Lễ khai ấn được thực hiện long trọng tại điện Kính Thiên vào ngày hôm qua (16/2/2016, tức mồng 9 Tết Bính Thân). Trong hàng quan khách dự lễ, có tân ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang. Xem lại ở đây.
Dưới là những bài liên quan đến ấn Trần. Tức chiếc ấn thấy ở lễ khai ấn hôm qua:
---
11.
10.
Tọa đàm ấn “Sắc mệnh chi bảo” (26/2/2016)
9.
Có nên 'khai ấn' ở Hoàng thành Thăng Long?
(Thethaovanhoa.vn) - Dù còn đang trong quá trình lấy ý kiến, ý tưởng tổ chức khai ấn tại Hoàng Thành Thăng Long (HTTL) đã nhận về khá nhiều những phản hồi trái ngược từ giới nghiên cứu lịch sử và di sản.
Trước đó, như Thể thao &Văn hóa (Thông tấn xã VN) đưa tin, lễ khai ấn tại HTTL được tổ chức vào ngày 16/2 vừa qua. Tuy nhiên, vì mang tính chất thử nghiệm, nghi thức này được tiến hành kín, đồng thời các lá ấn cũng gần như không được phát cho du khách.
Rất nên “khoe”
“Chiếc ấn cổ Sắc mệnh chi bảo không chỉ là một di vật đơn thuần. Với hàng trăm năm lịch sử đi kèm, phần giá trị phi vật thể gắn kết với nó cũng vô cùng phong phú” – TS Nguyễn Văn Sơn, nguyên giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội (đơn vị quản lý HTTL), chia sẻ.
Sự thực, hầu hết các chuyên gia cũng có chung quan điểm với TS Sơn khi trao đổi cùng TT&VH. Theo đó, dù còn những tranh cãi về niên đại, chiếc ấn cổ Sắc mệnh chi bảo được tìm thấy tại đây vào năm 2012 vẫn xứng đáng là một “bảo vật đặc biệt” mà HTTL cần tạo điều kiện để du khách tiếp cận rộng rãi, thay vì chỉ trưng bày đơn thuần.
Các nghi thức tại lễ hội Xuân HTTL có cần bổ sung thêm phần “khai ấn”?
“Bản thân việc chiếc ấn được tìm thấy tại Hoàng Thành, nơi tồn tại như một biểu tượng chính trị của nước Việt trong suốt cả ngàn năm, cũng đã vô cùng có ý nghĩa.” – PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ VN, cho biết thêm. “Chưa kể, từ góc độ phân tích thư pháp và đối chiếu sử liệu, một số chuyên gia cũng đã có những cơ sở bước đầu để đặt giả thiết rằng đây chính là chiếc ấn gỗ nổi tiếng được vua Trần Thái Tông cho làm năm 1257”.
Cần nói thêm, ngay từ cuối năm 2014, trong một cuộc tọa đàm về khai thác du lịch tại HTTL, nhiều ý kiến cũng cho rằng phía quản lý đang để “lãng phí” tiềm năng của chiếc ấn đặc biệt này.
Nhưng có nên “khai ấn”?
Thế nhưng, với những lộn xộn từng xảy ra tại lễ phát ấn đền Trần (Nam Định) trong vài năm qua, các chuyên gia cũng khá dè dặt quanh ý tưởng tổ chức một nghi thức tương tự tại HTTL. Và, với những ý kiến tán thành, một yêu cầu quan trọng vẫn được lên hàng đầu: tuyệt đối không thể biến việc phát các dải ấn thành một hoạt động mua - bán thương mại.
“Làm như thế nào thì sẽ phải bàn mệt. Và thẳng thắn, nếu làm,chúng ta cũng nên nhìn những dải ấn được tặng như một món quà lưu niệm giàu tính văn hóa, thay vì việc cầu lợi cầu danh” – PGS Tống Trung Tín nói thêm. Tương tự, PGS Nguyễn Quang Ngọc gợi ý: việc tổ chức khai ấn, tặng ấn chỉ nên diễn ra trong một ngày và đi kèm với việc thông tin rộng rãi tới du khách về nguồn gốc, cũng như ý nghĩa của chiếc ấn cổ để tránh những thông tin sai lạc.
Chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo đang được trưng bày tại HTTL
Tuy nhiên, đi xa hơn, GS Ngô Đức Thịnh (GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Tín ngưỡng) khẳng định: việc tổ chức khai ấn tại HTTL chưa nên được thực hiện, ít ra là ở thời điểm này. Bởi, cho dù hướng tới mục đích tốt, giàu tính văn hóa, nghi thức này cũng rất khó tránh khỏi bị biến dạng trước cơn sốt “thèm ấn” của du khách hành hương vài năm nay.
Với con mắt của một chuyên gia về bảo tàng, PGS Nguyễn Văn Huy (nguyên Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), chia sẻ thêm: việc khai thác giá trị của ấn cổ có thể tiến hành theo rất nhiều cách, thay vì sa vào lối mòn phát ấn.
“HTTL là di sản văn hóa thế giới, chứ không phải là đền chùa. Du khách cần được tiếp cận với giá trị văn hóa lịch sử của chiếc ấn cổ, thay vì đi theo góc độ tâm linh” – PGS Huy nói thêm - “Kèm theo phần giới thiệu, chúng ta có thể bày bán những bưu thiếp in hình ấn cổ, làm những món đồ lưu niệm bằng gỗ, hoặc tạo ra những chiếc ấn để du khách trải nghiệm, tự đóng lên các món đồ của mình để ghi dấu một lần tới HTTL. Đó là cách làm bền vững và giàu tính văn hóa nhất”.
Cúc Đường
Thể thao & Văn hóa
Thể thao & Văn hóa
8.
Đại tướng Trần Đại Quang dâng hương các bậc tiên hiền tại Hoàng thành Thăng Long
(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 16/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), tại sân điện Kính Thiên thuộc khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp cùng Hội di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội tổ chức lễ dâng hương khai Xuân Bính Thân, tưởng nhớ các bậc tiên đế, tiên hiền có công với nước.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cùng lãnh đạo các ban ngành Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và thành phố Hà Nội đã tới dự và dâng hương.
Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm lễ dâng hương. Ảnh: Đinh Thị Thuận-TTXVN
Chương trình thực hiện với nhiều nghi thức truyền thống như rước kiệu, dâng hương, tế lễ. Từ 7 giờ sáng, đoàn rước kiệu hơn 400 người tiến vào sân Rồng điện Kính Thiên, dâng lễ lên điện Kính Thiên theo đúng nghi thức truyền thống. Tiếp đó, các nghệ nhân múa Rồng làng Triều Khúc, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) thực hiện màn múa Rồng, tái hiện truyền thuyết con Rồng cháu Tiên cầu mong quốc thái dân an. Các nghệ nhân làng Yên Hòa, phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) biểu diễn màn trống hội Thăng Long, thể hiện khí phách hào hùng của Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Sau nghi lễ đọc Chúc văn khai mạc, các đội tế Nam quan làng Triều Khúc, xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) thực hành lễ tế. Ngay sau đó, các đại biểu đã dâng hương lên các vị Tiên đế. Tiếp đó, đội dâng hương nữ đình Yên Hòa, phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy), đội dâng hương nữ làng Sở Thượng, phường Yên Sở (quận Hoàng Mai), đội dâng hương nữ đền Cô Quế (quận Hoàng Mai), đội tế Nam quan họ Trần xã Vân Canh (huyện Hoài Đức) thực hành nghi lễ dâng hương. Các lễ dâng hương thực hành trang trọng, đúng nghi thức, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc vua sáng, tôi hiền có công dựng nền văn hiến Thăng Long.
Tại lễ dâng hương, Ban tổ chức còn tổ chức nghi lễ Khai ấn. Trước đó, trong đợt khai quật tại di tích Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được ấn gỗ Sắc mệnh chi bảo tại tầng văn hóa thời Trần. Đây được coi là bảo vật quý và Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đang gìn giữ và nghiên cứu phát huy giá trị bảo vật này.
Lễ dâng hương khai Xuân Bính Thân là hoạt động tâm linh thành kính, hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long – Hà Nội. Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội có kế hoạch tổ chức lễ dâng hương thành hoạt động văn hóa tâm linh thường niên.
Đinh Thị Thuận - TTXVN
Hoàng Thành Thăng Long sẽ 'xin ý kiến' để tặng ấn đầu năm
(Thethaovanhoa.vn) - Từ Tết 2017, du khách ghé thăm hội xuân tại Hoàng Thành Thăng Long có thể sẽ được tặng những lá ấn tạo tác từ chiếc ấn cổ “Sắc mệnh chi bảo” nổi tiếng.
Được giới khảo cổ tìm thấy trong một hố khai quật tại nền điện Kính Thiên vào năm 2012, chiếc ấn gỗ khắc 4 chữ “Sắc mệnh chi bảo” này có niên đại khoảng 700 năm. Theo giới nghiên cứu, nhiều khả năng đây chính là chiếc ấn gỗ nổi tiếng được Đại Việt Sử ký toàn thư nhắc tới. Cụ thể, vào năm 1257, khi rời bỏ Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, vua Trần Thái Tông đã cho khắc chiếc ấn này để sử dụng “tạm”, thay thế cho chiếc ấn truyền thống bị thất lạc.
Chiếc ấn gỗ Sắc mệnh chi bảo thời Trần đang được lưu giữ tại HTTL
“Cho đến giờ, đây là chiếc ấn cổ nhất trong lịch sử Việt Nam mà chúng ta tìm được” – PGS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ học nhận xét. “Do vậy, việc cung cấp cho du khách những tặng phẩm liên quan tới chiếc ấn này sẽ rất phù hợp với đặc trưng văn hóa của Hoàng thành Thăng Long, miễn là có cách làm phù hợp”.
