Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/02/2016

Tọa đàm ấn “Sắc mệnh chi bảo” (26/2/2016)

Tin từ các nơi.














GS Phan Huy Le tong ket ve an SMCB 26/2/2016

 
299 lượt xem
Xuất bản 27 thg 2, 2016
  • Danh mục

  • Giấy phép

    • Giấy phép chuẩn của YouTube




PGS.TS Hoàng Văn Khoán - Tọa đàm ấn SMCB 26/2/2016

 
263 lượt xem

Xuất bản 27 thg 2, 2016
  • Danh mục

  • Giấy phép

    • Giấy phép chuẩn của YouTube




PGS Le Van Lan - Toa dam an SMCB 26/2/2016

 
154 lượt xem

Xuất bản 27 thg 2, 2016
  • Danh mục

  • Giấy phép

    • Giấy phép chuẩn của YouTube




PGS.TS Nguyen Cong Viet - Toa dam an SMCB 26/2/2016

 
13 lượt xem

Xuất bản 27 thg 2, 2016
  • Danh mục

  • Giấy phép

    • Giấy phép chuẩn của YouTube




PGS.TS Phạm Quốc Quân - Tọa đàm ấn SMCB 26/2/2016

 
29 lượt xem
Xuất bản 27 thg 2, 2016
  • Danh mục

  • Giấy phép

    • Giấy phép chuẩn của YouTube

---



1.





Thứ 6, 20:14, 26/02/2016

VOV.VN - Ấn "Sắc mệnh chi bảo" được tìm thấy trong tầng văn hóa của thời Trần (thế kỉ 13-14).


Chiều 26/2, tại Hà Nội, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học "Ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo" phát hiện trong đợt khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long. Tọa đàm đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu khảo cổ học và quan điểm trong việc phát huy giá trị của ấn "Sắc mệnh chi bảo".
Trong quá trình mở rộng nghiên cứu khảo cổ học tại khu Hoàng Thành Thăng Long, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành các đợt thám sát, nghiên cứu khai quật tại khu di sản Hoàng Thành Thăng Long. Trong đợt khai quật năm 2012-2014, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo" tại khu vực vườn Hồng (hố khai quật G18, khu G).
toa dam an "sac menh chi bao" phat hien tai hoang thanh thang long hinh 0
Ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo". (Ảnh: Phương Thúy)
Ấn "Sắc mệnh chi bảo" được tìm thấy trong tầng văn hóa của thời Trần (thế kỉ 13-14) cùng một số hiện vật thời Trần tiêu biểu khác. Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015, ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo" được nghiên cứu chỉnh lý sơ bộ và trưng bày tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội cùng với hơn 150 hiện vật  tiêu biểu khác tìm thấy tại khu vực 18 Hoàng Diệu, vườn Hồng và khu vực Kính Thiên -Đoan Môn.
Tuy vậy, tại buổi tọa đàm, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu kĩ niên đại, quá trình chế tác, khuôn chữ, kiểu chữ vai trò của ấn "Sắc mệnh chi bảo" được đóng trên những văn bản nào... chứ chưa thể khẳng định đây là ấn điều quân hay được dùng trong mục đích khác.
GS Nguyễn Công Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm nói: “Ở đây chúng ta có thể gọi là ấn "Sắc mệnh chi bảo" được không? hay là ta định danh gì cho chuẩn xác hơn? Vì theo nguyên tắc của một hiện vật mà đặc biệt là ấn thì nó phải có hai bộ phận: xét về hình thể, kết cấu của ấn gồm có núm ấn (ta gọi là thân ấn), thứ hai là đế ấn (tức là mặt dấu). Hiện vật này chúng ta có một nửa, không thấy núm. Một cái nữa là định dnah hiện vật này là gì? Từ định danh chúng ta sẽ tìm hiểu ra chức năng và giá trị sử dụng của ấn.”
Việc phát huy giá trị của ấn "Sắc mệnh chi bảo" nói riêng không thể lặp lại sự hỗn loạn của lễ khai ấn, phát ấn như tại Thái Bình, Nam Định mà cần xem xét nhu cầu thực tế của con người, trong đó cần có sự chuẩn bị tốt, nếu không sẽ làm mất đi ý nghĩa của hiện vật này./.
Phương Thúy/VOV - Trung tâm Tin


http://vov.vn/van-hoa-giai-tri/toa-dam-an-sac-menh-chi-bao-phat-hien-tai-hoang-thanh-thang-long-483240.vov




2.


Tọa đàm về ấn gỗ 'sắc mệnh chi bảo'

Cập nhật: 15:13, Thứ 5, 25/02/2016
Chiều ngày 26/2, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học "Ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” - phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long năm 2012".

Ngay sau khi Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội tổ chức lễ thể nghiệm khai ấn (ngày 16/2) từ hiện vật được cho là ấn "Sắc mệnh chi bảo" được khắc vào năm 1257 đời vua Trần Thái Tông, Báo NNVN đã có loạt bài nêu ý kiến của nhiều chuyên gia Hán Nôm và các nhà khoa học trong nước phản đối kết luận này.
Theo các chuyên gia, Trung tâm chưa chứng minh về mặt khoa học một cách thuyết phục được đó là ấn; chưa có cơ sở vững chắc đó là hiện vật đời Trần. Thậm chí, không ít chuyên gia nghi ngờ về quá trình khai quật khảo cổ, giám định niên đại và lập hồ sơ về hiện vật này.  Đồng thời, nhiều chuyên gia cũng nêu ý kiến bác bỏ việc khai ấn ở Hoàng thành Thăng Long. 
Cuộc tọạ đàm khoa học về ấn "Sắc mệnh chi bảo" sẽ là dịp để các nhà khoa học, các chuyên gia trao đổi ý kiến nhằm làm rõ những vấn đề còn chưa được đồng thuận.
KIỀU MAI SƠN

http://nongnghiep.vn/toa-dam-ve-an-go-sac-menh-chi-bao-post157436.html



3.


Ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long mang giá trị lịch sử lớn


20:36 Thứ Sáu ngày 26/02/2016


(HNMO) – Hôm nay (26/2), Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học: Ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” phát hiện trong đợt khai quật tại Hoàng thành Thăng Long năm 2012 – 2014, nhằm mục đích khẳng định giá trị, niên đại của ấn gỗ để từ đó đưa ra phương án phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long.

Hình ảnh mặt cắt chiếc ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo" tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long

Trong đợt khai quật năm 2012 – 2014, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” tại khu vực Vườn hồng (hố khai quật G18, khu G). Ấn gỗ này được tìm thấy trong tầng văn hóa rất nguyên vẹn không bị xáo trộn của thời Trần (thế kỷ 13 – 14) cùng với một số hiện vật thời Trần tiêu biểu khác.

Ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” ngay sau đó được các nhà khoa học quan tâm bởi tính độc đáo của nó. Từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015, ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được nghiên cứu chỉnh lý sơ bộ và trưng bày tại nhà N26 – Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, cùng hơn 150 hiện vật tiêu biểu khác tìm thấy tại khu vực 18 Hoàng Diệu, vườn Hồng khu vực Kính Thiên – Đoan Môn.

Trong buổi tọa đàm, PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam khẳng định, chiếc ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy thuộc di tích thời Trần với kích thước 10,5cm. Khi được tìm thấy, chiếc ấn bị vỡ làm 2 mảnh, một mặt ngửa có khắc chữ “chi bảo”. Ngay sau đó, các nhà khảo cổ đã có những bước bảo quản để chiếc ấn giữ được nguyên vẹn hình dạng. “Chiếc ấn nằm ở giữa những di vật điển hình của thời Trần, vì thế, đây có thể là ấn thời nhà Trần khoảng thế kỷ 13 – 14. Ngoài ra, chiếc ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy ở vị trí trung tâm Hoàng thành Thăng Long xưa nên nó mang một giá trị lớn”, PGS.TS Tống Trung Tín cho biết.

Cùng quan điểm về niên đại chiếc ấn, PGS.TS – Nhà giáo nhân dân Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội – Hoàng Văn Khoán đưa ra lập luận rằng, dòng chữ “chi bảo” khắc trên chiếc ấn gỗ tương đồng với nét chữ in trên những đồng tiền cổ thời Trần, căn cứ vào đó để khẳng định niên đại của chiếc ấn gỗ này. PGS.TS Hoàng Văn Khoán cũng đề xuất, với giá trị lịch sử của chiếc ấn gỗ này, Trung tâm bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long nên nghiên cứu những phương án để phát huy giá trị của chiếc ấn để từ đó tôn vinh các giá trị truyền thống của di sản Hoàng thành Thăng Long. Theo PGS.TS Hoàng Văn Khoán, Trung tâm bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long nên xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, rồi tiến hành phát ấn. 

Toàn cảnh buổi tọa đàm diễn ra sôi nổi

Không chỉ xác định niên đại chiếc ấn, GS sử học Lê Văn Lan cũng đưa ra luận cứ mang tính cá nhân về thời điểm hình thành, chủ sở hữu chiếc ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo”. Theo quan điểm của GS Lê Văn Lan, chiếc ấn gỗ nằm trong hệ thống quốc ấn của các vua nhà Trần. Nó được tạo trong vòng 10 ngày (từ ngày 19 đến 29 tháng Giêng năm 1258), ở thời vua Trần Thái Tông.

