Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/10/2013

Lòng dân


2-6363-1381141486.jpg
Nguyên chú của VnExpress:
"Khoảng 16h chiều 7/10 còn rất đông người xếp hàng trong ánh nắng thu đang ngả bóng. Theo thông báo của gia đình Đại tướng, lễ viếng hàng ngày sẽ kết thúc vào 18h"

07/10/2013

Độc giả Phạm Thành lay lắt cả tuần mới đọc hết tập một của ĐẠI GIA

Lời dẫn: Qua bài cảm nhận dưới đây của một độc giả lớp lão niên, có thể thấy là Đại gia không dễ đọc. Bạn đọc đã hết sức thành thực, và cũng cẩn thận ghi là "cảm nhận, không phải phê bình văn học".

Khác hẳn với bác Beo (chỉ cần một đêm thất tình đã ngốn liền cả hai tập), độc giả Phạm Thành cố lắm mới đọc hết tập một và lật lật xem xem tập hai.

Nhà văn, bằng ngôn ngữ qua tay nhào nặn của mình, có thể theo những lối cũ quen thuộc, có thể theo những thử nghiệm mới, đưa đến cho công chúng những tác phẩm, mà nhìn ở góc tiêu dùng, cũng không khác mấy với một tô phở hay một đĩa bánh tráng. Khách hàng trả tiền mua tô phở, trong lúc xì xụp, sẽ à khen ngon, hay chê nhiều mắm, bình phẩm độ cay mặn, vân vân.

Cũng có những người Nhật đã khóc, hôm 29/9, khi xem phim NGƯỜI CỘNG SỰ

Trích từ blog của nhóm các bạn trẻ ngành IT ở Nhật Bản

Để dẫn đến việc khóc, cũng như điều mà tiếng khóc biểu đạt, thật muôn hình muôn vẻ. Có khi khóc chỉ vì một sự trùng hợp kiểu hai ta đang cùng mặc quần bò sờn đầu gối (tự làm cho sờn rách), lại có khi vì một sự khác biệt kiểu như tóc anh nhuộm vàng còn tóc tôi để nguyên đen. Có khi khóc vì sự thực. Nhưng sự dối trá cũng rất dễ đưa đến tiếng khóc.

Bác bỏ những điều không đúng trong hồi kí của các cố vấn Trung Quốc : Hồi ức của phiên dịch Hoàng Minh Phương


Nguồn

Hồi kí cố vấn Trung Quốc 1950s (bản dịch tiếng Việt của Dương Danh Dy, gồm 12 kì)

Nguồn 

06/10/2013

"Hồ Chí Minh ấn" và "Võ Nguyên Giáp ấn" : Chữ Hán và triện khắc chữ Hán của Đại tướng (1950, 1957)



Trong một số cuốn hồi kí cách mạng, có thấy kể việc thời trẻ cụ Giáp từng nói tiếng Trung Quốc và viết chữ Hán. Chẳng hạn, ông Vũ Anh (p.16) có kể việc trước năm 1945, Việt Minh - hồi còn hoạt động bí mật ở biên giới Việt Trung  - từng tổ chức một cuộc nói chuyện ở Quế Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc). Nguyên văn: "Hôm đó, anh Đồng nói bằng tiếng Pháp, anh Giáp nói bằng tiếng Trung Quốc. Người đến nghe rất đông...".

Buổi chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945 và lời thề Võ Nguyên Giáp (tin của báo đương thời)

Các hồi kí của cả người trong nước và người nước ngoài có nhiều điểm ghi không rõ, mẫu thuẫn nhau về lễ độc lập ngày 2/9/1945 của nước Việt Nam mới. Điểm yếu của hồi kí là như vậy.

May mắn là có được một số bài tường thuật trực tiếp trên báo chí đương thời (cả báo tiếng Việt và báo nước ngoài). Nhưng rắc rối lại thêm rắc rối, ngay cả những bài tường thuật trực tiếp ấy cũng lại có chỗ mâu thuẫn nhau, không rõ đâu mới là thực. Sở dĩ mâu thuẫn, là xuất phát từ con mắt nhìn và cái óc nghĩ khác nhau khi cùng chứng kiến một sự kiện. 


05/10/2013

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 2 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng, không phải 2/9/1945 (ý kiến An Chi)

Ảnh 1

Lời dẫn: Bức ảnh đúng là của cụ Võ An Ninh, không cần phải nghi ngờ như của cụ An Chi ở dưới đây (tôi sẽ viết thành bài cụ thể sau). Lời phê của cụ An Chi dành cho sự không cẩn trọng của ông Dương Trung Quốc hoàn toàn xác đáng. Nguyên văn: "David Marr và Cecil B. Currey có thể nhầm lẫn trong việc nhận chân chữ ký của Cụ Hồ và Đại tướng chứ nhà sử học người Việt Nam mà lại bị nét chữ đánh lừa trong trường hợp có liên quan đến lãnh tụ thì hiển nhiên là chuyện hoàn toàn đáng tiếc".