Được biết, trong sáng 16/2, Trung tâm cũng lần đầu thử nghiệm tổ chức lễ khai ấn tại khu vực điện Kính Thiên. Tuy nhiên, đây chỉ là hoạt động mang tính chất nội bộ, nên phần lớn du khách không được tiếp cận và không có các lá ấn mang về.
“Rút kinh nghiệm từ những phức tạp tại lễ khai ấn đền Trần Nam Định, chúng tôi trước mắt không tổ chức phát ấn năm nay. Mọi thay đổi,nếu có, chỉ được tính tới sau khi Trung tâm lắng nghe dư luận và xin ý kiến các chuyên gia nghiên cứu” – bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng thông tin của Trung tâm cho biết.
“Cá nhân tôi cho rằng việc tặng ấn, nếu có, nên diễn ra một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Nghĩa là, du khách đến thăm Hoàng thành Thăng Long vào đầu năm nên được tặng các dải ấn, giống như khi đi thăm chùa chiền chúng ta vẫn được nhận những chiếc khánh đeo cổ cầu may. Còn lại, việc công đức đóng góp cho Hoàng thành Thăng Long là tùy tâm của mỗi người, chứ không thể đặt vấn đề bán vài chục ngàn một lá ấn để kinh doanh. Làm được như vậy, việc tặng lá ấn đầu năm trở thành một nét đẹp văn hóa phù hợp với bề dày lịch sử Hoàng thành”- PGS Tống Trung Tín chia sẻ.
Cúc Đường
Thể thao & Văn hóa
Thể thao & Văn hóa
7.
'Ấn thiêng' khắc ngược
Cập nhật: 07:33, Thứ 2, 22/02/2016
Ấn “Sắc mệnh chi bảo”, hiện vật đào được tại khu vực khảo cổ Hoàng thành Thăng Long được cho là từ đời Trần. Song, ấn này lại khắc ngược. Nghĩa là, chữ khắc trên ấn là xuôi, khi đóng dấu, chữ trên giấy sẽ lộn ngược!
Chúng tôi đã phỏng vấn PGS.NGND Hoàng Văn Khoán (ảnh) xung quanh câu chuyện này.
Xin ông cho biết những căn cứ để khẳng định hiện vật “Sắc mệnh chi bảo” là ấn đời Trần?
Tôi dựa vào 3 vấn đề để chứng minh ấn “Sắc mệnh chi bảo” là đời Trần như sau:
Thứ nhất, về căn cứ khảo cổ học, “Sắc mệnh chi bảo” là một di vật nằm trong lớp văn hóa đời Trần ở vườn Hồng. Cho nên nhiều người khẳng định thời Trần vì nó nằm trong tầng văn hóa đấy. Nhưng nói như thế không đủ vì đặt vấn đề có thể về sau nó rơi vãi. Tôi đặt vấn đề nghiên cứu thứ hai về thư pháp trên tiền cổ.
Về thư pháp, tiền cổ từ thời Lê về sau, chữ Bảo một bên bộ Vương, một bên bộ Phễu. Riêng tiền đời Trần và Hồ, chữ Bảo gồm 2 chữ Vương song song. Đó là đồng tiền “Nguyên Phong thông bảo” của vua Trần Thái Tông và tiền “Đại Trị thông bảo” của vua Trần Dụ Tông.
Về sách vở, "Đại Việt sử ký toàn thư", có ghi: Khi vua Trần Thái Tông đem quân thủy bộ lên miền Bắc để trấn ải quân Nguyên. Sai quan giữ ấn, dấu “Sắc mệnh chi bảo” bằng ngọc thì để lại ở cung Đại Minh, mang dấu bình thường [dấu nội mật - PV] đi thôi. Nửa đường, dấu rơi mất. Trần Thái Tông vì việc quân không thể chậm trễ, lấy gỗ khắc ngay. Giữa đường lấy gỗ khắc lại. Đi một chặng đường lại rơi mất ấn đó. Khi trở về, có người nhặt được và đưa đến nộp. Và khi về thì cái “Sắc mệnh chi bảo” bằng ngọc gác ở cung Đại Minh vẫn còn.
Thế thì, ở chỗ phát hiện ra dấu này nó lại gần cung Đại Minh. Dù chưa ai xác nhận, nhưng chỗ đào khảo cổ là có 56 lớp đầm để làm móng, lại tìm được 3 mũ sắt của quân bảo vệ kinh thành, thì tôi chắc đó là cung Đại Minh. Với 3 căn cứ trên, tôi cho cái dấu có thật, đó là đời Trần.
Thưa ông, căn cứ trên hiện vật thì con dấu này khắc trái. Nghĩa là chữ viết trên ấn là xuôi, khi đóng dấu sẽ thành ngược, không đọc được chữ.
Khắc phải như thế đóng ra thành trái, đó là sai. Thế nhưng trong khi chạy giặc thì vẫn sử dụng. Sau này trong sử cũ đã chép rồi.
Bính Thìn, Đại Khánh năm thứ ba [1316]. Mùa Xuân, tháng Hai, xét duyệt quan văn và cấp cho hộ khẩu có mức độ khác nhau. Các quan xét duyệt cho rằng những tấm thiếp đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong [1251 - 1258] là giả tạo. Thượng hoàng [Trần Anh Tông - PV] nghe tin ấy, bảo họ: “Đó đúng là những tấm thiếp của nhà nước đấy”. Nhân ôn chuyện xưa mà dụ rằng: “Những người ở trong triều mà không am hiểu điển cũ thì lỡ việc nhiều lắm”.
“Ấn thiêng” khắc ngược (Ảnh chụp từ hồ sơ của PGS.NGND Hoàng Văn Khoán)
Con dấu đó là con dấu thật và đã sử dụng. Thêm nữa, son để sử dụng đóng dấu thì phải vua mới có, triều đình mới có. Hơn 700 năm dưới lòng đất rồi mà bây giờ son vẫn bám chắc vào gỗ đó, màu đỏ rực rỡ. Chứng tỏ rằng cái này dùng trong triều đình.
Căn cứ theo hiện vật còn lại thì ấn này không có núm cầm?
Không thấy có núm.
Như vậy họ không thể đóng ấn được?
Đóng ấn của nhà vua ngày xưa là 3 người. Hai người kéo giấy ở hai bên. Giữa là người đóng ấn, đặt vào đúng niên hiệu của nhà vua rồi ấn xuống, chứ không phải nắm ấn rồi đóng như ấn thời Nguyễn trên có con rồng hay con phượng nắm vào để đóng đâu.
Có tài liệu nào để khẳng định việc đóng ấn được thực hiện như ông nói?
Tức là hiện vật nó như thế thì nghĩ ra cách đóng có lẽ là như thế. Mà khắc ở giữa đường thì nó thế.
Qua cuộc hỏi chuyện PGS.NGND Hoàng Văn Khoán, chúng tôi nhận thấy nhiều nội dung được thêm vào mà không có trong sử cũ.
Xin trích nguyên văn “Đại Việt sử ký toàn thư” về việc làm dấu gỗ thời Trần để bạn đọc rộng đường so sánh: “Đinh Tỵ, Nguyên Phong năm thứ bảy [1257]... Khi vua [Trần Thái Tông - PV] thân hành thống lĩnh sáu quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên tường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ”.
|
KIỀU MAI SƠN
6.
Ấn 'Sắc mệnh chi bảo' không dùng vào việc quân cơ
Cập nhật: 08:35, Thứ 6, 19/02/2016
Căn cứ vào các tư liệu thực chứng cho thấy, ấn “Sắc mệnh chi bảo” chưa hề được dùng vào việc quân cơ, mà chủ yếu là được dùng đóng trên sắc phong thần ở các nơi thờ tự trong cả nước./ Có ấn 'Sắc mệnh chi bảo' đời Trần không?
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” phỏng đời Hậu Lê của Việt Nam (Niên đại: thế kỷ 21)
Chiếc ấn mà sách “Đại Việt sử ký toàn thư” nhắc đến năm 1257 cũng không biết tên. Việc gắn cho nó cái tên “Sắc mệnh chi bảo” của các nhà khoa học cũng chưa có căn cứ.
Không dùng vào việc quân cơ
Qua khảo sát trên các tư liệu, giới nghiên cứu Hán Nôm trong cả nước đều khẳng định, chưa tìm thấy ấn “Sắc mệnh chi bảo” được dùng vào việc quân cơ. Ấn này chỉ thấy đóng trên sắc phong thần ở các nơi thờ tự như đình, đền. Con dấu của ấn “Sắc mệnh chi bảo” có niên đại sớm nhất được tìm thấy trên sắc phong vào năm Hồng Đức thứ 28, tức năm 1497, năm cuối cùng trị vì của vua Lê Thánh Tông (1460-1497).
Qua đối chiếu trên châu bản triều Nguyễn, cũng không hề sử dụng ấn “Sắc mệnh chi bảo”, mà sử dụng ấn của Ngự tiền văn phòng.
Khảo cứu công phu về Ấn chương Việt Nam qua các triều đại phong kiến từ Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn đến Nguyễn, của PGS.TS Nguyễn Công Việt (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm) - chuyên gia về Ấn chương - đã cho thấy: “Vì binh hỏa triền miên nên những hiện vật quý giá như ấn chương hầu hết bị chôn vùi, thất thoát”. Tuy nhiên, vẫn còn những hiện vật để làm bằng chứng cho việc sử dụng ấn chương của các triều đại. Vậy đời Trần dùng ấn nào?