Những luận cứ mà GS Lê Văn Lan đưa ra vẫn chỉ là những suy đoán bởi theo TS Phạm Quốc Quân, nguyên giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, việc đánh giá niên đại của chiếc ấn cần phải xem xét kỹ lưỡng vì chưa có cơ sở nào để khẳng định chính xác ngày ra đời của chiếc ấn. TS Phạm Quốc Quân cũng khẳng định, ấn gỗ “Sắc mệnh chi phong” mang giá trị lịch sử lớn, vì thế Trung tâm bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long cần nghiên cứu cách thức để giới thiệu rộng rãi chiếc ấn tới đông đảo công chúng, từ đó có thể phát huy hơn nữa những giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long.

Đến thời điểm này, những tranh luận về chiếc ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” vẫn diễn ra sôi nổi trong giới khoa học. Tại buổi tọa đàm diễn ra chiều nay, phần lớn ý kiến bước đầu cho rằng chiếc ấn thuộc thời Trần, có thể được đóng trên sắc dụ của vua. Các nhà khoa học cũng cho rằng, trước mắt Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long cần bảo quản ấn “Sắc mệnh chi bảo” cẩn thận, tiếp tục nghiên cứu, làm rõ niên đại cũng như công dụng, giá trị chiếc ấn.

Về việc có nên tổ chức lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long, các nhà khoa học sẽ kiến nghị cơ quan chức năng để tiếp tục nghiên cứu.

Hoàng Quyên

http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/826197/an-go-sac-menh-chi-bao-duoc-khai-quat-tai-hoang-thanh-thang-long-mang-gia-tri-lich-su-lon




4

06:33 ngày 27 tháng 02 năm 2016

Tranh cãi quanh ấn 'Sắc mệnh chi bảo'


Toan Toan

TP - Cơn cớ cuộc tọa đàm về ấn “Sắc mệnh chi bảo” tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long bắt nguồn từ nhiều tranh cãi gần đây trên báo chí, các nhà nghiên cứu được dịp tranh luận rất sôi nổi quanh chiếc ấn tại tọa đàm chiều 26/2.
Chiếc ấn hiện được bảo quản tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội. Ảnh: Toan Toan.Chiếc ấn hiện được bảo quản tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội. Ảnh: Toan Toan.
Lai lịch
PGS.TS Tống Trung Tín, phụ trách nhóm khai quật tại Hoàng thành Thăng Long trình bày chi tiết biên bản khảo cổ học. Theo đó miếng gỗ khắc “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy tại Vườn Hồng, gần nhà Quốc hội vào tháng 12/2012, có hình vuông mỗi cạnh 10,5 cm, dày 5 cm, và bị tách làm hai khi phát lộ.
“Tại vị trí hố khai quật G18 phát hiện di vật Sắc mệnh chi bảo. Di vật tìm thấy trong lớp văn hóa đời Trần, được so sánh với các di tích thời Trần khác”, PGS Tín nói. Lúc đầu chưa nhận định là ấn, chỉ là miếng gỗ nhưng sau khi xử lý cho thấy có hai mặt, chữ viết theo kiểu ấn. Ở phần lưng ấn không phát hiện núm ấn, nhưng dấu vết hơi gồ lên hình tròn, ngờ chính là núm ấn.
Lối giám định truyền thống của ngành khảo cổ học cho thấy di vật tạm được gọi là ấn này thuộc thời Trần. Nhóm khảo cổ mời các chuyên gia khác vào cuộc. PGS.TS Hoàng Văn Khoán khẳng định bên cạnh cứ liệu nó nằm trong lớp văn hóa thời Trần, ông so sánh về chữ viết. Ông căn cứ chữ “Bảo” trong Sắc mệnh chi bảo từ thời Lê đến triều Nguyễn. Ông lấy đồng tiền Nguyên Phong (thời vua Trần Thái Tông), tiền Đại Trị Thông Bảo (Trần Dụ Tông) thậm chí tiền Thánh Nguyên Thông Bảo (Hồ Quý Ly) làm căn cứ, đều có chữ “Bảo” giống như thế.
Trước đó, PGS.TS Tín giải thích ba thắc mắc quanh miếng gỗ cổ này. Thứ nhất là tầng văn hóa không bị xáo trộn, hiện vật tìm thấy nằm giữa các di vật khác, bên trên có một lớp đất sét dày 10cm. Thứ hai, chất liệu gỗ có thể tồn tại 600-700 năm. Ngay khu Vườn Hồng tìm thấy hàng nghìn cọc gỗ dài 2,4m từ thời Đại La, có thể là chân móng thành Đại La. Tầng văn hóa thời Lý cũng tìm thấy hàng loạt lá đề bằng gỗ, trên mặt lá đề còn có sơn son. Khu vực này cũng phát lộ nhiều mảnh gỗ kiến trúc thời Trần cực kỳ đẹp. Đặc biệt là so sánh cho thấy chữ viết sắc nét, chữ khắc ngược đúng kiểu chữ trên ấn. Trong lời phát biểu khá dài, nhà sử học Lê Văn Lan thậm chí mạnh dạn cho rằng ấn này được tạo tác trong vòng 10 ngày, kể từ 19 tháng Giêng năm 1258. Nhận định này bị cho là quá viển vông, chỉ nên dừng lại ở niên đại thời Trần.
Tranh cãi quanh ấn 'Sắc mệnh chi bảo' - ảnh 1GS.TSKH Phan Huy Lê (người chống cằm) phản đối khai ấn và phát ấn tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Toan Toan.
Tranh cãi
Dù được phát hiện và trưng bày công khai tại Hoàng thành suốt thời gian dài, chỉ tới đầu xuân này dư luận mới xôn xao rằng mảnh gỗ này không phải ấn. TS Phạm Quốc Quân tin đây là hiện vật thời Trần, tuy nhiên ông cho rằng cách so sánh của PGS.TS Hoàng Văn Khoán về thư pháp là chưa đủ. Bởi thư pháp triện của quân đội khác hành chính, triện nhà vua khác triện thường, chất liệu đá khác đồng. Cách so sánh trên tiền cổ cũng chỉ là một gợi ý. Theo TS Quân cần sự so sánh trên cùng chất liệu.
Sau loạt ý kiến đồng tình của GS. TS Trịnh Sinh và GS Vũ Minh Giang, đến lượt mình nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Công Việt yêu cầu bổ sung cứ liệu để tính thuyết phục cao hơn: “Theo nguyên tắc ấn phải có núm ấn, thân ấn, đế ấn. Ở đây hiện vật không có núm, nên phải mô tả trung thực là mảnh đế ấn”. Ông đưa giả thiết đây có thể là một ấn được thiết kế theo kiểu “hổ phù” với hai phần ghép vào nhau.
Một hồi giơ tay phát biểu không đến lượt, TS Nguyễn Xuân Diện “cướp” diễn đàn, lí luận: đoạn sử liệu trong Đại Việt Sử ký toàn thưnhắc về ấn gỗ nhưng không nói rõ tên ấn. Ông cho rằng Sắc mệnh chi bảo không phải ấn để điều binh. Vị này dẫn thêm tài liệu của Trung Quốc rằng, ấn Sắc mệnh chi bảo chỉ có tại Trung Quốc từ thời Minh, thế kỷ 15. Về ý kiến này, nhiều nhà nghiên cứu nói không thể dựa hoàn toàn vào sử Trung Quốc để đối chiếu, bởi nhiều khi sử chép không đủ hoặc không ghi chép.
Tọa đàm chứng kiến “sự trỗi dậy” của những người nghiên cứu trẻ, thậm chí một nhà báo tự xưng là nhà nghiên cứu độc lập cũng tranh thủ đặt nghi vấn, phản bác các bậc cao niên. Người chuyên phục chế, nghiên cứu về giấy- Lê Quốc Việt, giảng viên Hán Nôm phản đối gay gắt luận điểm của PGS.TS Hoàng Văn Khoán. Khẳng định Sắc mệnh chi bảo chỉ dành cho phong thần, anh này kết luận chắc nịch: “Tôi cho rằng đây là phiên bản vụng về con dấu thời Lê Trung Hưng”.
Nhà nghiên cứu Hán Nôm trẻ Trần Trọng Dương đồng thuận với hai ý kiến phản bác trên- không nên vội vàng chắp nối sử liệu, do sử sách không nói rõ tên ấn. Anh nêu thắc mắc, thường sau khi nhà vua tìm được ấn gốc, tại sao không hủy bản ấn gỗ. Nguyễn Công Việt một lần nữa nhắc giả thiết cách tạo tác ấn tách làm hai mảnh từ đầu, dùng để ghép lại trong trường hợp điều động hoặc ra sắc lệnh. Một nhà nghiên cứu trẻ tuổi tên Huy nhắc đến cách phối ấn, đồng tình quan điểm này của TS Công Việt.
Kết luận tọa đàm, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam giải đáp có phần thấu tình đạt lý một số thắc mắc. Ông kể, ngay khi PGS Tín đào được miếng gỗ, ông đến tận nơi. “Trước hết phải nhìn nhận Sắc mệnh chi bảo như hiện vật khảo cổ học. Có hai vấn đề đủ cơ sở kết luận: Đây là ấn thật đào được trong quá trình khảo cổ học, không thể có sự ngụy tạo. Thứ hai di vật gỗ rành rành vẫn có từ thời Lý tồn tại, ngay khu Hoàng thành cũng nhiều. Tôi và các nhà khảo cổ học sẵn sàng bảo vệ kết luận này”. Tuy nhiên, GS Lê cũng nhấn mạnh, các nhà nghiên cứu cần tiếp tục thảo luận sâu, kết hợp liên ngành để giải đáp chính xác gốc tích chiếc ấn. Ông cũng đề nghị giám định chất liệu gỗ, vết sơn hoặc vết son dính trên dấu-những thứ này hoàn toàn có thể làm được nhờ phương pháp khoa học hiện đại.
Không ủng hộ phát ấn
Các nhà khoa học chủ đích không bàn chuyện nên hay không tái hiện lễ khai ấn, phát ấn tại Hoàng thành, nhưng đây vẫn là vấn đề được nhắc xuyên suốt các phát biểu. “Hiện vật này vô giá, không chỉ là chiếc ấn, nó còn là câu chuyện hay về việc nhà vua dùng chiếc ấn tạm thời giải quyết việc quân”, GS Trịnh Sinh nói. Nhiều ý kiến cho rằng nên thu nhỏ hiện vật để biến thành sản phẩm lưu niệm cho du khách.
“Riêng tôi đánh giá rất cao ấn gỗ này, gỗ mà quý hơn vàng. Vì nó quá độc đáo, trong lịch sử quân chủ Việt Nam duy nhất có trong chính sử ghi chép về việc một vương triều cho khắc ấn gỗ. Ấn này ra đời trong thời kỳ chống Mông Nguyên lần thứ nhất, phản ánh tình hình thời đó khẩn trương, ác liệt. Sau nghiên cứu giám định chắc chắn 100%, ấn này xứng đáng bảo vật quốc gia”, GS.TS Phan Huy Lê đánh giá.
Phát huy giá trị di sản cũng nằm trong các khuyến nghị của UNESCO, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều khẳng định cần thận trọng trong thể nghiệm. “Không thể để dẫn đến hỗn loạn của cái gọi là lễ đóng ấn, khai ấn, phát ấn”, TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo nói. Ông nhấn mạnh, nếu làm không cẩn thận, nhiều người sẽ thấy đây giống như cuộc cạnh tranh với khai ấn đền Trần.  
“Cá nhân tôi không tán thành khai ấn, phát ấn như đền Trần. Ấn đền Trần không phải Sắc mệnh chi bảo, là Trần miếu tự điển, nó ấn thờ ở các đền. Lễ phát ấn mang ý nghĩa giữa các đền với nhau, sau này phát rộng rãi đã không hay rồi. Còn ở đây Sắc mệnh chi bảo là ấn của Vương triều, lại ở Cấm thành thì không phải như ấn đền thờ được”, GS Phan Huy Lê nói. Ông nhấn mạnh sử liệu thời Nguyễn chép về lễ phong ấn, khai ấn chỉ mang tính nghi thức, không phải lễ hội. Ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội nói tiếp thu các ý kiến đóng góp, tiếp tục nghiên cứu về chiếc ấn “Sắc mệnh chi  bảo” này.


