Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/04/2017

ra mắt Bộ môn Tôn giáo học

Bộ môn vốn là thuộc Khoa Triết.

Đại khái, theo hiểu biết của tôi thì là như sau: trước đây, trong Khoa Triết (hồi còn là Đại học Tổng hợp Hà Nội), có một bộ môn là Chủ nghĩa Vô thần. Trong tủ sách gia đình, vẫn có một ít sách in hồi đó của bộ môn. Bây giờ tạm nói vui là chuyên sang "chủ nghĩa hữu thần".

Và bây giờ, "hữu thần" này tách ra khỏi Khoa Triết, trực thuộc luôn trường.

Hồi còn là Khoa Triết của Đại học Tổng hợp Hà Nội, một cán bộ kì cựu của Khoa có cho bọn tôi biết: bọn mình có đặt một bàn thờ có bát hương ở Khoa.

Bây giờ, là tin từ trang của nhà trường. Buổi ra mắt là của ngày hôm qua.



---

https://ussh.vnu.edu.vn/vi/news/tin-hoat-dong/chum-anh-ra-mat-bo-mon-ton-giao-hoc-15220.html





















Lễ ra mắt Bộ môn Tôn giáo học



Ngày 24/4/2017, tại hội trường tầng 8 nhà E Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã diễn ra lễ ra mắt Bộ môn Tôn giáo học và đón nhận các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Bộ môn.
Mở đầu buổi lễ, TS Ngô Thị Kiều Oanh – Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Trường ĐH KHXH&NV đã lên công bố quyết định thành lập Bộ môn Tôn giáo học và quyết định bổ nhiệm PGS.TS Trần Thị Kim Oanh giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Tôn giáo học, TS Nguyễn Thị Tố Uyên giữ chức vụ Phó trưởng bộ môn Tôn giáo học.
GS TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV đã nhấn mạnh: “Sự ra đời của bộ môn Tôn giáo học đã cho thấy tính tiên phong, đi đầu của trường. Trường ĐH KHXH&NV sẵn sàng đivào những lĩnh vực mới, đảm nhiệm những vấn đề khoa học thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước”.
Xét về nhu cầu thực tiễn Việt Nam là quốc gia có đời sống tôn giáo phong phú với sự hiện diện của nhiều hình thức tôn giáo du nhập từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo…nên tôn giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam là thực sự cần thiết, mang ý nghĩa chiến lược, là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định phát triển phồn thịnh của đất nước.
GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV trao quyết định bổ nhiệm cho PGS.TS Trần Thị Kim Oanh (bên trái)- Trưởng bộ môn Tôn giáo học, TS.Nguyễn Thị Tố Uyên (bên phải)- Phó trưởng bộ môn Tôn giáo học.
Trong buổi lễ, PGS.TS Trần Thị Kim Oanh cũng khẳng định, từ nay Tôn giáo học ở Việt Nam sẽ được đào tạo một cách hoàn chỉnh, có hệ thống tại một trường đại học tầm cỡ, uy tín, chất lượng cao hàng đầu Việt Nam.
Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường ĐH KHXH&NV được phát triển trên cơ sở tổ bộ môn nghiên cứu về vô thần trực thuộc Khoa Triết học hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Trải qua nhiều chục năm phát triển, bộ môn chính thức được tách ra, trở thành bộ môn độc lập, trực thuộc trường từ ngày 26/07/2016.
Trường ĐH KHXH&NV là đơn vị đầu tiên đào tạo ngành Tôn giáo học ở ba bậc học từ cử nhân, thạc sĩ cho tới tiến sĩ tại Việt Nam. Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo là 139 tín chỉ. Đến nay trường đã đào tạo khóa đầu tiên với 50 sinh viên.

Hòa thượng TS.Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu chúc mừng

Sự hình thành và lớn mạnh của bộ môn Tôn giáo học Trường Đại học KHXH&NV đã mở ra một trang sử mới trong việc phát triển công tác đào tạo nghiên cứu Tôn giáo học ở Việt nam, đánh dấu sự trưởng thành lớn mạnh về đào tạo Tôn giáo học và  sứ mệnh tiên phong của Trường ĐH KHXH&NV trong nắm bắt sớm và kịp thời nhu cầu thực tiễn của đời sống chính trị, kinh tế -xã hội và nhu cầu đời sống văn hóa tâm linh của mỗi con người Việt Nam.
Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ

Tác giả: Hoài An ; xuất bản: 25/04/2017 10:40

http://ussh.vnu.edu.vn/d4/news/Le-ra-mat-Bo-mon-Ton-giao-hoc-1-15221.aspx



[Chùm ảnh] Ra mắt bộ môn Tôn giáo học


Ngày 24/4/2017, tại hội trường tầng 8 nhà E Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã diễn ra lễ ra mắt Bộ môn Tôn giáo học và đón nhận các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Bộ môn.
GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV trao quyết định bổ nhiệm cho PGS.TS Trần Thị Kim Oanh (bên trái)- Trưởng bộ môn Tôn giáo học, TS Nguyễn Thị Tố Uyên (bên phải)- Phó trưởng bộ môn Tôn giáo học
GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV phát biểu tại buổi lễ.
PGS. TS Trần Thị Kim Oanh có bài phát biểu sau khi được bổ nhiệm làm Trưởng bộ môn Tôn giáo học.

Buổi lễ còn có sự góp mặt của đại diện các giáo hội của Việt Nam:
Hòa thượng TS.Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu chúc mừng
Linh mục Phan Văn Từ - Phó Chủ tịch ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Tổng biên tập báo Công giáo phát biểu chúc mừng
Mục sư Mã Phúc Thanh Tươi – Quản nhiệm nhà thờ Tin Lành, Trưởng ban đại diện Tin Lành tại Quảng Nam phát biểu chúc mừng
Ông Mieu Abbas – Trưởng ban cộng đồng Hồi giáo Hà Nội phát biểu chúc mừng
Thượng tọa TS.Thích Minh Nhẫn – Phó ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, đại diện cho các đối tác đào tạo và nghiên cứu với bộ môn Tôn giáo học phát biểu ý kiến.
Ông Lê Hoàng Sâm, Giám đốc đào tạo Tập đoàn Mỹ Sơn trao 5 suất học bổng với tổng trị giá 25 triệu đồng cho 5 bạn sinh viên xuất sắc nhất.
Tiết mục văn nghệ "Khách đến chơi nhà" của sinh viên K61 Tôn giáo học chào mừng
Nguyễn Duy Cường, cựu sinh viên Tôn giáo học k54 thể hiện bài hát Người thầy.
Các đại biểu chụp ảnh bế mạc buổi lễ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.