Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn võ-nguyên-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn võ-nguyên-giáp. Hiển thị tất cả bài đăng

09/11/2014

Điện Biên Phủ và vai trò của Liên Xô (1) : Có hay không có Kachiusa ?

Mình không có kiến thức về đạn dược. Nên có một dạo phải giơ tay hàng với những câu hỏi của một nhà nghiên cứu nước ngoài, về các loại vũ khí, mà quân đội Việt Nam (cả hai bên VNDCCH và VNCH) đã sử dụng. 

18/10/2014

gần 20 vạn hài cốt được tìm bằng phương pháp đặc biệt

"Ai mà không đau xót khi biết rằng, vẫn còn gần 40 vạn liệt sĩ đã hy sinh nhưng thân thể của họ vẫn còn thất lạc đâu đó, chưa được về với gia đình. Những gần 40 vạn ngôi mộ chứ không ít ỏi gì. Tôi được biết, có những nơi người ta đã lập được hẳn một nghĩa trang, như ở Đồng Nai, đề bia họ tên, quê quán đầy đủ nhưng hài cốt thì vẫn chưa tìm được và chưa biết bao giờ mới tìm được".(Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, 2013)

Nhắc lại hai sự kiện, của năm 2011năm 2013, vốn đã đi một lượt trên blog này. Nhưng trước mới để rời, nay ghép lại vào một chỗ.

27/09/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 9 (chương về Đổi Mới trong sách của Huy Đức)

Những gì Huy Đức trình bày trong chương này không có gì mới. Ở entry đầu tiên của loạt bài sưu tầm này, đã nhắc đến các cụ Trần Nhâm và Dương Phú Hiệp. Cụ Hiệp khi là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nhật Bản, với tư cách là một thành viên trong nhóm nghiên cứu của cố Tổng Bí thư Trường Chinh thì vào mùa thu năm 1996 đã được Đại học Quốc gia Tokyo mời đến giảng bài về Đổi Mới trong một học kì.

23/09/2014

Hồi kí Vũ Khiêu

Sau khi Đèn cù như một hồi kí của Trần Đĩnh được ra mắt, thì có lẽ phong trào xuất bản thể loại này sẽ bùng nổ chăng ? Ngay bây giờ, tôi đang có cuốn hồi kí nữa, của Trần Ng. (tạm viết khuyết nét), dạng chế bản điện tử, mà trong dòng tiêu đề thì có một chữ là "ng." với nghĩa là không xuôi.

Riêng về Hồi ký Vũ Khiêu thì là chuyện cũ, từ năm ngoái (mạo muội tạm gọi thế, biết đâu cụ lại đặt tên là Đèn kéo quân cũng chưa biết chừng). 

12/08/2014

Chuyện 6 năm về trước, khi tờ Đại Đoàn Kết bị xử lí

Tôi hoàn toàn không quan tâm đến vụ lùm xùm ở tờ Đại Đoàn Kết vừa rồi. Chỉ thi thoảng, đôi lúc, bên tách trà gặp nhau của bạn bè cũ, thì có nhắc lướt qua, vì có chút tương liên với cả hai phía (cả phía thân cận vị TBT, cả phía chống). Đều là lứa đàn em. 

28/07/2014

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 1 (vai trò của Trường Chinh, bài Trần Nhâm năm 2007)

Ghi lại để khỏi quên, nhân đang viết


Gần đây, nhân chuyện phiếm trên những chuyến cùng đi công tác ngoại tỉnh, và những buổi tham vấn tại nhà riêng, một "cố vấn" trong nhóm 12 chuyên gia của cụ Trường Chinh (ra đời tháng 5 năm 1984, trước khi cụ Lê Duẩn qua đời), là bác Dương Phú Hiệp, có nhận mạnh rất rõ về những cống hiến mở đường của lãnh tụ Trường Chinh trong Đổi Mới. Bác đã viết thành sách, mới xuất bản.