 http://www.tienphong.vn/van-nghe/tranh-cai-quanh-an-sac-menh-chi-bao-974222.tpo


5.

Chiếc ấn gỗ đời Trần quý hơn vàng

“Tôi đánh giá cao việc phát hiện chiếc ấn ở tầng văn hóa Trần tại Hoàng thành Thăng Long này. Có thể nói là ấn gỗ quý hơn vàng”, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, nói.

Hội thảo diễn ra chiều 26.2 tại Hà Nội do Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức về chiếc ấn được các nhà khảo cổ tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long cuối năm 2014 đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội đầu ngành



Chiếc ấn gỗ đời Trần quý hơn vàng - ảnh 2
Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo khi được phát hiện ở tầng văn hóa Trần và mặt ấn (ảnh dưới) - Ảnh: Ngữ Thiên - Phạm Văn Triệu
Phát hiện ấn ở tầng văn hóa nguyên vẹn thời Trần
“Tôi đánh giá cao việc phát hiện chiếc ấn ở tầng văn hóa Trần tại Hoàng thành Thăng Long này. Có thể nói là ấn gỗ quý hơn vàng”, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, nói.
Mọi chú ý đổ dồn về PGS-TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học VN, khi ông công bố quá trình nghiên cứu về hiện vật này. Theo đó, hiện vật được phát hiện tại địa điểm Vườn Hồng, hiện thuộc bãi xe ngầm của Nhà Quốc hội. Ông Tín cho hay việc hiện vật này nằm trong tầng văn hóa Trần không hề có xáo trộn. Nó nằm giữa, đan xen giữa các lớp di vật thời Trần. Các nhà khảo cổ đã phải bóc lớp ngói thời Trần ra mới có thể thấy được di vật. Loại ngói mũi lá này cũng gặp phổ biến ở tất cả các di tích thời Trần. “Lúc đầu, chúng tôi không nghĩ đó là ấn, chỉ nhận ra đó là miếng gỗ. Xử lý dần dần, một mảnh có chữ Chi Bảo, một mảnh có chữ khác”, ông nhớ lại. Mặt còn lại không khắc chữ có dấu của chất kết dính hình tròn.
Ông Nguyễn Công Việt, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm cho rằng: “Chứng tích đầy đủ có tính thuyết phục cao. Hiện vật đúng là nằm trong lớp bao bọc của cổ vật đời Trần. Chúng tôi tin vào xuất xứ của nó như Viện khảo cổ công bố”.
PGS-TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cũng cho biết ông thấy không nghi ngờ gì về việc đây là một hiện vật thời Trần.
Tranh cãi quanh chiếc ấn cổ
Ông Tín chủ động đưa ra các thông tin liên quan đến một số nghi ngờ gần đây quanh hiện vật mà nhóm nghiên cứu của ông cho là ấn Sắc Mệnh Chi Bảo thời Trần. “Có người thắc mắc chất liệu gỗ trong khảo cổ học qua hàng mấy trăm năm có tồn tại được hay không. Có người lại thắc mắc sao ấn lại ngược. Nhà sàn Đông Sơn nổi tiếng được làm cách nay 2.000 năm. Hoặc ngay tại Vườn Hồng có một hàng cọc gỗ khổng lồ vẫn tồn tại. Niên đại của nó là Đại La và có người cho rằng đó là chân móng của thành Đại La. Còn có phát hiện một ván gỗ đời Trần có hình ba con rồng mang dấu sơn son”, ông Tín nói.
TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Tôn giáo, cho biết khi ông nghiên cứu về chùa Bối Khê (Hà Nội) cũng đã có những cấu kiện còn tồn tại từ thời Trần. Việc này đã được làm thí nghiệm xét nghiệm niên đại.
Về việc ấn ngược, thắc mắc đã được giải quyết sau khi các nhà khoa học mang ấn ra. Ấn bị ngược chỉ là bản ảnh đã bị xoay lại bằng phần mềm chỉnh sửa.
Tuy nhiên, các thắc mắc không chỉ dừng ở đó. Nhà thư pháp Lê Quốc Việt, người nhiều năm nghiên cứu ấn chương, cho rằng chiếc ấn này có nét chữ quá xấu, chỉ như một bản sao vụng về của ấn thời Lê sơ. Tuy nhiên, PGS-TS Nguyễn Công Việt, người đã làm luận án tiến sĩ về ấn chương, cho rằng nét chữ của ấn rất “quan phương, cân đối hài hòa”.
Cùng lúc, GS Hoàng Văn Khoán so sánh chữ trên hiện vật với tiền thời Trần thấy có tương đồng. “Chữ Bảo có bộ Vương song song cũng bắt đầu từ thời Trần kéo qua thời Hồ, đây cũng là cách viết trên ấn”, ông nói.
Một thắc mắc khác là chiếc ấn tại sao không có núm. Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Công Việt, có thể tồn tại loại ấn như vậy. Cộng với việc ấn có hai mảng đều nhau, vết ghép mịn, ông Việt đưa ra giả thiết đây là vật để truyền lệnh chỉ. Các quan khâm sai đi truyền đại sự sẽ dùng hai mảnh này để so chắp rồi mới truyền chỉ dụ quan trọng. “Nếu đúng như vậy thì ấn này cực kỳ giá trị. Chúng ta mới chỉ đọc và nghe nói chứ chưa có hiện vật nào như thế cả. VN chưa có, Trung Quốc chưa có. Đông Nam Á cũng không có”, ông Việt nói.
Nhiều câu hỏi lặp đi lặp lại nghi vấn dựa trên các bằng chứng ghi trong sách lịch sử. Chẳng hạn, liệu có thể có ấn Sắc Mệnh Chi Bảo đời Trần hay không khi thời Minh bên Trung Quốc mới có ấn đó. Liệu ấn đó có phải là ấn được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư về việc vua nhà Trần kháng chiến chống quân Nguyên, không mang ấn đi, làm ấn gỗ để dùng tạm? Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo đào được có phải ấn đó không, vì theo một số nhà nghiên cứu, ấn gỗ được nói đến chỉ dùng vào việc quân.
Không tổ chức phát ấn
PGS-TS Trịnh Sinh cho rằng việc tìm thấy ấn Sắc Mệnh Chi Bảo thời Trần này là “cái kết có hậu cho một quả ấn đã cùng vua đi đánh giặc”.
GS Vũ Minh Giang, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia, đánh giá việc tìm thấy ấn đời Trần này là: “Nó lạ nhưng nó có thật”. Tuy nhiên, ông Giang cho rằng không nên làm theo cách đóng ấn, nếu đóng bằng ấn chính sẽ hỏng, mà làm ra bản khác thì nó cũng khác về giá trị.
TS Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng không nên mang ấn ra đóng như ở đền Trần. Ngoài ra, thử nghiệm bất cứ điều gì với ấn này cũng nên hỏi hội đồng tư vấn.
Theo GS Phan Huy Lê, hiện vật tìm được trong tầng văn hóa Trần, tầng văn hóa không xáo trộn thì có thể kết luận đây là một hiện vật văn hóa thời Trần.
“Nhiều người vẫn nói là gỗ mục không thể tồn tại được. Nhưng ngay trong Hoàng thành Thăng Long có nhiều hiện vật gỗ vẫn tồn tại. Việc ngụy tạo không thể có ở đây được. Đủ cơ sở khoa học để kết luận di vật khảo cổ học này phát hiện trong tầng văn hóa thời Trần. Tôi và những nhà khảo cổ học bảo vệ kết luận này đến cùng. Xem xét sử liệu có thể thấy có chép về ấn gỗ thời Trần. Một là tư liệu cho thợ khắc ấn gỗ khi vua đi đánh giặc. Hai là có văn bản dùng ấn này, khẳng định là ấn thật. Điều đó có nghĩa là chiếc ấn này không chỉ được làm ra để dùng khi đánh giặc, trong quân mà còn dùng trong thời bình sau này, vào việc dân sự.
Đây là ấn hoàng đế nhưng lại bằng gỗ. Hiện không có dấu nối giữa ấn gỗ này và chiếc ấn của vua chép trong sử. Nhưng phương pháp nghiên cứu suy đoán có thể áp dụng và hoàn toàn có cơ sở để liên kết điều đó qua nghiên cứu liên ngành.
Phải giám định gỗ, xác định cả niên đại. Nếu trong nước chưa làm được thì đưa ra nước ngoài. Việc bảo quản thế nào cũng phải hỏi chuyên gia. Có xu hướng làm khai ấn ở đây, nhưng tôi cho rằng không nên làm việc đó. Ấn Sắc Mệnh Chi Bảo không nên làm như vậy”, GS Lê kết luận.
Trinh Nguyễn

