Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

28/12/2014

24/11/2014

Chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ ?

Liên quan đến lí giải gần đây của cụ An Chi về nghĩa của chữ "Tàu" (hay "Tầu"), thì, bà con người Nam ta đang phản luận lại. Hầu như, người ta đều không đồng tình với lí giải của cụ An Chi (xem ở đây).

Bây giờ, hãy thử xem bản thân chữ "Tàu" xuất hiện trong tiếng Việt từ bao giờ.

Tư liệu mà tôi quan sát thì cho thấy, tựa như ban đầu là trong phương ngữ Nam Bộ. Tức là người Nam Bộ gọi người Hoa/người Hán di cư đến Nam Bộ là "Tàu". Rồi thành ra quen, và lan sóng ngược ra Trung Bộ và Bắc Bộ. 

23/11/2014

"Tàu/Tầu" trong "người Tàu/Tầu" có nghĩa là gì

Người Nam ta, từ lâu lắm rồi, hay gọi người Trung Quốc là "người Tàu" (hay "người Tầu"). Rồi thì: nước Tàu, sách Tàu, gái Tàu, nhà Tàu, chè Tàu,...

Mà cũng từ lâu lắm, người Nam đều đinh ninh rằng "Tàu/Tầu" là chỉ con tàu, chiếc tàu ở dưới nước, vì truyền ngôn là họ đến ta bằng tàu.

Bây giờ, tháng 11 năm 2014, cụ An Chi lật lại vấn đề. Thật ra cụ mới thử chơi chữ một chút thôi, để quả quyết "Tàu" là chỉ "quan, người làm quan, người cai trị".

28/10/2014

Lại về từ điển tiếng Việt : đố tìm được cuốn nào có từ CÔNG THƯ

Tại sao là CÔNG THƯ, thì có thể đọc lại ở đây. Và có thể từ đây, từ này mới gia nhập từ điển tiếng Việt phổ thông.

Gần đây, nhiều cuốn từ điển liên quan đến tiếng mẹ đẻ của chúng ta được đưa ra luận bàn. Từ Nguyễn Lân, Nguyễn Cừ, Nguyễn Công Lý, rồi Vũ Chất, và mới đây nhất là tìm được cả một số "môn đệ" của Vũ Chất nữa (công tìm ra là của bác Hoàng Tuấn Công, được báo Giáo Dục "đột nhập" ngay tức thì). 

Chúng ta đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. 

27/09/2014

Tranh kí họa của Tô Ngọc Vân và nhật kí Trần Dần (1950s) : vẫn về "quả thực"

Kí họa của Tô Ngọc Vân (đã xem hôm trước), sẽ có thể được đọc ra một ý nghĩa nào đó nữa, nếu đọc liên thông với nhật kí Trần Dần. Đều là khoảng giữa giữa thập niên 1950, ở miền Bắc.

18/09/2014

Từ cũ : nhân bức kí họa "Con trâu quả thực" của Tô Ngọc Vân (1950s)

Hôm trước, đã xem một ít tranh kí họa của Tô Ngọc Vân về nhà "thằng Đỗ Văn Hiện" ở vùng Việt Bắc những năm 1953-1954 (xem lại ở đây).

Trong loạt tranh đó, có một bức nữa, được ghi tiêu đề bởi chính họa sĩ, là Con trâu quả thực.

17/09/2014

Từ mới: "kích phọt" (2010s)

Chưa thử tra từ điển tiếng Việt ấn bản mới nhất, nhưng đồ rằng, hẳn chưa có từ kích phọt. Tôi cũng lần đầu tiên thấy từ này.

28/08/2014

Tạm kết cho cuộc tranh luận "Utopia" và "Địa đàng trần gian" (2006)

Như thấy ở hai entry trước (hiệp 1hiệp 2), cuộc tranh luận diễn ra cách nay đã 8 năm, nhưng tựa như vẫn chưa vẫn còn chưa kết thúc. Sau lên tiếng lần thứ hai của chủ nhân nhà Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh (với sự trợ giúp tra cứu của Đông A), thì không thấy nhà Việt ngữ học Cao Xuân Hạo trả lời. Cuộc tranh luận ngưng lại ở đó. Chưa có một cái tạm gọi là lời kết. Sau đó, sang năm 2007, ông Cao Xuân Hạo đã từ trần. Nên có thể xem đây như những trao đổi học thuật cuối cùng của ông.

16/02/2014

Tiếp đến, những từ "chệc", "chệch", "chệt", trong tiếng Việt, có nghĩa gì ?

Hôm qua, đã bàn đến những từ "khựa" và "Tàu khựa".

Bây giờ, sang loạt 3 từ khác, như đã viết trong tiêu đề entry này. 

