Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn bên-chén-trà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bên-chén-trà. Hiển thị tất cả bài đăng

04/09/2014

Những ngày Chủ Nhật đáng nhớ trong Tháng Chín : 2/9/1945, và 14/9/1958

Tháng Chín. Tháng Chín mùa thu. Tháng Chín mùa cách mạng. Tháng Chín mùa đến trường. Tháng Chín vàng hoa cúc,....Có những lối nói dạng thành ngữ hiện đại đại khái như vậy trong tiếng Việt.

Tháng Chín còn có 2 cái Chủ Nhật đáng nhớ.

16/04/2014

Vợ nọ bồ kia trong giới chính khách, ở Nhật rất sẵn, điển hình là tân Chủ tịch Tokyo hiện nay

ますぞえ要一
Tân Chủ tịch Tokyo Masuzoe
Hồi trước, lúc ở lâu dài trong thị trấn, tôi hay qua chơi cửa hàng chuyển phát sữa tươi của anh Min (tên quen gọi). Min là fan của một chính khách vốn xuất thân quê anh, lúc ấy đang là Tổng thư kí của Đảng Tự do Dân chủ. Bấy giờ, Tự do Dân chủ đang là đảng cầm quyền.

15/04/2014

Lời tiên tri, như là củ mài : Khi muốn ăn, cứ mài ra sẽ có bữa

Củ mài ở đây là một loại củ mang nghĩa bóng, tức chỉ loại củ mà muốn ăn thì cứ mài ra là có bữa. Mài hết lại đầy trở lại, tựa như cái nồi nấu cơm của Thạch Sanh.

Dĩ nhiên đây mới nói đến hành động mài củ. Còn thực chất củ ra sao, chưa nói đến. Hành động mài củ của con người là bản năng, như để sinh tồn.

28/03/2014

Không thể không bất bình với đội ngũ phát thanh viên, biên tập viên tuột dốc về thanh sắc của đài truyền hình quốc gia có 90 triệu dân

Chương trình thời sự buổi tối của VTV (bắt đầu lúc 19 h) có lẽ là chương trình được người dân Việt Nam xem nhiều nhất. Tôi hầu như chỉ xem VTV mỗi ngày ở chương trình này.

Gần đây (từ khoảng đầu năm 2014), nhiều hiện tượng lạ khó lí giải cho một đài truyền hình quốc gia có tới 90 triệu dân ở chương trình này. Cốt yếu là: nhiều phát thanh viên, biên tập viên kém cả về THANH SẮC được xuất hiện vẻ như bất thường, lại rất thường xuyên. Sự xuất hiện của họ, không thể không làm chúng ta cảm thấy bất bình.

Giọng đọc của khá nhiều biên tập viên xuất hiện gần đây có thể nói là kém. Lối phát âm làm nhức óc người xem truyền hình (người thì nói hụt hơi mất từ, người thì hơi bật mạnh vô lối, cứ ba hay bốn tiếng lại ngắt nhịp một lần). Lẽ nào quốc gia hết sạch người có đủ thanh sắc để có thể trở thành biên tập viên, phát thanh viên của VTV rồi hay sao ?

21/02/2014

Bài thơ của thần linh ban cho ông Nguyễn Văn Hưởng

Đây là một bài giáng bút. Thần truyền ý qua bút, và mở đầu bằng lời gọi rất trìu mến : "Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Văn Hưởng !".

Cái tên được gọi trìu mến ấy nằm trong khung màu đỏ dưới đây (chỉ có cái khung đó là tôi thêm vào, còn toàn bộ là nguyên ý của thần linh):



Ở trên cái khung màu đỏ, thần đã ghi rất rõ mấy chữ quan trọng là: Tứ Nguyễn sinh Văn Hưởng. Dịch ra là: "Ban cho cậu Văn Hưởng họ Nguyễn".