http://thanhnien.vn/van-hoa/chiec-an-go-doi-tran-quy-hon-vang-671613.html


6.


Thứ Bảy, 27/02/2016, 14:05:41
 Font Size:     |  

Hai mặt ấn “Sắc mệnh chi bảo”.
 Font Size:     |  
NDĐT - Cuộc tọa đàm khoa học “Ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” phát hiện trong đợt khai quật tại Hoàng thành Thăng Long 2012 - 2014” diễn ra chiều 26-2, tại Hà Nội, do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức là cuộc đối thoại khoa học sôi động và thú vị. Có lẽ, tại Trung tâm Hoàng thành, chưa có cuộc tọa đàm khoa học thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả và báo giới đến như vậy.
Sau khi được nghiên cứu chỉnh lý sơ bộ, được trưng bày nhưng nằm im lìm cùng với hơn 150 hiện vật khác tại nhà N26 thuộc khu Trung tâm Thành cổ Thăng Long từ tháng 10-2014 đến tháng 12-2015, đột nhiên, hiện vật mang bốn chữ ““Sắc mệnh chi bảo”” được nhắc đến nhiều từ lễ dâng hương tưởng niệm các bậc tiên liệt, tiên hiền và khai Xuân Bính Thân (16-2-2016).
Một hiện vật quý…
Mặt ấn được trưng bày.
Được phát hiện ngày 3-12-2013 trong đợt khai quật khảo cổ học và xử lý di dời di tích, di vật tại khu vực xây dựng đường hầm và bãi xe ngầm của công trình Nhà Quốc hội (khu vực Vườn Hồng). Đó (chỉ) là một di vật bằng gỗ có kích thước khá nhỏ, hình vuông (dài 11,5cm, rộng 11,5cm, dày 0,5cm) và bị vỡ làm đôi rất cân đối. Trên mặt di vật có khắc nổi bốn chữ Hán “Sắc mệnh chi bảo” theo kiểu Triện. Hai chữ “Sắc mệnh” khắc theo hàng dọc ở bên trái, hai chữ “Chi bảo” khắc theo hàng dọc ở bên phải. Mặt lưng di vật có màu sơn đỏ đã bị bong tróc gần hết nhưng còn lại dấu vết hình tròn (đường kính trung bình 9,0 cm, rộng nhất 9,8 cm) của vật liệu kết dính. Đây có thể đoán định là dấu vết gắn kết giữa phần thân và núm di vật (đã bị mất). Di vật được ghi rõ tọa độ và cao độ, chụp ảnh, vẽ ghi, tư liệu hóa tại nơi phát hiện sau đó được lấy lên ngay và đưa vào bảo quản cấp thiết để tránh bị hủy hoại vì các yếu tố môi trường.
Lớp văn hóa thời Trần nơi phát hiện di vật hoàn toàn không bị xáo trộn, có cấu trúc vật chất giống như địa tầng thời Trần đã phát hiện ở khu 18 Hoàng Diệu và khu vực Chính điện Kính Thiên. Chung quanh di vật gỗ này là các di vật khác có niên đại thời Trần là loại ngói mũi lá màu đỏ - loại di vật được phát hiện ở hầu khắp các di tích thời Trần ở Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa...
Những điều đó càng khẳng định chắc chắn hơn về niên đại Trần của di vật.
Các chuyên gia sau khi tiếp cận với di vật đều thống nhất nhận định: Đây là một chiếc ấn gỗ thời Trần. Điều đặc biệt là chiếc ấn gỗ này được tìm thấy trong khu vực Cấm thành Thăng Long, trung tâm của Hoàng thành Thăng Long xưa, là của Hoàng đế và triều đình nhà Trần.
... nhưng vẫn tranh luận “nảy lửa”
Do không thể mang một phần di vật đi xét nghiệm bằng phương pháp C14 (vì muốn bảo tồn toàn vẹn di vật có kích thước khá nhỏ này) nên vẫn còn đồn thổi tồn nghi về tuổi của nó. Chất liệu gỗ qua mấy trăm năm có tồn tại được hay không? Nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm đã khẳng định sự tồn tại của các cấu kiện gỗ trong những điều kiện cụ thể riêng biệt có thể tới hàng nghìn năm. Có thể, nhiều người vẫn cho rằng, các vật liệu gỗ bị vùi dưới lòng đất sẽ bị mục, không thể tồn tại, nhưng ngay trong Hoàng thành Thăng Long, có nhiều hiện vật gỗ có niên đại cao hơn vẫn tồn tại. Không thể có việc ngụy tạo và đủ cơ sở khoa học để kết luận di vật khảo cổ học này phát hiện trong tầng văn hóa thời Trần.
Chuyện xôn xao giật gân về “ấn khắc ngược” hóa ra chỉ là do bản ảnh đã bị xoay lại bằng phần mềm chỉnh sửa (!). Khi đã “tận mục sở thị” hiện vật được Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long mang tới thì mọi ngược - xuôi thị phi cũng đồng thời biến mất.
Các ý kiến trái chiều, thậm chí mâu thuẫn đến gay gắt: “nét chữ quá xấu, chỉ như một bản sao vụng về của ấn thời Lê sơ” (Nhà nghiên cứu thư pháp Lê Quốc Việt) - “nét chữ của ấn rất quan phương, cân đối hài hòa” (Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm, PGS-TS Nguyễn Công Việt) cũng là chuyện bình thường xảy ra trong một cuộc tranh luận khoa học tôn trọng và dung chứa những quan điểm khác biệt. Các thắc mắc không chỉ dừng ở đó: Tại sao chiếc ấn không có núm? Liệu có thể có ấn “Sắc mệnh” chi bảo” đời Trần hay không trong khi đến thời Minh bên Trung Quốc mới có ấn loại đó? Ấn này có phải là chiếc ấn được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư về việc vua nhà Trần kháng chiến chống quân Nguyên, không mang được ấn đi mà phải làm ấn gỗ để dùng tạm… Chiếc ấn “Sắc mệnh chi bảo” quý hiếm này vẫn còn (cần) được tiếp tục nghiên cứu với tư cách một hiện vật khảo cổ học có giá trị cao. Việc phát huy giá trị của chiếc ấn cũng cần nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành.
Không nên “phát” ấn...
Có lẽ, vì vẫn còn mang ám ảnh khá nặng nề về sự hỗn loạn quanh việc khai ấn ở đền Trần Nam Định nên “tin đồn” Hoàng thành Thăng long cũng khai ấn (?!) đã gây nhiều bức xúc.
Tuy nhiên, các nhà khoa học và cả Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tỏ ra khá thận trọng với vấn đề nhạy cảm này. Những gì đã làm mới chỉ là thử nghiệm, còn chờ những kiến đóng góp của các nhà khoa học và công luận.
Điều được các nhà khoa học khẳng định trước tiên là không nên và không thể tổ chức khai ấn, phát ấn như Đền Trần (Nam Định) do hai lẽ: Ấn phát ở Đền Trần chỉ là ấn thờ. Còn “Sắc mệnh chi bảo” là ấn của vương triều, không thể làm giống như thế, và Trung tâm Kinh thànhThăng Long là nơi linh thiêng, lắng hồn núi sông ngàn năm, là Di sản thế giới, không thể diễn ra cảnh hỗn loạn nhếch nhác vì cầu cúng, càng không phải chỗ “bán ấn” để “làm kinh tế”. Nếu có thực hiện nghi lễ khai ấn, đóng ấn chỉ là một nghi thức chứ không phải một lễ hội, và chỉ nên thực hiện có tính chất tượng trưng, trong phạm vi nhất định.
Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể có nhiều cách quảng bá hình ảnh và phát huy giá trị của chiếc ấn: Xây dựng góc trưng bày riêng, in poster, làm mô hình phiên bản như quà lưu niệm cho du khách...
Bài và ảnh: NGÔ VƯƠNG ANH

http://www.nhandan.com.vn/vanhoa/dong-chay/chan-dung/item/28879402-an-%E2%80%9Csac-menh-chi-bao%E2%80%9D-hiem-quy-va-gay-tranh-luan.html




