Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

14/07/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : theo dấu chân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chuẩn bị tới Vân Đồn (đảo Quan Lạn)

Câu chuyện Vân Đồn, "thương cảng Vân Đồn xưa" rồi "đặc khu Vân Đồn nay", tựa như đang nóng lên trong dư luận. Khởi sự cho công nghiệp thời nay là bắt đầu từ thời xửa xưa lúc vua Lý Anh Tông lập ra "đồn". Đồn Mây, đồn ở trên mây.

Ngày nay, thì xem khởi sự từ ngài Bí thư Tỉnh ủy các năm đó, xem lại cả hình ảnh và video ở đây (thời điểm các năm 2011-2012).

10/06/2018

Nguồn cơn của "đặc khu" : khởi từ Vân Đồn và quyết tâm của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính

Tư liệu mà xác thực được, một cách công khai, là từ Quảng Ninh thời kì ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy. 

Thời điểm là khoảng năm 2011 và 2012.

Ý tưởng lúc ban đầu của ông Phạm Minh Chính là đặc khu có thể cho thuê đất tới 120 năm (thời hạn dài nhất). Nhắc lại: 120 năm.

Ý tưởng của Bộ Chính trị, và của cả chính đảng, có thể bắt đầu là từ ý tưởng của các cá nhân có trọng trách.

01/02/2015

Cựu hoàng Bảo Đại sau năm 1945 : Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (1)

Có cuốn hồi kì của cựu hoàng đế Bảo Đại đã được tạm thời giới thiệu ở đây.

Bây giờ, đi một ít thông tin về Xứ Nùng tự trị ở Hải Ninh (nay là Quảng Ninh). Đây là một ý đồ của người Pháp: dùng người thiểu số để đối đầu với Việt Minh, chuẩn bị dọn đường mong chính quyền thực dân của Pháp trở lại Việt Nam sau năm 1945. Ý đồ của người Pháp đã thất bại cùng chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. 

Xứ Nùng tự trị có hiến pháp tự trị, được quốc trưởng Bảo Đại công nhận, tồn tại từ 1949 đến 1954 (theo tài liệu chính thức).

Điểm chú ý: nhóm người Nùng ở Hải Ninh, từ góc nhìn dân tộc học, thì không phải người Nùng. 

09/04/2013

Chuyên gia Bộ Văn hóa bảo Đức Thánh Trần, dân địa phương lại bảo Đức Thánh Niệm (Phạm Tử Nghi)

Lời dẫn: Hôm trước, lúc du lãng ở Quảng Ninh, đã mắt thấy tai nghe chuyện dưới đây (đăng trên Thể thao Văn hóa). Dân thì khẳng định một phía, còn các chuyên gia của Bộ Văn hóa (các ông Trần Lâm Biền, Đặng Văn Bài) thì kết luận ở một hướng khác.

Bây giờ, về quê của Đức Thánh Niệm thì lại được nghe lại.


Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Chuyên gia Bộ Văn hóa bảo Đức Thánh Trần, dân địa phương lại bảo Đức Thánh Niệm (Phạm Tử Nghi)
Lại đến đường Thiên Lôi, nối sang đường Nguyễn Văn Linh
Đường mang tên Thiên Lôi (ở Hải Phòng)
Đành chỉ còn biết tin và cậy vào một mình ông Bao Công (loạt entry cũ năm 2012)



---


Bỏ tượng cổ, đục tượng mới vì... thờ nhầm?



Thứ Hai, 25/03/2013 12:57 

(Thethaovanhoa.vn) - Vì không phân biệt được “cụ” Trần Hưng Đạo với “cụ” Phạm Tử Nghi, hai pho tượng cổ vài trăm năm tuổi tại di tích đình Quỳnh Biểu (Quảng Ninh) sắp phải dỡ bỏ và thay bằng hai pho tượng... mới làm.

Đó là nội dung chính trong biên bản làm việc giữa đại diện Sở VH,TT&DL Quảng Ninh, chính quyền địa phương và một số phụ lão thuộc làng Quỳnh Biểu (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) vào cuối tháng Hai vừa qua. Ngoài việc đề nghị những phụ lão này “thuyết phục nhân dân đồng ý”, biên bản (có chữ kí của lãnh đạo Sở VH,TT&DL) cũng ghi rõ về việc áp dụng hình thức “lễ hóa giải” cho những pho tượng cổ, sau khi tượng mới được hoàn thành.
Rất nhiều lá đơn khiếu nại từ nhân dân làng Quỳnh Biểu đã được gửi tới báo giới và các cơ quan chức năng sau kết luận trên. Theo đó, quyết định này được đưa ra một cách hoàn toàn trái với nguyện vọng của những người đã chứng kiến câu chuyện oái ăm về hai pho tượng này.
Đình làng Quỳnh Biểu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh