Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/08/2014

Nên phân biệt TRAN DAN TIEN với TRẦN DÂN TIÊN, và những ông TRẦN khác

Nhân sự kiện một bản sao sách của TRAN DAN TIEN và một bản dịch tiếng Việt vừa được hiến tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh trước ngày quốc khánh (đọc lại ở đây), ghi lại cái nên phân biệt này.

Qua đối chiếu các tư liệu, và được bổ sung bằng nhóm tư liệu quan trọng ở Thái Lan (tạm theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khoan trong các công bố chính thức gần đây, và một số nguồn trước đó do người khác công bố), ở thời điểm này, tôi nghĩ là nên đặt một phân định như vậy.

23/08/2014

Trước quốc khánh, một bản sao sách của Trần Dân Tiên, và một bản dịch tiếng Việt, vừa được hiến tặng

Tin đó, hình như không thấy trên website của Bảo tàng Hồ Chí Minh (phải nhờ Mr. Khoằm kiểm tra thêm một lần nữa cho chắc). Nhưng thấy ở các báo khác, và nhóm báo chí địa phương (ở đây, là lấy từ tờ Cao Bằng về lưu ở dưới).

Đại ý là, trong lễ đón nhận hiện vật thường niên vừa diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thì một tài liệu liên quan đến Trần Dân Tiên đã được ai đó tặng cho Bảo tàng. Gồm:

(1). Bảo sao của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản ở Trung Quốc năm 1949.

(2). Bản dịch cuốn trên ra tiếng Việt.

Hiện chưa rõ người hiến tặng tư liệu, đặc biệt là người tặng cả bản dịch tiếng Việt nữa. Không biết là bản dịch cũ hay bản dịch mới nữa.

Văn nghệ thứ Bảy : Một ca khúc của Trịnh Công Sơn, phải cậy VCPMC đứng ra bảo vệ tác quyền

VCPMC là trung tâm chuyên bảo vệ tác quyền âm nhạc, hiện do nhạc sĩ Phó Đức Phương là trưởng quan. Ông đang đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Có lẽ phải cậy vào tác giả của Chảy đi sông ơi và trung tâm của ông đứng ra tiếp, để bảo vệ ca khúc sau của Trịnh Công Sơn, nếu xác định là đúng có vấn đề.

22/08/2014

Danh sĩ xứ Nghệ thời Lê Mạc và những tấm sắc phong bằng lụa 400 năm

Gần đây, trong số tư liệu về Nguyễn Văn Giai (quan lớn của Lê Trịnh), tưởng như ngẫu nhiên, tôi lại bất ngờ tìm được một vài thứ khá quí để hiểu thêm về nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều khi ăn may ! Cái đó, viết cẩn thận sau vậy.

Những tư liệu tương tự của phía Mạc lúc đó, vốn không ít, nhưng sau này, lúc chiếm được Cao Bằng, Lê Trịnh cho đốt và phá bằng sạch. Ông tổ của Nguyễn Du chạy từ Cao Bằng về Hà Tĩnh cũng không mang được gì, hay là phải tự đốt bỏ hết, và lên ngàn mà giả thành người rừng.

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 3 - Thêm hàng trăm hạt gạo 3.000 năm (ngày 26/5/2010)

Theo dòng thời gian, thì có thêm hàng trăm hạt gạo được đoàn khảo sát (do nhà khảo cổ Lâm Mỹ Dung đứng đầu) công bố, vào ngày 26/5/2010.

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 6 (nhớ lại của Trần Độ nguyên Trưởng Ban VHVN)

Đổi Mới ở đây, là thời kì Đổi Mới, và cũng là đổi mới của bản thân tướng Trần Độ. Ở ông, đã thấy rõ một sự Đổi Mới như vậy. 

Dưới đây, đưa hai tư liệu, để thấy sự Đổi Mới đó.

21/08/2014

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 2 - Hạt thóc 3000 năm, nghe nhà khảo cổ trình bày

Video đã lên mạng từ 4 năm trước, từ hồi tháng 5 năm 2010. Nhưng hình như rất ít người xem, nên đến hôm nay lượt xem mới là 108.

Có thể thấy được quang cảnh bà con đãi thóc. Và đặc biệt là cảnh nhà khảo cổ học Lâm Mỹ Dung trình bày tại chỗ về hạt lúa 3000 năm. Nội dung của video là có phần trùng với bài của blog Chi (đã đưa ở entry trước). 

Việt Nam phát hiện giống lúa cổ ở Thành Dền : 1 - Một ghi chép thực tế vào tháng 5 năm 2010

Thành Dền thuộc địa phận huyện Mê Linh - quê hương của Hai Bà Trưng. Huyện bị thay đổi cấp trực thuộc qua nhiều lần trong mấy chục năm qua, lúc là Hà Nội, rồi là về Vĩnh Phú, thành Vĩnh Phúc, bây giờ thì trở lại với Hà Nội.

Sự kiện đã lùi khoảng 4 năm. 

20/08/2014

Một nơi phát nguồn của văn hóa lúa nước ở Hoa Nam : huyện Long An tỉnh Quảng Tây

Thậm chí, bây giờ, huyện Long An tựa như còn đang được xác định là quê hương của lúa trên toàn thế giới. Nơi phát nguồn của lúa cho nhân loại.