Tranh luận quanh chuyện phát ấn ở Hoàng thành Thăng Long
Quỳnh Vân
EmailPrint
ANTĐ - Chiều qua, 26-2, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức một cuộc tọa đàm khoa học về chiếc ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long năm 2012-2014. Không chỉ làm rõ hơn lai lịch của chiếc ấn đặc biệt này, các nhà nghiên cứu cũng bày tỏ quan điểm về việc phát huy giá trị, đồng thời tranh luận xung quanh vấn đề “nóng”: Có nên phát ấn ở Hoàng thành trong ngày đầu xuân hay không?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” được trưng bày tại cuộc tọa đàm, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và giới truyền thông

Phát hiện chấn động tại Vườn Hồng


Trong đợt khai quật khu khảo cổ học Vườn Hồng năm 2014 (hố khai quật G18, khu G), ấn “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy trong tầng văn hóa nguyên vẹn, không bị xáo trộn thời Trần (thế kỷ 13-14), cùng phát hiện còn có nhiều hiện vật gỗ, gốm sứ… cùng niên đại.

PGS.TS Tống Trung Tín - nguyên  Viện trưởng  Viện Khảo cổ học cho biết, ấn gỗ “Sắc mệnh chi bảo” ngay sau đó được các nhà khảo cổ học quan tâm bởi tính độc đáo. 



Bắt đầu từ tháng 10-2014 đến tháng  12-2015, ấn được nghiên cứu chỉnh lý và trưng bày sơ bộ tại phòng trưng bày của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Chiếc ấn trở nên nổi tiếng và được dư luận đặc biệt chú ý bắt đầu từ việc ngày 9 Tết âm lịch vừa qua (16-2-2016), Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội lần đầu tổ chức thể nghiệm lễ khai ấn tại khu vực điện Kính Thiên. 





PGS.TS Hoàng Văn Khoán là người đăng đàn phát biểu đầu tiên, ông khẳng định, căn cứ vào chứng cứ khoa học là phát hiện khảo cổ, đối chiếu với Đại Việt sử ký toàn thư cùng căn cứ vào các mẫu chữ trên ấn và tiền cổ đời Trần thì rõ ràng ở đây có sự trùng khớp nhau. Ấn được làm bằng loại gỗ rất cứng, vết son đậm còn in trên mặt ấn, chứng tỏ nó đã được sử dụng nhiều lần. 



Sau 700 năm dưới lòng đất, mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn, kể cả dấu son. Song, đặc biệt nhất là mặt ấn chỉ dày 0,5cm và núm ấn đã không còn. Theo GS Lê Văn Lan, căn cứ trên một số thư tịch cổ, thời điểm chính xác là ấn được tạo tác trong vòng 10 ngày từ 19 đến 29 tháng Giêng năm 1258 tại vị trí nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình, đời vua Trần Thái Tông. Tuy nhiên, giả thiết của GS Lê Văn Lan sau đó được nhiều nhà nghiên cứu xác định là thiếu căn cứ.



PGS.TS Trịnh Sinh cho biết, có nhiều ý kiến nghi ngờ, tại sao chất liệu gỗ lại có thể tồn tại bền vững trong khoảng thời gian 700 năm mà không hư hại. Ông Sinh đưa ra ví dụ về việc tìm thấy mộ thuyền Châu Can còn nguyên vẹn tại Phú Xuyên - Hà Nội, niên đại cách đây 2.500 năm, để minh chứng gỗ là chất liệu tương đối bền vững. 



Được xem là nhà nghiên cứu ấn chương học hàng đầu ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Công Việt bày tỏ quan điểm, mỗi một chiếc ấn, bao giờ cũng có 2 bộ phận, núm (thân) và đế (mặt). Song, hiện vật này chỉ có một nửa, tức là phần mặt, chiếc ấn bị gãy làm đôi, vết gãy ngọt và khít, khi chắp nối không gãy chữ. Như thế có thể nghĩ tới  phương án, phải chăng hiện vật khi xưa đã gãy đôi như thế rồi. Liệu có  phải đó là một dạng tỷ tiết (sau phát triển thành hổ phù), nó được dùng để ban mật chỉ, mật dụ. Nếu là một dạng mật dụ thì cực kỳ giá trị, bởi chưa từng có quốc gia nào tìm được một hiện vật như thế này. 



Ấn quý không thể phát tán tràn lan



Đó là ý kiến của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa có mặt tại cuộc tọa đàm về ấn “Sắc mệnh chi bảo”. Nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt gay gắt: “Chẳng nhẽ Hoàng thành Thăng Long hết sự kiện hay sao mà lại đem Quốc tỷ ra ban phát vô cớ. Nếu đây thực sự là ấn quý thì không thể sử dụng tùy tiện”. GS.TS Vũ Minh Giang khẳng định, đây đúng là chiếc ấn tạm mà vua Trần dùng giải quyết việc nước trong lúc đánh quân Nguyên Mông. 



Ý nghĩa của chiếc ấn này lớn, vì thế phải trân trọng, nếu đem ra đóng ấn để phát tràn lan thì rất dễ hỏng, còn làm một quả ấn khác y hệt thì không nên. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn - Ủy viên Hội đồng văn hóa Quốc gia thẳng thắn: “Phát huy giá trị di vật thế nào thì cần phải nghiên cứu kỹ, nếu không khéo sẽ gây ra cảnh phát ấn, cướp ấn hỗn loạn như ở đền Trần (Nam Định) thì không chấp nhận được”.



Phát biểu kết luận cuộc tọa đàm, GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, ấn “Sắc mệnh chi bảo” là hiện vật quý, nằm ở địa tầng ổn định đời Trần, sau Lý và trước Lê sơ, vì thế loại bỏ nghi ngờ ngụy tạo. Không ai độn thổ xuống đó mà đặt vào được cả. 



Ông sẵn sàng bảo vệ quan điểm này đến cùng. GS Phan Huy Lê cũng cho biết, thời gian tới cần nghiên cứu thêm, kỹ càng chất liệu gỗ, xác định niên đại bằng phương pháp hiện đại nhất, trên cơ sở nghiên cứu, so sánh, đối chiếu nguồn sử liệu. Và chắc chắn, đây là ấn để đóng vào sắc dụ phong thần, phong thưởng quan lại. “Đừng ai cho rằng, năm 1400 Trung Quốc mới có ấn “Sắc mệnh chi bảo” thì trước đó Việt Nam không thể có loại ấn này được. Biết đâu, Trung Quốc học tập Việt Nam thì sao, vì thế cũng cần nghiên cứu thêm thư tịch cổ Trung Quốc”- GS Phan Huy Lê nhấn mạnh. 



Đối với việc phát huy chiếc ấn quý, GS Phan Huy Lê kết luận, cần bảo quản tốt, vì đây là chất liệu gỗ, có thể hư hại do thời tiết. Nhất định phải phát huy, nhưng phát huy thế nào thì lại phải nghiên cứu. Có thể sẽ tìm hình thức như lưu niệm hay kỷ vật chứ tuyệt đối không tổ chức khai ấn rồi đóng ấn và phát ấn rộng rãi như ở đền Trần (Nam Định).

Đại Việt sử ký toàn thư có đôi dòng hiếm hoi viết về một chiếc ấn gỗ dùng trong thời kháng chiến chống quân Nguyên Mông như sau: "Năm Đinh Tỵ (1257), khi vua thân hành thống lĩnh quân đi chống giặc, quan giữ ấn giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy bị mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng chiếc ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ".

http://anninhthudo.vn/xa-hoi/tranh-luan-quanh-chuyen-phat-an-o-hoang-thanh-thang-long/663193.antd

8.

Chủ Nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2016


Nguyễn Xuân Diện: QUANH CÁI GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 1



QUANH HIỆN VẬT GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 1

Nguyễn Xuân Diện
Chiều thứ Sáu, 26 tháng 02 năm 2016 Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học: ẤN GỖ "SẮC MỆNH CHI BẢO" PHÁT HIỆN TRONG ĐỢT KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG NĂM 2012. 


Dẫn đến phải có hội thảo / tọa đàm này là vì hôm mùng 9 Tết (16/2/2016) Trung tâm này đã thể nghiệm đóng ấn tại đây. Nhiều báo chí viết bài về chuyện này và nhiều nhà khoa học và dư luận tỏ ý nghi ngờ nhiều vấn đề quanh cái gọi là "ấn Sắc Mệnh Chi Bảo" cũng như lo ngại nếu từ nay sẽ có một lễ khai ấn, đóng ấn, phát ấn. bán ấn ở đây.