Năm 1999 trên cơ sở bài “Khảo về ấn của thổ quan phát hiện ở Quảng Tây” của học giả Nhật Bản Taniguchi Fusao, GS. Hà Văn Tấn đã viết bài “Về một quả ấn Việt Nam thời Trần tìm thấy ở Quảng Tây - Trung Quốc”. Cuối bài viết ghi rõ: “Quả ấn có mặt hình vuông, mỗi chiều 50mm, dày 10mm, núm ấn cao 26mm. Mặt ấn khắc 6 chữ theo lối triện “Bình Tường thổ châu chi ấn”, chia thành 2 dòng mỗi dòng 3 chữ. Mặt lưng, hai bên núm ấn, có khắc chữ. Bên phải núm ấn là chữ “Đại Trị ngũ niên”, bên trái núm ấn là 5 chữ “Nhâm Dần tứ nguyệt chú”.
Đại Trị là niên hiệu của vua Trần Dụ Tông. Đại Trị ngũ niên là năm Đại Trị thứ năm, đó cũng là năm Nhâm Dần, tức năm 1362 dương lịch. “Nhâm Dần tứ nguyệt chú” là “Đúc tháng tư năm Nhâm Dần”. Nhìn kỹ ảnh chụp, tôi thấy ở đây chữ “nguyệt” khắc thiếu một nét ngang, đúng với thể lệ viết húy thời Trần.
Quả ấn này được tìm thấy ở núi Lộng Lạc, thuộc công xã Nghĩa Vu, huyện Điền Đông, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc năm 1983. Trong một chuyến công tác đến Quảng Tây - Trung Quốc, GS. Hà Văn Tấn đã tìm thấy dấu tích quả ấn đồng thời Trần của Việt Nam lưu lạc ở nơi đây.
Công trình nghiên cứu “Ấn chương Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Công Việt cũng khẳng định: “Cho đến ngày nay số lượng những quả ấn từ thời nhà Trần đến triều Tây Sơn còn lại không nhiều. Hiện nay tại một số cơ quan Bảo tàng thuộc Bộ VH&TT-DL còn lưu giữ được một số ấn đồng cổ, những ấn cổ này đã được xác định niên đại một cách chính xác”.
Đầu tiên phải kể đến ấn “Môn hạ sảnh ấn” được tạo năm Long Khánh thứ 5 đời vua Trần Duệ Tông (1377). Tháng 10/2012, ấn này đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cùng 29 hiện vật khác, hiện đang lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
“Môn Hạ sảnh ấn” cao 8,5cm, dài 7cm, rộng 7cm, trọng lượng 1,4kg. Mặt ấn hình vuông 7,3cm x 7,3cm, đúc 4 chữ triện “Môn hạ sảnh ấn”.
Trên ấn có hai dòng chữ: Bên trái: “Môn hạ sảnh ấn”. Bên phải: “Long Khánh ngũ niên, ngũ nguyệt, nhị thập, tam nhật tạo” (ngày 23 tháng 5 năm Long Khánh thứ 5, đời Trần Duệ Tông 1377). Đây là con dấu của một chức quan thời Trần, phụ trách Môn hạ sảnh, một trong tam sảnh (Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh và Môn hạ sảnh).
Không phải ấn đời Trần
Như vậy, đủ căn cứ để khẳng định rằng, không có chuyện ấn “Sắc mệnh chi bảo” được dùng vào việc quân cơ. Điều này bác bỏ hoàn toàn lập luận của PGS.TS Tống Trung Tín: “Ấn Sắc mệnh chi bảo là ấn của vua, đời vua nào cũng có. Ấn này có nghĩa vua ban mệnh, ban chức tước, công việc cho người giúp vua giúp nước”. Thêm nữa, ấn đào được ở lớp đất thời Trần không chắc chắn là của thời Trần.
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” phỏng đời Tống Huy Tông (Niên đại: thế kỷ 21)
Về ý kiến lập luận của GS Hoàng Văn Khoán khi so sánh về mặt văn tự cũng không vững vàng. Bởi vì, bốn chữ “Sắc mệnh chi bảo” là thể chữ Triện thì có từ hơn 2.000 năm rồi, chứ không phải riêng nhà Trần mới dùng.
Việc dẫn tư liệu trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết vua Trần chạy giặc mất ấn nên phải làm ấn gỗ dùng tạm, TS Phạm Văn Ánh (Viện Văn học) nêu câu hỏi: Sử có ghi việc nhà Trần trong binh lửa phải làm ấn gỗ tạm dùng nhưng không nói ấn ấy khắc những chữ gì? Vậy căn cứ vào đâu để nói ấn “Sắc mệnh chi bảo” mới đào được kia chính là ấn đó? Thêm nữa, sau khi về kinh, đã có ấn chính thức rồi, sao không hủy ấn gỗ tạm bợ đi để tránh những việc phức tạp về sau”.
Ông Ánh cũng băn khoăn là mảnh gỗ mỏng manh kia nếu bị chôn xuống đất trong khoảng thời gian lâu đến thế mà sao vẫn nguyên vẹn, thậm chí còn rõ ràng sắc nét?
“Có con dấu “Sắc mệnh chi bảo” nào của thời Trần để đối chiếu, từ đó khẳng định chắc chắn đó là ấn thời Trần?”, TS Phạm Văn Ánh hồ nghi.
Cuối cùng, TS Phạm Văn Ánh khuyến cáo: “Cứ cho là ấn thời Trần đi chăng nữa thì việc tổ chức khai ấn, đóng ấn, phát ấn, và tương lai có phần chắc là sẽ có hiện tượng bán ấn nữa, phải chăng cần cân nhắc thận trọng để tránh phát tán hiện tượng khai ấn, phát, bán ấn vốn đang có nguy cơ lan rộng như hiện nay”.
“Sắc mệnh chi bảo” đời Trần - thế kỷ 21
Để làm ấn “Sắc mệnh chi bảo” không khó. Trong giới nghiên cứu Hán Nôm và thư pháp nhiều người đã khắc chơi con dấu này. Cá nhân người viết bài này, đã được xem những con ấn bằng gỗ để làm bản sao sắc phong.
Con ấn ấy y hệt ấn gỗ ở hoàng thành, tuy nhiên nét khắc còn đẹp hơn ấn gỗ Hoàng thành. Ví dụ như ấn “Sắc mệnh chi bảo” phỏng đời Tống Huy Tông hay ấn “Sắc mệnh chi bảo” phỏng đời Hậu Lê của nước ta.
|
Kiều Mai Sơn
http://nongnghiep.vn/an-sac-menh-chi-bao-khong-dung-vao-viec-quan-co-post156934.html
5.
Có ấn 'Sắc mệnh chi bảo' đời Trần không?
Cập nhật: 13:35, Thứ 5, 18/02/2016
Dù khá thận trọng nhưng việc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức thể nghiệm khai ấn một lần nữa xới lên sự quan tâm của xã hội. Khi nguồn gốc của ấn “Sắc mệnh chi bảo” còn chưa được chứng minh rõ ràng...
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long được cho là có niên đại đời Trần
Dù khá thận trọng nhưng việc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức thể nghiệm khai ấn một lần nữa xới lên sự quan tâm của xã hội. Khi nguồn gốc của ấn “Sắc mệnh chi bảo” còn chưa được chứng minh rõ ràng thì ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học là cần thiết để góp phần làm rõ vấn đề: Có ấn “Sắc mệnh chi bảo” đời Trần không?
Thể nghiệm khai ấn
Sáng 16/2 tại Hoàng thành, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức lễ thể nghiệm khai ấn. Cụ thể, Trung tâm đã tiến hành đóng lá ấn “Sắc mệnh chi bảo”.
Đây là hiện vật bằng gỗ được phát hiện trong quá trình đào khảo cổ học trong hố khai quật năm 2012. Tầng văn hoá được xác định là có niên đại đời Trần, cách nay 700 năm.
Theo bà Nguyễn Thị Yến, Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, thời gian tới có thể lấy ý kiến các nhà nghiên cứu về lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long.
Còn theo PGS.TS Tống Trung Tín: “Ấn "Sắc mệnh chi bảo" là ấn của vua, đời vua nào cũng có. Ấn này có nghĩa vua ban mệnh, ban chức tước, công việc cho người giúp vua giúp nước. Ấn "Sắc mệnh chi bảo" bằng gỗ này tính đến thời điểm này là ấn sớm nhất và cổ nhất trong lịch sử ấn chương, ấn tín của Việt Nam”.
Căn cứ theo ghi chép trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, năm 1257 khi vua Trần thống lĩnh quân chống giặc, ấn báu được giấu tại điện Đại Minh, quan giữ ấn chỉ đem theo ấn nội mật và chiếc ấn này bị mất.
Giấy tờ trong quân không thể thiếu ấn, vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu xác định ấn thuộc đời vua Trần Thái Tông.
Trong đó, GS Hoàng Văn Khoán (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội) so sánh văn tự các thời kỳ, nhất là chữ viết trên tiền cổ, đã đưa ra kết luận: Chữ trên ấn này gần gũi chữ ghi trên tiền thời Trần.
Sáng 16/2, một chiếc ấn phục chế (mô phỏng ấn thời Trần tìm thấy trong hố khảo cổ) đã được sử dụng để đóng lên các lá ấn làm từ giấy dó và phát cho đại biểu dự lễ.
Theo TS. Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội chia sẻ: “Dự kiến, hằng năm Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ tổ chức lễ khai xuân để tái hiện những hoạt động văn hóa trong ngày đầu năm của cung đình hoặc trong nhân dân dưới những hình thức khác nhau”.