20/02/2014

Chơi chữ : "Trạng chết thì chúa cũng băng hà" (Giáp-Ngọ-A-Rê-Tê chết thì chúa cũng băng hà)

Trạng chết chúa cũng băng hà

Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn


Câu ấy là nằm trong truyện dân gian, do dân gian làm ra và thuộc về dân gian. Cả câu chuyện đã được ông Landes (một người Pháp sống ở Chợ Lớn) sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp từ thập niên 1880. Đó là một trong những bản kể trên giấy trắng mực đen sớm nhất. 

18/10/2013

Bài của nhà báo Lê Phú Khải : Đại tướng Võ Nguyên Giáp như tôi đã biết

Lời dẫn: Đây là lần đầu tiên tôi đọc bài của bác Lê Phú Khải. Bài đã xuất hiện ngay sau ngày Đại tướng từ trần, đăng trên BVN. Mong muốn là kí giả cho thêm một vài tấm ảnh hồi năm 1994 do chính ông chụp.

11/10/2013

Không vội tin lời kể không có bằng chứng của thư kí (viết thêm từ phát hiện của bác Trần Hùng)

Vừa có một phát hiện thú vị của bác Trần Hùng liên quan đến việc Đại tướng được giao nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch hồi giữa thập niên 1980. Phát hiện tuy nhẹ nhàng, nhưng rất trúng.

Cụ thể là, đã có sự khác nhau một trời một vực giữa: một bên là lời kể chay của người thư kí của Đại tướng - ông Đại tá Nguyễn Văn Huyên, và một bên là tư liệu hai năm rõ mười mà bác Trần Hùng trình ra.

Sự kiện chưa cách xa chúng ta mấy, mới chỉ từ năm 1984 thôi, chứ đâu phải là 1944 hay 1934 (1924, vân vân).

09/10/2013

Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối

Khoảng giữa năm 2009, lúc sửa nhà, tôi hay phải ra mua vật liệu ngành nước (ống nhựa Tiền Phong, ống nhựa nhiệt, van nước các cỡ, tê và cút các loại, thoát sàn,...) ở một công ty đóng trên đường Phùng Chí Kiên. Ra nhiều đến độ thành quá quen với giám đốc và kế toán công ty, đôi khi ngồi uống nước và nói chuyện phiếm.

08/10/2013

Duyên nhà Phật: Cát bụi nhẹ bay nơi đảo xa ngân tiếng chuông chùa

Niên đại đúc của đại hồng chung ở Vũng Chùa là 2554 (theo Phật lịch), và 2010 (theo dương lịch). Thí chủ là gia đình bà Đặng Bích Hà ở Hà Nội.


Chú thích ảnh ghi bổ sung (11 h ngày 9/10/2013):  VNN ghi tác giả ảnh là CLC


Thời đại sinh anh hùng, còn anh hùng chưa chắc đã sinh ra thời đại

Đã có vô vàn anh hùng lỗi lạc không sinh ra được thời đại, trở thành những viên gạch lát đường dẫn tới một-thời-đại-được-mở-ra-bởi-những-anh-hùng-kế-tiếp. Những viên gạch lát đường thường bị bỏ quên ngay từ khi người-anh-hùng-mở-ra-thời-đại-mới đang đi trên đó.

24/02/2013

Bên thắng cuộc : Một cuốn trên kệ sách đọc giải trí tranh thủ

Tính không nói gì đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, bởi với tôi, sách ấy không đáng phải mất thì giờ để mà đọc một cách nghiêm túc. 

Hôm qua, trong lúc trà dư tửu hậu những ngày còn chưa nguôi không khí Tết, một bác bạn hỏi ý kiến. Tôi bảo: ở nhà, tôi hay để sách đọc giải trí trong thời gian ở trong toa-lét (có riêng một kệ sách thập cẩm, chỉ với tay lên là lấy được, thi thoảng thay đổi cho khác vị). Hình như, nhiều người cũng có thói quen đơn giản ấy thì phải. Mà bây giờ, ấn bản giấy nhiều khi được thay thế bằng ai-pát, ai-pết, hay pa-sô-công.

Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc một cách tranh thủ trong những lúc như thế. 

---

Những entry liên quan đã đi trên blog này: 
Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1