Vì bận, nên phải viết entry này tranh thủ những lúc rảnh, bắt đầu từ 1/12/2013
Từ góc nhìn của người quan sát, không thể không nói rõ như vậy, ở thời điểm này. Mặc dù trước đó, đã định viết rồi, nhưng chưa đủ tư liệu như bây giờ.
Tái sử dụng ảnh từ entry trước |
Và nói luôn: chúng ta hoàn toàn có thể đặt ra nghi vấn về a). Trình độ giám định hay trình độ học thuật (kĩ thuật, kĩ năng), và b). Tinh thần khoa học, thái độ khoa học của Viện Pháp y Quân đội, mà tiêu biểu là những người đứng đầu như ông Nguyễn Trọng Toàn (tiền nhiệm) và ông Nguyễn Văn Hòa (nay).
1.Từ 8/11, bác Thiên Lý đã sớm đưa ra lời bình rằng: "Thế nhưng tại sao mấy anh “nhân danh khoa học” lại khư khư căn cứ kết quả giám định của Viện Pháp y quân đội, rằng “đây không phải hài cốt của tướng Kiên” để không cho gia đình họ tộc thực hiện hợp táng. Mấy chữ “đây không phải hài cốt của tướng Kiên” là tôi nói ý, chứ còn đọc nguyên văn cái kết luận của Viện Pháp y quân đội, thì phải gọi thẳng đấy là cái kết luận mất con mẹ nó dạy.".
Tức là cái kết luận sau của Viện Pháp y Quân đội:
2. Người kí văn bản trên là ông Đại tá Nguyễn Trọng Toàn (xem các ảnh ở đầu entry này).
Gần đây, trong những diễn biến của dư luận về khả năng tìm hài cốt liệt sĩ (tiêu điểm là Phùng Chí Kiên) của các nhà ngoại cảm, ông Nguyễn Trọng Toàn đã một vài lần đưa thông tin qua phóng viên.
Ở đây có hai sự kiện mang tính nhân quả hay dây chuyền với nhau:
- Tìm thấy hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh (người quê Thái Bình) tại vùng đất Hải Phòng,
- Việc tìm kiếm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên (người quê Nghệ An) tại vùng đất Bắc Cạn.
Nếu không có sự kiện tìm thấy hài cốt Nguyễn Đức Cảnh thì sẽ không có sự kiện đi tìm thủ cấp của tướng Kiên. Tiếng vang của sự kiện trước đã làm dẫn đến sự kiện sau. Rõ ràng nhất, là xem lại thư của Võ Đại tướng (chú ý đến chữ "như" mà cụ đã dùng):
Phần thư trên đã được tóm tắt một cách đường hoàng trên Tạp chí Cộng sản (theo website Tạp chí Cộng Sản, đăng ngày 18/8/2008, được lưu ở đây).
Ngày 19/10/2007 thì Viện Pháp y Quân đội trao và nhận kết quả giám định hài cốt Nguyễn Đức Cảnh (xem ảnh Viện trưởng Nguyễn Đức Toàn chụp chung với Phan Thị Bích Hằng). Thì ngày 18/12/2007, tức chỉ kém một ngày đầy 2 tháng sau đó, Đại tướng đã gửi thư cho các vị lãnh đạo (trong đó, có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng).
3. Qua mục 2, có thể thấy: Việc trao kết quả giám định hài cốt liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh của Viện Pháp y có tính quyết định quan trọng. Việc tổ chức rất hoành tráng lễ giao nhận, như thấy trong ảnh, đã tạo ra một tiếng vang rất lớn cho toàn xã hội. Đại tướng đã biết tin, và tựa như ông rất quan tâm.
