Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/07/2014

Nhớ các kĩ sư ở nhà máy Hải Dương (đã post năm 2012)

Khoảng 2 năm trước (tháng 5 năm 2012) đã post bài này trên blog Yahoo. Nhiều bạn đọc lúc đó đã đưa thông tin nhiều chiều về việc đăng kí phát minh ở nước ngoài. Tôi cũng tìm hiểu thêm, chuẩn bị để giúp các kĩ sư Việt Nam. Cuối cùng, thiết kế và bản sản phẩm mẫu theo thiết kết của họ đã không được công nhận ngay ở vòng đầu tiên. Sự việc đã khép lại ở đó.

Châu bản triều Nguyễn vừa được vinh danh (tư liệu kí ức thế giới, cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương)

Cấp "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" là hạng thấp hơn "Thế giới". Tạm gọi là hạng hai. Hạng hai đã là giá trị rồi. Nếu tiếp tục chứng minh được ý nghĩa toàn cầu, thì có thể tiếp tục đệ trình hồ sơ để xét ở cấp Thế giới.

Việt Nam ta hiện nay đã rất thạo với các vòng tuyển chọn này rồi. 

28/07/2014

Thông tin từ Thái Lan : cuốn sách của Trần Dân Tiên được dịch ra tiếng Thái từ bản gốc tiếng Pháp (1)

Cảm tạ hai bác Thiên Lý và Nguyễn Văn Khoan

Cứ phải từ từ, không vội được. Mà không gì phải vội cả. 

Gì thì gì, người Trung Quốc đã biết rõ từ lâu. Họ đã ghi thành văn bản từ ngay thời đó, chứ không đợi đến đầu thế kỉ 21 này. Và bản tiếng Pháp ấy hẳn họ cũng đang lưu giữ. Có điều, hiện nay, họ chưa chính thức công bố. Chắc để làm vốn. Mà khi họ có công bố, thì ta cũng phải theo tinh thần của nhà văn Sơn Tùng, là cần cẩn trọng nếu không là mắc bẫy (entry cũ đã đi năm 2012). 

Phía Việt Nam thì vẫn thế (có thể xem lại sách của Hà Minh Đức từ năm 1985 đến nay, hoặc bài của Mạc Thủy trên Tạp chí Cộng sản năm 2007).

Nhìn lại đêm trước Đổi Mới và Đổi Mới - 1 (vai trò của Trường Chinh, bài Trần Nhâm năm 2007)

Ghi lại để khỏi quên, nhân đang viết


Gần đây, nhân chuyện phiếm trên những chuyến cùng đi công tác ngoại tỉnh, và những buổi tham vấn tại nhà riêng, một "cố vấn" trong nhóm 12 chuyên gia của cụ Trường Chinh (ra đời tháng 5 năm 1984, trước khi cụ Lê Duẩn qua đời), là bác Dương Phú Hiệp, có nhận mạnh rất rõ về những cống hiến mở đường của lãnh tụ Trường Chinh trong Đổi Mới. Bác đã viết thành sách, mới xuất bản.

27/07/2014

Mong bác Mai Quốc Liên làm rõ hơn, lẽ nào "Nhật ký trong tù" chỉ có mấy chục bài thôi sao ?

Đọc kĩ hơn đoạn bác Mai Quốc Liên soi bác Huệ Chi trong việc dịch "Nhật ký trong tù", thì vẻ như thấy có điểm bất ổn. Cụ thể, thì bác MQL đã viết:

Mai Quốc Liên soi công việc dịch "Nhật ký trong tù" của Huệ Chi

Loạt bài gồm nhiều phần của Mai Quốc Liên đi trên Hồn Việt (do chính bác là tổng biên tập) từ vài năm trước. Đề cập đến quá nhiều vấn đề, bản thân người đọc không tự "quán xuyến" được việc đọc của mình, nên chỉ nhặt riêng phần về Nhật ký trong tù mà thôi.

