Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/03/2013

Tưởng là Nam những hóa ra vẫn là Nữ : Người đàn bà trong bốn bức tường

1. Không hiếm phụ nữ mang tên giống giống như nam giới. Ngược lại, cũng không ít đàn ông lại mang cái tên nghe từa tựa đàn bà. Bởi vậy, có cả anh Hiền với chị Hiền, lại có cả chị Hùng lẫn anh Hùng, anh Quế chị Quế, nhiều lắm.

2. Một ông bạn biết chữ Hán, nhưng không biết tiếng Nhật, khi xem một loạt tên trong bảng danh sách, thấy những người có chữ Tử  ở trong tên, thì bảo tôi: "Đàn ông Nhật họ thích dùng chữ Tử nhỉ , chắc kiểu như Mạnh Tử với Khổng Tử đây" !

"Tử" đúng là có nghĩa là "nam giới" hay "thầy". Mạnh Tử là "thầy Mạnh", Khổng Tử là "thầy Khổng". Chắc là ông bạn đinh ninh nghĩ như vậy. 

Oái ăm ở chỗ, tên người Nhật hiện đại mà có chữ Tử  ấy thì đích thị phụ nữ rồi. Âm tiếng Nhật của Tử là "", ta cứ tạm hiểu như là "" (cô bé, cô gái, cô nàng,...) trong tiếng Việt đi cho dễ hình dung. Trước đây, bà Phan Thị Lệ kết duyên với tổ sư dòng Karatedo Việt Nam - võ sư Suzuki Choji - lúc theo chồng về Nhật Bản, đổi tên thành Suzuki Reiko. Reiko ở đây có thể hiểu ngầm ngầm là "Lệ-cô", tức "cô Lệ" hay "bà Lệ".

3. Có người nữ lại tên là Nam

Nhà văn Phạm Thị Hoài hình như cũng vốn có tên thật là Phạm Thị Hoài Nam. Mấy ông nhà văn lớp đàn anh, lúc cho đăng truyện của Phạm Thị Hoài Nam đã bỏ luôn đi chữ "Nam", để chỉ còn "Phạm Thị Hoài" cho đến ngày nay.

Tôi thì lại thấy "hoài" (hoài của) cho cái chữ "Nam" mà chị Phạm Thị Hoài đã mất. Mấy bậc đàn anh hơi vội, không suy nghĩ kĩ thêm một chút nữa, xem vì sao ông thân sinh hay ai đó trong gia đình đã đặt cái tên "Nam" cho "kô/cô" ấy chứ ?

Có thể các cụ thân sinh (hay đời trước nữa) của chị Phạm Thị Hoài có biết Hán văn hay nho ý lí số gì đó. 

Có thể các cụ thân sinh đã sử dụng chữ Nam sau đây để đặt tên cho con gái hay cháu gái của mình: 

.


Chữ này âm đọc là "Nam". Nhưng nghĩa lại là "Nữ" (cô bé, người con gái nhỏ). Đặc biệt hơn, nhìn mặt chữ sẽ thấy một chữ "Nữ" nằm trong một hình vuông. Có cảm giác như là một người đàn bà đang nằm giữa bốn bức tường vậy.

Tháng 3 năm 2013,
Giao Blog


12/03/2013

Vì sao nhà hậu Lê (Lê Lợi) có cả vua Quỉ và vua Lợn, mà dân ta vẫn chết mê chết mệt tin và theo ?

Đến thời vua Quỉ và vua Lợn xuất hiện thì cơ đồ của nhà hậu Lê (được khởi dựng bởi Lê Lợi) đã tưởng chao đảo.  

Vua Quỉ, tức Uy Mục đế ở ngôi tới 5 năm (lúc băng tuổi mới ngoài hai mươi một chút). Bản tính hoang dâm vô độ, tàn ác không bút mực tả xiết, trong triều ngoại nội oán hận ngút trời. Sứ giả nhà Minh sang Thăng Long lúc đó, cảm tác viết hai câu thơ nổi tiếng: "An Nam tứ bách vận vưu trường, Thiên ý như hà giang quỉ vương"(Vận nước An Nam bốn trăm năm rất dài, Không biết lòng trời như thế nào mà lại giáng xuống ông vua Quỉ). Mạc Đăng Dung xuất thế ở đời vua Quỉ này (lúc đầu là đỗ võ cử, đến năm 1508 thì được phong làm chỉ huy trưởng của một đạo quân dưới trướng vua Quỉ).