Ý kiến khác nhau
Việc thể nghiệm lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long dù khá thận trọng nhưng vẫn khiến dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, mới chỉ dựa trên những cứ liệu nêu trên thì chưa đủ căn cứ khoa học để khẳng định đó là ấn đời Trần. Vì thế, cần phải làm rõ nguồn gốc của chiếc ấn này.
Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã thuyết minh về ấn “Sắc mệnh chi bảo” khi trưng bày tại Hoàng thành như sau: “Ấn của nhà vua dùng để ban cấp cho văn võ, phong tặng cho thần dân.
(Sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 14, tr.34). Chất liệu: Gỗ. Kích thước: 11,5cm x 11,5cm x 0,5cm. Niên đại: Thời Trần (thế kỷ 13-14). Phát hiện được tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long".
Bất ngờ vì lấy tư liệu thời Nguyễn thuyết minh cho hiện vật được cho là của đời Trần, TS. Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học) khẳng định “đây không phải là ấn, triện”. Theo ông Kiên, đó chỉ là “một miếng gỗ mỏng”.
Nhiều năm làm nghề khảo cổ, TS. Nguyễn Hồng Kiên nêu câu hỏi: "Miếng gỗ mỏng kia sao lại là ấn được? Cầm vào đâu để đóng? Không thể có chuyện các cụ lại đem dán mảnh gỗ này vào một cục gỗ khác để có chỗ cầm nắm! Về mặt sử dụng, nếu làm thế thì cũng chỉ đóng được vài lần là bật keo dán hay đinh đóng (mỏng thế kia chả làm mộng kiểu gì để liên kết được) và vỡ ngay cái phần khắc chữ kia.
Trong nghề làm trùng tu, tôi được học từ các cụ khi cắt bỏ, nối chân các cột gỗ bị mục/thối, bao giờ khúc gỗ nối cũng phải dài hơn đường kính của cây cột đó. Nếu nhỏ hơn hoặc bằng đường kính cột phần nối sẽ bị "đạp" nứt toác ngay vì sức nặng từ trên dồn/ đè xuống".
Cùng chung quan điểm này, TS Phạm Văn Tuấn (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) chia sẻ: “Theo tôi biết thì không có ấn thời Trần nào còn lại tới ngày nay. Ấn thời Lê còn khó”. Ông Tuấn phân tích, ấn gỗ trong thời tiết ẩm như ở Việt Nam chỉ tồn tại được vài chục năm thì mục. “Nói chung là không thể tin được đó là ấn đời Trần”, TS Phạm Văn Tuấn khẳng định.
Nhà thư pháp Xuân Như Vũ Thanh Tùng quan tâm và nghiên cứu về ấn chương Việt Nam cho biết: “Chưa có khảo cứ nào nhà Trần có ấn “Sắc mệnh chi bảo”. Nhà Trần chưa có lệ dùng ấn “Sắc mệnh chi bảo” cho việc quan, quân, dân”.
Theo ông Xuân Như, ấn “Sắc mệnh chi bảo” đến nay cũng mới chỉ thấy trên sắc phong từ thời Hồng Đức, niên hiệu của vua Lê Thánh Tông, dùng từ năm 1470 đến năm 1497 trở đi. Ông Xuân Như cũng cho biết thêm, kích thước các ấn đời nhà Lê đều đồng nhất hình vuông 10,5 x 10,5 cm. Kích thước ấn “Sắc mệnh chi bảo” đời nhà Nguyễn đều là hình vuông 13 x 13 cm”.
Về độ mỏng 0,5 cm trên ấn “Sắc mệnh chi bảo” đang trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long, ông Xuân Như cho rằng “không bao giờ mỏng như thế”. Nguyên tắc làm ấn các đời vua Trung Hoa (nhất là tỉ), có tỉ lệ, có cơ sở khoa học và con số tính toán tỉ lệ giữa chiều rộng, chiều cao và độ dày của ấn. Ấn Việt Nam cũng vậy.
“Ấn mỏng 0,5 cm thế là giống chúng tôi làm ấn “Sắc mệnh chi bảo” để phục chế bản sao sắc phong thôi. Không có hoàng đế nào bủn xỉn gỗ thế đâu”, ông Xuân Như nói.
Trong sách “Ấn chương Việt Nam” (NXB Khoa học Xã hội) cho biết: Ấn là ấn lớn của cơ quan từ trung ương xuống đến địa phương cấp huyện, châu và trong quân đội một số tướng lĩnh cũng được sử dụng loại ấn này.
Phân biệt từ “ấn” ở đây là danh từ riêng chỉ loại hình ấn lớn mà cơ quan dùng. Ấn ở đây cũng như “tỉ”, “bảo” là những chữ đứng cuối cùng ở dòng chữ trong dấu, khác với từ “ấn” là danh từ chung chỉ tất cả những loại hình ấn khác nhau.
|
KIỀU MAI SƠN
4.
Thứ Tư, 17/02/2016 - 16:45
Dân trí “Sắc mệnh chi bảo” là chiếc ấn do vua Trần Thái Tông cho khắc trong quá trình đi đánh quân xâm lược Nguyên - Mông được tìm thấy tại Hoàng Thành Thăng Long trong cuộc khai quật khảo cổ năm 2012. Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết họ đang xin ý kiến về việc tổ chức khai ấn này hàng năm.
Gần 700 năm nằm sâu dưới lòng đất vẫn nguyên vẹn
Theo PGS.TS Tống Trung Tín thì ấn “Sắc mệnh chi bảo” là ấn của vua, đời vua nào cũng có. Ấn này có nghĩa vua ban mệnh, ban chức tước, công việc cho người giúp vua giúp nước. “Sắc mệnh chi bảo” được làm bằng gỗ này tính đến thời điểm này là ấn sớm nhất và cổ nhất trong lịch sử ấn chương, ấn tín của Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu xác định ấn ở Hoàng Thành Thăng Long hiện nay thuộc đời vua Trần Thái Tông.
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” được giới khảo cổ tìm thấy trong một hố khai quật tại nền điện Kính Thiên vào năm 2012 ở địa tầng khảo cổ học thuộc thời Trần. Ấn làm bằng gỗ, khắc 4 chữ “Sắc mệnh chi bảo” này có niên đại khoảng 700 năm.
Ấn "Sắc mệnh chia bảo" tại Hoàng Thành Thăng Long.
Theo giới nghiên cứu, nhiều khả năng đây chính là chiếc ấn gỗ nổi tiếng được Đại Việt Sử ký toàn thư nhắc tới. Cụ thể, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: "Năm Đinh Tỵ (1257), khi vua thân hành thống lĩnh quân đi chống giặc, quan giữ ấn giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy bị mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng chiếc ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ".
Tạm hiểu là vào năm 1257, khi rời Thăng Long cầm quân đi đánh giặc Nguyên Mông, vì việc quân cơ quá gấp rút nên vua Trần Thái Tông đã sai người giấu ấn chính lên rường điện Đại Minh, chỉ mang theo ấn nội mật nhưng không may lại bị thất lạc dọc đường đi. Trước tình thế "nước sôi lửa bỏng" này, vua Trần Thái Tông đành sai khắc gỗ làm ấn để sử dụng tạm thời ngoài trận tiền. Đến khi thắng trận năm 1258, về lại kinh đô thì thu được ấn mất dọc đường và ấn còn giấu được ở điện Đại Minh. Số phận chiếc ấn gỗ không thấy nói đến nữa.
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ năm 2012 tại Hoàng Thành Thăng Long còn tương đối nguyên vẹn, được làm từ loại gỗ quý, có màu nâu, còn nguyên thớ gỗ mà không bị mối mọt.
Ấn được khắc nổi theo lối chữ triện, phong cách chữ tương tự chiếc kim ấn Sắc mệnh chi bảo (đời Minh Mệnh) hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ấn có hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 11,5cm, dày 0,5cm. Ấn được tìm cùng một chỗ với nhiều hiện vật khác như tượng đầu rồng, thanh bảo đao cẩn tam khí (nạm vàng, bạc, đồng) và nhiều di vật quý khác.
Sẽ có lễ khai ấn hàng năm?
Trong sự kiện Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị cùng đoàn đại biểu và lãnh đạo nhiều ban ngành dâng hương tại sân điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long vào sáng 16/2, bà Nguyễn Thị Yến - Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, thời gian tới có thể lấy ý kiến các nhà nghiên cứu về lễ khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” tại Hoàng thành Thăng Long. Tuy nhiên, theo bà Yến thì rút kinh nghiệm từ lễ khai ấn đền Trần Nam Định, trước mắt Trung tâm không tổ chức phát ấn ngay mà cần thêm thời gian để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và người dân về lễ khai ấn tại Hoàng Thành Thăng Long.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cùng lãnh đạo các ban ngành và nhiều người dân dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long sáng 16/2.
Bộ trưởng Trần Đại Quang dâng hương trước điện Kính Thiên, tưởng nhớ các bậc tiên hiền, các đức vua anh minh và các bậc hiền tài có công với đất nước.
Theo PGS.TS Tống Trung Tín thì ông ủng hộ việc tổ chức khai ấn hàng năm tại Hoàng Thành Thăng Long. Tuy nhiên làm thế nào, có nên gọi là lễ khai ấn hay không thì các nhà nghiên cứu sẽ phải bàn. “Ai cũng muốn đến thắp nén nhang tưởng nhớ liệt đế liệt hậu, chư thần và đem về lá ấn để xây dựng niềm tin lạc quan, hướng thiện thì nên quá đi chứ. Tôi nghĩ rằng làm thế nào phải để việc này diễn ra một cách tự nhiên”, PGS.TS Tống Trung Tín nói.
