Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/08/2014

Trước quốc khánh, một bản sao sách của Trần Dân Tiên, và một bản dịch tiếng Việt, vừa được hiến tặng

Tin đó, hình như không thấy trên website của Bảo tàng Hồ Chí Minh (phải nhờ Mr. Khoằm kiểm tra thêm một lần nữa cho chắc). Nhưng thấy ở các báo khác, và nhóm báo chí địa phương (ở đây, là lấy từ tờ Cao Bằng về lưu ở dưới).

Đại ý là, trong lễ đón nhận hiện vật thường niên vừa diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thì một tài liệu liên quan đến Trần Dân Tiên đã được ai đó tặng cho Bảo tàng. Gồm:

(1). Bảo sao của cuốn Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản ở Trung Quốc năm 1949.

(2). Bản dịch cuốn trên ra tiếng Việt.

Hiện chưa rõ người hiến tặng tư liệu, đặc biệt là người tặng cả bản dịch tiếng Việt nữa. Không biết là bản dịch cũ hay bản dịch mới nữa.

Ở Việt Nam, đọc nguyên bản cuốn đó rồi viết một cách bình dị và quan phương trên tài liệu chính thức, cho đến thời điểm hiện tại, hình như mới có cụ Phan Văn Các


Có không ít người có nguyên bản cuốn đó, nhưng viết ra thành văn bản và công bố chính thức, thì tựa như mới chỉ có cụ Phan thôi. Mà thời điểm cụ viết cũng đã muộn, là vào đầu thập niên 1990.


Từ đây trở xuống là lưu tư liệu.


---

LƯU TƯ LIỆU


1. Tin của Cao Bằng điện tử (cuối ghi là theo QĐND)

Tiếp nhận thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ năm 21/08/2014 16:00

Sáng 21/8 tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức tiếp nhận thêm nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các tổ chức, cá nhân trao tặng.
    Tại buổi tiếp nhận, bà Nguyễn Thúy Đức, quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: Từ tháng 8-2013 đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sưu tầm được 25 tài liệu, ảnh, hiện vật gốc liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh; sưu tầm, tiếp nhận và sao từ gốc hơn 1.000 file tư liệu, hình ảnh, ghi hình, ghi hồi ký của hơn 20 nhân chứng về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về lịch sử Việt Nam trong Thế kỷ XX, về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng và phát triển.
    Theo bà Nguyễn Thúy Đức, trong số các hiện vật, tài liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận có một số tài liệu, hiện vật tiêu biểu. Đó là cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc" xuất bản lần đầu vào năm 1948 do ông Nguyễn Hữu Duyện, nguyên Phó chủ tịch UBND Thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) trao tặng. Ông Nguyễn Hữu Duyện đã vinh dự được gặp Bác Hồ khi Người về thăm Vĩnh Phúc năm 1963. Ông Nguyễn Sinh Tuấn (82 tuổi), người đại diện dòng họ Nguyễn Sinh (làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) tặng Bảo tàng giấy mời tham dự lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hành ngày 9-9-1969; bản scan màu các tài liệu "Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tướng Trần Tu Hòa ngày 19-12-1945"; bản sao tài liệu "Hồ Chí Minh truyện" của tác giả Trần Dân Tiên xuất bản năm 1949 bằng chữ Hán kèm theo bản dịch tiếng Việt...
    Ngoài ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở rộng nội dung sưu tầm, đã sưu tầm và tiếp nhận gần 100 bức ảnh về hoạt động của Đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam tại Hội nghị Paris từ năm 1968 đến năm 1973. Bảo tàng cũng nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, hiện vật tiêu biểu của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội từng được làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Lê Đức Anh và các đồng chí lão thành cách mạng khác. Không chỉ vậy, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn phối hợp với các cơ quan trong nước, quốc tế sưu tầm, sao chụp, tiếp nhận nhiều tư liệu hiện vật quý. Trong đó, phải kể đến phiên bản, ảnh chụp mộc bản khắc - ghi lại những thông tin xác thực về con đường khoa cử của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; các trang tài liệu, bản thảo và ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ Việt Nam- Pháp; bản sao sưu tập 19 bức ảnh tư liệu về hoạt động của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong đó có 7 bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh do gia đình ông Petr Aleshin-nguyên phóng viên Đài Phát thanh Liên bang Xô Viết tại Liên bang Nga gửi tặng.