Bức ảnh quí của Võ An Ninh vẫn còn tồn nghi - 1 : Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng ngày 2/9/1945 (ý kiến Dương Trung Quốc)

"Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe tại Quảng trường Ba Đình"

Lời dẫn: Về tấm ảnh trong bài, một lúc khác tôi sẽ đưa tư liệu gốc, nhưng chính thực là do cụ Võ An Ninh chụp, và đã đăng trên báo phổ thông vào tháng 9 năm 1945. Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khác nhau xung quanh nó. Ở đây là quan điểm của ông Dương Trung Quốc.

Nguyên cả bài ở dưới đây chắc vốn có nguồn từ KH&ĐS, nhưng tôi tạm lấy về từ Dân trí. Chú thích ảnh là của bài gốc, nên tôi để trong dấu ngoặc kép.

Vũ Thư Hiên : "Tôi thì dù muốn dù không vẫn cứ vướng vào ba cái chuyện chính trị, như nhiều người Việt Nam dở hơi khác"

Rất lâu rồi, nhờ nhân duyên qua mạng toàn cầu, mới có dịp và có được tâm trạng để đọc truyện mới của nhà văn Vũ Thư Hiên. Tôi đọc ngay "Cõi âm" đã được post lên vào một ngày Chủ Nhật của tháng 2 năm 2007

Truyện được viết ra bởi thôi thúc nội tâm nhà văn, và cũng là sự tác thành của ngoại cảnh. Người đọc, thêm một lần nội tâm và cũng là một lần khúc xạ của ngoại cảnh ở những điều kiện không thời gian khác nhau, để đọc truyện. Cùng một cái truyện ấy, đọc lúc này chưa thấy thích, nhưng đến một lúc khác, nội tâm ta khác đi, lại có thể thấy thích. Hoặc là ngược lại. 

Đọc Cõi âm, lúc này, tôi thấy thích. 

Khung cảnh nước Pháp trong một thị trấn tỉnh lẻ heo hút, tĩnh lặng, ẩm mốc. Có hai người đàn ông Việt xa xứ xuất hiện trong khung cảnh ấy bên những hàng bàn ghế xỉn màu ngoài bãi rác công cộng. Cứ đánh đồng nhà văn thực là một người, và một người nữa - anh Ngoạn lấy vợ Pháp chuyên nghề sửa chữa vá víu linh tinh. Ở giữa hai người, và sống cùng với nhà văn, là một người đàn ông nữa nửa thực nửa ảo. Không hẳn là ma, cũng chẳng hẳn là người, anh ta chỉ chưa kịp hay chưa chịu húp cháo lú để về cõi âm, nên còn phiêu lãng trong dương gian, và đêm đêm về trò chuyện cùng uống cà-fê ở thị trấn ẩm mốc, với nhà văn. Có thể nối dài sự suy tưởng theo chiều mê mê, tỉnh tỉnh, lẫn người lẫn ma như vậy.

04/10/2013

Sau đúng một tháng, tin nhanh của ngày 4/9/2013 mới được kiểm chứng

Vừa đúng một tháng trước, vẻ như có phần vội vã, đi một cái tin nhanh hoàn toàn phá lệ blog của chính mình

Bây giờ, mới có thể kiểm chứng được.


Ảnh bổ sung (cập nhật 5/10/2013): Tin tướng quân từ trần ở tuổi 102 trên báo Nhật


Phim NGƯỜI CỘNG SỰ được chiếu ở truyền hình Nhật, có bao nhiêu người xem ?

Tin lành sắc tộc Dao ở Tây Nguyên (huyện Ea Sup tỉnh Đắc Lắc, 2012)

Trưởng bản là người Bình Định di cư, tâm sự thật: vị mục sư trong bản thực sự đức độ, chúng tôi rất kính trọng ông ấy. Hôm khánh thành khách sạn của trưởng bản, mục sư có đến mừng. Mà ông trưởng bản thì là một trường hợp lạ: cha tập kết ra bắc, nên sinh ra và hồi nhỏ ở Hà Nội, hiện bây giờ vẫn có một căn nhà ở Hà Nội (cho người ta thuê làm hàng sắt). Thế giới vòng quanh, và quá chật hẹp: chủ cửa hàng sắt ấy lại là người từng thi công những hạng mục sắt trong nhà tôi.

Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Hữu nghị cho nhà khảo cổ Nhật Bản Nishimura (9/2013)

Sự kiện đã có độ lùi về thời gian khoảng nửa tháng. Entry này chỉ có một ảnh duy nhất.