Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/04/2013

Cộng hòa Xã hội (không Chủ nghĩa) Việt Nam năm thứ 57, là năm nào ?

Đang trên đường du lãng xứ Thanh. Lần này, sau khi vượt đèo Ba Dội - Tam Điệp, đi miền núi trước, khu vực tổng Hòa Luật ngày trước, nay tên xã là Thành Vân. Rồi hướng về phía đảo dưa tây qua ngày trước của cụ Mai An Tiêm, mà ra ven biển.

Loanh quanh với những quãng đường đê bất tận ở khu vực sông Lèn. Sông này còn được gọi là sông Đò Lèn, là một trong ba nhánh chính của sông Mã trước khi đổ ra biển.


Xa trông đã thấy ngôi đền ở dưới chân núi. Dáng vẻ của một tòa kiến trúc trùng tu vừa mới đây. Chúng tôi hạ mã, tạm đóng quân ở khu này độ vài ngày đã.




Ảnh: Câu đầu của tòa chính điện ngôi đền (Giao chụp)

Khi khảo sát, mới biết câu đầu của toàn chính điện ngôi đền ghi bằng chữ Hán mực Tàu. Đọc là: Cộng hòa Xã hội Việt Nam ngũ thập thất niên... Tạm hiểu là: Cộng hòa Xã hội Việt Nam năm thứ 57.


26/04/2013

Đọc lại văn chương Việt 1990s - 2 ("Kiêm ái", Phạm Thị Hoài, 1990)

Đăng đang đi tìm lai lịch cho Đức Ông của làng mình

Lời dẫn: Đăng là một người bạn blog của tôi từ thời còn ở Yahoo, hiện đang sống và làm việc ở Vinh. Đăng làm bên kĩ thuật, nhưng rất tâm huyết với văn hóa cổ truyền, văn hóa làng xã, văn hóa dòng họ.

Đăng đang đi tìm lai lịch cho vị thần của đền thờ làng mình hướng đến việc tái thiết đền trong tương lai. Đền ấy dĩ nhiên đã bị phá từ lâu. Nay chỉ biết tên của thần bằng một danh xưng rất chung chung là ĐỨC ÔNG.

24/04/2013

Viên đá góc đền Hùng : Không thấm gì với những thứ lạ khác cũng đang ở đó - 1

Gần đây, thấy trên mạng lùm xùm chuyện viên đá "lạ" đang đặt ở một góc đền Hùng. Báo chí nước Việt như để thể hiện trình độ lá cải "ăn theo nói leo" của mình đến đâu, cũng đã bu lại xúm xít trong ngoài.

1. Nhìn lại thì thấy, theo quan sát của phuocbeo, khởi phát đầu tiên là entry mang tựa đề không kém phần khiêu khích như thường thấy trên blog Tễu, là:  "KINH HOÀNG! PHẢI CHĂNG ĐỀN HÙNG ĐÃ BỊ TÀU TRẤN YỂM ?". 


Tễu đưa ra thông tin gây nhiễu rằng "Nhiều khách hành hương về Đất Tổ đã rất hoang mang lo lắng về hai đạo bùa này. Họ cho rằng đây là đạo bùa do người Tàu trấn yểm nhằm triệt hạ long mạch của Đất Tổ và qua đó triệt hạ cả dân tộc ta", và những lời đề nghị rất thống thiết, như: "Đồng thời đề nghị khẩn cấp vô hiệu hóa đạo bùa này và di dời nó khỏi khu vực di tích Đền Hùng trước lễ hội Giỗ Tổ năm nay. Và huy động các phương tiện thông tin đại chúng giải thích rõ để đồng bào yên lòng hành hương về chiêm bái Đất Tổ.".

2. Bây giờ, đã biết rõ cái hòn đá ấy chẳng phải ông Khách bà Tàu nào hết, mà là do phía nhà đền nhận công đức mà đặt vào một góc. Công đức của người Việt gốc Việt nhé.

Sự kiện trên làm chúng ta nhớ lại gần 3 năm trước, hồi tháng 9 năm 2010, bác chủ blog Tễu bây giờ cũng đã từng la lên với ngôi chùa Vân Hồ ở Hà Nội, rằng: "NHỤC QUÁ! GIỮA THỦ ĐÔ MÌNH MÀ NÓ BẢO MÌNH LÀ KHÁCH". Giới Phật tử và bạn đọc bình thường lúc đó đã thực sự "rất hoang mang lo lắng". Tôi đã đành phải lên tiếng, và đưa lời khuyên: "Mong bác lần sau hết sức cẩn trọng, và hãy đừng chống Tàu một cách mù quáng như vậy nữa!" (xem bản lưu của Tranhung09).

