nhưng chỉ ở xa nhìn không dám lại gần. Rắn no bụng rồi, uốn éo bò vào hang, vừa lọt quá nửa mình thì con chuột chạy lại ra sức cắn vào đuôi. Rắn tức giận lui mình bò ra. Chuột nhanh chóng chạy trốn, rắn đuổi theo không kịp đành quay về. Khi rắn vào hang, chuột lại đến cắn lấy như lần trước. Rắn vào hàng, chuột trở lại. Rắn bò ra, chuột lại chạy đi. Cứ thế hồi lâu, rắn bò ra mửa con chuột chết trên mặt đất. Con chuột sống tới ngửi ngửi, kêu nhi nhí như thương tiếc, rồi ngậm tha đi. Có người tên Trương Lịch Hữu có làm bài Nghĩa thử hành)
Bản dịch của Huỳnh Tịnh Của:
Chuột có nghĩa (Chuyện giải buồn, Mục bài 26)
Hai con chuột đi ăn, rủi thì một con bị rắn bắt, con kia làm bộ giận dữ, lòi hai con mắt như hột tiêu; song cũng ở xa xa mà ngó, không dám lại gần. Con rắn nuốt con chuột vô họng rồi, lểnh nghểnh bò xuống hang, vừa quá nửa mình, con chuột bạn chạy xốc lại cắn riết đuôi con rắn; con rắn giận tháo đầu trở ra. Chuột lẹ nhảy trái, rắn rượt không kịp, trở lộn lại, xăm xăm chun xuống hang; con chuột cứ việc chạy lại cắn đuôi như trước; hễ rắn xuống hang, nó trở lại, rắn thụt ra, nó chạy đi. Nó làm như vậy một hồi lâu, con rắn tức mình phải trở ra, mửa con chuột nuốt ra trên đất, rồi mới trở xuống hang. Con chuột sống thấy xác con chuột chết, chạy lại hít ngửi dường như thương tiếc, rồi tha mà đi mất. Có người ngó thấy chuyện ấy rõ ràng, bèn đem làm chuyện nghĩa thử để đời.
Qua 3 truyện dịch trên, cũng như qua các truyện khác rút từ LTCD trong tập Chuyện giải buồn, có thể thấy các bản dịch của Huỳnh Tịnh Của về cơ bản đã theo sát nguyên văn từ nội dung, tình tiết đến tên tuổi, địa danh... Đó rõ ràng là những truyện dịch hơn là những phóng tác, cải biên. Bên cạnh đó có những nét thuộc về cách dịch, phong cách dịch theo chúng tôi là những đóng góp đặc sắc của Huỳnh Tịnh Của không chỉ đối với việc xã hội hóa chữ Quốc ngữ mà còn đối với quá trình hình thành và phát triển của nền văn học mới về nhiều phương diện:
1. Gắn với mục đích phổ biến chữ Quốc ngữ, Huỳnh Tịnh Của đã rất chú ý đến việc sử dụng một hình thức văn xuôi giản dị có nhiều câu nhiều tiếng thường dùng và chọn những tác phẩm phù hợp với thói quen thưởng thức, tiếp nhận của đông đảo người học, người đọc ở Sài Gòn – Nam Bộ. Một tác phẩm được phổ biến khá rộng rãi ở Việt Nam như LTCD được Huỳnh Tịnh Của chọn dịch nhiều truyện cũng là dễ hiểu. Hầu hết các truyện ông chọn dịch cũng đều gần gũi với quan niệm về nhân quả, khuyến thiện trừng ác của dân gian hơn là những chuyện hồ ly vốn là điểm nổi bật của LTCD. TrongChuyện giải buồn chỉ có 1 truyện về hồ ly - Chuyện chồn đất Thơ Thủy, nhưng cũng không thuộc dạng thư sinh tài tử với mỹ nhân hồ.
2. Cũng với tinh thần trên, Huỳnh Tịnh Của đã chuyển những truyện theo lối “đoản thiên” của LTCD sang hình thức chuyện kể. Những lời thoại trực tiếp đều được ông chuyển sang hình thức tường thuật làm cho các truyện LTCD vốn thuộc dòng “văn học thông tục” càng gần gũi với truyền thống tiếp nhận theo phong cách truyện kể dân gian. Ngay nhan đề tập sách và chữ chuyện được thêm vào nhiều nhan đề truyện cũng cho thấy điều đó. Thêm vào đó, Huỳnh Tịnh Của cũng rất chú ý đến việc lược bỏ những yếu tố xa lạ hoặc không quan trọng đối với nội dung truyện, hoặc dịch thoát đi cho gần gũi, dễ hiểu. Ông cũng thường “nới rộng” câu “văn ngôn” bằng cách thêm từ ngữ để làm cho câu văn thêm sinh động và đậm màu sắc khẩu ngữ hơn.
Trên đây chỉ là những nhận xét bước đầu của chúng tôi về những bản dịch Liêu trai chí dị của Huỳnh Tịnh Của. Những đóng góp văn học của ông cần có những nghiên cứu riêng. Điều có thể khẳng định được là, với tập Chuyện giải buồn, tiêu biểu là các truyện dịch từ Liêu trai chí dị, Huỳnh Tịnh Của xứng đáng được coi là người mở đầu cho lịch sử phiên dịch tác phẩm văn học Trung Quốc ra chữ Quốc ngữ La tinh ở nước ta và những bản dịch của ông là những “cứ liệu” cho phép xác định lịch sử phiên dịch văn học Trung Quốc ra chữ Quốc ngữ La tinh ở Việt Nam muộn nhất là từ những năm tám mươi của thế kỷ XIX.

