Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiền-tệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiền-tệ. Hiển thị tất cả bài đăng

05/07/2016

Đồng Yên tăng giá mạnh, nhiều doanh nghiệp Việt lao đao

Một hiệu ứng của việc Anh ra khỏi EU.

Đồng Yên Nhật Bản tăng giá ở tốc độ phi mã trong thời gian ngắn. Có thể một bộ phận cá nhân/doanh nghiệp hưởng lợi, nhưng những doanh nghiệp của Việt Nam đang vay tiền Yên, và những công ty của Nhật ở Việt Nam, thì phải một phen lao đao.

Hiện tại, giá 1 Yên bằng 217 đồng tiền Việt. Sáu tháng trước là mới là 187 đồng.

Tuy nhiên, có những khi, vài năm trước, giá 1 Yên ăn những 270 đồng tiền Việt.

28/05/2015

Mẻ tiền cổ mới đào được : đồng "Lợi Dụng thông bảo"

Mình thì chú ý đền đồng Lợi Dụng thông bảo. Thêm một phát hiện để chứng minh một giả thiết mà mình đã đặt ra (từ tư liệu Vĩnh Phúc). Thấy rất rõ đồng tiền ấy:

28/04/2015

Số tiền 5 triệu Yên của chị đồng nát

Hiện có một người phụ nữ đang đứng ra nhận số tiền 5 triệu Yên (mà chị ve chai ở Sài Gòn đã lượm được vào năm ngoái, từ một cái loa thùng đồng nát). Cụ thể xem tin ở dưới.

03/08/2013

Những đồng tiền bên lề : Phần tiền nhà Mạc ở Cao Bằng (Phan Cẩm Thượng)

Lời dẫn: Chữ dùng trong nguyên văn của bác Phan Cẩm Thượng là "đồng tiền không chính thống". Ở đây, dùng thay thế bằng "đồng tiên bên lề" như để ghi lại tính thời sự của thế giới mạng đất Việt tháng 7-8/2013.

Tập truyện "Những người bên lề" của một người bạn, là nhà văn Thiên Sơn, đã in lần đầu từ lâu. Một số trong bản thảo tập này hình thành từ xửa xưa, lúc tác giả vẫn còn là sinh viên đại học (đầu và giữa thập niên 1990).



Phan Cẩm Thượng không có kiến thức thực tế về tiền cổ (tức là không sờ tận tay và sở hữu, trao đổi trên thực tế). Bởi vậy, những trình bày ở đoạn dưới đây về tiền nhà Mạc thời kì Cao Bằng là qua người khác. Chỉ đọc cho vui vậy thôi, kiểu đọc báo. Các ảnh trong bài, Phan Cẩm Thượng đều lấy của người khác. Không rõ là do tòa soạn báo bỏ chú thích đi (vì chỉ là bài trên báo phổ thông), hay chính tác giả đã tự bỏ đi trong bản thảo.

21/04/2013

Thử xem lại tên nước - 2 (giấy bạc khi ghi NƯỚC, lúc lại không)


Tiền giấy được gọi rất rõ là "Giấy bạc". 


Giấy bạc hay gọi ngược lại thành Bạc giấy, vẫn cùng một nghĩa. Trong tờ 50 đồng ở trên, thấy có cả tiếng Việt, tiếng Tàu, và tiếng Thái. Tờ này không có chữ "Nước" ở trước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Lúc đó, cụ Phạm Văn Đồng là Bộ trưởng Bộ Tài chính.