Vua Lợn, tức Tương Dực đế, cũng ở ngôi tới cả 8 năm (lúc băng cũng chưa đến 25 tuổi). Sứ giả nhà Minh sang cũng có nhận xét về Tương Dực, đại khái bảo: vua đẹp trai, nhưng tâm tính thì cong vẹo, hoang dâm vô độ, là vua Lợn, loạn vong sẽ không lâu đâu. Mạc Đăng Dung vẫn phục vụ tận tụy vua Lợn.

Mãi đến năm 1527, tức là gần tròn 20 năm tính từ lúc được cầm một đạo quân dưới trướng vua Quỉ, Mạc Đăng Dung sau rất nhiều lần trù trừ mới chính thức phế bỏ nhà Lê, tự mình dựng ra một vương triều mới để thay thế.

Nhà Mạc thời kì đầu tiên, lúc Đăng Dung mới lên ngôi, chưa thực sự được ủng hộ. Là vì, hàng quan lại cũng như dân thường, dù đã mấy mươi năm sống dưới vòm trời vua Quỉ và vua Lợn, nhưng vẫn chưa quên được Lê Lợi - người anh hùng giải phóng dân tộc.

Lê Lợi không cướp ngôi, mà dựng nghiệp từ trường kì kháng chiến, đuổi giặc ngoại xâm khỏi bờ cõi nước Nam. Ánh hào quang ấy giúp cho nhà Lê không bị sụp xuống thời Quỉ và Lợn ở ngôi tới gần 15 năm.

Ánh hào quang "người anh hùng giải phóng dân tộc" không chỉ có sức mạnh ấy, mà nó còn giúp cho đám con cháu nhà Lê giành lại được giang sơn mãi đầu thập niên 1590. 

Dân ta mê mệt tin và theo nhà hậu Lê, ngay khi vua Quỉ vua Lợn xuất hiện, ngay khi vua giả do nhà Trịnh dựng lên ở bên đất Ai Lao, chính là vì ánh hào quang của Lê Lợi.

Lê Lợi là người anh hùng. Dân ta không bao giờ quên ông. Nhưng bóng hào quang của Lê Lợi thì có khi chính lại là hệ lụy kéo dài. 

11/03/2013

Phạm Nhan tân thời : Tự cắt đầu mình

Hôm trước, đã nhắc đến Phạm Nhan với tích chuyện "ba vạn chín nghìn". Nhưng đó là Phạm Nhan thời cũ kĩ của gươm giáo, gắn với tục danh Bá Linh, và phép thuật kiểu trung cổ: bị chặt đầu này thì ta mọc đầu khác. "Ta" chính là Phạm Nhan, với ngầm ý thách thức: cứ thoải mái chém hay chặt, mặc sức đi, Phạm Nhan ta đây sẽ ngay lập tức làm chồi ra một cái đầu mới cho mà xem.

Phải đến lúc đưa lá bùa "ba vạn chín nghìn" ra, thì đầu Phạm Nhan mới đứt vĩnh viễn.

Sang tân thời, tức thời của mạng xã hội lan man qua cáp quang, với khung trời ảo nhện, Phạm Nhan đã kháng thuốc dạng "ba vạn chín nghìn". Hắn có thể tự chặt đầu mình. 

Phạm Nhan tân thời có thể tự chặt đầu mình, rồi lại tự mọc ra đầu mới.


10/03/2013

Chữ Lạc Việt cổ : Đăng lại bài cũ (phải đi tìm mảnh vỡ của entry cũ)

Lời dẫn: Entry dưới đây vốn đã đi trên blog cũ của tôi. Blog trên Yahoo ấy hiện đã vĩnh viễn bị xóa sổ. Trước khi bị xóa hoàn toàn, Yahoo cũng có một hành động đáng khen: tạo chức năng để người sử dụng có thể lấy lại toàn bộ nội dung blog. Tuy vậy, khi đã lấy được toàn bộ nội dung blog xuống máy (trong một thời gian rất nhanh, khoảng vài phút), thì hiện tại, vẫn chưa có cách gì chuyển những dữ liệu đó sang blog mới.

Đăng lại entry này từ bản mà trang vibay đã sao chép từ blog của tôi.

So với nguyên bản trên blog cũ của tôi, bản sao của vibay có làm rơi một tấm ảnh.

Nhân có việc đến chữ cổ Lạc Việt nên đăng lại.

---



Quảng Tây phát hiện chữ cổ Lạc Việt (có sớm hơn chữ Giáp Cốt)

(Giao Blog - 28/1/2012) Trước nay, giới nghiên cứu thường xem chữ Giáp Cốt (sử dụng trong bói toán, viết trên xương thú và mai rùa) là loại hình chữ tượng hình cổ nhất. Nó cách thời đại chúng ta khoảng 3 ngàn năm.