Câu chuyện phát ấn đền Trần thời gian qua luôn là điểm nóng phức tạp, từ chiếc ấn tưởng nhớ công ơn tiền nhân, cầu may biến tướng ý nghĩa thành thăng quan tiến chức. Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội cũng nói, năm nay việc khai ấn chỉ tiến hành nội bộ, tránh phát sinh phức tạp và chờ ý kiến dư luận. Tuy vậy Trung tâm cũng nghĩ tới việc tặng lá ấn cho du khách như lộc may đầu năm. Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ phương án này với quan điểm “để việc này diễn ra tự nhiên với người dân, nhẹ nhàng như đi lễ chùa và được thụ lộc vậy thôi”.
Trước buổi lễ khai ấn sáng 16/2, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế, tiên hiền. Chương trình bao gồm nhiều nghi thức truyền thống như: Rước kiệu, dâng hương, tế lễ. Các nghệ nhân làng Triều Khúc (Tân Triều – Thanh Trì), làng Yên Hòa (Cầu Giấy), làng Sở Thượng (Hoàng Mai), làng Vân Canh (Hoài Đức)… đã cống hiến cho du khách những màn biểu diễn đặc sắc mang giá trị di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội truyền thống.
Lễ dâng hương khai Xuân Bính Thân là hoạt động tâm linh thành kính, hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long – Hà Nội. Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội có kế hoạch tổ chức lễ dâng hương thành hoạt động văn hóa tâm linh thường niên.
Lễ dâng hương khai Xuân Bính Thân là hoạt động tâm linh thành kính, hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh các giá trị truyền thống của Thăng Long – Hà Nội. Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội có kế hoạch tổ chức lễ dâng hương thành hoạt động văn hóa tâm linh thường niên.
Hà Tùng Long
http://dantri.com.vn/van-hoa/sap-co-le-khai-an-sac-menh-chi-bao-tai-hoang-thanh-thang-long-20160217164434801.htm
3. Bài của Dương Văn Vượng và Trần Mĩ Giống
Cử nhân Trần Mỹ Giống; Nhà nghiên cứu Hán Nôm Dương Văn Vượng
(Bộ môn NGPB Hội VHNT Nam Định)
Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) diễn ra có quy mô tổ chức từ vài chục năm gần đây vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm đã thu hút hàng vạn người về dự. Những người về dự lễ khai ấn không chỉ là dân thường mà còn có rất đông quan chức các ngành các cấp từ trung ương xuống địa phương. Ảnh hưởng của khai ấn đền Trần Nam Định như một phản xạ dây truyền kéo theo nhiều nơi khác cũng tiến hành khai ấn và bán ấn như đền Trần ở Hưng Hà (Thái Bình), đền Trần Thương (Hà Nam)... Khai ấn đền Trần là một sinh hoạt tâm linh có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và Nam Định nói riêng. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.
Chúng tôi không bàn về ý nghĩa của lễ khai ấn, cũng không bàn về việc dẹp bỏ hay duy trì lệ khai ấn như dư luận qua hàng nghìn bài báo phản ánh. Các bài báo khen chê rất trái ngược nhau, trong đó có ý kiến của các nhà khoa học rất đáng được chú ý. Vấn đề mà chúng tôi nêu trong bài viết này chỉ giới hạn lệ khai ấn có thực là của thời Trần hay không, hầu góp thêm một ý kiến mong các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng thuộc nội dung đề tài “Dấu ấn văn hóa thời Trần với cộng đồng dân cư Nam Định.”
Theo thiển ý của chúng tôi, một sự vật, hiện tượng nào đó trong một thời kỳ nào đó muốn để lại được dấu ấn cho đời sau thì điều tiên quyết là bản thân nó phải có thực trong thời kỳ đó. Nếu bản thân sự kiện, hiện tượng không diễn ra trong thời kỳ đó mà ta cứ áp đặt hiện tượng, sự vật trong đời sau là dấu ấn của nó thì chúng ta đã bóp méo lịch sử.
Về lệ khai ấn đền Trần Nam Định, đã có một số tác giả viết bài nhận định nó diễn ra từ thời Trần, bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông, vua Trần thiết triều ở Tức Mặc - Thiên Trường để thưởng công, ban tước. Nếu đúng như vậy thì không có gì phải bàn cãi, lệ khai ấn là có thật ở thời Trần. Nhưng rất tiếc những tác giả này lại không đưa ra một chứng cứ nào chứng minh điều nhận định của mình là xác đáng để bạn đọc tin tưởng. Điều đáng ngờ nhận định này là ở chỗ: thường thì việc xét công ban thưởng phải diễn ra ở kinh thành, cụ thể thời Trần là kinh thành Thăng Long, sao lại có chuyện xét công ban thưởng ở Thiên Trường? Chúng tôi cũng không tìm thấy cuốn sử nào viết nhà Trần, sau khi chiến thắng Nguyên Mông đã xét công ban thưởng ở Thiên Trường. Như thế, nhận định nêu trên là không đủ cơ sở thuyết phục.
Chúng tôi đã bỏ nhiều thời gian tra cứu, nhưng không tìm thấy một bộ chính sử nào của nước ta chép việc nhà Trần có lệ khai ấn đền Trần (Nam Định).
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học VN) trong bài “Có hay không tục “Khai ấn đền Trần”đăng trên trang wet http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/co-hay-khong-tuc-khai-an-den-tran-c46a358596.html và nhiều báo điện tử khác, khẳng định: “Không hề có chuyện nguồn gốc của lễ khai ấn bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông, vua Trần thiết triều ở Tức Mặc - Thiên Trường để thưởng công, ban tước như nhiều ý kiến. Việc đó sử chép là diễn ra ở Thăng Long”. Tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên còn viết một loạt bài “Lễ khai ấn đền Trần - một xuyên tạc lịch sử” nói rõ trong thư tịch cổ không hề chép gì về cái gọi là “lễ khai ấn đền Trần”.
Chính sử có chép: vua Trần Anh Tông từng ban tước hơi nhiều cho các quan trong triều. Thượng hoàng Nhân Tông biết được sai lấy sổ xem rồi ghi vào trong đó rằng: “Sao lại có một nước bé bằng bàn tay mà phong quan tước nhiều như thế?” Từ đó vua Trần Anh Tông lại càng thận trọng khi ban chức tước. Xem như thế, rất khó có chuyện vua Trần tổ chức lệ khai ấn đền Trần.
Trong cuốn sách “Ấn chương Việt Nam”, các ấn bằng gỗ ở nhiều đền thờ đức thánh Trần được phân loại là ấn tín trong lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng. Cuối đời lui về Kiếp Bạc, Hưng Đạo vương có tu theo Đạo giáo và sau khi mất đã hiển thánh cho nên các đền và điện thờ đức thánh Trần và việc hành nghề đạo sĩ phải có con dấu của đức thánh Trần để đóng trên bùa chú, các bùa - sớ cho tăng tính linh thiêng. Như vậy, ấn đức Thánh Trần dùng trong sinh hoạt tôn giáo chứ không có chuyện khai ấn thưởng công ban tước trong chính quyền.
Trong bản thảo bài viết “Tìm hiểu lệ khai ấn...” của Nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang lúc sinh thời nói rõ có hai loại lễ khai ấn:
- Một là khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” của nhà vua dùng cho các quan trước và sau kỳ nghỉ tết hàng năm từ 26 tháng Chạp đến 6 tháng Giêng. Phải chăng ấn “Trần triều quốc bảo” mà ngành văn hóa Nam Định phát hiện gần đây chính là loại ấn thuộc loại ấn “Sắc mệnh chi bảo”.
- Hai là khai ấn “Trần miếu tự điển” nghĩa là ấn điển thờ ở miếu nhà Trần vào Rằm tháng Giêng hàng năm dành cho nhân dân đi lễ đầu năm, xin tờ điệp có dấu “Trần miếu tự điển” đem về treo ở nhà trừ tà ma, cầu bình an khỏe mạnh, mọi việc như ý. Một thời gian dài Nam Định đã dùng ấn “Trần miếu tự điển” trong lễ khai ấn đền Trần.
Tuy nhiên nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang cũng không đưa ra được cơ sở nào cho bài viết của mình.
Còn các nhà nghiên cứu chuyên ngành ở địa phương nói gì về lệ khai ấn đền Trần? Tháng 7 năm 2009 diễn ra cuộc hội thảo khoa học “Lễ khai ấn đầu xuân tại đền Trần Nam Định - giá trị và giải pháp bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc” do Viện Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định tổ chức. Trong số các bài tham luận của hội thảo, chúng tôi chú ý tới một vài tham luận đề cập đến tục lệ khai ấn đền Trần của các nhà nghiên cứu địa phương.
Nhà nghiên cứu Phạm Văn Huyên (trưởng phòng nghiệp vụ ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nam Định, hiện là Phó Giám đốc) với bài tham luận “Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trần với lễ tục khai ấn đầu xuân” cho biết ý nghĩa ban đầu của lễ tục khai ấn là mở đầu cho ngày làm việc của một năm mới, song không đưa ra được bằng chứng văn bản tin cậy nào để thuyết phục rằng thời Trần có lễ tục khai ấn.