3. Đành phải bỏ quá. Không quá câu chấp vào cách đưa tin kiểu lu loa gây sốc không cần thiết, mà hãy đặt trọng tâm vào thực chất của nội dung vấn đề, đó là: viên đá đó nên được xử trí như thế nào ? 

- Cứ giữ nguyên trạng, hệt như đã thế trong nhiều năm qua, vì bản thân nó chẳng có ảnh hưởng gì cả (cả về mặt tâm linh tín ngưỡng, cả về mặt kiến trúc, cả về mặt quản lí). Tức là, về cơ bản, nó là hòn đá vô hại. Không biết nói, không phải nuôi ăn, không cần canh giữ cẩn mật. Không phải đạo bùa của người Tàu, cũng chẳng phải máy ghi âm tàng hình của Hoa Kì.

- Hay là phải ngay lập tức loại bỏ ? Lí do chính yếu là cứ theo luật di sản, cái nào không có trong hồ sơ di tích, tức "không nguyên gốc", thì bỏ. Cái nào tự tiện đem vào mà không rõ mục đích, chỉ để phục vụ ý đồ tự tư tự lợi, thì bỏ.

23/04/2013

Đọc lại văn chương Việt 1990s - 1 ("Nguyễn Thị Lộ", truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, 1990)

Đền Mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ đang bị rác độc bao vây (tháng 3 năm 2012)

Lời dẫn: Entry dưới đây đã đi trên Yahoo Blog của tôi vào tháng 3 năm 2012. Đã hơn một năm trôi qua, không biết rác độc bao vây đền Mẫu Âu Cơ như thấy ở dưới đây đã được dọn đi chưa ?

Bác nào đang ở khu vực đền Hùng ở Phú Thọ hãy xác nhận giùm.

Từ đây trở xuống là entry cũ.

---


03/26/2012 01:53 pm

Vừa rồi, nhân chuyến ngược lên phía bắc tổ quốc, chúng tôi có ghé thăm đền Mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ. Gần đến ngày giổ tổ Hùng Vương, dạo bước trên Đất Mẹ, nên lòng không khỏi bồi hồi pha chút khấp khởi.

Xa trông Đền Mẹ nguy nga. Có ai đó ở bên kia đường chỗ mua lễ hình như vừa ứa lệ. Có lẽ đó là người từ phương trời xa tít tắp, từ vùng Tây Nguyên hay Tây Nam Bộ, lần đầu tiên đến với Mẹ.


Nhưng vừa qua cửa tam quan (còn đang làm dở dang), thì cảm xúc bỗng thành ra chưng hửng. Lại đầy rác, toàn là rác, rác cao cấp và độc bày la liệt ra trước mắt. Có thể nói không ngoa rằng, Mẫu Âu Cơ, vị quốc tổ của đất nước này, đang bị rác cao cấp vây ráp !

Tín ngưỡng thờ các vua Hùng từ góc nhìn khảo cổ học (Trịnh Sinh, 2012)

Lời dẫn (vốn là lời dẫn trong lần đăng đầu tiên trên Yahoo Blog, ngày 31/5/2012)

Theo bác Trịnh Sinh, thì bài này đã đăng trên Lao Động, với thông số như sau: "Báo lao dong. ThứSáu, 30.3.2012 | 09:11 (GMT + 7)". Nhưng bây giờ, tìm vào Lao Động thì chưa thấy, mà lại thấy trên Dân Trí.

Bài quan trọng hơn về tín ngưỡng thờ các vua Hùng của bác Trịnh Sinh thì lại chưa xuất bản chính thức. Nên đành đợi. Quan điểm về tín ngưỡng thờ các vua Hùng của tôi khác nhiều so với bác Trịnh Sinh, sẽ trình bày ở một entry khác. Ở đây chỉ đánh dấu bằng tô đậm những chỗ đáng chú ý (hoặc là chỗ nhấn mạnh, hoặc chỗ đang cần thảo luận thêm, hoặc cũng là chỗ sai nhầm).



Từ đây trở xuống là bài lấy về từ Dân Trí.

