Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồi-kí-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồi-kí-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

11/06/2015

Văn nghệ thời đầu Đổi Mới, với nhật kí nguội post mạng của Vương Trí Nhàn

Nhật kí của bác Vương được đưa lên chính trên blog của bác. Mình gọi là nhật kí nguội và được post lên mạng, viết tắt thành "nhật kí nguội post mạng". Có thể sẽ có một dòng nhật kí như vậy được hình thành.

Mình sưu tầm dần dần, cập nhật theo bên bác.

05/05/2015

Cuộc chiến 1954 - 1975 nhìn lại, từ nhiều phía (18) : nghi vấn về nhật kí Đặng Thùy Trâm

Kí ức của con người luôn được làm mới, một cách vô thức hay ý thức. Bởi vậy, hồi kí có giá trị tham khảo kém hơn nhật kí.

Cuốn nhật kí của Đặng Thùy Trâm đã làm nên tên tuổi "Đặng Thùy Trâm". Bây giờ, ở Hà Nội, đã có một con đường mang tên Đặng Thùy Trâm.

Một bản chụp đen trắng cuốn nhật kí này, có thể tạm xem ở đây.

02/01/2015

Đèn Cù tập 2, và những chỗ liên quan đến nhà cách mạng Phan Đăng Lưu

Nhân ngày nghỉ mà liếc liếc tập 2 của cuốn Đèn cù (đã phát hành cuối tháng 11- đầu tháng 12/2014). 

Suýt bật cười, vì ở chỗ liên quan đến hai anh em cụ Phan Đăng Lưu - Phan Đăng Tài, thì ở tập 2 này, tác giả Trần Đĩnh tựa như cố tình đưa hết "nhân vật" mà tôi đã nhắc đến nhầm lẫn của tập 1.

Không rõ là Trần Đĩnh vốn viết như vậy từ đầu (tức là từ lâu lẩu lầu lâu, cũng tức là chưa hề có góp ý của tôi ở entry trước), hay là sau khi có góp ý đó rồi (sau tháng 9/2014) thì ông "cố tình" viết thêm vào như vậy trong tập 2 ?

28/11/2014

Một nhân vật gần gũi với cựu hoàng Bảo Đại thời 1945-1946 : Luật sư Vũ Trọng Khánh

Trong Hồ Chí Minh truyện đã xuất bản năm 1949 của Tran Dan Tien, ở trang 148, luật sư Vũ Trọng Khánh được nhắc tên cùng với các vị khác, cụ thể là (nguyên văn tiếng Trung Quốc trong sách của Tran Dan Tien):

30/10/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (4) : Cô X. và bút danh Hoàng X.

Cũng như 3 entry đã đi trước của nhóm entry này, vấn đề quan tâm, dù xa dù gần, vẫn xoay quanh nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Nhân vật nữ được Trần Đĩnh vốn viết tắt tên là X. này cũng thế. Tuy diễn giải thì hơi mất công.

Ở đây, sự "nhầm lẫn" của Trần Đĩnh là cố ý. Lần trước, khi nhầm tên thân phụ của Phan Đăng Lưu thì là vô ý, còn ở trường hợp này là cố ý. Tức là, một bên là nhẫm lẫn thật, còn một bên là "nhầm lẫn" trong nháy nháy.

15/09/2013