Rất đông các nhà chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực: Khảo cổ học, Sử học, Hán Nôm học, Thư pháp, Ấn chương học có mặt tham dự cuộc tọa đàm. Về đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, và các nhà chuyên môn có: Phan Huy Lê, Hoàng Văn Khoán, Tống Trung Tín, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Công Việt, Lê Văn Lan, Trần Đức Cường, Đặng Văn Bài, Nguyễn Quốc Tuấn, Đinh Khắc Thuân, Trình Năng Chung, Nguyễn Xuân Diện, Trịnh Sinh, Phạm Quốc Quân, Trần Trọng Dương, Lê Quốc Việt...(Các ông gạch chân là "khách không mời mà đến" vì có quan tâm). Tuy nhiên thấy vắng mặt một số nhân vật đã và đang đào khảo cổ học Hoàng thành là Nguyễn Tiến Đông, Nguyễn Hồng Kiên, Bùi Minh Trí...Cả hội trường khoảng 50 - 60 chỗ ngồi đều chật cứng người, khiến nhiều phóng viên phải đứng để quan sát tọa đàm.

Về quan chức, có sự hiện diện của ông Vụ trưởng Vụ Văn nghệ - Ban tuyên giáo trung ương, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Hoàng thành Thăng Long Hà Nội và một vài đại diện của UBND và Thành ủy Hà Nội.


Tọa đàm do GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam và GS Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam chủ trì.

Ông Tiêu mở đầu tọa đàm, nói rõ hai yêu cầu cần tập trung bàn thảo là: 1- Đánh giá niên đại, chất liệu, chức năng, giá trị của "ấn Sắc Mệnh Chi Bảo (SMCB)" và 2- Vấn đề phát huy giá trị của cái ấn SMCB (kịch bản, hình thức tổ chức để tránh tình trạng như khai ấn Đền Trần).

Lần lượt là các ý kiến phát biểu của các vị: Tống Trung Tín, Hoàng Văn Khoán, Lê Văn Lan, Phạm Quốc Quân, Trịnh Sinh, Vũ Minh Giang, Nguyễn Công Việt, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Quốc Việt, Trần Trọng Dương, Phạm Lê Huy, Trình Năng Chung, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Quang Ngọc, Kiều Mai Sơn, Trần Văn Quyến.

Lúc đầu BTC không đưa hiện vật "ấn SMCB" đào được ra. Nhưng trước yêu cầu của TS Nguyễn Xuân Diện và nhà biên khảo độc lập Kiều Mai Sơn, gần cuối buổi thảo luận BTC đã phải mang hiện vật ra, và có dành thời gian sau tọa đàm ai ai có nhu cầu cũng được xem tận mắt cái "ấn SMCB" này. Tuy nhiên, đều chỉ xem mặt có khắc chữ, không ai đòi xem mặt kia của nó.

Nhiều báo chí như Thanh Niên, Tuổi trẻ, Người lao động, VNE, Nhân dân, VOV, Dân Việt, Tiền Phong, Kinh tế & Đô thị, Hà Nội mới...đã thuật lại cuộc tọa đàm này. Gần đầy đủ số bài đó đã được đăng tải lại trên Blog này. Mức độ phản ánh ghi nhận của từng báo có khác nhau, có báo thì chỉ ghi nhận một chiều, có báo ghi sai tên người và chức danh, có báo chưa lột tả được chính xác nội dung câu chữ phát biểu của các nhà khoa học, lại cũng có báo (Thanh Niên, Tuổi trẻ) bẻ cong hoặc ghi sai lạc ý kiến phát biểu tổng kết tọa đàm của GS Phan Huy Lê. Tuy nhiên chúng tôi không bắt bẻ nhiều, vì các nhà báo không phải là các nhà chuyên môn, và hơn nữa tất cả các phát biểu của từng vị sẽ có video clip ghi lại và phát hết lên hệ thống Youtube để mọi người cùng tỏ mặt rõ lời từng vị. 

Không khí chung của cuộc tọa đàm là rất khẩn trương, nhưng cũng cầu thị. Tất cả những người có mặt mà muốn phát biểu đều được ông Lưu Trần Tiêu mời phát biểu, mọi người đều lắng nghe lẫn nhau. Những người không được mời mà vẫn có mặt, muốn phát biểu như Nguyễn Xuân Diện, Trần Trọng Dương, Lê Quốc Việt vẫn được mời phát biểu. 

Đáng tiếc nhất là phát biểu có chiếu màn hình của PGS. TS Tống Trung Tín - nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học tuy đã đưa ra rất rõ ràng về từng lớp tầng niên đại như tầng văn hóa thuộc đời Lý, đời Trần, đời Lê Sơ.., rồi về vị trí của hiện vật trong hố khảo cổ cũng như toàn bộ khu vực Hoàng thành, rồi độ sâu nơi hiện vật nằm, rồi cách xử lý đầy thông minh và khoa học của những người đào ở đây...Nhưng đến khi ông khẳng định: Hiện vật (ấn SMCB) nằm ở tầng văn hóa thời Trần và tầng này chưa bị xáo trộn thì ông không đưa ra được minh chứng thuyết phục rằng tầng văn hóa đời Trần đúng là chưa từng bị xáo trộn một cách thực chứng.

PGS Tống Trung Tín có nói thêm là: Trên hiện vật này còn có 1 lớp đất thuộc tầng văn hóa đời Trần. Nhưng trong khi trình chiếu thì lại không có bức ảnh nào để chứng minh. Vì vậy, nhà nghiên cứu độc lập Kiều Mai Sơn nêu câu hỏi ngay với PGS.TS Tống Trung Tín: "Tôi chỉ thấy hình ảnh hiện vật NẰM TƠ HƠ, chứ tôi không thấy có lớp đất nào ở trên".v.v.

Phát biểu tổng kết của GS Phan Huy Lê khá uyển chuyển, mặc dù có tính mục đích nhưng cũng tương đối khách quan. 

Tóm lại, về cơ bản Tọa đàm khoa học: ẤN GỖ "SẮC MỆNH CHI BẢO" PHÁT HIỆN TRONG ĐỢT KHAI QUẬT KHẢO CỔ HỌC TẠI HOÀNG THÀNH THĂNG LONG NĂM 2012" được diễn ra tươngđối khách quan, khoa học và cầu thị. 
http://xuandienhannom.blogspot.com/2016/02/nguyen-xuan-dien-quanh-cai-goi-la-oi.html







“Ấn thiêng” khắc ngược (Ảnh chụp từ hồ sơ của PGS.NGND Hoàng Văn Khoán)





QUANH HIỆN VẬT GỌI LÀ "ẤN ĐỜI TRẦN" - Bài 2

Nguyễn Xuân Diện

Chưa nghiên cứu kỹ đã "xì" thông tin cho báo chí

Các nhà khảo cổ mắc một bệnh trầm kha là Khi phát hiện ra một hiện vật nào đó thì mặc dầu chưa nghiên cứu đến nơi đến chốn đã loan báo rằng nó đời nọ, đời kia, hoặc nó là cái này cái kia. Về sau, nó không phải như tuyên bố ban đầu cũng khó rút lời. Vụ Mộ cổ Dương Lôi là một ví dụ, trong đó có dính đến PGS Tống Trung Tín. Rồi vụ nhặt được nhúm hạt thóc ở hố khai quật thànhDền đã la toáng lên là hạt thóc thời Hùng Vương. Đến khi người Nhật đem đi kiểm tra thì mới té ngửa là hạt thóc do bọn chuột đồng đào hang nó lọt xuống. Lại còn vụ đào mộ cổ Châu Can ở Phú Xuyên, nhặt được mấy quả phi lao trong lòng quan tài, thế là hô lên rằng giống phi lao có nguồn gốc ở ta chứ không phải bên Tây (Phi lao là từ gốc tiếng Pháp - theo một giáo sư ngôn ngữ cho biết)...


Cái mảnh gỗ tạm gọi là "ấn SMCB" đó, PGS. TS Tống Trung Tín (và các nhà khảo cổ khác nữa) ngay từ tháng 2 năm 2014 đã trả lời báo chí đã bảo đó là ấn, là ấn Trần, là ấn SMCB.


Vậy mà cho đến tận 26/2/2016, tức là hôm diễn ra tọa đàm về nó, chưa ai biết nó làm bằng gỗ gì, Ấn SMCB trong lịch sử dùng để làm gì, nó có phải là ấn hay không, hay chỉ là mảnh gỗ dẹt, tại sao ấn mà không có núm? Nó thực sự đã từng có núm hay không? v.v... 

Cung cấp hồ sơ sai lạc cho nhà nghiên cứu 

Khi phát hiện một hiện vật có mang văn tự (chữ) thì các nhà khảo cổ, mặc dù cũng có nhiều người biết chữ Hán, nhưng họ vẫn mang đi xin ý kiến chuyên gia. Đó là một việc làm rất cẩn trọng và ...đúng quy trình. Đáng tiếc, họ không mang đến Viện Nghiên cứu Hán Nôm, không hỏi các thư pháp gia, các chuyên gia về thư thể, về ấn chương. Họ đã mang đến PGS. TS Hoàng Văn Khoán để hỏi.

Rất đáng tiếc, là họ không mời ông xem hiện vật thật mà lại chỉ cung cấp cho ông cái ảnh, rồi bảo ông nghiên cứu. Họ đưa cho ông cái ảnh như hình bên dưới, mà không hề cho ông biết rằng họ đã xử lý cái ảnh này để ông đọc chữ Hán cho dễ, khỏi phải soi vào cái gương để đọc. 

Thế là họ đề nghị nhà khảo cổ nghiên cứu hiện vật khảo cổ chỉ qua tấm ảnh mà họ đặt ngược hình. Hồ sơ như vậy là sai lạc!

Đây là ảnh trong hồ sơ của PGS. Hoàng Văn Khoán:

 Ảnh: Kiều Mai Sơn - đã đăng báo Nông nghiệp Việt Nam.