    Bà Nguyễn Thúy Đức, quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận tư liệu, hiện vật do các nhân chứng trao tặng.
    Bảo tàng cũng đã tổ chức ghi hình và lời kể của hơn 20 nhân chứng từng gặp gỡ, tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc cung cấp hồi ức của những người thân trong gia đình Hồ Chí Minh, như: Lời kể của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Ngoại Giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về những lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh; lời kể của ông Trần Việt Phương, nguyên Thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về mối quan hệ đặc biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, những kỷ niệm của ông với Bác Hồ và những nghiên cứu của ông về Người...
    Tại lễ tiếp nhận còn có hơn 60 các cụ, các bác là nhân chứng đã từng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Các cụ đã chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm của mình khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh đầy xúc động. Bà Nguyễn Thị Thạc (77 tuổi, Nam Định), nguyên Anh hùng Lao động ngành dệt may chia sẻ: “Tôi rất vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần và không thể nào quên được hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại gần gũi, thương yêu nhân dân. Khi Bác qua đời, tôi là một trong bốn Anh hùng Lao động Việt Nam lúc bấy giờ được túc trực bên linh cữu của Người”.
    Kết thúc buổi lễ, bà Nguyễn Thúy Đức, quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đã bày tỏ mong muốn tiếp tục được đón nhận những hiện vật, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ các tổ chức, cá nhân để góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu của Bảo tàng, phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đáp ứng công tác nghiên cứu, trưng bày, tuyên truyền về Người.
    Theo QĐND




    "
    21/08/2014 14:30


    Tiếp nhận thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh


    QĐND Online - Sáng 21-8 tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức tiếp nhận thêm nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các tổ chức, cá nhân trao tặng...