Và, đối với ngay Viện Pháp y Quân đội, đó là một thành tích rất lớn, đáng ghi vào sổ vàng lưu niệm. Bởi vậy, vào năm 2011, hai ông Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Lê Cát trong một bài viết chung đã trịnh trọng như sau:
"Giám định nhận dạng hài cốt liệt sĩ bằng kỹ thuật phân tích ADN được thực hiện tại Viện Pháp y Quân đội từ năm 2003, cho đến nay Viện đã thực hiện thành công hàng trăm trường hợp nhận dạng hài cốt liệt sĩ trong đó có sử dụng kỹ thuật phân tích ADN. Đặc biệt, có trường hợp nhận dạng với số lượng mẫu lớn như trường hợp nhận dạng hài cốt liệt sĩ trên tàu HQ604 (56 liệt sĩ), tàu HQ 317…hay các trường hợp nhận dạng với mẫu hài cốt có thời gian chôn cất lâu như trường hợp nhận dạng hài cốt đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đồng chí Phùng Chí Kiên (hơn 70 năm)…"
4.
5.
6.
Đang viết
------
---
---
---
Các entry liên quan đã đi trên blog này:
- Văn bản của Viện Pháp y Quân đội (2007) đã quyết định : Vị trí Bích Hằng chỉ ra, ngay lập tức thành Nhà tưởng niệm (2008)
Cả loạt bài:
- Tướng quân đề nghị làm lễ cầu siêu cho mình và chiến sĩ tại chùa Thạch Long (Bắc Cạn), vào 7/5/2008
- Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thích Thanh Quyết (2010-2015)
- Đại tướng lúc đương chức mới nhắc đến đầu của Đức Xuân, còn thủ cấp anh Kiên thì chưa lần nào
- Bằng chứng CÂY BƯỞI : Nhà ngoại cảm nghe thấy vong tướng quân nói rất rõ bên tai
- Đồng chí Phùng Chí Kiên, bây giờ, đúng nằm ở bên cạnh đồng chí Đức Xuân
- Vạn sự khởi đầu bằng việc tiếp chuyện tướng Phùng Chí Kiên, tại Mai Dịch, ngày 19/03/2008
- Bằng chứng CÂY BƯỞI : Nhà ngoại cảm nghe thấy vong tướng quân nói rất rõ bên tai
- Đồng chí Phùng Chí Kiên, bây giờ, đúng nằm ở bên cạnh đồng chí Đức Xuân
- Vạn sự khởi đầu bằng việc tiếp chuyện tướng Phùng Chí Kiên, tại Mai Dịch, ngày 19/03/2008
- TRƯỜNG VONG trong Lí Thuyết Dây của Vật lí học hiện đại
- "Phùng Chí Kiên còn đây" (đền thờ liệt sĩ huyện Diễn Châu, và bài văn của Võ Văn Trực)
- Nhờ lời đảm bảo của người đại điện Việt Nam Giải phóng quân, đã biết đồng chí Đức Xuân ở đâu ra
- Tư liệu về chiếc răng của Viện Pháp y cũng chính là ảnh... của phía các nhà nghiên cứu ngoại cảm !
- Triển hộ vệ đưa tư liệu cũ của cuộc tìm kiếm tại Bắc Cạn năm 2008
- Tài liệu UIA và BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (2011): Tìm mộ liệt sỹ, nhà ngoại cảm đúng tới 70 - 80%
- May quá, vừa có thêm tư liệu trực tuyến để đối chứng với tư liệu về cuộc tìm kiếm ở Bắc Kạn năm 2008
- Báo của Bộ Quốc phòng (2006): Muốn biết danh tính của nhà ngoại cảm từ Hà Nội vào Con Cuông năm đó
- Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và tư liệu về Phùng Chí Kiên
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
- 67 năm sau, tính từ ngày thủ cấp "đáng ba tạ muối" bị hạ để bêu : 22/8/1941 - 8/5 và 15/8 năm 2008
- Đề nghị VTV và Viện Pháp y Quân đội đưa bằng chứng xác thực, trước khi phán lung tung
- Phùng Chí Kiên, cha con Võ Đại tướng, và Phan Thị Bích Hằng (tư liệu)
- Đội Du kích Bắc Sơn : 32 chiến sĩ, 14/2/1941, rừng núi Lạng Sơn
- Phùng Chí Kiên (1901-1941) : Vị tướng quân đầu tiên và cái thủ cấp đáng ba tạ muối
TƯ LIỆU ĐƯA VỀ LƯU
Lấy về từ Người đưa tin (Cơ quan của Hội Luật gia Việt Nam)
Sự thật kết quả tìm mộ Nguyễn Đức Cảnh của Phan Thị Bích Hằng
“Đầu ông Nguyễn Đức Cảnh vứt ở sông Cấm, khi “nhà ngoại cảm” chỉ định vớt lên được mẫu xương cho vào thờ đến khi giám định thì là xương động vật. Chúng tôi cũng đã có văn bản trả lời tới đơn vị tổ chức đoàn tìm kiếm nhưng không công bố”, ông Toàn nói.
