Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/02/2014

NHÂN QUẢ của tướng Nguyễn Chu Phác (2013)

Tướng Nguyễn Chu Phác cho 4 dòng dưới đây, tạm gọi là thơ/ca/vè, là thuộc về dân gian (của dân gian làm ra):


Ai ơi chớ vội khoe tài,


Hôm nay võng lọng ngày mai bộ hành.

Ngày kia bị, gậy, chiếu manh.

Ngày kìa đui cụt, lê quanh chân giường !”.

27/02/2014

Thử tìm lại cỗi nguồn của NGOẠI CẢM : Tướng Nguyễn Chu Phác chính thực là một ông đồng, tướng Nguyễn Nam Khánh và ông Nguyễn Thiện Nhân

Phải lùi lại khoảng 14 năm, tính từ thời điểm năm Giáp Ngọ 2014. Để thấy rất rõ: bản thân ông tướng Nguyễn Chu Phác đã trực tiếp chỉ đạo tìm mộ qua điện thoại. Chứ không phải ai khác.

Quân đội và quân nhân đương chức, tức người của Bộ Quốc phòng, đã trực tiếp trở thành nhà ngoại cảm. Chứ không còn phải là nhờ, hay huy động nhà ngoại cảm nữa.

25/02/2014

Rớt kiếm : Chiêu thức cho năm Giáp Ngọ 2014 và những năm tiếp theo

Chỉ là ghép những bức hình đã có lại với nhau, để thành một câu chuyện. Tất cả đều trong phạm vi hài. Mua vui cũng được chừng nửa trống canh. Ý tưởng và một phần giáo trình là của thầy Thiên Lý (cần xem trước bên thầy Thiên Lý rồi đọc tiếp bên đây).


Đi đến bước đường cùng, cạn kiệt tất cả, người ta chỉ còn biết trông và cậy vào ông Bao Công hiện hình trên tường:

1330597057-chuyen-la-1.jpg

Ukraina xuất hiện, từ tháng 2 năm 2014

Tin tức về Ukraina (chẳng hạn hay ví dụ thêm) đang bùng lên trong báo giới khắp nơi, không chỉ Việt ngữ.

Với riêng blog của tôi, thì một hiện tượng mới liên quan đến Ukraina. Đó là gần đây, có nhiều bạn đọc từ đất nước ấy truy cập vào hàng ngày. Đại khái như sau (xếp hạng tự động của máy đối với ngày hôm nay 25/2/2014):

Sử Việt thời thổ tả - Hùng Vương và UNESCO (Tạ Chí Đại Trường)

Bài mới trong loạt bài Sử Việt thời thổ tả của cụ Tạ Chí Đại Trường.

24/02/2014

Phát hiện của Bùi Thảo (từ tháng 8/2013) : Hình như, vào năm 2009, Phan Thị Bích Hằng đã đạo thơ của Bùi Văn Bồng ?

Mãi đến tháng 11 năm 2013, lần đầu tiên, tôi mới biết đến bài thơ "Lời ru ngọn cỏ" của một người ghi tên là Phan Thị Bích Hằng trên tờ Quân đội Nhân dân (xem lại entry đã đi ở đây).



Tìm được bài ấy là hoàn toàn vô tình. Hiện chưa biết tác giả đích thực là ai, nên cứ dùng đúng tên đã ghi trên bài thơ là "Phan Thị Bích Hằng".

23/02/2014

Đường sắt trên cao, vượt lên trên cả những mái chùa cong cong

Đại ý đường sắt ở trên cao, loại một đường ray, mà chúng tôi quen dùng là như sau:


Loại một đường ray thì ở Tokyo chỉ có một tuyến duy nhất. Đó là đoạn nối thành phố với sân bay quốc tế Narita. Chúng tôi thường rất ít sử dụng loại này, bởi vừa đắt, vừa không khoái.

Nhưng xuống Osaka thì lại rất thường xuyên. Tôi có sở thích là đứng ở khoang ngay sau buồng lái, để ngắm nhìn người lái tàu làm việc !

Đá làng Nhồi và hòn vọng phu (tờ Năng lượng Mới 2012)

Có một hòn vọng phu ở làng Nhồi (Thanh Hóa). Thật may, vẫn còn đó, sừng sững giữa trời (hay người ta chưa kịp đưa vào lò nung vôi). 

Tên chữ của làng là "Nhuệ thôn" (thôn Nhuệ).