    QĐND Online - Sáng 21-8 tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức tiếp nhận thêm nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các tổ chức, cá nhân trao tặng.
    Tại buổi tiếp nhận, bà Nguyễn Thúy Đức, quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết: Từ tháng 8-2013 đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sưu tầm được 25 tài liệu, ảnh, hiện vật gốc liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh; sưu tầm, tiếp nhận và sao từ gốc hơn 1.000 file tư liệu, hình ảnh, ghi hình, ghi hồi ký của hơn 20 nhân chứng về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về lịch sử Việt Nam trong Thế kỷ XX, về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng và phát triển.
    Tiếp nhận thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Quang cảnh lễ tiếp nhận.
    Theo bà Nguyễn Thúy Đức, trong số các hiện vật, tài liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận có một số tài liệu, hiện vật tiêu biểu. Đó là cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc" xuất bản lần đầu vào năm 1948 do ông Nguyễn Hữu Duyện, nguyên Phó chủ tịch UBND Thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) trao tặng. Ông Nguyễn Hữu Duyện đã vinh dự được gặp Bác Hồ khi Người về thăm Vĩnh Phúc năm 1963. Ông Nguyễn Sinh Tuấn (82 tuổi), người đại diện dòng họ Nguyễn Sinh (làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) tặng Bảo tàng giấy mời tham dự lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hành ngày 9-9-1969; bản scan màu các tài liệu "Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tướng Trần Tu Hòa ngày 19-12-1945"; bản sao tài liệu "Hồ Chí Minh truyện" của tác giả Trần Dân Tiên xuất bản năm 1949 bằng chữ Hán kèm theo bản dịch tiếng Việt...
    Ngoài ra, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở rộng nội dung sưu tầm, đã sưu tầm và tiếp nhận gần 100 bức ảnh về hoạt động của Đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam tại Hội nghị Paris từ năm 1968 đến năm 1973. Bảo tàng cũng nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, hiện vật tiêu biểu của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội từng được làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Lê Đức Anh và các đồng chí lão thành cách mạng khác. Không chỉ vậy, Bảo tàng Hồ Chí Minh còn phối hợp với các cơ quan trong nước, quốc tế sưu tầm, sao chụp, tiếp nhận nhiều tư liệu hiện vật quý. Trong đó, phải kể đến phiên bản, ảnh chụp mộc bản khắc - ghi lại những thông tin xác thực về con đường khoa cử của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; các trang tài liệu, bản thảo và ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ Việt Nam- Pháp; bản sao sưu tập 19 bức ảnh tư liệu về hoạt động của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong đó có 7 bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh do gia đình ông Petr Aleshin-nguyên phóng viên Đài Phát thanh Liên bang Xô Viết tại Liên bang Nga gửi tặng.
    Tiếp nhận thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Bà Nguyễn Thúy Đức, quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận tư liệu, hiện vật do các nhân chứng trao tặng.
    Bảo tàng cũng đã tổ chức ghi hình và lời kể của hơn 20 nhân chứng từng gặp gỡ, tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc cung cấp hồi ức của những người thân trong gia đình Hồ Chí Minh, như: Lời kể của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Ngoại Giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về những lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh; lời kể của ông Trần Việt Phương, nguyên Thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về mối quan hệ đặc biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, những kỷ niệm của ông với Bác Hồ và những nghiên cứu của ông về Người...
    Tại lễ tiếp nhận còn có hơn 60 các cụ, các bác là nhân chứng đã từng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời. Các cụ đã chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm của mình khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh đầy xúc động. Bà Nguyễn Thị Thạc (77 tuổi, Nam Định), nguyên Anh hùng Lao động ngành dệt may chia sẻ: “Tôi rất vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần và không thể nào quên được hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại gần gũi, thương yêu nhân dân. Khi Bác qua đời, tôi là một trong bốn Anh hùng Lao động Việt Nam lúc bấy giờ được túc trực bên linh cữu của Người”.
    Tiếp nhận thêm nhiều tư liệu, hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Bà Nguyễn Thị Thạc, nguyên Anh hùng Lao động ngành dệt may chia sẻ về những kỷ niệm khi được gặp Bác Hồ.
    Kết thúc buổi lễ, bà Nguyễn Thúy Đức, quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh đã bày tỏ mong muốn tiếp tục được đón nhận những hiện vật, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ các tổ chức, cá nhân để góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu của Bảo tàng, phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đáp ứng công tác nghiên cứu, trưng bày, tuyên truyền về Người.

    Tin, ảnh: THẮNG-THÚY
    "
    https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc-su-kien/tiep-nhan-them-nhieu-tu-lieu-hien-vat-quy-ve-chu-tich-ho-chi-minh-326115






    2. Tin của TTXVN

    THANH GIANG (TTXVN/VIETNAM+) 

    Tiếp nhận thêm nhiều tư liệu và hiện vật quý về Bác Hồ

    Ngày 21/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiếp nhận thêm nhiều tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các tổ chức, cá nhân trao tặng.

    Là hoạt động thường niên của Bảo tàng vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, các tư liệu, hiện vật mới góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu của Bảo tàng, phát huy di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đáp ứng công tác nghiên cứu, trưng bày, tuyên truyền về Người.

    Trong số các hiện vật, tài liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận, có thể kể đến một số tài liệu, hiện vật tiêu biểu. Đó là cuốn sách ''Sửa đổi lối làm việc'' xuất bản lần đầu vào năm 1948 do ông Nguyễn Hữu Duyện (nguyên lãnh đạo huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) trao tặng. Ông Nguyễn Hữu Duyện đã vinh dự được gặp Bác Hồ khi Người về thăm Vĩnh Phúc năm 1963, cuốn sách đã được ông gìn giữ trân trọng trong gần 60 năm qua.

    Ông Nguyễn Sinh Tuấn, 82 tuổi, là người đại diện của dòng họ Nguyễn Sinh làng Sen (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) tặng Bảo tàng giấy mời tham dự lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hành ngày 9/9/1969.

    Ngoài ra còn có bản chụp các tài liệu "Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tướng Trần Tu Hòa ngày 19/12/1945", bản sao tài liệu "Hồ Chí Minh truyện" của tác giả Trần Dân Tiên xuất bản năm 1949 bằng chữ Hán kèm theo bản dịch tiếng Việt...

