Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo-dục-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn giáo-dục-Nhật-Bản. Hiển thị tất cả bài đăng

13/02/2017

Trường Trung học Phổ thông ở Nhật Bản : Cầu nguyện an toàn trước khi đi dã ngoại

Trường quê chuẩn bị cho học sinh đi dã ngoại ở trong nước và nước ngoài.

Từ ngày 16/2/2017, học sinh và giáo viên sẽ xuất phát.

Bởi vậy, hôm nay (13/2), nhà trường tổ chức cầu nguyện an toàn theo nghi thức thần đạo trong khuôn viên trường.

10/12/2016

Nhớ một thời ở khu Hông-gô, với khoa Nông nghiệp trường Đại học Tokyo

Đọc thông tin thấy "vụ phó 26 tuổi" Vũ Minh Hoàng (sinh năm 1990) đang học ở khoa Nông nghiệp trường Đại học Tokyo.

Nguyên văn, Hoàng cho biết: "Mình đang làm nghiên cứu sinh ngành Kinh tế, khoa Nông nghiệp và Khoa học Đời sống tại Đại học Tokyo (Nhật Bản)".

Khoa Nông nghiệp của Todai !

18/11/2016

Niềm vui sau khi rời văn phòng khoa, là đọc comment của học trò

Điểm thú vị là tờ giấy ghi comment của học trò cấp đại học sẽ được phát trước mỗi giờ học, và nhận lại khi kết thúc. Thường thì phải qua văn phòng khoa trước giờ lên lớp, nhận một số văn bản giấy tờ, trong đó có tập giấy dành ghi bình luận của học trò. Khi vào lớp, sẽ chuyển cho một em nào đó ở bàn đầu, để các em luân chuyển phát cho nhau, mỗi người một phiếu.

Mình học tập ông thầy, thích "làm" học sinh phải học cho ra học, nên thường là đặt tiết đầu tiên trong ngày (bắt đầu từ 9 h sáng, nên phải ra khỏi nhà lúc 7 h, đi tàu thật chuẩn giờ thì mới kịp).

12/11/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Trở lại phòng số 4, không dám chạm tay vào thùng thư ngày trước

Cả một thời gian dài, tới hơn mười năm, gắn với con số 4.

Rất nhiều với số ấy. Ngay số phòng ở hay số nhà ở, thì cứ quay đi quay lại với 4, là 314, rồi 524, rồi lại 204,... 

Phòng 204 là lưu luyến nhất. Ở được tới hơn 4 năm. Nên phải thay hợp đồng tới vài ba lượt, trong đó có một lần thì đổi cả công ty quản lí (người ta sang nhượng quyền đại lí cho nhau).

18/10/2016

Một chút phân tâm, trước cảnh sắc cũ đúng 10 năm trước

Hóa ra là ở thời điểm đó, một đàn em (đã kể ở entry hôm trước) cũng đã có mặt ở đó. Mình hoàn toàn không để ý tới cho tới khi đàn em gửi cho ảnh 10 năm về trước.

Tháng 10 năm 2006.

Lúc ấy đang bị phân tâm một chút. Và bây giờ, cũng vậy vì xem lại ảnh lúc ấy. 

30/06/2016

Báo tường SGRA : Li He-Shu --- Recognition of History toward Japan in Taiwan

Tạp văn của Lí - một đàn em người Đài Loan ở Sgra.

Từ kinh nghiệm của bản thân và gia đình, Lí đưa tiêu đề Nhận thức lịch sử về Nhật Bản của người Đài Loan.

10/05/2016

Sự khác biệt trong cách dạy con của Hoàng gia Nhật và "gia đình có điều kiện" Trung Quốc

Giả sử thay "gia đình có điều kiện Việt Nam" vào chỗ "gia đình có điều kiện Trung Quốc" thì có lẽ vẫn đúng.

Nhiều điều muốn nói về Việt Nam, gần đây, tựa như hay được nói tránh đi thành Trung Quốc. Một lối uyển ngữ hóa của báo chí Việt hiện nay.

05/05/2016

Một công việc của chúng tôi ngày trước

Anh C. đã nhập quốc tịch Nhật từ lâu, mang họ của bà xã, mà là cùng họ với Murakami. 

Lúc chúng tôi mới chân ướt chân ráo đến Đông Kinh, anh hay chỉ dẫn phát âm và ngữ pháp tiếng Nhật. Anh kể: hồi ấy (giữa thập niên 1970), lẽ anh đi Đài Loan học, nhưng thế nào, lại đến Nhật. Lúc mới đến, tiếng hầu như bằng không. Các đàn anh lớp trước như cụ M., cụ Th., là thầy giáo kèm học tiếng miễn phí.

Các anh ấy đều đi từ Sài Gòn. Và trước năm 1975. 

21/03/2016

Đại học Việt - Nhật : Hiệu trưởng đầu tiên Furuta Moto

Về đại học này, ở thời điểm tháng 3 năm 2016, đã điểm tin ở đây.

Furuta là một học giả đồng thời là một chính khách có tiếng ở Nhật Bản. 

Về phương diện học giả, ông đặt rất nhiều kì vọng vào Đổi Mới của Việt Nam, là một trong những lí luận gia quan trọng về Đổi Mới ở Nhật Bản (điều này, đã từng được tôi chỉ nhanh ở đây).

Về phương diện chính khách, thì ông từng là nhân vật cỡ bự trong Đảng Cộng sản Nhật Bản.