---

22/04/2013

Hùng Vương với ý thức dân tộc (Nguyễn Đăng Thục, 1971)



Lời dẫn (vốn là lời dẫn của lần đăng đầu tiên trên blog Yahoo vào ngày 26/3/2012, hôm nay cho đăng lại và tu chính chút xíu):

Bài viết dưới đây của học giả Nguyễn Đăng Thục đã đăng trên tạp chí Việt Nam Khảo cổ tập san số 7 năm 1971

Trong số tạp chí này có những bài như sau:
- Hùng Vương với ý thức dân tộc - Nguyễn Đăng Thục
- Mâu Tử hay lý hoặc luận - Nguyễn Đăng Thục

- Sắc thái kiến trúc Phật giáo Việt Nam thời Bắc Thuộc - Nguyễn Bá Lăng

- Cổ điển học Trung Hoa ở Việt Nam xưa - Nguyễn Khắc Kham

- Tín ngưỡng đồng bóng - Trần Thị Ngọc Diệp

- Vua Poromé trong lịch sử và tín ngưỡng của người Chàm - Nguyễn Văn Luận
- Hoạt động của Viện Khảo Cổ trong năm 1971
- Đại quan tư tưởng thời đại nhà Trần (1225-1400) - Nguyễn Đăng Thục.


Nguyễn Đăng Thục có tới 3 bài trong cùng số tạp chí. Như nhiều người đã biết, Nguyễn Đăng Thục (Việt Nam cộng hòa) là anh trai ruột của Nguyễn Đăng Mạnh (Việt Nam Dân chủ cộng hòa).

Trong khi chờ đợi tôi đưa bản chụp (ảnh kĩ thuật số) lên, hãy tạm đọc bản đang thấy phổ biến trên mạng (nguồn ở đây).

Từ đây trở xuống là bài của Nguyễn Đăng Thục.


---

21/04/2013

Thử xem lại tên nước - 2 (giấy bạc khi ghi NƯỚC, lúc lại không)


Tiền giấy được gọi rất rõ là "Giấy bạc". 


Giấy bạc hay gọi ngược lại thành Bạc giấy, vẫn cùng một nghĩa. Trong tờ 50 đồng ở trên, thấy có cả tiếng Việt, tiếng Tàu, và tiếng Thái. Tờ này không có chữ "Nước" ở trước "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Lúc đó, cụ Phạm Văn Đồng là Bộ trưởng Bộ Tài chính.

20/04/2013

Thử xem lại tên nước - 1 (từng có thời song hành cả VNDCCH, cả DCCHVN)

Xem thử lại tư liệu gốc, thì thấy rất rõ rằng, từng có một thời gian, về tên nước, đã song hành cả hai cái tên sau:

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
-  Dân chủ Cộng hòa Việt Nam.

Đó là năm 1945. Mà cụ thể là ngày 1 tháng 9 năm 1945, tức trước ngày Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. Xem tư liệu gốc ở dưới đây.

Tư liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 

Có thể là ở thời điểm đó, phía "chính-phủ Dân-Chủ Cộng-Hòa Việt-Nam" vẫn đang còn suy nghĩ tiếp về cái tên "Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa".

Hãy chú ý điểm sau:
- là Dân chủ Cộng hòa Việt Nam (DCCHVN),
- mà không phải là Cộng hòa Dân chủ Việt Nam (CHDCVN).





"Người quân tử làm việc thiện, ví như là ăn cơm" : Gặp cụ Đoàn Huyên ở Hà Nội - 1

Lời dẫn: Mấy ngày nghỉ nhân dịp lễ giỗ quốc tổ Hùng vương 2013, ngẫu nhiên phát hiện một cô bạn là dâu của gia tộc họ Đoàn ở Thanh Oai, mà nhân vật tôi quan tâm nhất là Đoàn Triển (1854-1919, người từng giữ chân Tổng đốc Nam Định, đã cho trùng tu Phủ chính Tiên Hương trong thời gian đó). Tên quen dùng của Đoàn Triển là "Thanh Oai Đoàn Triển", tức là gắn tên mình với tên quê hương.

Thân phụ của Đoàn Triển là một người cũng không kém phần nổi tiếng, là cụ Đoàn Huyên (1808-1885), với câu nói trứ danh: "Người quân tử làm việc thiện, ví như là ăn cơm".

Ở nhà cô bạn, hiện thấy một số tư liệu căn bản về cha mẹ của Đoàn Huyên (đời cụ Đoàn Trọng Khoái), về bản thân Đoàn Huyên, và một số con cháu đời kế tiếp. Từ nhà tôi đến nhà cô bạn chỉ khoảng 15 phút xe máy.

Dưới đây, tạm lấy về đăng lại một bài giới thiệu chung về Đoàn Huyên của bác Nguyễn Thị Oanh (Viện Hán Nôm). Bài trên Tạp chí Hán Nôm (số 1 năm 1992).

---