    Bà Nguyễn Thúy Đức, quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, cho biết từ tháng 8/2013 đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sưu tầm được 25 tài liệu, ảnh, hiện vật gốc liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp nhận và sao từ gốc hơn 1.000 file tư liệu, hình ảnh, ghi hình, ghi hồi kí của hơn 20 nhân chứng về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ, mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng và phát triển.

    Thời gian qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã mở rộng nội dung sưu tầm, đã sưu tầm và tiếp nhận gần 100 bức ảnh về hoạt động của Đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tại Hội nghị Paris từ năm 1968 đến năm 1973.

    Ngoài ra Bảo tàng cũng nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu, hiện vật tiêu biểu của một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch nước Lê Đức Anh...

    Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng phối hợp với nhiều cơ quan trong nước, quốc tế sưu tầm, sao chụp nhiều tư liệu hiện vật quý. Trong đó có ảnh chụp mộc bản khắc ghi lại thông tin về con đường khoa cử của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; tài liệu, bản thảo và ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ Việt Nam-Pháp; bản sao 19 bức ảnh tư liệu về hoạt động của một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trong đó có bảy bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh do gia đình ông Petr Aleshin, nguyên phóng viên Đài Phát thanh Liên bang Xô Viết tại Liên bang Nga gửi tặng./.


    3.


