Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/07/2018

Cập nhật 2018 : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi (2)

Entry mở đầu là ở đây (bài đã bắt đầu từ 18/7/2018, với tiêu đề Cập nhật 2018 về "nhìn lại truyền thống Hiếu Học của người Việt" : đâu chỉ có tỉnh Hà Giang, giáo dục đang mục từ nóc và khắp nơi). Vì dung lượng đã quá đầy, khó khăn cho việc bổ sung, nên mở entry mới.

Cơn bão bắt đầu từ Hà Giang, và công phát hiện đầu tiên thuộc về một nhóm giáo viên trẻ (phân tích các bất thường, và lựa chọn Hà Giang với những biểu hiện bất thường nhất mà đưa thông tin). Nếu có khen thưởng, thì cần khen thưởng nhóm giáo viên trên, mà không phải là Bộ Giáo dục.

Cập nhật tiếp từ hôm nay, ngày 24/7/2018.










---

TƯ LIỆU
(cập nhật từ 24/7/2018, cả tin tức và bình luận)

.

19.


Gốc rễ của đất nước, chính là giáo dục. Nhưng nhìn lại nền giáo dục nước nhà, thực sự là một thảm họa, chưa nhìn thấy lối thoát.
Nền giáo dục nước nhà, nói thẳng ra, thì dối trá từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Chẳng có đất nước nào mà tiến sĩ, giáo sư nhiều như Việt Nam, phải nói là nhiều như lợn con. Một đất nước mà lắm giáo sư tiến sĩ, lẽ ra phải mừng, vì đó là nước mạnh, có nền giáo dục tốt. Ấy thế nhưng, vì nó toàn là dối trá, nên nó biến thành trò hề cho thiên hạ.
Giáo sư tiến sĩ nhiều như thế, mà đố có công trình nghiên cứu nào ra hồn. Các đề tài khoa học chủ yếu là để đốt tiền dự án nhà nước, là thuế của dân, xong vứt cho mọt ăn. Chiếc xe đạp làm không nổi, con ốc vít làm không xong, máy cày phải để nông dân tự mày mò sáng chế. Dược liệu cây thuốc thì gần như mù tịt, không biết một cái gì, để nông dân và con buôn “cầm chim cho thằng Tàu đái”, một cách nhục nhã.
Cái xã hội trọng bằng cấp và bằng cấp phần nhiều là đi mua, chạy chọt và tào lao, thì nó là sự dối trá và mục ruỗng toàn diện.

