Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khảo-cổ-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khảo-cổ-học. Hiển thị tất cả bài đăng

28/05/2015

Mẻ tiền cổ mới đào được : đồng "Lợi Dụng thông bảo"

Mình thì chú ý đền đồng Lợi Dụng thông bảo. Thêm một phát hiện để chứng minh một giả thiết mà mình đã đặt ra (từ tư liệu Vĩnh Phúc). Thấy rất rõ đồng tiền ấy:

21/08/2014

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 2 - Hạt thóc 3000 năm, nghe nhà khảo cổ trình bày

Video đã lên mạng từ 4 năm trước, từ hồi tháng 5 năm 2010. Nhưng hình như rất ít người xem, nên đến hôm nay lượt xem mới là 108.

Có thể thấy được quang cảnh bà con đãi thóc. Và đặc biệt là cảnh nhà khảo cổ học Lâm Mỹ Dung trình bày tại chỗ về hạt lúa 3000 năm. Nội dung của video là có phần trùng với bài của blog Chi (đã đưa ở entry trước). 

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 1 - Một ghi chép thực tế vào tháng 5 năm 2010

Thành Dền thuộc địa phận huyện Mê Linh - quê hương của Hai Bà Trưng. Huyện bị thay đổi cấp trực thuộc qua nhiều lần trong mấy chục năm qua, lúc là Hà Nội, rồi là về Vĩnh Phú, thành Vĩnh Phúc, bây giờ thì trở lại với Hà Nội.

Sự kiện đã lùi khoảng 4 năm. 

17/08/2014

Cha con nhà Thục Phán An Dương Vương đi đâu, chưa tìm thấy ở Cao Bằng (Trình Năng Chung, 2010s)

Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).

Liam đặt vấn đề xoáy thẳng vào khái niệm cực mơ hồ là BÁCH VIỆT

Tôi đồng quan điểm với Liam ở vấn đề Bách Việt. Chẳng hạn, ở cùng một hướng, tôi đã viết như sau về Hùng Vương (xem lại ở đây) - khi mà Việt Nam đang chuẩn bị được công nhận "ngày giỗ quốc tổ".

16/08/2014

400 trống đồng, với chủ nhân đích thị là người Lạc Việt (tổng thuật của Bùi Xuân Đính)

Là tọa đàm, nên không thể đòi hỏi gì hơn. Tọa đàm của 3 nước Đông Dương cộng 1 (ở đây là Nhật Bản - nhưng không rõ là ai và cũng không thấy có phát biểu). 

Tựu trung, đến hiện tại, là 400 trống. Các bác không kể một ít của người Lô Lô, như đã nói hôm trước. Mà cái ít này rất đáng nói, nhất là người tổng thuật lại là dân tộc học (không phải khảo cổ). 

Và kiểu gì, thì gì, theo các bác, vẫn phải là trống đồng ấy là do tổ tiên người Việt và Việt Mường làm ra tại chỗ. Thuyết của bác Tạ Đức cũng được nhắc đến một chút.

Mà bên Đại Choang (chưa phải Đại Hán), thì lại đang định ra rằng, "Lạc Việt" không có "Kinh" ở Việt Nam thuộc vào. Thế thì, Lạc Việt ở đâu ra nhỉ. Đối lại thế nào với thuyết của anh chàng hàng xóm đây ? Không phải Biển Đông đâu nhá, đang là chuyện trống đồng. Mà mới chỉ là Đại Choang thôi, chưa ra mặt Đại Hán.

10/08/2014

Trống đồng Cao Bằng, của người Lô Lô

Các trống này hiện lưu giữ trong làng bản người Lô Lô và Bảo tàng tỉnh Cao Bằng. Lại có một chút trùng hợp, hoàn toàn ngẫu nhiên, là Giám đốc Bảo tàng tỉnh Cao Bằng tên là Phùng Chí Kiên.

Trống sưu tầm về Bảo tàng tỉnh chủ yếu là do công an tỉnh bắt được, hoàn toàn ngẫu nhiên, của con buôn đồ cổ. Chưa có cái nào đào được ở dưới địa tầng.