    Sáng ngày 21/8/2014, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật và gặp mặt cộng tác viên năm 2013 - 2014.
    Từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sưu tầm và tiếp nhận được 25 tài liệu, ảnh, hiện vật gốc và  sao từ gốc hơn 1000 file tư liệu, hình ảnh liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về  cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, từ các trung tâm lưu trữ, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước, như:
    - Sách “Sửa đổi lối làm việc” xuất bản lần đầu tiên năm 1948 do ông Nguyễn Hữu Duyện, nguyên Phó Chủ tịch Thị trấn Tam Đảo, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Vĩnh Phúc năm 1963 tặng;
    - Những bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với bộ đội Phòng Không - Không quân do Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân tặng;
    - Giấy mời dự Lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Sinh Tuấn, đại diện nhánh I, chi II dòng họ Nguyễn Sinh, làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An tham dự ngày 9/9/1969 cất giữ và nay tặng lại Bảo tàng; 
     Sưu tập ảnh gốc chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lớp lưu học sinh tại Trường Thiếu nhi Việt Nam ở Matscơva trong những lần Người thăm Liên Xô từ năm 1955 đến 1957;
     - Một số hình ảnh về hoạt động in và phát hành  báo Cứu Quốc trong kháng chiến chống thực dân Pháp có khẩu hiệu rất quen thuộc lúc đó “ Ủng hộ Chính phủ Kháng chiến Hồ Chí Minh” do ông Nguyễn Văn Hùng, con trai Cụ Nguyễn Văn Hải, người có nhiều năm trực tiếp phụ trách hậu cần và mạng lưới phát hành báo Cứu Quốc thời kỳ 1946-1951 tặng v..v.
    Bảo tàng cũng đã tiếp nhận nhiều cuốn sách của các tác giả, các nhà xuất bản tặng, như sách nhiều tập “Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ - văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” do Hội Nhà Văn phát hành; Sách “ Hồ Chí Minh từ hoạt động thực tiễn đến tư duy lý luận” do PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch Sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gai Hồ Chí Minh), người đã 3 lần được gặp Bác Hồ, biên soạn và trao tặng; những cuốn sách viết về GS Trần Đại Nghĩa, kỹ sư Võ Quý Huân cùng với các bản sao hình ảnh, tư liệu và một số bài hồi ức mà các nhân sĩ này viết về Bác do gia đình hiến tặng. 
    Được sự giúp đỡ của các cơ quan lưu trữ, các tổ chức trong và ngoài nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiếp nhận bản sao nhiều tài liệu, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên trong gia đình, như:
    - Phối hợp với Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, sưu tầm được 8 phim âm bản và 4 bản sao ảnh về chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vĩnh Phúc vào các năm 1958 và 1963 do cụ Phan Đinh, 81 tuổi, nguyên cán bộ Văn phòng Tỉnh Ủy Vĩnh Phúc đã chụp, lưu giữ và  tặng lại.
     - Tiếp nhận phiên bản và ảnh Mộc bản khắc về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Trung tâm Lưu trữ IV - Cục Văn thư Lữu trữ Nhà nước tặng.
    - Tiếp nhận được bản sao sưu tập ảnh tư liệu về hoạt động của một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó có nhiều ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đất nước của Lênin do con gái ông Peter Aleshin- nguyên phóng viên Đài Phát thanh Liên bang Xô Viết, hiện sống tại Liên bang Nga gửi tặng.
    - Sao chụp được nhiều file tài liệu bản thảo, ảnh về Nguyễn Ái Quốc,  về các tổ chức cách mạng của người Việt Nam tại Pháp trước năm 1945… từ Thư viện và Lưu trữ Quốc gia Pari và một số cơ quan lưu trữ khác ở Pháp…
    Để đáp ứng công tác nghiên cứu, trưng bày và tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong năm vừa qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và mở rộng sưu tầm những tài liệu hiện vật tiêu biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và một số đồng chí lão thành cách mạng khác đã từng được làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Trong năm 2013-2014, Bảo tàng cũng đã tổ chức ghi hình, ghi lời kể của hơn 20  nhân chứng từng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc cung cấp hồi ức của những người thân trong gia đình về Hồ Chí Minh, như: lời kể của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Ngoại Giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời  Cộng hòa  Miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về những lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, về mối quan hệ giữa Cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc  thời kỳ ở Pháp; Lời kể của ông Hoàng Phát Hiền đã vinh dự được  nhiều lần cắt tóc và phục vụ Bác Hồ từ khi ở Việt Bắc, đồng thời là người được trực tiếp tham gia chọn chỗ ở và làm việc cho Bác  khi Người về tiếp quản thủ đô năm 1954; Lời kể của ông Trần Việt Phương, nguyên Thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng kể về mối quan hệ đặc biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, những kỷ niệm của ông với Bác Hồ và những nghiên cứu của ông về Người; Lời kể PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, về những lần được gặp Bác, đặc biệt tấm gương đạo đức trong sáng, vĩ đại của Bác đã có rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu của ông sau này; Lời kể của ông Nguyễn Văn Hùng, là con cụ Nguyễn Văn Hải -  nguyên lão thành cách mạng, từng phụ trách hậu cần và phát hành Báo Cứu Quốc giai đoạn 1946 - 1951 kể về công trình nghiên cứu, biên soạn của cụ Nguyễn Văn Hải về Báo Cứu Quốc trong đó có việc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Báo Cứu Quốc v..v.
    Tại lễ tiếp nhận, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và trao thư cảm ơn tới các cộng tác viên, các cá nhân, các cơ quan trong và ngoài nước đã trao tặng, cộng tác sưu tầm nhiều tài liệu và hiện vật có giá trị về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
     Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thúy Đức, Quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước nhằm sưu tầm được ngày càng nhiều hơn các tài liệu, hiện vật về Bác Hồ kính yêu, góp phần cho công tác nghiên cứu, trưng bày, phát huy tác dụng của Bảo tàng. 

    Số lượt đọc:8850  - Cập nhật lần cuối: 23/08/2014 08:40:52

    http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/487/ArticleId/9312/PreTabId/503/Default.aspx




    ---







    Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)



    10 nhận xét:

    1. Của bác đây ạ: http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/487/ArticleId/9312/PreTabId/503/Default.aspx

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Thêm báo Chính phủ đúng ngày cho nó hoành http://cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=10005&cn_id=670352

        Xóa
      2. Khoằm thân mến, nhưng bài trên Bảo tàng Hồ Chí Minh thì không nhắc đến Trần Dân Tiên:



        Từ tháng 8/2013 đến tháng 8/2014, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sưu tầm và tiếp nhận được 25 tài liệu, ảnh, hiện vật gốc và sao từ gốc hơn 1000 file tư liệu, hình ảnh liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, từ các trung tâm lưu trữ, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước, như:

