Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/08/2013

Khuyển nho - nhà Nho kiểu chó - và tình cảnh hiện tại của xã hội Trung Quốc : Lưu Hiểu Ba (2004) với bản trùng dịch qua tiếng Đức của Phạm Thị Hoài (2013)

Nhà văn Phạm Thị Hoài đang rất nỗ lực truyền tải tư tưởng của Lưu Hiểu Ba vào môi trường tiếng Việt. Lưu quả thực là tác giả tầm cỡ, trong khoảng 30 năm qua của trí thức Trung Quốc, và là trí thức Đại Hán tự viết phê phán về chính bản thân mình, bằng ngòi bút sắc bén, thông tuệ, mà vẫn bình dị và có sức lay động đặc biệt. Xã hội Đại Việt của chúng ta, trí thức Đại Việt của chúng ta, chưa đủ sức sản sinh ra một nhân vật như Lưu Hiểu Ba. 

Phạm Thị Hoài tiếc là không đọc được nguyên bản tiếng Trung, nên chị đành cố gắng thực hiện viêc trùng dịch qua bản tiếng Đức, để cung hiến cho đọc giả Việt ngữ những bản dịch tâm huyết. Chúng ta nên có nhiều dịch giả, đặc biệt là tiếng Trung, dành tâm huyết như vậy cho tác phẩm của Lưu Hiểu Ba.


Một bản dịch mới  trên blog Phạm Thị Hoài

Tin muộn : Tiểu thuyết ĐẠI GIA của Thiên Sơn đang bị treo, chưa được phát hành

Hôm 22 tháng 7, tôi đã vui mừng đăng tin tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn vừa ra đời. Thật ra là được in ra, bởi nhà Lao Động, sau khoảng một năm chạy lòng vòng. Tưởng hôm đó, theo như dự kiến, là ngày Đại gia được chính thức phát hành. Nhưng chờ mãi, không thấy.


1. Thật ra, đến cả tuần trước, Thiên Sơn đã báo cho tôi về việc Đại gia vừa được phía quản lí xuất bản tuýt còi: cần thẩm định lại kĩ lưỡng, rồi mới quyết định cho hay không cho phát hành. Tôi phần bận du lãng các nơi, phần còn phải xác nhận thêm thông tin, nay mới đăng tin muộn được.

12/08/2013

Tặng phong bao trực tiếp cho người rừng chưa từng biết tiêu tiền - Bức ảnh nói lên nhiều lời

Chính là tấm ảnh sau, của phóng viên VNN. Cái chú thích ảnh, cũng là của VNN:


Các ngành chức năng thăm tặng quà cho cha con ông Thanh

Gái lấy chồng xa - 2 : Ghi chép nhanh của Trương Văn Tân (2008)

Lời dẫn: Vẫn đang là câu chuyện về một công chúa nước Việt sang làm dâu Nhật Bản từ thập niên 1620. Nhiều câu chuyện, cả quá khứ và hiện tại, ẩn chứa ở trong đó.

Hôm nay, giới thiệu một ghi chép nhanh của bác Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản thời Việt Nam cộng hòa. Ghi chép này bác Tân đã công bố năm 2008 (trong nước, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn có đăng tải).

Bác Trương Văn Tân là rể nước Nhật. Tuy vậy, thời lưu học ở Nhật, bác không có dịp để ý đến những câu chuyện như là tình bạn của Phan Bội Châu và Asaba, hay mối tình Araki và công chúa Đàng Trong,... Mãi sau này, lúc đã qua nước thứ ba, với những dịp trở về thăm gia đình nhà vợ ở Nhật, bác mới khám phá dần dần. Cho nên, chủ yếu đọc để hiểu cảm tưởng của bác là chính, chứ tư liệu của bác về các sự kiện thì chỉ sơ sài thế thôi.