Sau những "lùm xùm", tranh cãi về phần thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên, khi nói về bà Phan Thị Bích Hằng nhiều người vẫn tin rằng bà có khả năng thật sự nhưng nay tạm "mất lộc" nên có thể cho kết quả sai.
Các đơn vị quản lý như UIA, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người thì luôn đem những vụ "huyền thoại" như tìm hài cốt nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh, nhà văn Nam Cao, em giáo sư Trần Phương ra làm bằng chứng hùng hồn không thể chối bỏ vì nó có "kết quả giám định hẳn hoi".
Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, TS Vũ Thế Khanh cho biết, trong hơn hai 20 năm “ăn lộc”, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã tìm được hơn 1000 hài cốt liệt sỹ, trong đó có một số vụ nổi tiếng và có bằng chứng thẩm định độ chính xác: nhà văn Nam cao, Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Đức Cảnh, em giáo sư Trần Phương …
“Vụ Nguyễn Đức Cảnh, nhà văn Nam Cao là có thẩm định ADN còn hài cốt bà Vũ Thị Kính, người chỉ huy Đội nữ du kích Hoàng Ngân, giáo sư Trần Phương đã lấy máu nhỏ vào hài cốt và khẳng định đó đúng là em gái mình”, ông Khanh khẳng định.
Nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh
Gần tìm được mộ thì bà Hằng chạy đến... ngoại cảm
Theo các tài liệu, hành trình tìm mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bắt đầu từ 4/3/2007 và có kết quả vào 19/9/2007.
Bài viết “ Hành trình đi tìm mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh” trên báo An ninh thủ đô ngày 11/11/2007 cho biết, sau khi nhận lời đề nghị của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, ngày 4/3/2007 “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng đã có buổi làm việc đầu tiên ở nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh tại Diêm Điền, Thái Bình.
Những thông tin từ cuộc tiếp xúc đầu tiên cho thấy di hài của liệt sỹ đang được chôn ở một nghĩa địa gần pháp trường, sau khu vực một nhà thờ, đi qua phố Dinh, qua một cây cầu đá sang bên kia sông.
Sau khi có thông tin này, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, và Hải Phòng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, khớp các thông tin và xác định thi thể cụ Nguyễn Đức Cảnh có thể được chôn ở trong khu vực Nhà máy giày Thống Nhất, hiện là một bãi rác rậm rạp. Trước kia khu vực của nhà máy là nghĩa địa An Dương II.
Ngày 19/9/2007, đoàn tìm mộ bắt đầu tìm kiếm nhưng mọi người đào rất sâu mà không thấy tiểu, dùng cả thuốn xuống lòng đất nhưng vẫn bặt vô âm tín. Nhưng cuối cùng thì đoàn đã tìm thấy được hai cái tiểu giống nhau, nhưng hai tiểu này lại nằm úp ngược, lật hai chiếc tiểu lên là hai bộ cốt không có đầu...và nó chính là hài cốt của ông Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân.
Trong bài viết này cũng cho biết, phần hài cốt ông Nguyễn Đức Cảnh đã được Viện Pháp y Quân đội kết luận kết quả giám đinh ADN là chính xác.