CHÚ THÍCH

(1). Nguyễn Huệ Chi - Lời giới thiệu quyển Liêu trai chí dị (tuyển tập). Nxb. Văn học Hà Nội, 1989.
(2). Nguyễn Chánh Sát, Nguyễn Viên Kiều, Nguyễn Tường Vân - Liêu trai chí dị: Nhà in J. Viết, Sài Gòn.1916.
(3). Cao Tự Thanh - Vài bản dịch Liêu trai chí dị đầu thế kỷ XX ở Lục Tỉnh. Tạp chí Hán Nôm số 4/1996.
(4) Huỳnh Tịnh Của - Chuyện giải buồn gồm 2 tập.Chuyện giải buồn - Bản in Quản Hạt. Sài Gòn.1885; Tiếp theo Chuyện giải buồn, bản in Nhà Hàng, Sài Gòn, 1886. Tập sau, trừ các án đoán, án tấu, 44 mục bài còn lại rút từ tập trước. ở đây chúng tôi sử dụng tập Chuyện giải buồn, bản in lần thứ 5, Nhà in J. Viết, Sài Gòn. 1931.
(5). Xem Nguyễn Hoàng Khung... Tuyển tập truyện ngắn đầu thế kỷ XX, Nxb. Hội Nhà Văn, 1999, tr.125.

(6) Chữ Thiểm  có tự dạng giống chữ Hiệp  , có lẽ ông Huỳnh Tịnh Của phiêm âm nhầm.




---






BỔ SUNG



1. Một mẩu của Cao Việt Dũng hồi năm 2015


Oct 23, 2015

Liêu Trai chí dị

Khi viết Lan Hữu, ở đoạn đầu, Nhượng Tống để cho nhân vật nghĩ ngay đến Liêu Trai. Vũ Hoàng Chương viết Vân Muội ngoài những cảm hứng khác tất nhiên có cảm hứng Liêu Trai. Đó chỉ là một vài ví dụ rất nhỏ.

Lịch sử Liêu Trai chí dị ở Việt Nam quy tụ những tên tuổi lớn, thậm chí còn hơn cả ở trường hợp Tam Quốc chí. Văn nhân Việt Nam, nhất là những người đặc biệt nhất, vô cùng mê Bồ Tùng Linh.

Đầu tiên vẫn phải tính đến Tản Đà và bản dịch Liêu Trai chí dị (không đầy đủ) cực kỳ nổi tiếng:



(courtesy of VHT)

Văn nhân tiền chiến Việt Nam hay đọc Liêu Trai chí dị bằng tiếng Hán: Khái Hưng nói mình từng đọc như vậy (xem ở đây).

Trước 1945, ngoài bản dịch của Tản Đà, ta có thể thấy một số bản dịch lác đác khác nữa (đều không đầy đủ), nhiều thứ đăng trên báo, ví dụ trên tờ Thực nghiệp dân báo.

Ngay sau 1945, Nhượng Tống cũng dịch Liêu Trai đăng báo (xem ở đây).

Sài Gòn giai đoạn sớm: bản dịch của Hiếu Chân Nguyễn Hoạt:



Về cơ bản, ta có ba bản dịch được coi là kinh điển (đều không đầy đủ): Tản Đà, Đào Trinh Nhất và Nguyễn Hoạt.

Về sau này, có những ấn bản tập hợp nhiều bản dịch khác nhau để có được một lượng truyện Liêu Trai tương đối lớn, ví dụ quyển này:


Song song với đó là vài nỗ lực dịch nhóm, nhưng dường như không đi đến đâu.

Gần đây nhất là hai bản dịch cá nhân đáng nói nhất (và đều có thể coi là đầy đủ):

Cao Tự Thanh:


(đây là lần tái bản mới đây)

Nguyễn Đức Lân:


Xét về cảm tình riêng, bản mà tôi thích nhất trong toàn bộ lịch sử dịch Liêu Trai chí dị ở Việt Nam là bản của Nguyễn Đức Lân.

Giờ quay lại bản dịch của Đào Trinh Nhất: nó được in thành sách (bốn tập) ngay sau khi Đào Trinh Nhất qua đời (xem thêm ở đây).

Với Đào Trinh Nhất, Liêu Trai là cái đánh dấu sự kết cục.

Bản Đào Trinh Nhất vừa trở lại:


http://nhilinhblog.blogspot.com/2015/10/lieu-trai-chi-di.html




0.

蒲松龄研究


http://abey.chinajournal.net.cn/WKB/WebPublication/index.aspx?mid=ABEY
..