Mấy năm nay, dựa trên đề nghị của phía học thuật, nhà nước Trung Quốc cấp danh hiệu "quê hương của lúa" hay "kinh đô của văn hóa ruộng/lúa" cho một số nơi trên cả nước, mà đa phần là thuộc vùng miền nam, quen gọi là Hoa Nam. Trong đó có huyện Long An.

Huyện có 40 vạn dân, và chủ yếu là người Choang (tộc người là "bà con thân thích" với các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam)

Bàn về việc học tiếng Thái - Tày - Nùng, hay là chuyện bà con thiểu số quên dần chữ và tiếng của mình

Bài vốn chỉ có tiêu đề là "Bàn về việc học tiếng Thái, Tày, Nùng" (xem nguyên bản ở dưới), đoạn từ sau dấu phảy là tôi đưa thêm vào cho rõ thêm nghĩa ra một chút.

Tác giả là bác Mông Ký Slay - một người từ đầu thập niên 1990 đã bày tỏ sự thất vọng trước các chương trình giảng dạy "chữ viết Tày Nùng" ở vùng Việt Bắc cũ. Từ đó đến này, sau mấy chục năm, số lượng học sinh tiểu học người Tày người Nùng quên tiếng mẹ đẻ đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với thời điểm 1990s.

Số phận của Hùng Vương đời thứ 18, theo bản kể cuối thế kỉ XIX bằng tiếng Việt

Theo bản kể của các nhà nho Đại Việt trong sách Lĩnh Nam chích quái (đã cơ bản hoàn thành ở thế kỉ 13, gần như là quốc bảo cổ nhất nước), thì Hùng Vương 18 đã bị bại trận trước quân đội của Thục Phán. Ngôi vua đã đổi từ Hùng Vương sang An Dương Vương từ kết quả của chiến tranh. 

Nhưng sang đến thế kỉ 15, truyền thuyết Hùng Vương đã được nắn chỉnh lại, chắc là theo lệnh của vua Lê Thánh Tông, thành ra: hai bên không giao tranh gì cả, Hùng Vương nhường ngôi cho An Dương Vương một cách hòa bình. Truyền và nhận ngôi của Hùng Vương với Thục Phán được miêu tả mô phỏng theo hành động tương tự của vua Nghiêu vua Thuấn thời viễn cổ (điều này đã được nhắc, thật ra là nhắc lại ý tưởng của cụ Tạ Chí Đại Trường, vào năm 2012, xem lại ở đây).

Các bản kể trên (thế kỉ 13 và 15), cả những bản nữa có liên quan, đều là bằng chữ Hán. Ít người đọc được.

19/08/2014

Cú sốc phản vệ của anh chàng khoa giáo Đại Việt

Rất tiếc là cuối cùng ông giáo Nguyễn Đăng Hưng với phía Đại học Tôn Đức Thắng hình như đã không còn có thể đối thoại hầu tìm ra một triển vọng khả dĩ cho cả hai bên, mà đang đối diện với tòa án. Ra tòa, thì đấu lí vài phen, kiểu gì cũng phải có một bên thắng và một bên thua. Nhưng thua hơn cả, mất mặt hơn cả, là nhân vật thứ ba: nền khoa học và giáo dục Việt Nam (gọi tắt là khoa giáo Việt Nam).

Chúng ta không nên chấp vặt vào vài điểm nhỏ thuộc về sở tính cá nhân của ông giáo. Mà cần nhìn thấy rằng, ông đã làm được điều không thể không nói là to lớn đối khoa giáo Việt Nam: lần đầu tiên, cho ra đời thực sự được một tạp chí chuyên ngành hướng đến cấp độ thế giới. 

18/08/2014

Trang web của UIA hình như cũng đã bị hỏng, theo dây chuyền ?

Gần đây, trang web chính thức của nhà ngoại cảm đã hỏng.

Hôm nay, xem lại một entry cũ liên quan đến UIA của bác Vũ Thế Khanh (công bố đơn đề nghị giúp đỡ của gia đình và luật sư). Hôm đó, là ngày 6 tháng 8, tức khoảng nửa tháng trước, thì còn xem được.

Vào lại hôm nay thì không được nữa. Chắc là đã hỏng ? 

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 5 (hình ảnh Nguyễn Hữu Đang ở Nghĩa Đô năm 2004)

Bài đã công bố năm 2012, của tác giả Nguyễn Anh Tuấn - một đạo diễn/nhiếp ảnh gia, có dịp gặp gỡ và phỏng vấn cụ Nguyễn Hữu Đang vào năm 2004.

Ngày xưa, một người thầy về ngôn ngữ học là chỗ quen biết của cụ Đang thi thoảng có kể chuyện về cụ cho bọn chúng tôi nghe. Khoảng năm 1996 hay muộn hơn một chút, thầy có nhắn là cùng lên thăm cụ. Gồm ba người, là thầy, em trai thầy là một nhà tâm lí học, và tôi. Rất tiếc, đúng thời gian đó, tôi vướng việc đột xuất, nên chỉ đi được cùng hai vị một nửa buổi thôi (đến chỗ một nhà ngoại cảm ở làng Cót), phải bỏ về giữa chừng, không đi tiếp được đến nhà cụ Đang như hẹn. Tư liệu về nhà ngoại cảm thì tôi vẫn lưu giữ, còn cả băng ghi âm, cũng đáng nhớ vì hôm đó, chúng tôi được "thông linh" với các cụ Trần Nhân Tông và Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bây giờ, cả bốn vị (cụ Đang, nhà ngoại cảm ở làng Cót, hai anh em người thầy của tôi) đều đã khuất núi.