Cái ảnh chụp "bảng tiểu sử ông Araki" do bác Tân thực hiện mờ quá, nên tôi bổ sung bằng cái ảnh sau, để đọc được rõ:


10/08/2013

Gái lấy chồng xa - 1 : Năm 1620, công chúa Đàng Trong vượt biển đi làm dâu Nhật Bản


Trong triển lãm được chuẩn bị vô cùng công phu này, có rất nhiều hiện vật của Việt Nam hay liên quan đến Việt Nam được công bố lần đầu tiên. Một trong số đó là chiếc gương của công chúa xứ Đàng Trong.Công chúa này có thể là con đẻ, mà cũng có thể chỉ là con nuôi của chúa Nguyễn, được chúa đem gả cho một thương gia ở Nagasaki. 

Chiếc gương được công chúa mang tới Nagasaki vào năm 1620, khi cô theo chồng tới làm dâu Nhật Bản.

Giới thiệu gắn ngọn của Bảo tàng Quốc lập Cửu Châu như sau (xem lại entry cũ):
安南国王女の鏡
安南国王女の鏡
ヨーロッパ(箱は日本製)17世紀
長崎歴史文化博物館所蔵
荒木宗太郎(あらきそうたろう)はみずから交趾(コウチ)へでかけて貿易に従事していた。交趾を実質支配していた阮氏の信頼を得て阮姓を授かり阮太良と名乗り、阮氏の王女王加久戸売(わかくとめ)を妻とした。彼女は長崎に移住してアニオーさんと呼ばれ、娘を一人もうけた。本鏡は、王加久戸売の持ち来たったものとして荒木家に伝えられた。

09/08/2013

Phong cách Trần Độ thời 1980s-1990 : Trông vật là nhớ tới người

Có nhiều bạn, cả nam lẫn nữ, là người họ Tạ. Cả một vùng họ Quách, rồi có làng hầu như chỉ mang họ Tạ, cả một xứ đạo gần trọn họ Tô, vân vân. Nước Việt trước hết là nước của những ngôi làng đồng tộc, như vậy.

Có tới cả hai đứa họ Tạ ở cùng làng với Trần Độ, nhưng chưa bao giờ tiện hỏi chúng xem có phải là chung một ông tổ năm hay bảy đời với cụ Tạ Ngọc Phách (tức Trần Độ) hay không. 

Ngược qua con đê là làng Trần Độ, xuôi theo dòng sông đào ra phía biển là chạm vào đầu làng Hoàng Văn Thái, tới sát biển gặp Nguyễn Công Trứ với những sinh từ được dân chúng xây cất ngay lúc cụ còn sống. Giữa làng có thể uống nước giếng trước nhà Bùi Viện, đi bộ thêm vài bước chân là đã vào đến cửa nhà Ngô Quang Bích. Quê hương Trần Độ đấy. Khí phách của Trần Độ cũng từ nguồn đó đấy.


1. Nhìn lên một góc của giá sách, thấy những cuốn đại loại như thế này:

Những cuốn sách mang tính cởi mở, thân thiện một thời, gắn với tên tuổi của Trần Độ

07/08/2013

Phố chuyên ả đào ở Hà Nội đầu thập niên 1920 : Hàng Giấy, Thái Hà, Bạch Mai

Hôm trước, ngược về Hà Nội thời 1930s. Nhưng chưa phải là tư liệu đương thời hay tư liệu gốc. Hôm nay, ngược tiếp về thời 1920, và với tư liệu của chính thời đó.
Một đoạn bìa sách, cho biết năm in và nhà in

06/08/2013

Quốc tang Hồ Chủ tịch : Phim tư liệu sản xuất năm 1969 của Nhật Bản

Phim được hãng Nihon Denpa News (NDN) - một hãng truyền hình cánh tả ở Nhật Bản - sản xuất ngay ở thời điểm Hồ Chủ tịch qua đời vào tháng 9 năm 1969. 
Hiện nay (8/2013), trang bìa webiste của hãng NDN đưa một tấm hình Hồ Chủ tịch đang nói chuyện với nhóm sáng lập ra NDN, ở Hà Nội, năm 1962, tất cả ngồi bệt ở bậc cầu thang tại Phủ Chủ tịch

Những năm 1930s - 1940s, cứ khoảng 10 người Hà Nội thì có 1 phụ nữ theo nghề bán hoa (?)


