Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa-học-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

12/11/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Trở lại phòng số 4, không dám chạm tay vào thùng thư ngày trước

Cả một thời gian dài, tới hơn mười năm, gắn với con số 4.

Rất nhiều với số ấy. Ngay số phòng ở hay số nhà ở, thì cứ quay đi quay lại với 4, là 314, rồi 524, rồi lại 204,... 

Phòng 204 là lưu luyến nhất. Ở được tới hơn 4 năm. Nên phải thay hợp đồng tới vài ba lượt, trong đó có một lần thì đổi cả công ty quản lí (người ta sang nhượng quyền đại lí cho nhau).

18/10/2016

Một chút phân tâm, trước cảnh sắc cũ đúng 10 năm trước

Hóa ra là ở thời điểm đó, một đàn em (đã kể ở entry hôm trước) cũng đã có mặt ở đó. Mình hoàn toàn không để ý tới cho tới khi đàn em gửi cho ảnh 10 năm về trước.

Tháng 10 năm 2006.

Lúc ấy đang bị phân tâm một chút. Và bây giờ, cũng vậy vì xem lại ảnh lúc ấy. 

27/05/2016

Shirakawa Shizuka (1910-2006) : nhà Hán học trứ danh của Nhật Bản

Mình đọc Shirakawa một cách tò mò bắt đầu từ một thư viện cấp quận ở Đông Kinh. Ở đó, gần như có đủ các ấn phẩm của Shirakawa, mà, có ít gì đâu, tới cả trăm cuốn. Tò mò là vì, liếc thấy một anh chàng như nhân viên công sở tranh thủ vào đọc sách về Giáp Cốt Văn do Shirakawa viết ! Hơi khó hiểu với cảnh tượng đó.

Sở dĩ biết tiếng Shirakawa (chữ Hán là Bạch Xuyên), là bởi, hồi những năm đầu thập niên 1990 đã đọc những sách về Giáp Cốt Văn của nhóm Ngô Hạo Khôn - Phan Du (Trung Quốc), mà luôn thấy họ nhắc đến Bạch Xuyên ở Nhật Bản.

05/05/2016

Một công việc của chúng tôi ngày trước

Anh C. đã nhập quốc tịch Nhật từ lâu, mang họ của bà xã, mà là cùng họ với Murakami. 

Lúc chúng tôi mới chân ướt chân ráo đến Đông Kinh, anh hay chỉ dẫn phát âm và ngữ pháp tiếng Nhật. Anh kể: hồi ấy (giữa thập niên 1970), lẽ anh đi Đài Loan học, nhưng thế nào, lại đến Nhật. Lúc mới đến, tiếng hầu như bằng không. Các đàn anh lớp trước như cụ M., cụ Th., là thầy giáo kèm học tiếng miễn phí.

Các anh ấy đều đi từ Sài Gòn. Và trước năm 1975. 

21/03/2016

Đại học Việt - Nhật : Hiệu trưởng đầu tiên Furuta Moto

Về đại học này, ở thời điểm tháng 3 năm 2016, đã điểm tin ở đây.

Furuta là một học giả đồng thời là một chính khách có tiếng ở Nhật Bản. 

Về phương diện học giả, ông đặt rất nhiều kì vọng vào Đổi Mới của Việt Nam, là một trong những lí luận gia quan trọng về Đổi Mới ở Nhật Bản (điều này, đã từng được tôi chỉ nhanh ở đây).

Về phương diện chính khách, thì ông từng là nhân vật cỡ bự trong Đảng Cộng sản Nhật Bản.

05/12/2015

Những người gieo hạt : Ông già mê câu cá từng làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Những người gieo hạt, là tôi lấy ý tưởng từ logo của nhà xuất bản Iwanami - một nhà xuất bản có thiên hướng xã hội chủ nghĩa ở Nhật Bản.

Từ hôm nay, blog sẽ mở một chuyên mục mới như vậy. Viết dần dần.

Đầu tiên, mượn ý tưởng ấy để nói về một ông già mê câu cá trong ngành dân tộc học và văn hóa dân gian Nhật Bản. Ông là chuyên gia về cá. Đúng hơn là "chuyên gia nghiên cứu về cá". 

Ông cũng đồng thời là một nhà kinh tế, và từng giữ các chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Bộ trường Tài chính Nhật Bản trong một thời gian dài.

06/10/2015

người Nhật thứ 24 nhận Nobel: Gs Kajita, và dự đoán của ông thầy từ 13 năm trước

Vừa vui với người thứ 23 (ở đây), thì liền có ngay người thứ 24.

Đến thời điểm hiện tại, đã có hai người Nhật nhận Nobel 2015. Người thứ 23 thì ở một đại học không mấy tên tuổi, còn người thứ 24 thì không ở đâu xa lạ mà chính là Đại học Tokyo.

Đây là 2 năm liên tiếp Nhật Bản giành Nobel Vật lí. Năm ngoái là mấy vị liên quan đến đèn LED (và xem thêm ở đây, ở đây, ở đây).

Giải Nobel năm nay dành cho Gs Kajita thì đã được báo trước tới 13 năm, tức vào năm 2002. Khi đó, thầy của Kajita là Gs Kobashi nhận Nobel Vật lí 2002. Kobashi đã nói khi nhận giải: sắp tới, là đến lượt các đệ tử của tôi nhận Nobel, riêng đội của tôi, nếu đi đúng hướng sẽ nhận đủ 3 Nobel.

nguời Nhật thứ 23 nhận Nobel : Gs Omura, và liên quan đến cây thanh thảo

Về cây thanh thảo (cũng gọi là cây thanh hao, hay thanh hao hoa vàng), lần truớc đã nói về việc trồng nó của bà con tỉnh Vĩnh Phúc mà bị dính quả đắng với thương lái Trung Quốc (xem lại ở đâyở đây).

Bây giờ là về Nobel 2015 liên quan đến cây thanh thảo này.

01/10/2015

Báo tường SGRA (1) : Japan Studies in East Asia as Method (Bai Zhili)

SGRA là viết tắt của "Sekiguchi Global Research Association" - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Tokyo. SGRA hội tụ các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) vốn đã hay đang là lưu học sinh Nhật Bản ở chương trình tiến sĩ mà đã hay đang nhận học bổng Atsumi. Cụ thể hơn, có thể xem tại trang chủ của SGRA, tại đây.