Và nghiên cứu không phải trên hiện vật mà chỉ trên....ảnh do người ta đưa cho 

Một nguyên tắc bất di bất dịch là, đối với một nhà khảo cổ học, thì bao giờ cũng phải nghiên cứu một hiện vật thật, chứ không phải là nghiên cứu qua tấm ảnh. Trường hợp chỉ nghiên cứu qua ảnh thì phải nói rõ ngay trong bài viết công bố. Hoặc trước khi công bố phải đòi xem hiện vật gốc một lần để không còn ngờ vực gì nữa.

Tiếc thay, nhà khảo cổ nhờ một nhà khảo cổ khác giám định hiện vật khảo cổ lại chỉ là tấm ảnh ngược. Và nhà khảo cổ Hoàng Văn Khoán cũng chấp nhận điều đó, dẫn đến sự sai sót rất buồn cười!

Đáng lẽ, ông Hoàng Văn Khoán là bậc thầy, và thưc sự ông là thầy dạy của ông Tống Trung Tín và các thế hệ nhà khảo cổ học hiện tại (tuổi từ 70 trở xuống) thì ông phải yêu cầu học trò của ông đưa ông tới xem hiện vật thật chứ!

Cái mảnh gỗ khắc chữ mà khắc ngược thì ảnh cung cấp cho PGS Hoàng Văn Khoán là chữ xuôi. Đầu tiên ông nghi là giả. Sau ông lại tự biện luận rằng ấn khi đánh trận thì vội vàng khắc ngược cũng có lý! (?). Khổ! Ấn gỗ khắc cho vua dùng để điều quân đội mà khắc chữ xuôi để khi đóng xuống tờ giấy thành ra chữ ngược thì đầu có còn trên cổ?


Ta hãy cùng xem phát biểu của PGS. TS Nhà giáo Nhân dân Hoàng Văn Khoán tại cuộc tọa đàm chiều 26 tháng 2 năm 2016. Video clip do nhà báo Kiều Mai Sơn ghi và chuyển vào youtube: 
.

http://xuandienhannom.blogspot.com/2016/02/nguyen-xuan-dien-quanh-cai-goi-la-oi_28.html

9.

Chưa hẳn đó đã là di vật của đời Trần

Cập nhật: 13:15, Thứ 3, 01/03/2016
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, hiện vật gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long chưa hẳn đã là di vật của đời Trần.
nguyenphongthongbo-4d96e165919364
Tiền Nguyên Phong thông bảo (sưu tập của Nhà nghiên cứu Đào Tam Tỉnh - Nghệ An)
Sau khi NNVN phản ánh những ý kiến khác nhau về ấn gỗ "Sắc mệnh chi bảo", Trung tâm Di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức hội thảo xung quanh vấn đề này. Những tưởng vụ việc đã khép lại, song vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin nêu thêm một số ý kiến.
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng, hiện vật gỗ “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long chưa hẳn đã là di vật của đời Trần. Còn Nhà nghiên cứu tiền cổ Nguyễn Anh Huy chia sẻ, nếu nói ấn gỗ đó khắc năm 1257 là không có cơ sở khoa học.
Nhà nghiên cứu tiền cổ Nguyễn Anh Huy: Ấn gỗ khắc năm 1257 là không có cơ sở khoa học
Tôi cũng đã từng say mê tìm hiểu ấn chương, và cho rằng trong khoa học, việc nhận định đúng sai, nhầm lẫn cũng rất bình thường.
PGS Hoàng Văn Khoán căn cứ vào thư pháp trên tiền cổ để giám định và khẳng định chiếc “ấn” đó là hiện vật đời Trần. Ông nói: “Về thư pháp, tiền cổ từ thời Lê về sau, chữ Bảo một bên bộ Vương, một bên bộ Phễu. Riêng tiền đời Trần và Hồ, chữ Bảo gồm 2 chữ Vương song song. Đó là đồng tiền “Nguyên Phong thông bảo” của vua Trần Thái Tông và tiền “Đại Trị thông bảo” của vua Trần Dụ Tông”.
Thành thật mà nói, tôi nghiên cứu tiền cổ đã hơn 30 năm, xem hầu hết các công trình sưu tập tiền cổ trên thế giới, sách “Lịch sử tiền tệ Việt Nam” của tôi cũng đã tái bản (2010, 2013), trong đó cũng có hình 2 đồng tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông, nhưng tôi chưa bao giờ thấy tiền này có “2 chữ Vương song song” như PGS Hoàng Văn Khoán nói. Cho nên, tôi ước mong được PGS Hoàng Văn Khoán cho biết sưu tập nào có tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông có “2 chữ Vương song song”?
Về tiền Đại Trị thông bảo cũng có một loại dị dạng có chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song”, nhưng loại này tỉ lệ rất thấp, không phải là dạng chính, do đó không thể lấy đó làm chứng cứ. Hơn nữa, để chứng minh chiếc ấn trên của Trần Thái Tông khắc năm 1257 thì phải xem tiền lệ trước năm 1257 đã có sử dụng dạng chữ “bảo” này chưa thì mới có cơ sở.
Song thực tế, 2 đồng tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông, cùng thời với cái ấn trên, không hề có chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song”. Còn nếu lấy đồng tiền Đại Trị kia đúc năm 1358 làm chuẩn để so sánh ngược lui về năm 1257, thì không khác gì “sinh con rồi lại sinh cha”.
Chúng ta được biết, một khuôn dấu được khắc bằng gỗ thì gỗ đó phải mềm, mới dễ khắc, và chất gỗ mềm thì mực mới thấm, đóng dấu mới ra hình. Nếu là gỗ mềm, được chôn dưới lòng đất ẩm đến gần 800 năm, khách quan mà nói, gỗ ấy có còn không? PGS Hoàng Văn Khoán dựa vào chất mực đỏ còn dính trên ấn để giải thích: “Thêm nữa, son để sử dụng đóng dấu thì phải vua mới có, triều đình mới có. Hơn 700 năm dưới lòng đất rồi mà bây giờ son vẫn bám chắc vào gỗ đó, màu đỏ rực rỡ. Chứng tỏ rằng cái này dùng trong triều đình”.
Chúng ta cũng cứ khách quan mà trao đổi: mực son ấy đóng trên giấy để lâu ngày còn bị phai, liệu bị chôn dưới lòng đất ẩm hơn 750 năm, không bị phân hủy à?
Vài ý kiến trên, cho thấy việc giám định cái ấn bằng gỗ kia được vua Trần Thái Tông khắc năm 1257 là không có cơ sở khoa học. Và nó ở đâu ra, thì chính PGS Khoán cũng nói rằng “có thể về sau nó rơi vãi”, nhưng “về sau” là khoảng thời gian nào, thì theo tôi, rất có thể là nó rơi vào... thế kỷ 21.
PGS.TS Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm): Chưa hẳn đó đã là di vật của đời Trần
16-09-47_dinh-khc-thun
Tại tọa đàm, hiện vật do Trung tâm Di sản Thăng Long - Hà Nội đưa ra tiếc rằng không có ai được cầm lên để kiểm tra. Còn qua hình chiếu và so với hiện vật mang ra tôi cũng như mọi người tham gia Tọa đàm đều thấy đó là 2 mảnh gỗ ghép vào nhau.
Vấn đề hiện nay còn một yếu tố nữa mà chưa ai nói đến tức là hai mảnh gỗ ghép với nhau như vậy thì hai cái rìa đó có dấu hiệu của một miếng vỡ ra hay là dấu hiệu của hai mảnh rời? Nếu giải quyết rõ điều này vấn đề sẽ khác.
Nếu hai mảnh đó rời riêng biệt thì đó không phải là ấn. Cho nên còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ xem cái này có phải là ấn hay không phải là ấn. Nếu là hai mảnh rời thì không thể gọi là ấn được. Thậm chí còn đi đến một khả năng nữa, đây chỉ là một cái khuôn ấn nếu là hai mảnh rời. Không bao giờ một cái ấn lại rời ra làm hai mảnh. Điều này rất quan trọng trong việc gọi tên hiện vật và làm rõ chức năng của hiện vật.
Còn về dấu son gắn chặt trên di vật chưa đủ chứng cứ để chứng minh đây là ấn đời Trần. Chúng ta bắt buộc phải đem đi giám định bằng phương pháp kỹ thuật hiện đại để làm rõ niên đại của di vật. Mảnh gỗ thì chưa chắc đã xác định được nhưng sơn, mực và các chất liệu khác thì có thể các nhà khoa học phân tích được.
Qua tọa đàm này, tôi thấy rằng Trung tâm Di sản Thăng Long - Hà Nội rất cởi mở. Tuy nhiên, dù các nhà khảo cổ học xác định đó là di vật được phát hiện ở lớp văn hóa đời Trần thì chưa hẳn đó đã là di vật của đời Trần. Về mặt thực tế vẫn có những mặt phần trăm nào đó sai số, đâu phải cứ đào lên như thế thì đó là di sản của đời Trần?
Bây giờ chúng ta cứ hình dung như ngôi biệt thự do người Pháp xây trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) bị sập năm 2015; nếu cứ để nguyên ngôi nhà sập đó, vài trăm năm nữa khai quật lên thì chắc chắn đầy những hiện vật thời thuộc Pháp thế kỷ 19, thế kỷ 20 và cũng đầy những hiện vật của thế kỷ 21 ngày nay mà dù cách nhau cả trăm năm nó vẫn nằm cùng với nhau. Lúc đó kết luận như thế nào?
Một khả năng rất nhỏ như thế nhưng chúng ta cũng phải lường tới chứ không phải anh cứ đào lên được ở tầng văn hóa đời Trần mà anh khẳng định đó là di vật của đời Trần đâu. Đấy là tôi hình dung theo thực tế. Về mặt lý thuyết thì các nhà khảo cổ học họ có cơ sở lý luận của họ để bảo vệ. Còn về mặt phản biện xã hội, tôi không hoài nghi nhưng tôi thấy cũng nên đặt ra nhiều hướng nghiên cứu với những giả thiết khác nhau. Trong thực tế cũng có những hi hữu xảy ra, chúng ta chưa thể khẳng định được ngay mà còn cần phải nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau.
KIỀU MAI SƠN (GHI)


http://nongnghiep.vn/chua-han-do-da-la-di-vat-cua-doi-tran-post157693.html




10.


