Mấy hôm trước, tại Hà Giang, tôi đã nói nhanh về vấn đề nếp sống văn minh trong việc tang ở Việt Nam hiện nay. Xem lại ở đây.
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-mười. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đỗ-mười. Hiển thị tất cả bài đăng
18/03/2019
Câu chuyện các vị thần ở làng quê của nhà văn Sơn Tùng : cập nhật với nhà văn Thiên Sơn
Nhà văn Sơn Tùng đã viết từ nhiều năm trước về làng mình cùng các ngôi đền, mà viết trong lời giới thiệu cho một tác phẩm của người cháu họ sinh trưởng cùng ở ngôi làng ấy - là nhà văn Thiên Sơn (tác giả của bộ Đại Gia gần đây).
Chính nhà văn Sơn Tùng là một trong những người có công cứu (thực sự là cứu) và lưu giữ gần hai mươi đạo sắc phong của làng mình. Không có sự kịp thời của Sơn Tùng, thì có thể những tư liệu quí giá ấy đã thành tro bụi, hoặc trở thành đồ trôi nổi trên thị trường cổ vật.
Các ngôi đền trong làng của nhà văn đã bị phá hủy hoàn toàn thời hợp tác xã. Chỉ còn lại số sắc phong đó mà thôi.
Năm 2016, chúng tôi (gồm cả Thiên Sơn và tôi) đã chứng kiến việc quê nhà cử đoàn đại diện ra thỉnh các sắc phong đó từ căn hộ của nhà văn Sơn Tùng về lại quê Diễn Kim - Diễn Châu. Nhà văn và gia đình đã quyết định trao lại cho quê hương.
15/10/2018
Di sản Đỗ Mười (1) - Từ công việc Bí thư Huyện ủy tới Thống đốc Ngân hàng Quốc gia
Đó là trường hợp điều động ông Cao Sĩ Kiêm từ Thái Bình lên nắm giữ Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
04/10/2018
Bây giờ là đúng tháng "Mười": ngẫu nhiên mà như đặt sẵn
Tháng 10 năm 2018.
"Bao giờ cho đến tháng Mười". Bây giờ thì là đúng tháng Mười.
"Bao giờ cho đến tháng Mười". Bây giờ thì là đúng tháng Mười.
Cụ "Đỗ" ra đi vào tháng "Mười", đúng ngày 1 tháng 10. Trùng ngẫu nhiên vào Quốc khánh Trung Hoa (xem lại ở đây).
02/10/2018
Làng Đông Mỹ quê cụ Đỗ Mười : nhà cũ, mộ phần, và cốt tử của "bám dân"
Về lời dạy "bám dân" của nguyên Tổng Bí thư lúc cụ đã 100 tuổi, truyền lại cho cán bộ Việt Minh đương đại, thì đã đi ở đây (tư liệu năm 2015).
Bây giờ, đầu tháng 10 năm 2018, là về nhà cũ ở ngôi làng sinh thành ra cụ. Làng Đông Mỹ ở huyện Thanh Trì. Một ngôi làng bình dị, cách không xa trung tâm thủ đô. Chúng tôi ngày trước từng tới chùa làng và mấy điểm nho nhỏ khác. Hồi xe đạp và dép tổ ong.
Rồi sẽ dần dần là về mộ phần.
Bài học "bám dân" của cụ Đỗ Mười (đăng lại video 2015)
Hồi tháng 8 năm 2015, đã đi entry "Về Cách mạng Tháng Tám : bài học bám dân mà nguyên TBT Đỗ Mười truyền thụ". Đọc ở đây.
Lúc đó, có băng video cuộc nói chuyện giữa cụ Đỗ Mười 100 tuổi và ông Nguyễn Thiện Nhân 62 tuổi. Băng chính thức và âm thanh thực. Nhưng sau đó, băng video đã không còn trên youtube. Nên hôm nay, 2/10/2018, đăng lại từ bản lưu.
Trong băng, cụ bảo cụ sinh năm 1916, chứ không phải 1917. Cụ cũng nói chuyện gì đó về gia đình (không rõ ý lắm).
01/10/2018
Cầu an hồi hướng cho cụ Đỗ Mười (ngày 29/9)
Nghi lễ đã diễn ra vào ngày 29 tháng 9 (tức 20 tháng 8 âm lịch), tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Hà Nội), dưới sự chủ trì của thượng tọa Thích Thanh Quyết.
Chép nguyên từ bên đó về đây.
Bây giờ là 23 h ngày 1/10/2018.
27/09/2018
Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà)
Sau Đổi Mới, có nhiều độc sáng mang tên Việt Nam.
Một trong số đó, là kết nạp Đảng viên trước bàn thờ (đọc lại ở đây - bài báo cũ của phía ngân hàng có thể đã được xóa bỏ, chỉ còn lưu ở blog này).
Một trong số đó, bây giờ đã gọi được tên, là "quốc tang" nhưng biến thành "quốc tang gia táng". Tức là "quốc tang" do nhà nước làm, còn "gia táng" thì chôn vào mộ nhà. Có cả một phong trào như thi đua nhau như vậy.
17/08/2015
Về Cách mạng Tháng Tám : bài học bám dân mà nguyên TBT Đỗ Mười truyền thụ
Việt Minh là "bà đỡ" của Cách mạng Tháng Tám.
Dưới là nguyên băng cuộc nói chuyện giữa cán bộ cao cấp nhất của Việt Minh hiện nay với nguyên TBT Đỗ Mười, vào dịp trước Quốc khánh 2/9 năm 2015.
22/02/2015
Hóa vàng
Một số nhóm Tày Nùng có lễ hóa vàng vào mồng 4 (hôm nay). Không rõ là họ vốn có lễ này hay là học từ người Kinh và người Hoa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)