Là về vở cải lương đã điểm tin hôm trước (xem lại ở đây). Thật ra là kịch nói có xen một chút cải lương.
Nhóm tác giả bài báo vừa gửi cho đường link vài phút trước. Nó cũng vừa lên trang ít phút trước đó.
Đây là bài của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bài của những người khác sẽ chạy sau.
---
11:08 08/01/2016
(ĐCSVN) - Tối ngày 7/1, tại rạp Hồng Hà (Hà Nội), Nhà hát Cải lương Việt Nam đã công diễn vở cải lương mang tên “Hừng đông”. Vở diễn là công trình văn hóa thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Đến dự đêm công diễn có đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo một số ban, bộ, ngành cùng đông đảo khán giả.
Vở diễn “Hừng đông” (Tác giả: PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ; Chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt; Đạo diễn:
NSƯT Triệu Trung Kiên) khắc họa hình tượng nhà cách mạng Phan Đăng Lưu và các đồng chí,
đồng bào của ông trong giai đoạn từ 1923 - 1940. Qua vở diễn, khán giả có thể hiểu thêm về lòng yêu nước, sự phấn đấu, hy sinh to lớn của nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng ưu tú ở một giai đoạn khó khăn, máu lửa của cách mạng Việt Nam.
NSƯT Triệu Trung Kiên) khắc họa hình tượng nhà cách mạng Phan Đăng Lưu và các đồng chí,
đồng bào của ông trong giai đoạn từ 1923 - 1940. Qua vở diễn, khán giả có thể hiểu thêm về lòng yêu nước, sự phấn đấu, hy sinh to lớn của nhiều cán bộ, đảng viên, quần chúng ưu tú ở một giai đoạn khó khăn, máu lửa của cách mạng Việt Nam.
Tận mắt chứng kiến cảnh khổ cực, lầm than của nhân dân, Phan Đăng Lưu
đã quyết định từ bỏ vị trí một viên chức trong bộ máy chính quyền thực dân để trở thành nhà hoạt động cách mạng.
Qua vở diễn, hình tượng Phan Đăng Lưu và các đồng chí, đồng bào của ông hiện lên một cách chân thực, mang lại nhiều cảm xúc cho người xem.
Là vở diễn mang đề tài cách mạng, nhưng qua cách dàn dựng, sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật
và cách xây dựng hình tượng, người chiến sĩ cộng sản Phan Đăng Lưu trở nên thật gần gũi.
và cách xây dựng hình tượng, người chiến sĩ cộng sản Phan Đăng Lưu trở nên thật gần gũi.
Bị địch bắt và giam tại nhà tù Buôn Ma Thuột (1929-1936), Phan Đăng Lưu cùng các đồng chí của mình
vẫn thể hiện khí tiết của người cộng sản trung kiên, nguyện xả thân vì lý tưởng cách mạng.
vẫn thể hiện khí tiết của người cộng sản trung kiên, nguyện xả thân vì lý tưởng cách mạng.
Ra tù, ông tiếp tục đấu tranh nghị trường, báo chí, văn hóa, tư tưởng ở Huế (1936-1939) và vào Nam Kỳ chỉ đạo quá trình chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.
Nắm được vai trò của Phan Đăng Lưu đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, lực lượng mật thám và tay sai của Pháp tìm đủ mọi cách để có thể bắt ông một lần nữa.
Kết thúc vở diễn là hình ảnh cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra trong khí thế cách mạng sục sôi của quần chúng.
Phan Đăng Lưu cùng nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú bị bắt và ngã xuống trước hừng đông của độc lập, tự do.
Phan Đăng Lưu cùng nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú bị bắt và ngã xuống trước hừng đông của độc lập, tự do.
Để làm tăng tính mới mẻ trên sân khấu, “Hừng đông” có sự kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật trong vở diễn.
“Hừng đông” sẽ ra mắt công chúng Thủ đô trong 3 đêm diễn (7, 8, 9/1/2016) tại Rạp Hồng Hà, Hà Nội. Sau đó, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ giới thiệu vở diễn này trong chương trình “Sân khấu truyền hình” để phục vụ khán giả cả nước.
Kim Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.