Với những thông tin trên, dư luận cho rằng tìm được hài cốt lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh là công lao của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Tuy nhiên, với những “lùm xùm” về “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng thời gian gần đây, nhất là sự việc liên quan đến phần thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên được viện pháp y quân đội xác định vật duy nhất được cho là hài cốt chỉ là chiếc răng lợn, một số ý kiến cho rằng cần phải lật lại những vụ ngoại cảm đình đám của nhà ngoại cảm này để “thẩm định” bà Hằng có khả năng ngoại cảm thật hay không?
Để rộng đường dư luận, phóng viên đã đem những băn khoăn này trao đổi với ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội. Ông Toàn xác nhận ông là người giám định ADN hài cốt liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh nhưng kết quả giám định chỉ đúng một nửa, là phần thân của ông Cảnh.
Nói về cuộc tìm kiếm phần mộ có thi thể bí thư Nguyễn Đức Cảnh, ông Toàn cho biết, về cơ bản đoàn tìm kiếm đã xác định được địa điểm, hoàn cảnh bắn chết nên việc khoanh vùng, tiến hành tìm kiếm chắc chắn sẽ có kết quả.
“Ông Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân bị chết chém, thực dân Pháp chôn phần thân ở nơi xử chém, phần đầu vứt xuống sông Cấm. Giữa năm 2007, công đoàn tỉnh Thái Bình tổ chức tìm kiếm và đã đến nơi chết chém, đằng sau nhà máy Giầy Hải Phòng bây giờ. Địa điểm chết, hoàn cảnh chết của ông Cảnh đều rõ ràng nên việc khoanh vùng tìm kiếm không có gì khó, việc tìm kiếm có thể mất thời gian nhưng chắc chắc đào hết khu vực đó sẽ thấy. Khi đoàn đào khá lâu mà chưa thấy thì bà Hằng ở đâu xuất hiện và nói là ngoại cảm được, lúc sau thì tìm được hai cái tiểu chứa hài cốt không có đầu”, ông Toàn kể.
"Huyền thoại ngoại cảm" Phan Thị Bích Hằng được gắn với công lao tìm được hàng nghìn hài cốt liệt sỹ? Ảnh: giaoduc.net
Kết quả giám định ADN chỉ đúng phần thân
Về kết quả giám định ADN phần hài cốt tìm được ông Toàn cho biết, khi nhận lời, Viện pháp y quân đội đã lấy mẫu xương hài cốt ông Nguyễn Đức Cảnh để tách chiết ADN. Số liệu phân tích cho thấy gene của mẫu xương và gene của mẫu máu lấy từ người cháu gọi liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh bằng cậu ruột giống nhau. Từ đó, Viện đã có văn bản kết luận phần hài cốt tìm được đúng là của liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh. Những thông tin này đã được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, về giám định phần đầu liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh được “nhà ngoại cảm” vớt lên từ sông Cấm sau đó đến nay vẫn chưa được công bố vì nó cho kết quả không chính xác.
“Phần đầu ông Nguyễn Đức Cảnh vứt ở sông Cấm, khi “nhà ngoại cảm” chỉ định vớt lên được mẫu xương cho vào thờ đến khi giám định thì là xương động vật. Chúng tôi cũng đã có văn bản trả lời tới đơn vị tổ chức đoàn tìm kiếm nhưng không công bố”, ông Toàn nói.
Cũng theo ông Toàn, khi Viện giám tổ chức Lễ công bố kết quả giám định hài cốt (phần thân) liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh, bà Hằng mặc dù không có trong danh sách khách mời nhưng vẫn đến tham dự và “nhiệt tình” chụp ảnh cùng lãnh đạo viện.
Trao đổi với phóng viên, tiến sĩ, đại tá Đỗ Kiên Cường khẳng định “Phan Thị Bích Hằng không thể tìm được mộ” và con số hàng chục ngàn hài cốt tìm được chỉ là con số tự phong, hoặc do mấy cơ sở ngụy khoa học cung cấp.
