Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/06/2013

Bò lạc vào thành phố : Hà Nội 1989 dưới ống kính của David Alan Harvey

Hiện có hai bộ ảnh chụp về Việt Nam vào năm 1989 và năm 2004 của David được công bố. 

Một tấm chụp năm 1989 ở Hà Nội có tiêu đề "Farm animals sometimes wander even city streets". Xin mượn ý một câu thơ tiếng Việt của một thi sĩ để đặt tiêu đề cho bức ảnh này là "Bò lạc vào thành phố".

Bò lạc vào thành phố (Hà Nội, năm 1989)

21/06/2013

Di Tề tân truyện (Bá Di và Thúc Tề phiên bản 2013)

Harakiri (Nhật Bản

Hara là bụng, kiri là mổ/rạch, nên HarakiriMổ bụng

Bút danh Trần Nhật Thi với 8 năm (2002-2010)

Một bài báo xuất hiện trên tờ Nhân Dân ngày 2 tháng 5 năm 1975,
lúc chưa có tên  Thành phố Hồ Chí Minh
"Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được mấy ngày, Sài Gòn đã đi đầu trong cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước, chống thực dân Pháp, và sau đó là kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với chiến thắng lẫy lừng ngày hôm nay, Sài Gòn đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình, cắm cờ chiến thắng trên dinh lũy cuối cùng của địch. Sài Gòn đi trước về sau, ngày hôm nay đã làm rạng rỡ hơn bao giờ hết  cái tên gọi thân yêu: "Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng"

20/06/2013

Chuyện kể hiện đại về viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình (1913-2013)

Lời dẫn: Có một viên công sứ Pháp được cử về Thái Bình hồi đầu thế kỉ XX. Tổng đốc Thái Bình lúc đó là ông Phạm Văn Thụ. Hai ông, một Pháp và một Việt đã đi thị sát dân sinh vùng vỡ đê. Vỡ đê và chạy lụt là chuyện cơm bữa ở vùng đất Thái Bình.

Cuối cùng, viên công sứ đã quyên sinh vì tự thấy mình có lỗi. Xin được chết để chia sẻ với người nông dân bản xứ.

Ghi chép 2013 về Phan Bội Châu và Asaba (bài Phạm Xanh)

Lời dẫn: Bài viết của bác Phạm Xanh ở dưới đây lấy về từ báo Quân đội Nhân dân (12/6/2013). Cách phiên âm tiếng nước ngoài của tờ QĐND thực sự khó chịu. Không biết tại sao báo ấy chưa đổi qui tắc chính tả trong phiên âm cho kịp với thời cuộc. Asaba Sakitaro là cái tên rất đỗi quen, nhưng được viết thành A-xa-ba Xa-ki-ta-ro thì tôi không hiểu là ai nếu vô tình thấy !
Tác giả bên tấm bia

Bài của bác Phạm Xanh chỉ có một điểm duy nhất mới, là: có thấy hình năm 2013 của ông Amma (một người bạn chung của nhiều người Việt Nam có quan tâm đến phong trào Đông Du) ! 

17/06/2013

Đọc lại văn chương Việt 1990s - 4 ("Bầy kiến qua bàn tiệc", thơ Nguyễn Quang Thiều, 1991)

- Đọc lại văn chương Việt 1990s - 3 ("Vũ điệu của cái bô", Nguyễn Quang Thân, 1991)
Đọc lại văn chương Việt 1990s - 2 ("Kiêm ái", Phạm Thị Hoài, 1990)
Đọc lại văn chương Việt 1990s - 1 ("Nguyễn Thị Lộ", truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, 1990)

Chiếc quạt cây ở góc buồng của anh Dặm

Bây giờ, không biết tin ai, và có lẽ cũng không nên tin ai cả. 

Anh Dặm, tên đầy đủ là Nguyễn Đình Dặm, là người thân cận, ở liền kề, lúc này, cũng tạm chưa nên tin. Mà chỉ nên tin vào mỗi một vật dụng mà anh Dặm đã và đang dùng mà thôi. Đó là chiếc quạt cây ở góc buồng.

Chỉ nên tin vào chiếc quạt cây của anh Dặm được thôi. Quạt là vật vô tri vô giác, ít nhất không biết nói, nên không thể nói dối hay nói khác đi với thực tế. Đây, cái quạt ấy đây:

Cái quạt của anh Dặm, tình trạng ở tháng 6 năm 2013

16/06/2013

Góc nhìn khác: Thiết kế đường cho Việt Nam của chính người Nhật Bản không hợp lí là nguyên nhân gây tai nạn chết người

Một bạn trên diễn đàn Oto Fun có cái nhìn khác về nguyên nhân gây tai nạn chết người trong vụ một nhà khảo cổ học Nhật Bản vừa qua đời do tai nạn giao thông. Theo bạn này, chính thiết kế "ngu hết chỗ nói" của một công ty xây dựng Nhật Bản (đơn vị thiết kế chỗ giao cắt đường 5 với Quốc lộ 1B mới) là nguyên nhân dẫn đến việc "một đồng hương của họ đã gặp hạn".

Như vậy, với cách nhìn này, tai nạn giao thông quái ác tại Việt Nam vừa rồi chính là do thiết kế đường bất hợp lí của phía Nhật Bản.

Ý kiến trên diễn đàn Oto Fun