Không chỉ mua bằng mua cấp, mà ngay cả những người ở trong ngành giáo dục, thầy cô, cũng phải chạy chọt để có được việc làm, được biên chế, thì sự dối trá đã lan xuống tận lớp học. Không trách được các thầy cô, bởi không chạy chọt thì hiển nhiên là không có việc. Như cô thủ khoa sư phạm xuất sắc ở Hà Giang là một ví dụ, ra trường mấy năm, mà không xin được việc làm, dù rất yêu quê hương và muốn được cống hiến.
Kỳ thi tốt nghiệp PTTH suốt mấy chục năm qua, là một sự dối trá toàn diện, ai cũng biết, ai cũng thấy, và có lẽ cả lãnh đạo cao nhất của bộ này cũng coi sự dối trá đó là hiển nhiên. Nói thẳng băng ra, nếu việc tổ chức thi cử, coi thi, chấm điểm nghiêm túc, thì 70-80% học sinh sẽ trượt tốt nghiệp. Quả thực rất khó để một học sinh học tốt toàn diện, cả tự nhiên, xã hội lẫn ngoại ngữ, để tốt nghiệp được kỳ thi, nhất là đạt điểm cao. Ấy thế mà, từ xưa đến nay, học sinh thi đỗ tốt nghiệp PTTH toàn 98-99%, thì chỉ có “ngẫn” mới tin nổi. Kỳ thi này là một sự dối trá khủng khiếp nhất, to lớn nhất và toàn diện nhất.
Kỳ thi này, đánh dấu sự ra đời, trưởng thành, bước ngoặt vào đời của một con người. Sau đó, sẽ chọn lựa nhân tài, đào tạo đại học, là nòng cốt, tương lai cho đất nước. Thế nhưng, nó đã bị sự dối trá dẫn đường. Cho nên, tiếp đó, giảng đường đại học, sẽ tạo ra rất nhiều cử nhân vừa ngu dốt vừa mang tâm thế của những kẻ dối trá phục vụ xã hội.
Thử nghĩ xem, rường cột của đất nước toàn là sự giả dối, lươn lẹo, hình thức, thì tương lai đất nước này sẽ đi về đâu? Khắp nơi chỉ thấy chạy chọt, đục khoét, chọc ngoáy kiếm ăn, cán bộ thì ngày 8 tiếng nghĩ cách đục đẽo để hoàn vốn, để đầu tư thăng tiến, thì quả thực, nhìn mãi chẳng thấy tương lai tươi sáng cho đất nước ở chỗ nào.
Căn bệnh dối trá và ưa hình thức của ngành giáo dục, chính là cái gốc rễ gây ra sự trì trệ cho đất nước này. Nền giáo dục lệch lạc và lươn lẹo đã đào tạo ra những lớp người toàn thủ đoạn, chẳng có lương tâm và không có chút tự trọng, chỉ đặt lợi ích bản thân lên đầu. Không có tự trọng, thì sẽ không biết nhận sai, không biết sợ, không nhận trách nhiệm và không bao giờ từ chức.
Câu chuyện của Hà Giang là một ví dụ điển hình cho sự thối nát của nền giáo dục một cách có hệ thống. Ai dám khẳng định các giáo viên, kể cả cắm bản không phải chạy chọt để có chỗ làm việc? Ai dám khẳng định rất nhiều giáo viên không ăn bớt miếng thịt của học sinh? Sự thối nát hệ thống giáo dục đã tạo ra lớp quan chức chính quyền đểu cáng, đã tạo ra một Sầm Đức Xương điển hình của sự tồi tệ đốn mạt đến không tưởng tượng nổi, đã bắt cả chục học sinh vị thành niên của mình đi phục vụ tình dục cho quan chức tỉnh, trong đó có cả chủ tịch tỉnh.
Lẽ ra, Sầm Đức Xương cùng cả chục quan chức đó phải lên máy chém để làm gương cho thiên hạ, ngành giáo dục phải xem xét lại toàn diện, ấy thế nhưng, chỉ có Xương và chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô bị vài năm tù, còn lại thoát hết, lại tiếp tục thăng quan. Sự dối trá, lừa lọc chạy chọt, bao che, bất chấp dư luận, là cái Nhân để tạo ra cái Quả dối trá khổng lồ, đó là vụ sửa điểm, chạy điểm cho toàn con quan ở Hà Giang hôm nay.
Đã có thông tin, việc thanh tra ở một số tỉnh khác có thể không tìm ra sai phạm. Cũng có thông tin người ta muốn gói gọn sự việc lại, bởi sợ bung bét ra thì kinh khủng lắm. Nếu không làm đến cùng, thanh tra toàn diện và nghiêm túc, cho nó bung bét hẳn ra, thì thực sự cái ung nhọt này chưa bị vỡ, chưa được cắt bỏ. Và, cái Quả thảm khốc trong tương lai thì đất nước này lãnh đủ.

https://www.facebook.com/duongvtc/posts/1791410540952439



18.

28/35 chiến sĩ cơ động Lạng Sơn trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát, An ninh