Tuy nhiên, ông Cường cho rằng, trường hợp tìm thấy hài cốt thực sự tuy rất hiếm thấy nhưng cũng đã có như trường hợp nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh mà từ trước đến nay dư luận vẫn cho là công của bà Phan Thị Bích Hằng.
Trong trường hợp này, các thông tin rõ ràng và đầy đủ đã giúp tìm đúng hài cốt liệt sỹ, sự xuất hiện của nhà ngoại cảm chỉ là “đúng lúc”. Do đó, công lao tìm kiếm được hài cốt ông Nguyễn Đức Cảnh phải thuộc về chính quyền, gia đình và đồng đội liệt sỹ chứ không phải “nhà ngoại cảm”.
“Tại sao mọi người có xu hướng phủ nhận công lao của mình mà khẳng định đó là công của nhà ngoại cảm? Phan Thị Bích Hằng không thể tìm mộ bằng ngoại cảm hoặc áp vong nhưng chúng ta tin tưởng vào một khả năng không có thật là do “chúng ta muốn tin”. Đó chính là bản chất sinh học của sự mê tín”, ông Cường lý giải.
H.Minh
Anh đưa tiêu đề xong mà cả ngày chưa thấy nó ra lò vậy. Viết lâu quá vậy bác Giao. Mà bác chỉ ra nhiều thứ để mọi người còn chiêm ngưỡng xem thực tế thế nào nhé.
Trả lờiXóaThái Sơn và bà con thông cảm, nhiều khi mắc việc, mà lại muốn viết, nên đưa trước cái tiêu đề, rồi viết dần dần. Thường thì cố gắng viết trong ngày, nhưng nhiều lúc mải quá, phải qua vài ngày mới xong.
XóaHôm nay, bù đầu từ sáng tới giờ, chưa viết ngay một lèo được.
Anh Giao ạ tôi thấy tò mò nên cứ muốn anh trưng ra hết nhưng cũng thông cảm vì chắc anh bận quá. Nhưng thưa anh tôi cứ thấy lăn tăn về cái ADN ty thể mà đang xét nghiệm cho hài cốt liệt sỹ ấy. Chẳng biết có làm nên trò trống gì không chứ nhiều người cứ thấy ADN là kinh, ADN là chính xác. Mà đổ cả đống tiền vào đó chứ có ít gì đâu. Xót quá. Mà gia đình liệt sỹ thì đã khó khăn. Thật kinh khủng khi kết quả không được là bao mà gia định liệt sỹ cũng không biết chính xác có đúng liệt sỹ không nữa (vì xem mấy cái kết luận của viện Công Nghệ sinh học mà anh đưa lên ) thấy mờ mịt quá. Mà cả cái của cụ Cảnh nữa chứ: ADN ty thể giống với hai người cháu của cụ Cảnh thế có chắc là hài cốt cụ không nhỉ mà theo cái bài của cậu hoàng Phi Hồng thì chưa chắc. Vậy làm sao????
XóaMình đã lăn tăn ngay từ khi sự kiện vừa xảy ra (hồi ông Toàn chụp chung ảnh với Bích Hằng ấy), chứ không phải bây giờ. Bạn Khoằm và bác Thiên Lý cũng rất lấy làm lăn tăn, như mình.
XóaNên rất hiểu sự lăn tăn của Thái Sơn.
"Cũng theo ông Toàn, khi Viện giám tổ chức Lễ công bố kết quả giám định hài cốt (phần thân) liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh, bà Hằng mặc dù không có trong danh sách khách mời nhưng vẫn đến tham dự và “nhiệt tình” chụp ảnh cùng lãnh đạo viện".
Trả lờiXóaNhưng mà nhìn cái ảnh, thì thấy "lãnh đạo viện" cũng "nhiệt tình" ra phết khi chụp ảnh với người "không được mời"!