Nhà nghiên cứu Trần Đăng Ngọc (phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Nam Định, nguyên giám đốc bảo táng tỉnh Nam Định) trong tham luận “Lễ khai ấn ở đền Trần Nam Định” viết: “Theo các cố lão ở địa phương cũng như truyền thuyết dân gian thì trước đây vào thời Trần, hằng năm cứ vào ngày 15 tháng chạp cơ quan hành chính các cấp nghỉ ăn tết, mãi đến rằm tháng giêng năm sau mới trở lại làm việc bình thường. Ngày làm việc đầu tiên trong năm hết sức quan trọng nên được triều đình tổ chức rất trọng thể. Các dấu ấn đã niêm phong cất đi nghỉ ăn tết, nay được lấy ra lau chùi sạch sẽ. Triều đình tổ chức lễ cáo trời đất, sau đó nhà vua sẽ đóng con dấu đầu tiên để mở đầu cho một năm làm việc và mong cho mọi sự tốt lành...” Nhà nghiên cứu Trần Đăng Ngọc còn miêu tả quá trình hành lễ khai ấn đền Trần khá chi tiết. Tuy nhiên, ông cũng không đưa ra được những nguồn tư liệu lịch sử đáng tin cậy mà chỉ dựa theo lời kể của các cụ cố lão, cao niên hiện nay (như nêu trên).
Chúng tôi được biết, theo ông Nguyễn Văn Thư (Giám đốc bảo tàng tỉnh Nam Định) và ông Nguyễn Xuân Cao (Chuyên viên Hán Nôm Bảo tàng Nam Định) thì: Lịch sử, nguồn gốc lễ khai ấn chưa rõ bắt đầu từ thời gian nào, không có sử sách nào ghi chép mà chỉ tương truyền trong dân gian là có từ thời Trần Thái Tông khi về yết lễ tại tiên miếu và ban thưởng cho nhân dân.
Như vậy, ý kiến của các nhà nghiên cứu địa phương đều không trích dẫn được nguồn gốc lịch sử cũng như tài liệu chính sử hay dã sử ghi chép về lễ hội này, mà chỉ căn cứ vào ý kiến của các cụ cao niên hoặc tương truyền trong dân gian. Còn các nhà nghiên cứu cấp trung ương thì không có mấy ai đề cập trực tiếp đến lệ khai ấn đền Trần, nếu có thì cũng chung chung và cũng phải thừa nhận là không có cơ sở chắc chắn.
Chúng tôi có suy nghĩ như sau: Lễ hội khai ấn đền Trần hiện nay là một sinh hoạt tâm linh có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội là một thực tế không ai có thể phủ nhận được. Đã trở thành lễ hội tâm linh của nhân dân thì không một thế lực nào trong xã hội có thể áp đặt theo ý mình được, càng không thể cấm đoán nó. Càng cấm đoán, áp đặt thì sức sống của nó càng mãnh liệt. Việc cấm mở lễ hội Phủ Dày trước đây chẳng phải là bài học đắt giá cho chính quyền, cho các nhà lãnh đạo văn hóa đó sao? Rất có thể việc cấm nhân dân tôn thờ lệ này thì họ sẽ tìm đến một sinh hoạt lệ khác, thậm chí là tôn thờ vật chứng của kẻ thù dân tộc trong lịch sử. Bởi đây là nhu cầu tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Do vậy, chúng tôi ủng hộ quan điểm cần duy trì lệ khai ấn đền Trần, có điều là phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, có sự dẫn dắt sáng suốt của các nhà lãnh đạo văn hóa, sao cho hoạt động diễn ra an toàn, phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống của nhân dânViệt Nam.
Trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp một tư liệu liên quan đến nguồn gốc khai ấn thời Trần góp vào đề tài nghiên cứu. Trong khi sưu tầm tài liệu để biên soạn cuốn “1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Thiên Trường: Thơ” do Hội Văn học Nghệ thuật Nam Định xuất bản năm 2010, chúng tôi có phát hiện bài thơ của Đỗ Hựu có nội dung nói về lễ khai ấn đền Trần. Theo các tài liệu địa chí và đăng khoa lục thì Đỗ Hựu sinh năm 1441, không rõ năm mất, quê xã Đại Nhiễm (thời Trần là xã Văn Tập), huyện Ý Yên nay thuộc xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức 9(1478) đời Lê Thánh Tông, làm quan đến Lại bộ Tả Thị lang, từng đi sứ nhà Minh và có công chiêu dân khai hoang vùng đất ven sông Hát. Ông có tác phẩm “Sơn thủy hành ca”. Bài thơ của ông nói về lệ khai ấn đền Trần mà chúng tôi tìm thấy trong “Nam châu vịnh tập” như sau:
十四夜觀開印會
曾聞昔日有陳王
即墨猶留族祖堂
萬頃栘來田地廣
康村定宅孝和彰
展誠以祭前魚廟
開印惟祈後克昌
天下如今誰對此
斯民斯邑望恩長
Phiên âm : THẬP TỨ DẠ QUAN KHAI ẤN HỘI
Tằng văn tích nhật hữu Trần vương
Tức Mặc do lưu tộc tổ đường
Vạn Khoảnh di lai điền địa quảng
Khang thôn định trạch hiếu hoà chương
Triển thành dĩ tế tiền ngự miếu
Khai ấn duy kỳ hậu khắc xương
Thiên hạ như kim thùy đối thử
Tư dân tư ấp vọng ân trường.
Dịch nghĩa : TỐI MƯỜI BỐN ĐI THĂM HỘI KHAI ẤN
Từng nghe rằng ngày trước vua Trần
Ở đất Tức Mặc có đền thờ tổ
Ban đầu dời tới Vạn Khoảnh(1) đất đai rộng rãi,
Sang Khang thôn, lấy sự hiếu với mẹ cha, hoà cùng anh em cư trú.
Từ ấy tỏ lòng thành kính hằng năm tế tại Ngư miếu;
Và khai ấn để cầu sự tốt lành cho lớp tương lai(2)
Nay trong thiên hạ, nơi nào sánh được
Thế là dân làng sở tại mãi mãi nhờ ơn to lớn.
Dịch thơ: Từng nghe ngày trước Trần vương
Tức Mặc còn có tổ đường nơi đây
Dời về Vạn Khoảnh đất này
Khang thôn định trạch thảo ngay hoà hài
Lòng thành tế cá hôm mai
Khai ấn cầu vọng lâu dài yên vui
Đến nay đâu sánh ở đời
Dân thôn mãi mãi bày lời tạ ơn.
(Dương Văn Vượng dịch)
(1) Vạn Khoảnh: Nhà Trần vốn gốc ở Chương Châu mang họ Dương, dời đến Yên Tử vẫn thế, về Vạn Khoảnh vẫn chưa đổi, sau sang Khang Kiện, vì bất hoà nên mới chia ra. Chi họ Dương dời sang lập làng Dương Xá (nay là xã Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình) chi ở lại lấy họ Trần, nay là Tức Mặc - Mỹ Lộc- Nam Định.
(2) Lệ này tương truyền là lệ vốn có của tộc đảng chốn quê của họ Trần. Thiên hạ không thấy có lệ ấy.
Theo bài thơ trên của Tiến sĩ Đỗ Hựu ở thế kỷ 15 thì lệ khai ấn đền Trần tương truyền là lệ vốn có của tộc Trần, vào thời kỳ tác giả sống lễ khai ấn tại tộc miếu của nhà Trần vẫn còn diễn ra. Có lẽ từ lệ riêng của tộc Trần về sau phát triển thành lệ chung của nhân dân. Bài thơ tuy là sáng tác văn học nhưng những điều phản ánh trong tác phẩm lại là điều tai nghe mắt thấy nên rất đáng tin. Như vậy, lệ khai ấn thời Trần không phải thời Nguyễn (Minh Mệnh) hay về sau này mới nghe, mà đã được tương truyền từ thế kỷ 15 mà bài thơ của Đỗ Hựu là một minh chứng rõ ràng. Theo chúng tôi được biết thì hiện tới thời điểm này, chưa có một tác giả nào đưa ra được chứng cứ xác thực về lệ khai ấn đền Trần sớm và thuyết phục hơn bài thơ của Tiến sĩ Đỗ Hựu. Chúng tôi nêu ra bài thơ này góp thêm một chứng cứ về dấu ấn văn hóa thời Trần trong cộng đồng Nam Định qua lệ khai ấn đền Trần ở thành phố Nam Định hiện nay, hy vọng các nhà nghiên cứu và các nhà chức trách xem xét phát hiện chứng cứ chứng minh lệ khai ấn đền Trần có thực từ thời Trần để duy trì một lễ hội tâm linh lớn của nhân dân.
TMG - DVV
2.
06:08 | 25/07/2015
Bí ẩn về ấn vua Trần khắc ngược
Trải qua gần 800 năm lưu lạc, ấn cổ khắc chữ “Sắc mệnh chi bảo” của vua Trần hiện đang lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt, đây có lẽ là chiếc ấn duy nhất của vua Trần được làm bằng gỗ nhưng lại khắc ngược. Chính điều này đã thôi thúc các nhà nghiên cứu, những người đam mê lịch sử nước nhà quan tâm, tìm hiểu chiếc ấn cổ này.
Trắng đêm, đội mưa chen chân chờ lấy ấn Đền Trần | |
Tái diễn cảnh chen lấn tại đêm khai ấn đền Trần |
Giải mã ấn khắc ngược
Cuối năm 2014, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật tại khu G – Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Cuộc khai quật đã phát hiện nhiều di tích và di vật thuộc nhiều loại hình và nhiều thời kỳ khác nhau từ Lý, Trần, Lê. Đặc biệt, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một hiện vật độc nhất vô nhị. Đó là chiếc ấn gỗ của vua Trần Thái Tông, bằng gỗ được khắc chữ Hán “Sắc mệnh chi bảo” trong lớp văn hóa Trần mang ký hiệu 12.VH.G18.L6. Ấn có hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 11,5cm, chiều dày là 0,5cm. Ấn còn tương đối nguyên vẹn, được làm từ loại gỗ quý, màu nâu, còn nguyên thớ gỗ mà không bị mối mọt.