Theo phân tích của VietNamNet, 28 trên tổng số 35 chiến sỹ cơ động Lạng Sơn trong danh sách từng được dư luận chú ý đã trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện An ninh nhân dân.
Theo mức điểm chuẩn trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2018 được Học viện An ninh Nhân dân và Học viện Cảnh sát Nhân dân công bố, thì hầu hết các chiến sỹ cơ động Lạng Sơn trong danh sách đó đều trúng tuyển bằng tổ hợp khối C03 (toán, văn, sử). Số không trúng tuyển do không đăng ký xét tuyển vào hoặc trúng tuyển một trường khác.
28/35 chiến sĩ cơ động Lạng Sơn trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát, An ninh
Danh sách kết quả điểm thi của 35 thí sinh tự do ở Lạng Sơn từng được cho là điểm cao bất thường.
Năm nay, Học viện An ninh Nhân dân lấy 24,2 điểm đối với tổ hợp C03 (Toán, Ngữ văn, Lịch sử) cho thí sinh nam (tiêu chí phụ là tổng điểm 3 môn đạt ít nhất 21,7 điểm).
Còn Học viện Cảnh sát Nhân dân đưa mức điểm chuẩn là 24,15, tiêu chí phụ là tổng điểm 3 môn đạt từ 21,4 và điểm môn Ngữ văn đạt từ 7,75.
Với điểm chuẩn này, trong số 35 thí sinh là chiến sĩ cơ động  thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động - K20, chỉ có một người không đủ điều kiện đỗ trường nào (đạt tổng điểm 24,1).
Theo phân tích của VietNamNet, có 17/35 chiến sĩ cơ động đã trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát Nhân dân và 11/35 chiến sĩ trúng tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân.
Đặc biệt, trong số trúng tuyển này, có 3 thí sinh nằm trong diện có điểm bài thi tự luận môn Ngữ văn giảm điểm sau rà soát nghi vấn điểm thi THPT quốc gia 2018 tại Lạng Sơn của Bộ GD-ĐT (tổ công tác của Bộ GD-ĐT từng tiến hành chấm thẩm định 51 bài thi môn Ngữ Văn, trong đó có 35 bài thi của thí sinh tự do và 16 bài thi của thí sinh THPT đạt điểm cao, kết quả 8 bài thi bị giảm điểm).
Trong đó, 2 chiến sỹ có bài thi bị giảm 1,25 điểm; 1 chiến sỹ có bài thi bị giảm 0,25 điểm.
7 thí sinh còn lại trong danh sách 35 chiến sỹ cơ động này chưa xác định đăng ký hay trúng tuyển trường nào.
Tuy nhiên, ngoài 1 thí sinh không đủ điểm đỗ, 6 thí sinh còn lại cũng có các mức điểm xét tuyển cũng khá cao lần lượt 25,55; 25,4; 24,75; 24,65; 24,6 và 24,2.
Trước đó như VietNamNet từng đưa tin, trên mạng xã hội lan truyền danh sách kết quả điểm thi của 35 thí sinh tự do ở Lạng Sơn được cho là điểm cao bất thường. Trong số này, không có thí sinh nào dưới điểm 24.
Theo báo cáo từ Sở GD-ĐT Lạng Sơn, đó là điểm của nhóm chiến sĩ công an nghĩa vụ nằm trong số 104 thí sinh tự do của lực lượng công an, quân đội thi tại điểm thi Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Thanh Hùng
Lạng Sơn có số lượng thí sinh đỗ vào Học viện An ninh cao nhất

Lạng Sơn có số lượng thí sinh đỗ vào Học viện An ninh cao nhất

Trong số 231 thí sinh trúng tuyển Học viện An ninh nhân dân năm nay, có 23 thí sinh của Lạng Sơn, 14 thí sinh của Hòa Bình và 10 thí sinh của Sơn La.
Các thủ khoa Học viện An ninh năm 2018 là thí sinh Hòa Bình, Lạng Sơn

Các thủ khoa Học viện An ninh năm 2018 là thí sinh Hòa Bình, Lạng Sơn

Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, các thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất vào Học viện An ninh nhân dân năm 2018 ở tất cả các tổ hợp đều là thí sinh thuộc 2 tỉnh Hòa Bình và Lạng Sơn.
Nữ sinh Sơn La trở thành thủ khoa Học viện Cảnh sát năm 2018

Nữ sinh Sơn La trở thành thủ khoa Học viện Cảnh sát năm 2018

Nữ sinh của tỉnh Sơn La Trần Ngọc Diệp trở thành thí sinh có điểm trúng tuyển cao nhất Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018 theo tổ hợp xét tuyển C03.
100% bài thi trắc nghiệm Lạng Sơn không thay đổi kết quả

100% bài thi trắc nghiệm Lạng Sơn không thay đổi kết quả

Bộ GD-ĐT công bố kết quả rà soát điểm thi THPT quốc gia ở Lạng Sơn
35 chiến sĩ cơ động điểm thi cao ở Lạng Sơn: “Không có con em lãnh đạo hoặc cán bộ cấp cao”

35 chiến sĩ cơ động điểm thi cao ở Lạng Sơn: “Không có con em lãnh đạo hoặc cán bộ cấp cao”

Về 35 thí sinh tự do có điểm thi cao gặp phải những nghi vấn, đại diện Tiểu đoàn 2 (thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động) khẳng định không có chuyện các thí sinh này là con em lãnh đạo hoặc cán bộ cấp cao.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/28-35-chien-si-co-dong-lang-son-trung-tuyen-vao-hoc-vien-canh-sat-an-ninh-468761.html



17.