        - Sách “Sửa đổi lối làm việc” xuất bản lần đầu tiên năm 1948 do ông Nguyễn Hữu Duyện, nguyên Phó Chủ tịch Thị trấn Tam Đảo, người đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Vĩnh Phúc năm 1963 tặng;

        - Những bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với bộ đội Phòng Không - Không quân do Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân tặng;

        - Giấy mời dự Lễ Truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Sinh Tuấn, đại diện nhánh I, chi II dòng họ Nguyễn Sinh, làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An tham dự ngày 9/9/1969 cất giữ và nay tặng lại Bảo tàng;

        - Sưu tập ảnh gốc chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lớp lưu học sinh tại Trường Thiếu nhi Việt Nam ở Matscơva trong những lần Người thăm Liên Xô từ năm 1955 đến 1957;

        - Một số hình ảnh về hoạt động in và phát hành báo Cứu Quốc trong kháng chiến chống thực dân Pháp có khẩu hiệu rất quen thuộc lúc đó “ Ủng hộ Chính phủ Kháng chiến Hồ Chí Minh” do ông Nguyễn Văn Hùng, con trai Cụ Nguyễn Văn Hải, người có nhiều năm trực tiếp phụ trách hậu cần và mạng lưới phát hành báo Cứu Quốc thời kỳ 1946-1951 tặng v..v.

        Bảo tàng cũng đã tiếp nhận nhiều cuốn sách của các tác giả, các nhà xuất bản tặng, như sách nhiều tập “Hồ Chí Minh với văn nghệ sỹ - văn nghệ sĩ với Hồ Chí Minh” do Hội Nhà Văn phát hành; Sách “ Hồ Chí Minh từ hoạt động thực tiễn đến tư duy lý luận” do PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch Sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gai Hồ Chí Minh), người đã 3 lần được gặp Bác Hồ, biên soạn và trao tặng; những cuốn sách viết về GS Trần Đại Nghĩa, kỹ sư Võ Quý Huân cùng với các bản sao hình ảnh, tư liệu và một số bài hồi ức mà các nhân sĩ này viết về Bác do gia đình hiến tặng.

        Được sự giúp đỡ của các cơ quan lưu trữ, các tổ chức trong và ngoài nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tiếp nhận bản sao nhiều tài liệu, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên trong gia đình, như:

        Xóa
      3. - Phối hợp với Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, sưu tầm được 8 phim âm bản và 4 bản sao ảnh về chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vĩnh Phúc vào các năm 1958 và 1963 do cụ Phan Đinh, 81 tuổi, nguyên cán bộ Văn phòng Tỉnh Ủy Vĩnh Phúc đã chụp, lưu giữ và tặng lại.

        - Tiếp nhận phiên bản và ảnh Mộc bản khắc về Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, do Trung tâm Lưu trữ IV - Cục Văn thư Lữu trữ Nhà nước tặng.

        - Tiếp nhận được bản sao sưu tập ảnh tư liệu về hoạt động của một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong đó có nhiều ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đất nước của Lênin do con gái ông Peter Aleshin- nguyên phóng viên Đài Phát thanh Liên bang Xô Viết, hiện sống tại Liên bang Nga gửi tặng.

        - Sao chụp được nhiều file tài liệu bản thảo, ảnh về Nguyễn Ái Quốc, về các tổ chức cách mạng của người Việt Nam tại Pháp trước năm 1945… từ Thư viện và Lưu trữ Quốc gia Pari và một số cơ quan lưu trữ khác ở Pháp…