1995年 第Z1期

《聊斋志异》在越南王金地 (483-488)
《梦狼》漫议杜贵晨 (447-453)
漫说蒲松龄的创作天才王志民 (405-409)
《聊斋志异》与道教吴九成 (315-329)
《蒲氏族谱》解题八木章好 (308-314)
试谈蒲松龄的“孤愤”雷群明 (120-132)

1994年12月河内一本杂志的“外国文艺”专栏中朱春交在他节译的《聊斋志异》的前言中说:“为了纪念1995年蒲松龄逝世280周年,我郑重把这篇在越南从未发表过的'逃 ...

..

2 nhận xét:

  1. Như các bạn đã biết, ngày nay nhu cầu dịch thuật hồ sơ là rất thiết thực. Mình cũng muốn giới thiệu về một Công ty dịch thuật uy tín - Công ty dịch thuật miền trung - MIDtrans địa chỉ 02 Hoàng Diệu, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có Giấy phép kinh doanh số 3101023866 cấp ngày 9/12/2016 là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật, phiên dịch dành các cá nhân. Hệ thống thương hiệu và các Công ty dịch thuật con trực thuộc: dịch thuật cà mau - dịch thuật miền trung tại địa 99 Lê Thánh Tông, TP Cà Mau là địa chỉ chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp tại Cà Mau và các khu vực lân cận ; dịch thuật tiếng phần lan tại sài gòn địa chỉ 47 Điện Biên Phủ, Phường Đakao, Quận 1 TP HCM, dịch thuật công chứng ninh bình : địa số 95 Trần Hưng Đạo, TP ninh bình là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật uy tín hàng đầu tại ninh bình; Công ty dịch thuật Viettrans và dịc vụ dong thap translation: dịch vụ dịch thuật tại Đăk Nông cho người nước ngoài có nhu cầu, giao diện tiếng Anh dễ sử dụng; dịch thuật tiếng campuchia (khơ me) tại sài gòn: nhà cung ứng dịch vụ dịch vụ dịch thuật phiên dịch hàng đầu tại TP Hồ Chí Minh; dịch thuật bà rịa, vũng tàu : Địa chỉ 99 Lê Thánh Tông, TP bà rịa chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng, dịch thuật đa ngôn ngữ, đa chuyên ngành tại Bà Rịa; french to Vietnamese translation services 43 Điện Biên Phủ, Quận 1 Sài Gòn: chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật đa chuyên ngành toàn quốc; Công ty dịch thuật Hà Nội MIDtrans chuyên cung cấp dịch vụ dịch thuật tại bình dương : địa chỉ Dĩ An, Bình Dương là nhà cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch chuyên nghiệp tại địa bàn bình dương. Ngoài ra, Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ biên dịch và phiên dịch, dịch thuật công chứng chất lượng cao hơn 50 ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung, Pháp, Đức, Nga, .vv... Dịch thuật MIDtrans tự hào với đội ngũ lãnh đạo với niềm đam mê, khát khao vươn tầm cao trong lĩnh vực dịch thuật, đội ngũ nhân sự cống hiến và luôn sẵn sàng cháy hết mình. Chúng tôi phục vụ từ sự tậm tâm và cố gắng từ trái tim những người dịch giả dịch thuật các chuyên ngành hẹp như: viettravel tại 46 Trần Cao Vân, TP Huế chuyên trang về thông tin du lịch và các tour đặc sắc tại Việt Nam, y dược (bao gồm bệnh lý), xây dựng (kiến trúc), hóa chất, ngân hàng, tài chính, kế toán. Các dự án đã triển khai của chúng tôi đều được Khách hàng đánh giá cao và đạt được sự tín nhiệm về chất lượng biên phiên dịch. Đó là kết quả của một hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, những tâm huyết và kinh nghiệm của đội ngũ biên dịch, phiên dịch chuyên nghiệp của chúng tôi. email: info@dichthuatmientrung.com.vn . Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp đặc sản khoai deo quảng bình tại Tiểu khu 5, thị trấn Quán Hàu, Quảng Ninh, Quảng Bình. Gọi ngay 0947.688.883 để có giá tốt nhất.

    Trả lờiXóa
  2. 1. Một mẩu của Cao Việt Dũng hồi năm 2015


    Oct 23, 2015
    Liêu Trai chí dị
    Khi viết Lan Hữu, ở đoạn đầu, Nhượng Tống để cho nhân vật nghĩ ngay đến Liêu Trai. Vũ Hoàng Chương viết Vân Muội ngoài những cảm hứng khác tất nhiên có cảm hứng Liêu Trai. Đó chỉ là một vài ví dụ rất nhỏ.

    Lịch sử Liêu Trai chí dị ở Việt Nam quy tụ những tên tuổi lớn, thậm chí còn hơn cả ở trường hợp Tam Quốc chí. Văn nhân Việt Nam, nhất là những người đặc biệt nhất, vô cùng mê Bồ Tùng Linh.

    Đầu tiên vẫn phải tính đến Tản Đà và bản dịch Liêu Trai chí dị (không đầy đủ) cực kỳ nổi tiếng:

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.