Những điểm bất thường trong danh sách thủ khoa Học viện An ninh, Học viện Cảnh sát


(VTC News) - Hàng loạt những điểm bất thường lộ ra sau khi các trường công an nhân dân công bố điểm chuẩn năm 2018.
Video: Điểm trùng hợp của các thủ khoa Học viện An ninh
Năm nay, Học viện An ninh nhân dân có chỉ tiêu tuyển sinh là 235 học viên và tổ chức xét tuyển cả 4 tổ hợp là (A01, C03,D01,B00). Học viện An ninh nhân dân công bố điểm trúng tuyển đối với tổ hợp C03 vào học viện là 24,2 điểm. Tiêu chí phụ xét tuyển là tổng điểm 3 môn xét tuyển cần đạt 21,7.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của Học viện Cảnh sát nhân dân là 350 học viên. Đối với tổ hợp C03 (Toán, Văn, Sử) điểm chuẩn của Học viện Cảnh sát nhân dân là 24,15 điểm, trong đó ưu tiên với những thí sinh có tổng điểm 3 môn 21,40 và điểm Ngữ văn 7,75.


Nhung diem bat thuong trong danh sach thu khoa Hoc vien An ninh, Hoc vien Canh sat hinh anh 1


 30 chiến sĩ cơ động ở Lạng Sơn đạt điểm chuẩn
Với mức điểm trúng tuyển như trên, danh sách 35 thí sinh là chiến sĩ cơ động ở Lạng Sơn (thuộc bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động - K20) mà dư luận đề cập trước đây đa số đủ điểm vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện An ninh nhân dân nếu họ có đăng ký tuyển vào trường này.


Nhung diem bat thuong trong danh sach thu khoa Hoc vien An ninh, Hoc vien Canh sat hinh anh 2
Điểm số của các chiến sĩ cơ động ở Lạng Sơn. 

Cụ thể, so với điểm chuẩn đã công bố, 34/35 chiến sĩ cơ động trong danh sách đạt điểm từ 24,2 điểm trở lên khi tham gia xét tuyển ở khối thi C03.
Nếu tính hết các tiêu chí phụ thì số thí sinh nếu đăng ký vào hai học viện này chắc chắn đỗ là 30/35 chiến sĩ.
5/6 thủ khoa Học viện An ninh là thí sinh Hòa Bình và Lạng Sơn
Năm 2018, các thí sinh trở thành thủ khoa xét tuyển hay có điểm thi cao nhất ở tất cả các tổ hợp (kể cả đối với nam hay nữ) đều là các thí sinh của các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn và Sơn La.
Cụ thể, thủ khoa của Học viện An ninh nhân dân năm nay xét tuyển theo tổ hợp A01 là một nam sinh của Lạng Sơn với tổng điểm 28,5 (nếu tính cả điểm ưu tiên thì tổng điểm là 31,25).


Nhung diem bat thuong trong danh sach thu khoa Hoc vien An ninh, Hoc vien Canh sat hinh anh 3
 Thủ khoa Học viện An ninh năm 2018 đều là thí sinh Hòa Bình và Lạng Sơn.