Để đảm bảo rằng, những từ ấy đã có trước năm 1900 (cũng tức là trước 1911, trước 1930, trước 1945, và trước 1979), tôi sẽ dẫn đoạn tư liệu đã xuất bản năm 1880. Cụ thể như sau:

15/02/2014

Từ "khựa" và "tàu khựa" trong tiếng Việt có gốc gác từ đâu, và nghĩa gì ?

Bây giờ, thấy người ta rất hay dùng chữ "khựa". Trống không thế thôi. Chứ hồi bọn tôi còn nhỏ (những năm 1980s), thấy đám anh chị hay nói những thứ như "Tàu khựa" hay "mết in Chi-na Tàu khựa", tức là có chữ "Tàu" đi kèm, như thói quen. 

Biết từ đó, nhưng hầu như, tôi chưa sử dụng chữ "khựa" bao giờ, chỉ dùng "Tàu" (quân Tàu, người Tàu, hàng Tàu,...).

Cứ cảm thấy chữ "khựa" là chữ gì đó không thuần, không sạch, nên không muốn dùng. Chỉ thế thôi.

Lớn lên, vào đại học, dần dần hiểu từ "khựa" không phải không thuần, không phải không sạch, nó cũng như những từ bình thường khác. Có điều, cần phải hiểu gốc nó từ đâu ra. Gốc của nó, chắc là từ mại võ mà ra. Không tin, hãy thử ngắm bức ảnh này sẽ dần hiểu.

04/02/2014

Đầu năm mới hãy nghe cụ Hà Văn Thủy giảng giải: Không có cái gọi là từ Hán Việt

Nhiều bài viết của cụ Thùy rất vui nhộn, tôi đọc chủ yếu để giải trí. Cụ Tạ Chí Đại Trường mới đây đã đành than lên rằng: sử học ngày nay là thứ học thổ tả (thật ra, cụ viết là Sử Việt thời thổ tả).


Dưới đây là một bài vui nhộn mới nhất.

29/11/2013

ĐỒNG BÓNG theo cách giải thích của cụ An Chi (1993, 2013)

Vừa rồi, bác Lý có đi một entry khá dí dỏm là Anh ngố, anh biết quái gì về ngoại cảm. Nhờ bác nhắc đến khái niệm đồng bóng, thì tôi mới nhớ ra là cụ An Chi ngày trước đã có dẫn giải.

29/10/2013

Phiếm luận về GỌI HỒN : Giả dụ là "hồn nước" hay "hồn nhân loại" thì OK !

Hồn rằng, hồn thác ban ngày,
Thương cha, nhớ mẹ, hồn rày thác đêm.



Viết một cái vui vui, để hướng ứng luận giải vừa xuất hiện của bác Thiên Lý về chuyện "ma" (Hoàng Phương) có khi khác "bức xạ tồn dư/bức xạ tàn dư" (Đỗ Kiên Cường). Ma với bức xạ tàn dư tựa như lợn với heo, đại loại thế, và cũng chưa chắc thế !

28/10/2013

Lỗi khi đọc chữ viết tay : Ma An Nam leo dây

Chuyện đã qua mấy chục năm, mãi hồi còn là học sinh tiểu học năm cuối và trung học cơ sở những năm đầu (xưa gọi là cấp 1 cấp 2), nhưng vẫn nhớ như in, không bao giờ quên được. 

24/10/2013

Nguyên ủy cách xưng hô "Bác Hồ" : Năm 1947 thì muộn rồi (riêng với Phạm Thị Hoài)

Trong một entry từ hồi năm 2012 trên blog của mình, nhà văn Phạm Thị Hoài có luận giải về sự xuất hiện của cách xưng hô "Bác Hồ" trong tiếng Việt nói chung và trước tác của Hồ Chủ tịch nói riêng.

Đại ý, bà tra cứu trong bộ "Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000" , rồi hạ bút (để giữ được nguyên ý, dẫn cả đoạn dài):

20/08/2013

Năm 2013, kỉ niệm 420 năm ngày sinh của giáo sĩ Đắc Lộ, mong không còn ai bị chửi nữa !

Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, là cái tên rất quen thuộc, với giới khoa học xã hội nước Việt. Ông được xem là một trí thức công giáo uyên bác, lịch lãm rất mực. Bản thân tôi, từ thời đại học, cũng rất thích những tác phẩm của ông.

Nhưng hôm nay, đọc một bài báo, ông đã cho xuất bản ở hải ngoại, vào năm 1993 (tức 20 năm trước, lúc kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ), tôi hết sức ngạc nhiên. Lẽ nào ông chửi người ta đến mức như vậy, cho dù người ta có sai nhầm ? Lẽ nào đó là Hồng Nhuệ đích thực, hay ai đó mạo danh ông ?