Đó là một kết quả nghiên cứu đã được công bố của bà Lê Thị Nhâm Tuyết - một nhà nghiên cứu Việt Nam, chuyên vấn đề phụ nữ. Trong cuốn sách trên.

05/08/2013

Thơ đương đại Nhật Bản từ góc nhìn của một nhà thơ Nhật Bản (Hachikai Mimi, 2012)

Thay cho lời dẫn
"Rơi rớt vật đang ôm
Trong tay hoàn toàn trống
Lần lượt ném vào bóng tối ấy
Biển và núi, sóng, sương
Trăng vô tình tròn trịa
Mạch đập nhanh
Chúng ta
Mặc vào cho nhau rồi cởi bỏ
"

("Con đường này tiếp đến cửa miệng của ai đó", thơ Hachikai Mimi)
Nhà thơ trẻ Hachikai Mimi (trái) cùng phiên dịch nói chuyện với độc giả Việt Nam

04/08/2013

Nhỏ mà không nhỏ : Công ty tổ chức "Hoa khôi trí tuệ Việt Nam'' 2013 là liên doanh với Nhật gốc Trung Quốc chăng ?

Tôi không để ý sự kiện cho đến khi đọc thấy entry bên bác tranhung09 "ITgo não ngắn mỏ dài", mà gốc là từ trang GDVN.

Bây giờ, mới biết là công ty tổ chức "Hoa khôi trí tuệ Việt Nam" khăng khăng bảo là chữ Nhật (tạm giả định có nghĩa là chữ Hán trong tiếng Nhật) ở dòng ghi tên công ty trong cái dấu chìm. Tôi để ý một tí, không tốn công sức gì, mà cũng không cần thế, đã biết ngay không phải là chữ Nhật (tức không phải chữ Hán trong tiêng Nhật).

Đích thị là chữ Hán trong tiếng Hán, tức là tiếng Trung Quốc 100%.

1. Đại khái, có cái hình này, đang thấy mạng tiếng Việt bàn luận:
Dấu chìm ở bên cạnh dấu của ITgo thuộc Hội Khuyến học Việt Nam

03/08/2013

Những đồng tiền bên lề : Phần tiền nhà Mạc ở Cao Bằng (Phan Cẩm Thượng)

Lời dẫn: Chữ dùng trong nguyên văn của bác Phan Cẩm Thượng là "đồng tiền không chính thống". Ở đây, dùng thay thế bằng "đồng tiên bên lề" như để ghi lại tính thời sự của thế giới mạng đất Việt tháng 7-8/2013.

Tập truyện "Những người bên lề" của một người bạn, là nhà văn Thiên Sơn, đã in lần đầu từ lâu. Một số trong bản thảo tập này hình thành từ xửa xưa, lúc tác giả vẫn còn là sinh viên đại học (đầu và giữa thập niên 1990).



Phan Cẩm Thượng không có kiến thức thực tế về tiền cổ (tức là không sờ tận tay và sở hữu, trao đổi trên thực tế). Bởi vậy, những trình bày ở đoạn dưới đây về tiền nhà Mạc thời kì Cao Bằng là qua người khác. Chỉ đọc cho vui vậy thôi, kiểu đọc báo. Các ảnh trong bài, Phan Cẩm Thượng đều lấy của người khác. Không rõ là do tòa soạn báo bỏ chú thích đi (vì chỉ là bài trên báo phổ thông), hay chính tác giả đã tự bỏ đi trong bản thảo.