Xếp lần lượt thứ 2 và thứ 3 cũng theo tổ hợp này là 2 thí sinh của Hòa Bình với tổng điểm thi là 27,7 và 27.  
Xét theo khối C03, 2 thủ khoa của Học viện An ninh nhân dân ở cả 2 đối tượng nam và nữ cũng đều là thí sinh của Hòa Bình.
Nam thủ khoa với điểm 3 môn thi THPT quốc gia là 26,5 (nếu tính cả điểm ưu tiên thì tổng điểm là 29,25). Nếu tính theo điểm thi thì thí sinh có điểm cao nhất tổ hợp C03 là nam sinh của Sơn La với 27,6 điểm.
Nữ thủ khoa có điểm 3 môn thi THPT quốc  gia là 27,95 (nếu tính cả điểm ưu tiên lên đến 28,7).
 Xét theo khối D01, 2 thủ khoa tiếp tục vẫn lại là Lạng Sơn và Hòa Bình.
Nam thủ khoa là thí sinh của Lạng Sơn với tổng điểm thi 27,3 (nếu tính cả điểm ưu tiên lên đến 30,05). Nếu chỉ riêng điểm thi thì thí sinh cao điểm nhất là nam sinh của Sơn La với 27,5 điểm.
Nữ thủ khoa là thí sinh của Hòa Bình với tổng điểm thi là 25,6 (nếu tính cả điểm ưu tiên lên đến 28,35).
Nữ sinh Sơn La là thủ khoa Học viện Cảnh sát nhân dân
Theo danh sách thí sinh trúng tuyển được công bố trên trang web của Học viện Cảnh sát nhân dân ngày 6/8, nữ sinh T.N.D. (sinh năm 2000, ở TP Sơn La, tỉnh Sơn La) có tổng điểm thi 3 môn là 28,6, tổ hợp C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử).


Nhung diem bat thuong trong danh sach thu khoa Hoc vien An ninh, Hoc vien Canh sat hinh anh 4
Điểm thi của thí sinh T.N.D. (Ảnh: HVCS)

Với số điểm này, nữ sinh đạt điểm thi 6 môn cao nhất nước trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân và là thủ khoa của trường này.
T.N.D. từng được biết đến khi đạt 2 điểm 10 và điểm số nhiều môn rất cao trong kỳ thi vừa qua. Cụ thể, N.D. có điểm thi Toán 9,6; Ngữ văn 9,0; Lịch sử 10; Địa lý: 8,25; Tiếng Anh 10. Điểm trung bình là 9,37.
https://vtc.vn/nhung-diem-bat-thuong-trong-danh-sach-thu-khoa-hoc-vien-an-ninh-hoc-vien-canh-sat-d418503.html




16.


Các thủ khoa Học viện An ninh năm 2018 là thí sinh Hòa Bình, Lạng Sơn

Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, các thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất vào Học viện An ninh nhân dân năm 2018 ở tất cả các tổ hợp đều là thí sinh thuộc 2 tỉnh Hòa Bình và Lạng Sơn.
Một cách ngẫu nhiên, năm 2018, các thí sinh trở thành thủ khoa xét tuyển hay có điểm thi cao nhất ở tất cả các tổ hợp (kể cả đối với nam hay nữ) đều là các thí sinh của các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn và Sơn La.
Cụ thể, thủ khoa của Học viện An ninh năm nay xét tuyển theo tổ hợp A01 là một nam sinh của Lạng Sơn với tổng điểm 28,5 (nếu tính cả điểm ưu tiên thì tổng điểm là 31,25).
Xếp lần lượt thứ 2 và thứ 3 cũng theo tổ hợp này là 2 thí sinh của Hòa Bình với tổng điểm thi là 27,7 và 27.  
Xét theo khối C03, 2 thủ khoa của Học viện An ninh nhân dân ở cả 2 đối tượng nam và nữ cũng đều là thí sinh của Hòa Bình.
Nam thủ khoa với điểm 3 môn thi THPT quốc gia là 26,5 (nếu tính cả điểm ưu tiên thì tổng điểm là 29,25). Nếu tính theo điểm thi thì thí sinh có điểm cao nhất tổ hợp C03 là nam sinh của Sơn La với 27,6 điểm.
Nữ thủ khoa có điểm 3 môn thi THPT quốc  gia là 27,95 (nếu tính cả điểm ưu tiên lên đến 28,7).
Xét theo khối D01, 2 thủ khoa tiếp tục vẫn lại là Lạng Sơn và Hòa Bình.
Nam thủ khoa là thí sinh của Lạng Sơn với tổng điểm thi 27,3 (nếu tính cả điểm ưu tiên lên đến 30,05). Nếu chỉ riêng điểm thi thì thí sinh cao điểm nhất là nam sinh của Sơn La với 27,5 điểm.
Nữ thủ khoa là thí sinh của Hòa Bình với tổng điểm thi là 25,6 (nếu tính cả điểm ưu tiên lên đến 28,35).
Điều ngẫu nhiên này tạo nên một sự chú ý khi thời gian vừa qua, các địa phương như Hòa Bình, Sơn La và Lạng Sơn nổi lên với những phản ánh có bất thường về điểm thi, công tác chấm và tổ chức thi THPT quốc gia năm 2018.
Thanh Hùng
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/thu-khoa-hoc-vien-an-ninh-nam-2018-deu-la-thi-sinh-hoa-binh-va-lang-son-468410.html



15.