Những đóng góp trong nghiên cứu và quảng bá NHẬT KÝ TRONG TÙ của học giả Nguyễn Huệ Chi

Về những đóng góp này, đã thấy Đặng Thị Hảo điểm trong bài đăng trên Văn hóa Nghệ An (tháng 5 năm 2013). 

Phim tài liệu về Hoàng Sa của Hồ Cương Quyết

Phim đã được đưa lên mạng từ mấy năm trước. Chẳng hạn có thể xem ở đây (nguyên bản tiếng Pháp, đưa lên từ 2011):

26/07/2014

Hóa ra có hai Nguyễn Tường Bách viết văn ở hải ngoại

Trước đây, tôi chỉ quan tâm và đọc sách của cụ Nguyễn Tường Bách (em ruột của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, đã mất năm 2013). Cô cháu họ là nữ văn sĩ Đặng Thơ Thơ đã cho đăng cáo phó trên Damau.

Có thể tạm gọi đó là "Nguyễn Tường Bách một".

Au mẻ lùa mà thàng viểc rườn a là : nhà thơ Triệu Lam Châu cảm động khi được Mẻ Va ban những từ khoa học bằng tiếng Tày

Nghe câu "Au mẻ lùa mà thàng viểc rườn a là" trong bài, thì có cảm giác vui vui. Gợi nhớ những câu chuyện thực tế xoay quanh cái tục hay cái NHIỆM VỤ "au mẻ/mè/mể" của người Tày Nùng. Người ta hay hỏi thăm mình là đã "au mè" hay chưa. Người Kinh cũng thường hỏi thân tình rằng "chú vợ chưa ?" hay rút gọn nhất thành "vợ chưa ?".

25/07/2014

Văn bia lăng mộ ở Cao Bằng (2014)

Bài của Mông Văn Bốn trên báo Cao Bằng.

Kết quả đào khảo cổ bước đầu đối với thành Na Lữ ở Cao Bằng (tháng 5/2014)

Lúc tôi đến Bảo tàng Cao Bằng, thì thấy cả đống đạn đá (đạn làm bằng đá, vũ khí của nhà Mạc trước đây) vừa được thu về để ở đó, trong mấy bao tải xác rắn. Nó sẽ lại giống như số phận của những đống hiện vật khác đang xếp la liệt trên mặt đất, tức là được để mặc như vậy, tháng qua tháng, năm qua năm. 

Đại khái, vùng Tây Bắc và Đông Bắc, cũng như vùng Tây Nguyên, mỗi tỉnh đều có một cái nhà gọi là Bảo tàng giông giống như vậy.

Quả bom nổ nhằm phá tung mê lộ : Phạm Thị Hoài điểm huyệt

Toàn đoạn có dính câu "điểm huyệt"(được tô đậm), như sau: "vụ An Nam đồ dường như sống lại toàn tập. Tất cả những điều nhà nghiên cứu này từng cảnh báo 5 năm trước vẫn còn nguyên. Sự não nề đặc trưng của các câu chuyện Việt Nam là: muôn thuở không có gì thay đổi. Căn cứ vào hai bài viết rất thuyết phục nhưng chỉ có thể xuất hiện bên lề đó, giới chuyên môn đứng đầu quốc gia hiện ra như những nhà nghiên cứu quan liêu, lười biếng, tùy tiện, bất cẩn, phản khoa học, thiếu trung thực, thậm chí thiếu cả năng lực dịch thuật, và có vẻ khá dốt nát".

Toàn văn cả bài, của tác giả Mê Lộ, thì đọc ở dưới

Đừng tưởng nhà văn không biết chữ Hán, bà đủ phân biệt "Địa không" với "Thiên không" khác nhau ra sao, cũng như "Hóa kị" với "Hóa không" giống nhau ở chỗ nào. Đấy là chưa kể "thối tha" còn có cùng gốc từ với "tha hóa".

Những lời góp ý đáng quí của nhà nho xứ Huế : Trần Đại Vinh nói về sách biển đảo