        Để đáp ứng công tác nghiên cứu, trưng bày và tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong năm vừa qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và mở rộng sưu tầm những tài liệu hiện vật tiêu biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và một số đồng chí lão thành cách mạng khác đã từng được làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Trong năm 2013-2014, Bảo tàng cũng đã tổ chức ghi hình, ghi lời kể của hơn 20 nhân chứng từng được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc cung cấp hồi ức của những người thân trong gia đình về Hồ Chí Minh, như: lời kể của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Bộ trưởng Ngoại Giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về những lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, về mối quan hệ giữa Cụ Phan và Nguyễn Ái Quốc thời kỳ ở Pháp; Lời kể của ông Hoàng Phát Hiền đã vinh dự được nhiều lần cắt tóc và phục vụ Bác Hồ từ khi ở Việt Bắc, đồng thời là người được trực tiếp tham gia chọn chỗ ở và làm việc cho Bác khi Người về tiếp quản thủ đô năm 1954; Lời kể của ông Trần Việt Phương, nguyên Thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng kể về mối quan hệ đặc biệt giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, những kỷ niệm của ông với Bác Hồ và những nghiên cứu của ông về Người; Lời kể PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, về những lần được gặp Bác, đặc biệt tấm gương đạo đức trong sáng, vĩ đại của Bác đã có rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu của ông sau này; Lời kể của ông Nguyễn Văn Hùng, là con cụ Nguyễn Văn Hải - nguyên lão thành cách mạng, từng phụ trách hậu cần và phát hành Báo Cứu Quốc giai đoạn 1946 - 1951 kể về công trình nghiên cứu, biên soạn của cụ Nguyễn Văn Hải về Báo Cứu Quốc trong đó có việc Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Báo Cứu Quốc v..v.

        Tại lễ tiếp nhận, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã gặp gỡ và trao thư cảm ơn tới các cộng tác viên, các cá nhân, các cơ quan trong và ngoài nước đã trao tặng, cộng tác sưu tầm nhiều tài liệu và hiện vật có giá trị về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thúy Đức, Quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước nhằm sưu tầm được ngày càng nhiều hơn các tài liệu, hiện vật về Bác Hồ kính yêu, góp phần cho công tác nghiên cứu, trưng bày, phát huy tác dụng của Bảo tàng.

        Số lượt đọc:270 - Cập nhật lần cuối: 23/08/2014 08:40:52

        Xóa
      4. Nguyên đầu đề bài của Bào tàng là:
        LỄ TIẾP NHẬN TÀI LIỆU, HIỆN VẬT VÀ GẶP MẶT CỘNG TÁC VIÊN NĂM 2013 – 2014

        Sáng ngày 21/8/2014, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật và gặp mặt cộng tác viên năm 2013 - 2014.



        Ta không tìm thấy ghi chú về Trần Dân Tiên.

        Xóa
      5. Có lẽ giống như sách của Tran Dan Tien và sách của Trần Dân Tiên bác ạ.

        Xóa
      6. Bác có để ý thời gian "Cập nhật lần cuối" không?

        Xóa
      7. Ok, có lẽ hiểu ra được Khoằm à. Cái cập nhật lần cuối ấy là có nghĩa rồi ! Đều muộn hơn các nơi khác khoảng 2 ngày !

        Xóa
      8. Nhưng hay là Báo điện tư ĐCS thì có viết rõ rồi (cũng là sớm hơn Bảo tàng 2 ngày), theo đường link mà Khoằm chỉ cho:
        http://cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=10005&cn_id=670352
        Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều tài liệu, hiện vật mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh
        13:30 | 21/08/2014

        (ĐCSVN) - Ngày 21/8 tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức tiếp nhận thêm nhiều tài liệu, hiện vật mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp gỡ các cộng tác viên năm 2013 – 2014.

        Trong khối tài liệu, hiện vật được bảo tàng tiếp nhận có một số tài liệu, hiện vật tiêu biểu như: Sách "Sửa đổi lối làm việc" xuất bản lần đầu tiên năm 1948 do ông Nguyễn Hữu Duyện, người được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Vĩnh Phúc năm 1963 tặng; những bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với bộ đội Phòng không - Không quân do Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân tặng; Giấy mời dự Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Sinh Tuấn, đại diện nhánh I, chi II dòng họ Nguyễn Sinh, làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An tặng; Bản scan màu các tài liệu "Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tướng Trần Tu Hoà ngày 19/12/1945"; Bản sao tài liệu "Hồ Chí Minh truyện" của tác giả Trần Dân Tiên xuất bản năm 1949 bằng chữ Hán kèm theo bản dịch tiếng Việt

        >>> Ở đây, rõ ràng thấy TRAN DAN TIEN rồi !

        Xóa

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.