Đi các bảo tàng lịch sử khắp Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy di vật mang chữ Giáp Cốt được trưng bày. Người Hán rất đỗi tự hào về văn tự của họ, mà nguồn gốc là chữ Giáp Cốt.

Chữ Giáp Cốt thì chỉ đào được ở phía bắc Trung Quốc, không tìm thấy dấu tích ở phương nam. Nên xưa nay, người ta đều đinh ninh rằng nguồn gốc của chữ Hán là gắn với phía bắc Trung Quốc.

Nhưng nay, giới khảo cổ Trung Quốc, đã tiến xa hơn một bước: tìm được loại chữ có sớm hơn chữ Giáp Cốt, những khoảng một ngàn tuổi, tức là cách thời đại chúng ta tới cả 4 ngàn năm. Mặt mũi loại chữ này đại khái như sau: (Xem hình 2)

Hình 1: Tọa đàm lớn của các chuyên gia văn tự Trung Quốc.

Loại chữ này được tìm thấy ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), kinh đô của người Choang, cũng tức là kinh đô của người Lạc Việt trước đây.

09/03/2013

Cha và con : Bác Mao dạy con gái học chữ (1946)

Năm 1946.

Ở trong động Diên An. Thời kì cách mạng trường kì kháng chiến. 

Bác Mao, như bất cứ người bố bình thường nào, dạy con gái mình những con chữ đầu tiên (nguồn ảnh ở đây). 




Ông nổi danh hay chữ (chữ Hán) từ thời nhỏ, đọc sâu và đọc rộng kinh điển Hán văn. 

Ông từng dùng một câu điển nhã để đặt tên cho các con gái của mình: "君子敏与行而讷于言" (Quân tử mẫn dữ hành nhi nhuế vu ngôn).Người quân tử thì mẫn tiệp hành động, mà thận trọng ở lời nói. Luận ngữ có câu: "君子欲讷于言而敏于行"(Quân tử dục nhuế vu ngôn nhi mẫn vu hành). Quân tử nói chậm mà làm nhanh.

Mẫn (mẫn tiệp) và Nhuế (thận trọng ở ngôn từ) là tên các con gái rượu của bác Mao. 


Mùa xuân Hà Nội (2013)



08/03/2013

Chặt đầu này ta mọc đầu khác : Để trừ Phạm Nhan phải dùng bài thuốc độc

Sau những ngày lang bạt kì hồ đầu xuân Quí Tị, trở lại với con ngõ nho nhỏ, ông bạn già bán nước chè chén đầu phố, những đám thanh niên túm tụm quanh bàn cờ lúc hết giờ làm buổi chiều. 

Một bà hàng xóm bày bán rau cỏ và tương cà thập cẩm trên phiến đá vốn là nắp mộ của quan ba Hăng-ri Vi-e, nhìn thấy chiếc va-li kéo đi quen quen, ngẩng lên bảo: "Độ này, chú vắng nhà suốt thế !". Mình về nhà đều phải qua cái mả quan ba ấy (chuyện kể rằng, ngài bị tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc triệt hạ).

Về nhà.

Lướt web, thấy xung quanh đưa tin Phạm Nhan lại bị chặt đầu. Chuyện nhỏ, như mắt muỗi. Bản tính của Phạm Nhan là chặt đầu này thì ta mọc đầu khác mà. 

Để trừ tận gốc loài Phạm Nhan thì phải dùng bài thuốc độc: cho nó ăn cái ba vạn chín nghìn. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cho nó chuyên cai quản món ấy. Phụ nữ ngày trước bị hậu sản, ắt là do Phạm Nhan quấy mà ra.

26/02/2013

Năm rắn 2013 xem lại Ông Rắn tự cắn vào thân mình

Chuyện Ông Rắn tự cắn vào thân mình được tạo bằng đá khối lớn, ở khu vực đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh (nhân vật hóa hổ trên hồ Dâm Đàm thời Lý tức Hồ Tây thời nay), như thấy trong ảnh dưới đây, đã được truyền tin từ lâu.

Đến nay, pho tượng đá này vẫn đang còn là bí ẩn. Bộ ảnh lấy lại từ đường link từ VTC ở dòng tiếp theo đây.

Cụ Vỹ mê hoặc cánh phóng viên VTC bằng lời giải đoán sau: "Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, ông từng được thấy qua ảnh một chiếc ấn đồng thời Tây Hạ có hình ảnh con rắn tự cắn vào mình tương đối giống với “ông rồng” ở đền thờ Lê Văn Thịnh. Điều đáng chú ý là Tây Hạ, vương triều tồn tại từ năm 1032 đến 1227, tương đương với nhà Lý ở Việt Nam. Theo ông Vĩ, tượng “ông rồng” có chất liệu bằng đá cát kết, rồi nét điêu khắc cũng mang phong cách Lý hoặc trước Lý. Điêu khắc từ thời Trần đến Hậu Lê không tỉa tót đến từng đường nét như vậy. ".


