Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Choang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Choang. Hiển thị tất cả bài đăng

20/08/2014

Một nơi phát nguồn của văn hóa lúa nước ở Hoa Nam : huyện Long An tỉnh Quảng Tây

Thậm chí, bây giờ, huyện Long An tựa như còn đang được xác định là quê hương của lúa trên toàn thế giới. Nơi phát nguồn của lúa cho nhân loại.

Mấy năm nay, dựa trên đề nghị của phía học thuật, nhà nước Trung Quốc cấp danh hiệu "quê hương của lúa" hay "kinh đô của văn hóa ruộng/lúa" cho một số nơi trên cả nước, mà đa phần là thuộc vùng miền nam, quen gọi là Hoa Nam. Trong đó có huyện Long An.

Huyện có 40 vạn dân, và chủ yếu là người Choang (tộc người là "bà con thân thích" với các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam)

Bàn về việc học tiếng Thái - Tày - Nùng, hay là chuyện bà con thiểu số quên dần chữ và tiếng của mình

Bài vốn chỉ có tiêu đề là "Bàn về việc học tiếng Thái, Tày, Nùng" (xem nguyên bản ở dưới), đoạn từ sau dấu phảy là tôi đưa thêm vào cho rõ thêm nghĩa ra một chút.

Tác giả là bác Mông Ký Slay - một người từ đầu thập niên 1990 đã bày tỏ sự thất vọng trước các chương trình giảng dạy "chữ viết Tày Nùng" ở vùng Việt Bắc cũ. Từ đó đến này, sau mấy chục năm, số lượng học sinh tiểu học người Tày người Nùng quên tiếng mẹ đẻ đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với thời điểm 1990s.

17/08/2014

Cha con nhà Thục Phán An Dương Vương đi đâu, chưa tìm thấy ở Cao Bằng (Trình Năng Chung, 2010s)

Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).

Liam đặt vấn đề xoáy thẳng vào khái niệm cực mơ hồ là BÁCH VIỆT

Tôi đồng quan điểm với Liam ở vấn đề Bách Việt. Chẳng hạn, ở cùng một hướng, tôi đã viết như sau về Hùng Vương (xem lại ở đây) - khi mà Việt Nam đang chuẩn bị được công nhận "ngày giỗ quốc tổ".

16/08/2014

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.

12/08/2014

Bà con Tày Nùng đang bận mải chuẩn bị Tết Rằm Tháng Bảy (2014, Cao Bằng)

Bà con gọi là "ăn tháng Bảy". Phát âm của tiếng Nùng khu vực Quảng Uyên là kin bưn Chất. Đây là cái tết lớn hàng năm ở vùng Tày Nùng - Việt Nam, và vùng Choang - Trung Quốc.

11/08/2014

Lại bởi thương lái phương Bắc, mà vỡ mộng thanh hao hoa vàng (Vĩnh Phúc, 8/2014)

Cây "thanh hao hoa vàng" ở đây chính là cây "thanh thảo" được xem là có chất trị bệnh sốt rét (xem lại bài giới thiệu từ năm 2006, của ông Nguyễn Đức Hiệp). Loại cây này, nếu ở vùng Cao Bằng - Hà Giang - Tuyên Quang, thì không thiếu, có thể lấy được hàng tạ ngay ở quanh nhà. Người Tày Nùng xem như cỏ, mà cũng lại xem như thuốc (thuốc nam mà).

10/08/2014

Trống đồng Cao Bằng, của người Lô Lô

Các trống này hiện lưu giữ trong làng bản người Lô Lô và Bảo tàng tỉnh Cao Bằng. Lại có một chút trùng hợp, hoàn toàn ngẫu nhiên, là Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng tên là Phùng Chí Kiên.

Trống sưu tầm về Bảo tàng tỉnh chủ yếu là do công an tỉnh bắt được, hoàn toàn ngẫu nhiên, của con buôn đồ cổ. Chưa có cái nào đào được ở dưới địa tầng.

09/08/2014

Hát Phưn của người Nùng ở Yên Bái

Đã có một cuốn sách chuyên đề của tác giả quen biết Triệu Thị Mai. Sách đồng dạng như vậy ở Quảng Tây và Vân Nam, mấy năm gần đây, được xuất bản nhiều.

06/08/2014

Kể chuyện Nùng : người Nùng ở Yên Bái

Từ hôm nay, nếu không vướng bận về thời gian quá, mỗi ngày kể một chuyện về người Nùng và các tộc gần gũi.

Cụ Nguyễn Ái Quốc lúc về Cao Bằng đầu thập niên 1940 (theo bố trí đầu tiên của nhóm Hoàng Văn Thụ), đóng giả làm một ông già người Nùng. Một người Nùng biết nói tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Mà không phải người Tày. 

Ẩn ý sâu xa chính là ở chỗ: làm sao không chọn tộc danh Tày, mà lại là Nùng. Dù nhóm Hoàng Văn Thụ thì cứ khuyên cụ nên "hóa Tày". 

31/07/2014

Ma túy ở vùng Bản Thang và Bản Giốc (Cao Bằng)

Bài báo ở dưới đây chỉ nói đến hai xã Minh Long và Lý Quốc thuộc huyện Hạ Lang. Kèm theo là những địa danh như Bằng Ca, Bản Thang, Đa Trên, Đa Dưới. Đó là tên các bản tự nhiên.

26/07/2014

Au mẻ lùa mà thàng viểc rườn a là : nhà thơ Triệu Lam Châu cảm động khi được Mẻ Va ban những từ khoa học bằng tiếng Tày

Nghe câu "Au mẻ lùa mà thàng viểc rườn a là" trong bài, thì có cảm giác vui vui. Gợi nhớ những câu chuyện thực tế xoay quanh cái tục hay cái NHIỆM VỤ "au mẻ/mè/mể" của người Tày Nùng. Người ta hay hỏi thăm mình là đã "au mè" hay chưa. Người Kinh cũng thường hỏi thân tình rằng "chú vợ chưa ?" hay rút gọn nhất thành "vợ chưa ?".

22/07/2014

"Đầu rau" có nghĩa là gì ?

Chín vạc đặt yên bằng núi
Ai rằng sự chẳng đến muôn dân 

(Thơ Nôm tương truyền của Hoàng đế Lê Thánh Tông : "Ông đầu rau")




Liên quan đến từ "đầu rau" trong tiếng Việt có thể tìm được tư liệu văn tự sớm, khoảng giữa thế kỉ 17 (đây là nói tư liệu chắc chắn, không tính những thứ bá vơ). 

14/07/2014

Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)

Vào tháng 3 năm 1958, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập. Trước đó một thời gian, như là khâu chuẩn bị cuối cùng, ngày 8/1, Bộ Chính trị Trung Quốc mở hội nghị tại Nam Ninh, và Mao Trạch Đông đã tới. Có hai vạn người đủ các tộc người ở khu vực Quảng Tây và Quảng Đông đã tới công viên "triều kiến" Mao Chủ tịch.




Ngày 15/3, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ra đời, và ông Vi Quốc Thanh được chỉ định giữ chức Chủ tịch. 

Nhận lời mời của ông Vi Quốc Thanh, tướng quân Chu Văn Tấn đã dẫn đoàn đại biểu Việt Nam sang Nam Ninh chúc mừng. Lúc đó, Chu tướng quân đang là Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc


(Trương Chấn Thanh chủ biên, 1997, trang 1200)