Vả lại, cái ảnh này lại được viện lưu giữ trân trọng và cung cấp cho báo (?) vì "đó là một thành tích rất lớn, đáng ghi vào sổ vàng lưu niệm. Bởi vậy, vào năm 2011, hai ông Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Lê Cát trong một bài viết chung đã trịnh trọng ..."
Chờ bác viết tiếp...
Vâng, bác không phải đợi lâu đâu.
XóaNhìn cái ảnh thấy người " không được mời- bà Hằng" tươi rói và người "không định mời- Ô. Toàn" tươi không kém. Đúng là hay nhỉ. Đáng ra phải đuổi người không mời mà đến thì lại thấy chụp nhiều ảnh thế. Có lẽ phải hơn hai cái ấy chứ. Nếu anh Giao mà còn nhiều nữa thì post lên cho bà con thấy để chứng minh người không được mời mà đến được chủ nhà tiếp đón như thế nào. Hay tại lúc đó bà Hằng đang "HOT" nhỉ????
XóaCứ từ từ Thái Sơn. Mới đăng lại một hai tấm, mà ông Toàn đã nói thế rồi.
XóaThế cái mục 3 của anh đã hỏi được ông Hòa chưa? (hỏi Ô.Cát thì không thấy hồi âm rồi). Ông ấy trả lời thế nào? chia sẻ với nhá! bác Giao
Trả lờiXóaTrời, hỏi ông Hòa cũng không thấy trả lời. Ông Toàn thì cũng như vậy. Không ai trả lời cả. Theo kiểu: ông hỏi tôi, tôi biết hỏi ai !
XóaKhông biết bác Giao có quen Triển hộ vệ không. Chứ thấy Triển hộ vệ cũng rất mạnh bạo về mấy cái chương trình truyền hình gì đó. Không biết thực hư thế nào. Bên nào đúng nhỉ. Giờ cứ náo loạn cả lên. Ai cũng đưa ra chứng cứ cả.
Trả lờiXóaMình chưa bao giờ gặp hay liên lạc gì, tức tịnh không hề có bất cứ quan hệ gì, với Triển hộ vệ cả.
XóaCái ông Giao chỉ nói phét! còn quái tư liệu gì mà mấy hôm nay chẳng viết thêm được gì, Chỉ thấy mỗi cái tiêu đề chứ còn gì đâu mà nói " đã định viết rồi, nhưng chưa đủ tư liệu như bây giờ". Đúng là nhìn mỏi cả chân. Mấy hôm nay lại thấy trên VTC news kể về cái việc của bà Hằng chẳng hiểu mô tê gì cả ai cũng bảo mình có công, mình đúng. Chán như con gián.
Trả lờiXóaHá há, có thế chứ !
XóaMới có mươi ngày, bác đã mỏi cả chân rồi. Gia đình tướng Phùng Chí Kiên đợi cả mấy năm mà !
"73 năm trước kẻ thù đã bêu đầu Ông cháu 5 ngày, thì ngày nay người ta phơi xương Ông cháu tới 5 năm"
(http://giaovn.blogspot.com/2013/11/them-mot-tam-thu-nua-cua-cac-chau-tuong.html).
Bác có vẻ ác giống thằng Tây rồi đó. Hoặc là Bác cũng học cái bọn phơi xương ông Tướng Phùng Chí Kiên đó. Mà thực ra đến giờ cũng chẳng biết xương cốt, thủ cấp của Cụ Kiên ở đâu nữa. Có lẽ hòa cả làng. Liệt sỹ thì thiệt thòi. Gia đình liệt sỹ thì mệt mà lại còn chả biết tin vào đâu. Ngoại cảm với chả Khoa học ADN. Ối giời ơi là giời. Tưởng bác có nhiều thông tin về cái nơi giám định hài cốt liệt sỹ để còn biết mà có hướng nhờ vả cơ quan nhà nước để giúp gia đình liệt sỹ chứ kiểu này lại công cốc.
Trả lờiXóaBác suy luận tự do thế này, khéo chả mấy chốc em thành ra thằng Tây thực sự chứ chả chơi. Ối giời ơi !
Xóa