Tôi thì đang nghi đây là sản phẩm của thời Mạc, tức là muộn hơn rất nhiều so với đoán định chung hiện nay.




Những bí ẩn về “ông rồng” tự cắn xé thân mình

24/02/2013

Người Trung Quốc và chó cấm được vào !

Đang rộ lên tin một cửa hàng ăn ở Bắc Kinh treo biển bằng tiếng Hoa và tiếng Anh: "Quán của chúng tôi không tiếp người Nhật Bản, người Phi-líp, người Việt Nam, và chó". Tạm xem ở đây.

Đấy là một tiệm ăn khá nổi tiểng, chuyên món thịt hầm nhừ. Khu ấy chắc chắn là có nhiều người Nhật Bản và người Việt Nam vãng lai. Bây giờ, ông chủ đã cho treo biển cấm tuyệt đối ba loại người và tất cả các loại chó. Kể cũng tội cho chó, vì chó nó có biết tranh chấp lãnh thổ đâu. Sao ông chủ quán tiếc cả một cục xương cho chó thế, bắt nó phải chịu thân phận với 3 loại người trên.

1. Chuyện hoàn toàn sự thực (xác nhận ở đây và cái ảnh ở dưới). Cũng không mấy khó hiểu.



2. Tôi thì cười xòa khi xem cái tin ấy ! 

Bên thắng cuộc : Một cuốn trên kệ sách đọc giải trí tranh thủ

Tính không nói gì đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, bởi với tôi, sách ấy không đáng phải mất thì giờ để mà đọc một cách nghiêm túc. 

Hôm qua, trong lúc trà dư tửu hậu những ngày còn chưa nguôi không khí Tết, một bác bạn hỏi ý kiến. Tôi bảo: ở nhà, tôi hay để sách đọc giải trí trong thời gian ở trong toa-lét (có riêng một kệ sách thập cẩm, chỉ với tay lên là lấy được, thi thoảng thay đổi cho khác vị). Hình như, nhiều người cũng có thói quen đơn giản ấy thì phải. Mà bây giờ, ấn bản giấy nhiều khi được thay thế bằng ai-pát, ai-pết, hay pa-sô-công.

Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc một cách tranh thủ trong những lúc như thế. 

---

Những entry liên quan đã đi trên blog này: 
Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1

18/02/2013

Đặng Huyền Thông : Người thợ gốm trứ danh của Đại Việt ở cuối thời Mạc

Lời dẫn: Đầu năm, gặp ngay cổ vật thời Mạc được chế tác bởi đại sư Đặng Mậu Nghiệp (tức Đặng Huyền Thông), lại đi kèm cả tên vợ của ông, cùng nhiều anh em của ông, có lẽ là một điềm may mắn.

Nhân đó, đọc thêm để bổ sung bằng một bài viết dưới đây của nhóm Thomas - Bùi Kim Đỉnh (lấy về từ trang Cổ vật Huế).

Thật ra, đọc kĩ, thấy khá nhiều điểm đáng ngờ về mặt tư liệu của bài này. Câu đầu tiên của bài đưa sai thông tin. Thông tin đúng như sau: tên thật của nghệ nhân gốm Chu Đậu này là Đặng Mậu Nghiệp, và tên tự là Huyền Thông, nên cũng được gọi là Đặng Huyền Thông.

Hãy chú ý đến chữ Huyền Thông. Để mấy hôm nữa, sẽ viết chơi một bài về chữ Huyền Thông này.

17/02/2013

Bác Dương Trung Quốc nằm kẹt giữa hai người rất khó hiểu

Có hai con người khó hiểu hiện đang nằm ép ở hai bên mạng sườn của bác Dương Trung Quốc, là:

- Một người trẻ tuổi, Lê Anh Hùng (cho đến gần đây, tôi mới có dịp ghé qua blog của anh này, ở đây).

- Một người không còn trẻ tuổi, và đang cùng là Đại biểu Quốc hội, ông Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.

15/02/2013

Đầu năm xem lại Tháp Bút và Đài Nghiên (Ngọc Sơn)

Đầu năm mới, cảm xúc trước những mối tương liên giữa những cảnh vật và những con người nhân duyên, liền phóng bút viết nhanh một bài học thuật về Đài Nghiên và Tháp Bút.

Ở đây, chỉ tập hợp những tấm ảnh có thể thấy trên lưới trời internet, và thêm mấy ghi chú sơ lược.

Ảnh cũ : Bút Tháp và lớp cổng thứ nhất đền Ngọc Sơn