Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-chúa-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-chúa-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

18/01/2015

Tết Nguyên Đán ở Thăng Long thời thế kỉ 17 (bài Đỗ Quang Chính)

Tết Nguyên Đán đến là các quan sẽ lũ lượt đi lễ đi tết vua, rồi chúa. Người ta phải xếp hàng đông nghịt trước cung vua hay phủ chúa. Chúa Trịnh về sau thì phớt lờ vua Lê, không đi tết vua vào ngày Mồng Một như các đời chúa đầu tiên.

Đại khái thế.

Đọc lại Đắc Lộ - 1 (bài Alain Guillemin)

Trước khi đọc bài ở dưới của Alain, nên đọc một bài khá gay gắt của Nguyễn Khắc Xuyên năm 1993 (ở đây).

Bản thân tôi, từ góc nhìn dân tộc học, đã viết nhiều bài học thuật dài về các công trình của Đắc Lộ.

25/12/2014

Giáng sinh ở bản người Mông khu thị trấn Phố Ràng

Về thị trấn Phố Ràng, hay cũng là gần với đền Bảo Hà, thì có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

Khi đi du lãng ở bản người Mông này, bà con chỉ cái tủ to đùng, và bảo rằng: ngày xưa, thầy về mà bị động là vào luôn tủ ! Ấy là hồi lâu rồi. 

24/12/2014

Giáng sinh ở vùng biên viễn Vị Xuyên (2014)

Vào dịp Giáng sinh thì, nếu ở trong các bản làng trên cao tại Hà Giang, mới hiểu được cái rét thấu xương thấu tủy là thế nào. Có thể cũng vì ngày xưa quần áo hiếm, nhà cửa lại tềnh toàng.

Ngày xưa, nam giới nhiều người nát rượu. Có ông cụ lò rèn chăm lắm, còn các con trai của cụ thì chốc cái đã đi làm một chén. Nhưng từ ngày theo đạo thì họ bỏ hẳn được. Đến các nhà, sẽ thấy: ở chỗ trang trọng nhất là 10 lời răn của Chúa bằng song ngữ Mông - Việt. 

19/12/2014

An Nam thời 1627, qua một "công thư" của Trịnh Tráng

Về lá thư của Trịnh Tráng gửi cho phía nhà thờ công giáo phương Tây đã được một số nghiên cứu nhắc tới và bàn luận từ lâu (sớm nhất là từ thời Đắc Lộ, rồi là phát hiện lại vào cuối thế kỉ 19, và trước 1975 đã có Võ Long Tê và Đỗ Quang Chính cùng nhiều người khác ở Sài Gòn). 

Văn bản đang được xem là có niên đại 1627, và nhóm nghiên cứu ở Đức thì đặt giả thiết: có thể là văn bản ngoại giao cổ nhất của Viêt Nam mà hiện còn giữ được nguyên vật. Nhưng, thật ra, theo quan điểm của tôi, thì năm 1627 đã khá muộn rồi. Có một số văn thư cổ hơn nữa (tôi đã giới thiệu vắn tắt kèm ảnh chụp trong một bài in năm 2013). Và có hẳn một sê-ri liền mạch cổ hơn năm 1627, nhưng muộn hơn văn thư mà tôi đã đề cập, thì có những nghiên cứu của Lê Dư (trước năm 1945), gần đây là Phạm Hoàng Quân, Phan Thanh Hải,...

28/11/2014

Một nhân vật gần gũi với cựu hoàng Bảo Đại thời 1945-1946 : Luật sư Vũ Trọng Khánh

Trong Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản năm 1949 của Tran Dan Tien, ở trang 148, luật sư Vũ Trọng Khánh được nhắc tên cùng với các vị khác, cụ thể là (nguyên văn tiếng Trung Quốc trong sách của Tran Dan Tien):

04/10/2013

Tin lành sắc tộc Dao ở Tây Nguyên (huyện Ea Sup tỉnh Đắc Lắc, 2012)

Trưởng bản là người Bình Định di cư, tâm sự thật: vị mục sư trong bản thực sự đức độ, chúng tôi rất kính trọng ông ấy. Hôm khánh thành khách sạn của trưởng bản, mục sư có đến mừng. Mà ông trưởng bản thì là một trường hợp lạ: cha tập kết ra bắc, nên sinh ra và hồi nhỏ ở Hà Nội, hiện bây giờ vẫn có một căn nhà ở Hà Nội (cho người ta thuê làm hàng sắt). Thế giới vòng quanh, và quá chật hẹp: chủ cửa hàng sắt ấy lại là người từng thi công những hạng mục sắt trong nhà tôi.

30/09/2013

Những cây thánh giá trên mái nhà rạ : Thượng du Bắc Kì thời trước năm 1900

Hôm trước, nhân lúc lục tìm tư liệu cũ, bỗng phát hiện, rồi thấy hết sức bất ngờ trước việc một trí thức công giáo được tiếng lịch lãm xưa nay, là Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, mắng té tát một trí thức không công giáo. Giật mình đến mức, tưởng đó là một sự mạo danh Hồng Nhuệ. Ông đã đi về thế giới bên kia theo cách diễn dạt bình thường trong tiếng Việt, nên không có cách nào xác nhận được nữa.

20/08/2013

Năm 2013, kỉ niệm 420 năm ngày sinh của giáo sĩ Đắc Lộ, mong không còn ai bị chửi nữa !

Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, là cái tên rất quen thuộc, với giới khoa học xã hội nước Việt. Ông được xem là một trí thức công giáo uyên bác, lịch lãm rất mực. Bản thân tôi, từ thời đại học, cũng rất thích những tác phẩm của ông.

Nhưng hôm nay, đọc một bài báo, ông đã cho xuất bản ở hải ngoại, vào năm 1993 (tức 20 năm trước, lúc kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ), tôi hết sức ngạc nhiên. Lẽ nào ông chửi người ta đến mức như vậy, cho dù người ta có sai nhầm ? Lẽ nào đó là Hồng Nhuệ đích thực, hay ai đó mạo danh ông ?