08/05/2014

Những thước phim vô giá về cuộc kháng chiến trường kì 9 năm của cả dân tộc (1946-1954) : Điện ảnh Nga Xô, sản xuất năm 1955

Phim do phía Nga Xô dựng và phát hành từ năm 1955. Trong đó, có những đoạn là do nhà quay phim Việt Nam là Quang Huy thực hiện - một người mà hiện nay, hầu như rất ít người còn biết đến.

Một dân tộc quả thực đã "rũ bùn đứng dậy sáng lòa":

07/05/2014

Báo chí Trung Quốc ngày 7-5-2014 : Việt Nam kỉ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, cựu chiến binh nói về vai trò quan trọng của Trung Quốc

Hình ảnh trên báo chí Trung Quốc sáng ngày 7/5/2014:
Nguyên chú (Giao dịch):
Ảnh tư liệu, hình miêu tả trang phục của đội quân du kích Bắc Việt, phần vũ khí trang bị
là do Trung Quốc sản xuất

(Nguyên văn lời chú thích ảnh:  资料图:北越游击队装束示意图,武器装备部分是中国制造)

14/04/2014

Về mối liên hệ giữa hội kín cực bí hiểm HỘI TAM ĐIỂM và Võ Nguyên Giáp (bài Trần Thu Dung)

Không thấy bà Trần Thu Dung công bố đoạn trích này ở đâu nữa. Tựa như bà dành riêng cho BVN, khi biết tin Võ Đại tướng từ trần.

Nhiều suy luận của bà Dung không thể không nói là khiên cưỡng. Bà thường đẩy suy luận quá mức so với tư liệu mà bà có được. Đặc biệt, bà rất hay mắc lỗi nhầm lẫn ở phần tư liệu gốc.

07/12/2013

Võ Nguyên Giáp (Tú tài văn chương) : Danh sách giáo viên trường Thăng Long năm 1936

Nhà trường đăng quảng cáo trên nhiều tờ báo lớn của thời đó. Đại khái như sau:



Như vậy, có thể thấy các vị sau trong danh sách giáo viên của trường: Bùi Kỷ, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Vũ Đình Hòe, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Liên, Nguyễn Cao Luyện,...

21/11/2013

Đại tướng lúc đương chức mới nhắc đến đầu của Đức Xuân, còn thủ cấp anh Kiên thì chưa lần nào

Phải đợi lễ thất tuần viên thành rồi mới có thể viết entry này, và viết rất từ từ.

Câu chuyện về cái đầu của anh Kiên đáng giá 3 tạ muối với 3 nén bạc, là do chính Đại tướng mới tâm sự, cách đây không lâu lắm (có thể là những năm đầu thế kỉ XXI, lúc cụ đã sát một trăm tuổi).


Bản đồ đại khái  về các phường ở thị xã Bắc Kạn hiện nay

Cứ phải làm việc với tư liệu dạng chính qui và có độ tin cậy cao thôi. Chớ vội vàng tin ngay các đồng chí thư kí trở thành người đại lí phát ngôn thay (ngay khi ông cụ vừa ra đi, chúng ta đã mục kích nhãn tiền việc này).

19/11/2013

Bằng chứng CÂY BƯỞI : Nhà ngoại cảm nghe thấy vong tướng quân nói rất rõ bên tai

Trước khi thử nhìn địa lí theo con mắt thánh của nhà ngoại cảm (như hẹn ở entry trước), chúng ta hãy xác nhận về thần nhĩ của họ. Họ có thể nghe thấy người cõi âm, hay người ở trên thiên đình, nói nhỏ hay nói to, ở bên tai.