Ấn 'Sắc mệnh chi bảo': Cần thêm sử liệu để xác định niên đại


Thứ Ba, 01/03/2016 01:35:00

Xung quanh những quan điểm khác nhau về niên đại của chiếc ấn “Sắc mệnh chi bảo” cũng như việc thực hành nghi lễ khai ấn thể nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long- đã có một hội thảo khoa học do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long tổ chức (ngày /-2) để lấy ý kiến tham vấn của giới nghiên cứu khoa học. Để rộng đường dư luận, số báo này chúng tôi giới thiệu phân tích của nhà sưu tầm tiền cổ Nguyễn Anh Huy.
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” thời Lê cũng có chữ “bảo” kiểu “2 chữ Vương song song”.
Ông Huy cho rằng, theo PGS Tống Trung Tín và PGS Hoàng Văn Khoán, kết quả giám định chiếc ấn này cho thấy ấn được khắc từ đời vua Trần Thái Tông. Tôi cũng đã từng say mê tìm hiểu ấn chương, và cho rằng trong khoa học, việc nhận định đúng sai, nhầm lẫn cũng rất bình thường. Tuy nhiên, kết quả của một nhận định, có thể dẫn đến những hệ lụy khác về mặt tâm linh, gây bức xúc dư luận, và cũng có nhiều nhà nghiên cứu muốn tham khảo ý kiến của tôi, do vậy, nhận thấy vấn đề này rất cần được bàn luận thêm...
PGS Hoàng Văn Khoán căn cứ vào thư pháp trên tiền cổ để giám định và khẳng định chiếc “ấn” đó là hiện vật đời Trần. Ông nói: “Về thư pháp, tiền cổ từ thời Lê về sau, chữ Bảo một bên bộ Vương, một bên bộ Phẫu. Riêng tiền đời Trần và Hồ, chữ Bảo gồm 2 chữ Vương song song. Đó là đồng tiền “Nguyên Phong thông bảo” của vua Trần Thái Tông và tiền “Đại Trị thông bảo” của vua Trần Dụ Tông”!
Thành thật mà nói, tôi nghiên cứu tiền cổ đã hơn 30 năm, xem hầu hết các công trình sưu tập tiền cổ trên thế giới, sách Lịch sử tiền tệ Việt Nam của tôi cũng đã tái bản (2010, 2013), trong đó cũng có hình 2 đồng tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông, nhưng tôi chưa bao giờ thấy tiền này có “2 chữ Vương song song” như PGS Hoàng Văn Khoán nói! Cho nên, tôi ước mong được PGS Hoàng Văn Khoán cho biết sưu tập nào có tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông có “2 chữ Vương song song” ?
Về tiền Đại Trị (1358-1369) cũng có một loại dị dạng có chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song”, nhưng loại này tỉ lệ rất thấp, không phải là dạng chính, do đó không thể lấy đó làm chứng cứ. Hơn nữa, để chứng minh chiếc ấn trên của Trần Thái Tông khắc năm 1257 thì phải xem tiền lệ trước năm 1257 đã có sử dụng dạng chữ “bảo” này chưa thì mới có cơ sở !
Song thực tế, 2 đồng tiền Nguyên Phong của Trần Thái Tông, cùng thời với cái ấn trên, không hề có chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song”! Còn nếu lấy đồng tiền Đại Trị kia đúc năm 1358 làm chuẩn để so sánh ngược lui về năm 1257, thì không khác gì “sinh con rồi lại sinh cha”!
Riêng về chuyện cho rằng chữ “bảo” với “2 chữ Vương song song” là thư pháp đặc trưng thời Trần thì tôi kính mời PGS Hoàng Văn Khoán xem các loại ấn “Sắc mệnh chi bảo” từ thời Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn, đều có chữ “bảo” viết “2 chữ Vương song song”: Trên Facebook của nhà nghiên cứu Trần Văn Quyến có rất nhiều album hình ấn này mà tôi xin trích vài hình ảnh đại diện; sách Ấn Chương Việt Nam (từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX) của tác giả Nguyễn Công Việt (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005) có hình ấn thời Mạc cũng tương tự!
Tiếp đó, PGS Hoàng Văn Khoán dẫn sử liệu, cho biết năm 1257, Trần Thái Tông có dùng ấn gỗ. 
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” thời Tây Sơn cũng có chữ “bảo” kiểu “2 chữ Vương song song”.
Để rõ ràng hơn, tôi xin trích lại nguyên văn từ Đại Việt Sử ký toàn thư (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993) tập 2, trang 29 cho biết: “Đinh Tỵ, (Nguyên Phong) năm thứ bảy (1257)... khi vua thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên tường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ”.
Trang 101 cho biết thêm: “Bính Thìn, (Đại Khánh) năm thứ ba (1316). Mùa Xuân, tháng 2, xét duyệt quan văn và hộ khẩu có mức độ khác nhau. Các quan xét duyệt cho rằng những tấm thiếp đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong (1251-1258) là giả tạo. Thượng hoàng nghe tin ấy, bảo họ: “Đó đúng là những tấm thiếp của nhà nước đấy”...”.
Đọc các dòng sử liệu trên, đối chiếu với cái ấn đã tìm được, ta thấy mấy vấn đề sau: Thứ nhất, các giáo sư chưa hề chứng minh thời Trần đã dùng ấn có dùng chữ “Sắc mệnh chi bảo” chưa?, hay là dùng ấn khắc các chữ khác? Bởi vì sử liệu không hề nói rõ là vua Trần có dùng ấn “Sắc mệnh chi bảo”, còn cái ấn gỗ vua Trần sai khắc là ấn “nội mật” dùng trong điều lệnh quân đội, chứ không phải là ấn “Sắc mệnh chi bảo” như PGS Hoàng Văn Khoán đã thêm thắt khi trả lời phỏng vấn! 
Hơn nữa, khuôn dấu là sự biểu hiện uy quyền của vua, khắc ngược là khi quân, không thể có chuyện “Khắc phải như thế đóng ra thành trái, đó là sai. Thế nhưng trong khi chạy giặc thì vẫn sử dụng” như giáo sư giải thích ! Sử liệu cho biết vua chủ động “đi chống giặc”, chứ không phải là bị động mà “chạy giặc”! 
Thứ hai, dấu gỗ được đóng trên các tấm thiếp hộ khẩu được xét duyệt năm 1316, mà Thượng hoàng nói là “của nhà nước đấy”, là dấu được quan lại dùng trên hộ khẩu, một loại văn bản hành chính xã hội, chứ không phải dấu “nội mật” trong quân đội của vua! Do đó, 2 khuôn dấu trong 2 sử liệu vừa dẫn là khác nhau chứ không phải là 1 khuôn dấu!
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” thời Nguyễn cũng có chữ “bảo” kiểu “2 chữ Vương song song”.

Thứ ba, chúng ta được biết, một khuôn dấu được khắc bằng gỗ thì gỗ đó phải mềm, mới dễ khắc, và chất gỗ mềm thì mực mới thấm, đóng dấu mới ra hình! Nếu là gỗ mềm, được chôn dưới lòng đất ẩm đến gần 800 năm, khách quan mà nói, gỗ ấy có  còn không? Giáo sư dựa vào chất mực đỏ còn dính trên ấn để giải thích: “Thêm nữa, son để sử dụng đóng dấu thì phải vua mới có, triều đình mới có. Hơn 700 năm dưới lòng đất rồi mà bây giờ son vẫn bám chắc vào gỗ đó, màu đỏ rực rỡ. Chứng tỏ rằng cái này dùng trong triều đình”. Chúng ta cũng cứ khách quan mà trao đổi: mực son ấy đóng trên giấy để lâu ngày còn bị phai, liệu bị chôn dưới lòng đất ẩm gần 800 năm, không bị phân hủy à?
Thêm nữa, chúng ta biết, nếu một khuôn dấu không dùng nữa thì phải thu hồi, có hội đồng chứng kiến hủy bỏ một cách rõ ràng để tránh bị lợi dụng làm văn bản giả, nên ấn không thể còn như thế được!
Vài ý kiến trên, cho thấy việc giám định cái ấn bằng gỗ kia được vua Trần Thái Tông khắc năm 1257 là chưa có cơ sở khoa học! Và nó ở đâu ra, thì chính PGS Khoán cũng nói rằng “có thể về sau nó rơi vãi”, nhưng “về sau” là khoảng thời gian nào?  
 Minh Quân (ghi)
http://daidoanket.vn/van-hoa-the-thao/an-sac-menh-chi-bao-can-them-su-lieu-de-xac-dinh-nien-dai/90030




11.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.