Ảnh trong bài

Tìm mộ liệt sĩ: Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi tự kể chuyện nhà mình (2010), và kể hộ chuyện nhà người (2014)

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi ở Thái Bình (nguồn)

Anh là người có nghị lực phi thường. Phải đi lại bằng xe lăn. Luôn sống vui vẻ và sáng tác rất khỏe (cả văn, cả thơ, và nhạc nữa).

22/02/2014

Phóng viên Đình Phong (Soha) đã chuyển giúp thỉnh nguyện đến ông đồng Nguyễn Phúc Giác Hải

Hôm 11/2/2014 vừa rồi, tôi đã đưa một lời thỉnh cầu mở trên không gian mạng, rằng: "Các Phật Bà hay các Thánh Nữ hãy ra tay chứng minh khả năng siêu phàm của mình". 

Hôm nay, 22/2/2014, qua bài vừa xuất hiện trên Soha, thì biết: phóng viên Đình Phong đã mang thỉnh nguyện đó đến cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Phúc Giác Hải. Dẫn dắt của Đình Phong như sau:

"
Có nhiều "nhà ngoại cảm" tìm đến gặp gia đình, mong muốn "nói chuyện" với linh hồn chị Huyền tại bờ sông Hồng. Tuy nhiên, kết quả tìm được vẫn bằng không. Cũng trong thời gian đó, hàng loạt sự kiện “vạch mặt” những người giả ngoại cảm lừa đảo thân nhân liệt sĩ gây “bão” trong dư luận. Không ít người đặt câu hỏi: “Tại sao các nhà ngoại cảm chân chính không đứng ra giúp đỡ tìm thi thể nạn nhân xấu số trong vụ Cát Tường để chứng minh khả năng?

Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải- Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người.
"

Cuộc chiến thông tin về cầu Long Biên : Tạm gọi là giữa chiếc đinh và con thiên nga

Một bên chủ kiến phá bỏ, còn bên kia là chủ kiến lưu giữ. Cùng cây cầu Long Biên, thì một bên coi như rác thải, một bên thì xem như di sản độc nhất vô nhị của Đại Việt thế kỉ XX.

phoi-canh-1531-1392880358.jpg
Nguyên chú: Đồ họa mô phỏng phương án di dời 9 nhịp cầu Long Biên cũ ra bãi sông Hồng phục vụ thăm quan du lịch (Ảnh: ĐL)

21/02/2014

Bài thơ của thần linh ban cho ông Nguyễn Văn Hưởng

Đây là một bài giáng bút. Thần truyền ý qua bút, và mở đầu bằng lời gọi rất trìu mến : "Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Văn Hưởng !".

Cái tên được gọi trìu mến ấy nằm trong khung màu đỏ dưới đây (chỉ có cái khung đó là tôi thêm vào, còn toàn bộ là nguyên ý của thần linh):



Ở trên cái khung màu đỏ, thần đã ghi rất rõ mấy chữ quan trọng là: Tứ Nguyễn sinh Văn Hưởng. Dịch ra là: "Ban cho cậu Văn Hưởng họ Nguyễn".

Làng Nhồi ở xứ Thanh và nghề chạm khắc đá : Đang đối diện nguy cơ bị lãng quên, do sự lấn lướt của hàng Trung Quốc (2013)

Công trình đá của người dân làng Nhồi hiện đang thấy ở khắp mọi nơi. Trong lịch sử, cái tên Nhồi gắn liền với những địa danh như núi Yên Hoạch (cũng là An Hoạch), chùa Hinh Sơn, địa phương Quảng Nạp,...

Thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa đã biết tiếng đến chất lượng của đá làng Nhồi và bàn tay khéo của người thợ làng đó. 

Thời Pháp thuộc, nghề đá làng Nhồi phát triển cao độ.

Núi Nhồi (núi Yên Hoạch) và thợ làm đá làng Nhồi cùng khách hàng đến từ Huế năm 1936

20/02/2014

Chơi chữ : "Trạng chết thì chúa cũng băng hà" (Giáp-Ngọ-A-Rê-Tê chết thì chúa cũng băng hà)

Trạng chết chúa cũng băng hà

Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn


Câu ấy là nằm trong truyện dân gian, do dân gian làm ra và thuộc về dân gian. Cả câu chuyện đã được ông Landes (một người Pháp sống ở Chợ Lớn) sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp từ thập niên 1880. Đó là một trong những bản kể trên giấy trắng mực đen sớm nhất.