Phan Thị Bích Hằng đã kể rất tượng tận, vừa mới đây, trước bàn dân thiên hạ và giữa thanh thiên bạch nhật trời thủ đô lộng gió, ở đây mà (nghe cẩn thận đoạn từ phút 3:29 đến 4:00):


Đồng chí Phùng Chí Kiên, bây giờ, đúng nằm ở bên cạnh đồng chí Đức Xuân

Xem rõ ở dưới

Chữ "nằm" trong tiếng Việt rất đa nghĩa. Ở đây, là trong liên tưởng của câu nói dân dã, đại khái như: "Này nhà anh ở đoạn giữa Phùng Chí Kiên đấy, sang chỗ chú gần lắm. Chú ở đầu Đức Xuân chứ gì". 

"Giữa Phùng Chí Kiên" và "đầu Đức Xuân", trên thực tế, là những cách nói mà người ở thị xã Bắc  Kạn đang sử dụng.

18/11/2013

Vạn sự khởi đầu bằng việc tiếp chuyện tướng Phùng Chí Kiên, tại Mai Dịch, ngày 19/04/2008

Chính VTV, chứ không phải ai khác, đã phát đi toàn bộ những thông tin dưới đây. Tôi chỉ làm công việc chỉnh lí, sao cho ngắn và rõ vấn đề đang quan tâm mà thôi. Bản quyền tất cả thuộc VTV.  Có một chỗ nhầm về thời gian, tới cả một tháng, từ 19/4/2008 bị đẩy sớm lên tới 19/3/2008 (xem ở mục 2). Lỗi đó, dĩ nhiên, cũng thuộc VTV. Dầu vậy, chỉ là lỗi quá nhỏ, không ảnh hưởng gì đến nội dung.

Nhân chứng và vật chứng còn đủ gần như toàn bộ (Bích Hằng, con trai Đại tướng, Đại tá Huyên, cháu Đông của cụ,...).

11/11/2013

Buổi chiều ngày 7/5/2008, trước khi trời nổi gió to mưa lớn, Đại tướng đã nói chuyện với: con trai, Bích Hằng, bí thư Ngân Sơn, thư kí Huyên

Xem phim do chính VTV sản xuất năm 2008, đoạn quay đúng thời điểm buổi chiều ngày 7/5/2008, ở trước nấm đất vừa được Bích Hằng xác định là mộ thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiên, chúng ta hiểu thêm được tấm lòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

1. Lúc đó, cụ đang ở Hà Nội, biết tin qua điện thoại di động người con trai cả (lúc đó đang đứng trước nấm mộ), liền lần lượt nói chuyện (bằng điện thoại của Võ Điện Biên chuyển cho) với: Bích Hằng, Bí thư huyện Ngân Sơn, và thư kí Nguyễn Huyên.

Đại tướng đang nói chuyện với Bích Hằng (qua điện thoại của Võ Điện Biên, do chính Võ Điện Biên  - người mặc áo sơ-mi đỏ ở bìa phải sát màn hình của một chiếc máy quay - chuyển cho)

09/11/2013

Trích lời bình cho phim "Đồng chí Phùng Chí Kiên, chúng tôi tìm đến Người” (VTV, 2008)

Hãy thử đọc một đoạn của lời bình bộ phim đó, do chính người của VTV thực hiện năm 2008 (nhóm Lê Viết Hoài), theo tư liệu mà Triển hộ vệ mới đưa ra:

Văn bản VTV viết và sử dụng vào phim đã hoàn thành năm 2008 (đọc thêm ở dưới)

Luận về chính thống, tà thống, và cái lí của "uống nước nhớ nguồn" (bài Thiên Lý)

Lời dẫn: Bài vừa lên của bác Thiên Lý, được viết từ trải nghiệm của cá nhân và tư liệu gốc mới được công bố. Tiêu đề nguyên gốc, cũng như toàn văn thì mời xem ở dưới.

08/11/2013

Phùng Chí Kiên qua lời kể của Hoàng Văn Hoan

Chỉ đơn thuần là lưu tư liệu, từ Giọt nước trong biển cả của cụ Hoàng Văn Hoan. Tạm theo bản tiếng Việt của talawas. Tư liệu gốc và tư liệu đối chiếu tính sau.