Chữ “Bảo” có hai bộ “Vương” trên ấn “Sắc mệnh chi bảo” tương tự như trên các loại tiền cổ thời Trần được tìm thấy trước đây. Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ thấy rằng, trong lịch sử ấn tín của các triều vua, chưa có nhà vua nào lại dùng đến chất liệu gỗ để làm ấn. Lẽ thường, loại ấn quan trọng bậc nhất này phải được đúc bằng vàng, bạc hay khắc bằng đá ngọc. Một chi tiết đáng chú ý, ấn khắc bằng gỗ lại là khắc ngược. Điều đó đã thôi thúc các nhà sử học đi tìm lời giải.
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” của vua Trần đang được trưng bày tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long |
Theo ông Nguyễn Công Trường, Phó giám đốc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nguyên tắc khắc dấu phải khắc âm bản khi đóng lên giấy mới thành dương bản, nhưng ấn “Sắc mệnh chi bảo” lại là khắc ngược vì đây là ấn gỗ khắc vội được sử dụng tạm thời ngoài trận tiền của triều Trần trong những năm đầu chống quân xâm lược Nguyên Mông đầy cam go.
Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: "Năm Đinh Tỵ (Nguyên Phong năm thứ 7) (1257), khi vua Trần Thái Tông thân hành thống lĩnh quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên thượng lương của điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn lại bị mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng chiếc ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ". (Đại Việt sử ký toàn thư, bản chữ Hán tập 4, quyển 5, trang 23 ab)
Đến năm Bính Thìn (Đại Khánh) năm thứ 3 (năm 1316), mùa xuân tháng 2 xét duyệt bổ nhiệm quan văn và hộ khẩu có mức độ khác nhau. Các quan trong triều theo lệnh vua Trần Minh Tông tiến hành duyệt bổ nhiệm quan văn và hộ khẩu ở mức độ khác nhau. Các quan trong triều nhận định những tấm thiếp có đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong (1251 – 1258) là giả.
Các quan trong triều hoài nghi những tấm thiếp (công văn, giấy tờ cũ) có đóng triện “Sắc mệnh chi bảo” là giả vì dấu khắc ngược. Nhưng vua Trần Minh Tông (vị vua đời thứ 5 sau vua Trần Thái Tông) nổi giận và phê bình các quan trong triều không phân được ấn thật và ấn giả. Sau đó, vua ra sắc lệnh, tất cả nhưng công văn giấy tờ có triện “Sắc mệnh chi bảo” đều được giải quyết mặc dù là dấu ngược.
Dựa trên những ghi chép hiếm hoi của Đại Việt sử ký, ông Nguyễn Công Trường khẳng định: Ấn “Sắc mệnh chi bảo” mang ký hiệu 12.VH.G18.L6 đang được lưu giữ tại Hoàng thành Thăng Long là ấn thật của thời Trần được khắc chính xác vào năm Nguyên Phong thứ 7 (năm 1257) dưới triều vua Trần Thái Tông và được triều đình sử dụng trong việc lưu hành các ấn bản của nhà nước. “Số phận của chiếc ấn theo vua đi đánh trận có lẽ chỉ tồn tại trong sử sách nếu như không được các nhà khảo cổ học tìm được trong lòng đất Hoàng thành. Giờ đây chiếc ấn được Hoàng thành Thăng Long gìn giữ, tôn vinh như một bảo vật của quốc gia”, ông Nguyễn Công Trường nói.
Ấn tín linh thiêng
Theo ông Nguyễn Công Trường, Phó giám đốc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nguyên tắc khắc dấu phải khắc âm bản khi đóng lên giấy mới thành dương bản, nhưng ấn “Sắc mệnh chi bảo” lại là khắc ngược vì đây là ấn gỗ khắc vội được sử dụng tạm thời ngoài trận tiền của triều Trần trong những năm đầu chống quân xâm lược Nguyên Mông đầy cam go. |
Các ấn bằng gỗ ở nhiều đền thờ đức thánh Trần được phân loại là ấn tín trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Như chúng ta biết, khai ấn đền Trần là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy chính quyền phong kiến xưa với mong muốn mở đầu cho một năm mọi việc suôn sẻ, thành công, xã tắc thái bình. Ngày nay mọi người đều tâm niệm rằng: Việc xin ấn mang về sẽ được vua đời Trần phù hộ cho thăng quan tiến chức, cầu cho đại gia đình được khỏe mạnh, an khang, thịnh vượng và gặp may mắn trong năm đó. Vậy nên cứ đến ngày 14 tháng Giêng (âm lịch), nhân dân ở khắp nơi trong cả nước đều nô nức đến đền Trần (Nam Định) để xin ấn.
Tìm hiểu về lệ khai ấn, được biết, có hai loại lễ khai ấn: Một là khai ấn “Sắc mệnh chi bảo” của nhà vua dùng cho các quan trước và sau kỳ nghỉ tết hàng năm từ 26 tháng Chạp đến 6 tháng Giêng. Hai là khai ấn “Trần miếu tự điển” nghĩa là ấn điển thờ ở miếu nhà Trần vào rằm tháng Giêng hàng năm dành cho nhân dân đi lễ đầu năm, xin tờ điệp có dấu “Trần miếu tự điển” đem về treo ở nhà trừ tà ma, cầu bình an khỏe mạnh, mọi việc như ý.
Như vậy, bên cạnh ấn “Trần miếu tự điển” tại đền Trần, Nam Định; ấn “Sắc mệnh chi bảo” đang được gìn giữ và trưng bày tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, của Thủ đô Hà Nội cũng là một ấn trong “Trần triều quốc bảo” không chỉ mang ý nghĩa lịch sử linh thiêng mà còn là nguồn sử liệu vô cùng quý giá của đất nước để các học giả, các nhà nghiên cứu và thế hệ mai sau nghiên cứu.
Nguyễn Hoài
http://laodongthudo.vn/bi-an-ve-an-vua-tran-khac-nguoc-24284.html
1. Bài của Trịnh Sinh năm 2014, trên báo Biên phòng
16/12/2014 - 9:53
PGS.TS Trịnh Sinh
Biên Phòng - Một trong những phát hiện quan trọng nhất của các nhà khảo cổ học nước ta trong vài năm gần đây là tìm thấy một chiếc ấn bằng gỗ trong di tích Hoàng Thành Thăng Long. Ấn có khắc chữ "Sắc mệnh chi bảo", là ấn của vua. Nhưng tại sao ấn lại được làm bằng gỗ? Đây là một vấn đề được các nhà khảo cổ học đặc biệt quan tâm.
Ấn "Sắc mệnh chi bảo" bằng gỗ của vua Trần Thái Tông. |
Qua nghiên cứu, các nhà khảo cổ thấy rằng, đây là một chiếc ấn duy nhất làm bằng gỗ của vua (các ấn của tất cả các vua khác trong lịch sử Việt Nam đều là "Kim ngọc bảo tỷ" (ấn vàng, ấn ngọc) cả. Số phận chiếc ấn gỗ đặc biệt này gắn liền với số phận mất còn của triều Trần trong những năm đầu chống quân xâm lược Nguyên Mông đầy cam go.
Lần tìm trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, thấy đôi dòng hiếm hoi ghi lại: "Năm Đinh Tỵ (1257), khi vua thân hành thống lĩnh quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy bị mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng chiếc ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ".
Vua được đề cập trong sách này là vua đầu triều Trần, tức Trần Thái Tông. Qua đó, ta có thể biết được, vua Trần tự mình cầm quân đi đánh giặc Nguyên Mông. Vì việc quân gấp rút nên ngài sai giấu ấn chính lên rường điện Đại Minh, chỉ mang theo ấn nội mật, rồi cũng lại bị thất lạc. Tình thế "nước sôi lửa bỏng" này, khiến Trần Thái Tông đành sai khắc gỗ làm ấn để sử dụng tạm thời ngoài trận tiền.
Đến khi thắng trận, về lại kinh đô thì thu được ấn mất dọc đường và ấn còn giấu được ở điện Đại Minh. Số phận chiếc ấn gỗ không thấy nói đến nữa. Có lẽ số phận chiếc ấn này mãi mãi chỉ tồn tại trong sử sách, nếu không có một ngày khảo cổ học đã gặp may đào được trong lòng đất Hoàng Thành. Cũng là cái kết thúc có hậu của số phận chiếc ấn theo vua đi đánh trận từ bấy đến nay chìm trong lòng đất, cuối cùng lại được tôn vinh như một bảo vật quốc gia.
Trong dịp kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô mới đây, ấn gỗ được trưng bày trang trọng trong khu thành cổ. Ấn còn tương đối nguyên vẹn, được làm từ loại gỗ quý, màu nâu, còn nguyên thớ gỗ mà không bị mối mọt. Trên mặt ấn có khắc 4 chữ triện "Sắc mệnh chi bảo". Ấn có hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 11,5cm, dày 0,5cm. Ấn được tìm cùng một chỗ với nhiều hiện vật khác như tượng đầu rồng, thanh bảo đao cẩn tam khí (nạm vàng, bạc, đồng) và khoảng 150 di vật quý khác.
Mặc dù làm bằng gỗ, nhưng ấn đã là một bằng chứng tuyệt vời cho quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông ngay trận đầu tiên đọ sức giữa quân dân Đại Việt với đội quân hùng mạnh nhất thế giới bấy giờ - một đội quân mà vó ngựa trải dài từ bờ Tây Thái Bình Dương đến tận gần bờ Đông Đại Tây Dương, đến đâu thắng đó. Đối mặt với đội quân đó là đội quân nhà Trần chủ yếu là những người nông dân mặc áo lính, dưới sự chỉ đạo của Trần Thái Tông.
Chiến thắng đại quân Nguyên Mông lần thứ nhất đã mở đầu cho 2 lần thắng lợi tiếp theo, khiến cho quân Nguyên Mông dẫu có đầy lòng căm tức, cũng phải dừng cương ngựa trước mảnh đất phương Nam quật cường. Trận thắng đầu tiên này, về sau đã được chính vua Trần Nhân Tông, cháu của Trần Thái Tông cảm khái ca ngợi bằng những câu thơ truyền đời: "Bạch đầu quân sĩ tại, vãng vãng thuyết Nguyên Phong", dịch nghĩa: "Người lính già đầu bạc/ Kể mãi chuyện Nguyên Phong".
Đầu rồng bằng đất nung thời Lý cùng tìm thấy trong Hoàng Thành với chiếc ấn gỗ. |
Chuyện Nguyên Phong chính là chuyện kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần đầu. Chúng ta cũng cần hiểu thêm về hoàn cảnh cuộc chiến lúc này để thấy được cái tố chất gì đã tạo nên một đội quân thép nhà Trần để rồi hậu thế kể mãi không hết chuyện.
Nguyên Phong là niên hiệu của vua Trần Thái Tông. Vào năm Nguyên Phong thứ bảy (1257), cường quốc Nguyên Mông cử tướng tài là Ngột Lương Hợp Đãi (Uriyangqadai) sang xâm lược nước ta, đã tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (tức vùng Hương Canh, Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc bấy giờ). Vua thân hành ra trận, xông pha tên đạn. Thế giặc rất mạnh, vua phải lui xuống sông Thiên Mạc (tức đoạn sông Hồng ở xã Tân Châu, huyện Khoái Châu hiện nay).
Số phận nước Đại Việt ngàn cân treo sợi tóc, vua ngự thuyền nhỏ đến hỏi Thái úy Nhật Hiệu về kế sách chống giặc. Nhật Hiệu chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chữ "nhập Tống" lên mạn thuyền (tức chạy vào đất Tống lúc đó còn chưa bị quân Mông Cổ chiếm đóng, ở vùng miền Nam Trung Quốc hiện nay). Hỏi đến quân Tinh Cương do Nhật Hiệu chỉ huy thì đã tản mát nhiều nơi. May mà vua không nghe theo lời khuyên của vị đại thần cùng họ, nếu không thì lịch sử nước ta đã sang hẳn một khúc quanh… Bắc thuộc mà biết đến bao giờ mới thoát ra được.
Vua lại dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, được trả lời: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác". Nhờ sự cứng rắn của Trần Thủ Độ mà lịch sử lại theo một khúc quanh khác: Kháng Nguyên. Thế là vua trực tiếp thân hành thống lĩnh sáu quân, không còn ấn chỉ huy, mới tạm làm ra… ấn gỗ, chính là ấn "Sắc mệnh chi bảo" mà khảo cổ vừa tìm thấy trong Hoàng Thành.
Cũng nhờ thế mà vua đã phá tan quân Nguyên Mông ở Đông Bộ Đầu, quân Nguyên phải rút về, đến trại Quy Hóa (nay là vùng hữu ngạn sông Hồng từ Yên Bái xuống Yên Lập của Phú Thọ), lại bị các lực lượng dân binh thuộc các dân tộc ít người dưới sự lãnh đạo của chủ trại là Hà Bổng tập kích, đánh cho tan tác. Quân dân các dân tộc Đại Việt đã toàn thắng, Trần Thái Tông về tiếp quản Kinh đô Thăng Long, tiếp nhận lại 2 chiếc ấn cũ và để "vương lại" chiếc ấn gỗ mà khảo cổ học vừa tìm thấy.
Chiếc ấn gỗ theo Trần Thái Tông đi khắp cuộc chiến giáp mặt lần đầu với quân Nguyên Mông kéo dài chưa đầy 2 tháng. Chẳng ai còn biết chiếc ấn gỗ này được đóng triện bao lần, nhưng đây là loại ấn quan trọng nhất của các đời vua Việt Nam. Có lẽ ấn gỗ của vua Trần là chiếc ấn duy nhất mộc mạc, đơn sơ nhưng đã góp công lớn trong sự nghiệp đánh thắng giặc ngoại xâm và vinh danh lòng tự tôn dân tộc.
http://www.bienphong.com.vn/an-vua-tran-sau-700-nam-luu-lac/
Em nên tìm hiểu và nhìn tận mắt xem ấn "khắc ngươc" ( là khắc xuôi, nhưng khi đóng ấn sẽ ra dấu ngược) hay "khăc xuôi" ( là khắc ngược chữ" và khi đóng ấn, dấu sẽ hiện chữ xuôi) hẵng đưa nhưng bài kiểu ấn thiêng khắc ngược... Chị đã hỏi, thì được biết ấn SMCB được khắc chữ ngược, để khi đóng ấn chữ sẽ hiện trên văn bản là chữ xuôi!
Trả lờiXóaCơ quan chuyên trách đã nói rõ thế này chị à (từ tháng 7/2015, trích từ tư liệu đánh số 2 ở chính văn):
Xóa"
Theo ông Nguyễn Công Trường, Phó giám đốc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, nguyên tắc khắc dấu phải khắc âm bản khi đóng lên giấy mới thành dương bản, nhưng ấn “Sắc mệnh chi bảo” lại là khắc ngược vì đây là ấn gỗ khắc vội được sử dụng tạm thời ngoài trận tiền của triều Trần trong những năm đầu chống quân xâm lược Nguyên Mông đầy cam go.
Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại: "Năm Đinh Tỵ (Nguyên Phong năm thứ 7) (1257), khi vua Trần Thái Tông thân hành thống lĩnh quân đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên thượng lương của điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn lại bị mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng chiếc ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chỗ cũ". (Đại Việt sử ký toàn thư, bản chữ Hán tập 4, quyển 5, trang 23 ab)
"
Em chưa có ý kiến gì cả. Hoàn toàn là đưa kiến giải của nhiều góc nhìn về đây đã.
Có lẽ đây là vấn đề người phát ngôn không nắm được vấn đề và phát biểu theo hiểu biết và suy diễn của mình. Theo chị biết, ông Trường không có chuyên môn về khảo cổ cũng như sử học. Ảnh trong bài của Trịnh Sinh là hình ảnh của ấn, và với ấn đó, khi đóng lên giấy chữ sẽ xuôi đúng theo cách đọc chữ Hán: Trái trước phải sau, trên trước dưới sau.
Trả lờiXóaVẫn là ý kiến trích dẫn chị nhé, thì cụ Khoán cũng nói thế này (trích từ tư liệu đánh số 7 ở trên):
Xóa"
Thưa ông, căn cứ trên hiện vật thì con dấu này khắc trái. Nghĩa là chữ viết trên ấn là xuôi, khi đóng dấu sẽ thành ngược, không đọc được chữ.
Khắc phải như thế đóng ra thành trái, đó là sai. Thế nhưng trong khi chạy giặc thì vẫn sử dụng. Sau này trong sử cũ đã chép rồi.
Bính Thìn, Đại Khánh năm thứ ba [1316]. Mùa Xuân, tháng Hai, xét duyệt quan văn và cấp cho hộ khẩu có mức độ khác nhau. Các quan xét duyệt cho rằng những tấm thiếp đóng ấn gỗ vào năm Nguyên Phong [1251 - 1258] là giả tạo. Thượng hoàng [Trần Anh Tông - PV] nghe tin ấy, bảo họ: “Đó đúng là những tấm thiếp của nhà nước đấy”. Nhân ôn chuyện xưa mà dụ rằng: “Những người ở trong triều mà không am hiểu điển cũ thì lỡ việc nhiều lắm”.
"
Như chị đọc thì câu này là của thầy Khoán, có thể thầy chưa nhìn thấy ấn mà chỉ nghe người phỏng vấn đặt vấn đề và suy diễn lý giải. Đây là bài học cho những người làm khoa học. Chưa nhìn thấy, chưa nghiên cứu thì chưa có ý kiến. Vấn đề không phải chuyên môn của mình, mình nắm ko chắc cũng không nên có ý kiến. ( Anh N đã phải từ chối trả lời nhiều vụ như thế này rồi, kể cả việc phóng viên hỏi bình luận về một chương trình liên quan đến kiến thức lịch sử đúng chuyên môn, như chuyện Ngô Quyền 3 lần đánh quân Nguyên Mông, anh ấy cũng từ chối trả lời vì không xem chương trình đó.) Có một số tấm ảnh chụp ấn có hình ảnh dương bản ( chữ xuôi) ( là khi đóng ấn sẽ ra âm bản ( chữ ngược), như thông tin của những người làm việc nghiên cứu mộc bản thì để đọc tài liệu từ những mộc bản ( âm bản) đó thông thường họ sẽ phải dập ra giấy ( ra dương bản) để đọc. Làm như vậy mất rất nhiều thời gian và dôi khi dập cũng ko rõ, nên họ dùng thủ thuật chụp lật ảnh thế nào đó thì từ bản mộc âm bản, học sẽ có ảnh của bản mộc dương bản ( như đã dập ra giấy) để đọc và nghiên cứu. Thủ thuật này những người phụ trách kho mộc bản ở Đà Lạt đã làm từ lâu rồi. Sắp tới có HT về ấn này. Còn việc khai ấn nên tổ chức hay không và tổ chức như thế nào theo chị là việc của nhiều ngành. Để cho sòng phẳng thì sai đâu phạt đấy. :)
Trả lờiXóa10.
Trả lờiXóaTọa đàm ấn “Sắc mệnh chi bảo” (26/2/2016)