-Đề thi thì năm ngoái tùy tiện mang ra thi thử cho 20.000 thí sinh,lộ bí mật quốc gia mà chưa bị xử lý, năm nay không biết có hiện tượng này nữa hay không nhưng các chuyên gia kêu oai oái đề quá khó và các mã đề không tương đương về độ khó. Thí sinh kêu thi thử khó, báo chí cũng lên tiếng thi thử khó mà đến thi thật vẫn y nguyên, vậy còn thử làm gì cho tốn tiền? 

-Phần mềm quản lý bài thi, chấm thi thì không bảo mật và chưa nghiệm thu đã đem ra dùng, kỳ thi quốc gia có phải trò đùa đâu mà phần mềm không cần nghiệm thu, nhất là trước đó đã có phần mềm miễn phí, đã được bảo mật và nghiệm thu rồi? Ý gì đây, cố ý tiếp tay cho gian lận hay đơn giản chỉ là muốn chi thêm tiền cho phần mềm mới, kiếm chác từ ngân sách mà thôi? 

- Giám sát thì lỏng lẻo, máy tính bảo quản bài thi và dữ liệu thí sinh thì để cán bộ dùng thoải mái không niêm phong, mỡ để miệng mèo, số phận bao thí sinh tơ hơ trong tay người quản lý dữ liệu máy tính. Sẽ có bao nhiêu địa phương dính chuyện này, có lẽ không chỉ dừng lại ở con số 3. Kỳ thi quốc gia gì mà chưa chấm đã huy động cho cán bộ soát bài, soát đáp án của thí sinh với bài quét trên máy, mà đâu phải ít, theo số liệu trên báo thì tận 7%. Cho người ta rà soát, chỉnh sửa, tên thí sinh rành rành, người ta không chấm mút cho con cháu mới lạ, rõ ràng với qui trình bảo quản và chấm thi kỳ quái cho phép tiếp cận đối chiếu phiếu thi và bài quét trước khi chấm chính thức , ông là thủ phạm gián tiếp đẩy nhiều đồng nghiệp vào tù đó ông Nhạ. Bên kia biên giới, người ta chỉ cần thông báo cho thí sinh viết bằng chì 2B thì làm gì có chuyện lôi 7% bài thi ra đối chiếu lại như ông chỉ đạo 2 năm nay rồi. Thiện tai, thiện tai...

https://www.facebook.com/thuyhang.nghiem.3/posts/10211501830759500



14.

Thứ Sáu, 03/08/2018 - 14:54

Sai phạm thi ở Hòa Bình: Tinh vi và xảo quyệt hơn ở Hà Giang, Sơn La

Dân trí Về sai phạm thi cử ở Hòa Bình mà Công an vừa khởi tố, trả lời báo chí sáng nay 3/8, PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết: "Theo những thông tin sơ bộ ban đầu, tôi cho rằng sai phạm của Hòa Bình hết sức nghiêm trọng, thậm chí có những hành động tinh vi, xảo quyệt hơn".
 >> Khởi tố vụ án điểm thi bất thường ở Hòa Bình
 >> Bộ Giáo dục: Có sự can thiệp vào phiếu trắc nghiệm để tăng điểm thi ở Hòa Bình
 >> Công an đang xác minh dấu hiệu bất thường về điểm thi ở Hòa Bình


PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT
PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT
Quyết tâm làm đến cùng sự thật
Thưa ông, chưa năm nào kì thi THPT quốc gia lại xuất hiện nhiều sai phạm như năm nay, với tư cách là tổ trưởng tổ kiểm tra đã có mặt ở các điểm nóng ở Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, ông có suy nghĩ gì?
Trước hết, tôi xin được chuyển lời cảm ơn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tới những người thầy cô giáo, người dân, các phóng viên, tới Bộ Công an, công an các tỉnh, thành phố… đã kịp thời phát hiện những sai phạm trong thi cử vừa qua. Bộ GD&ĐT sẽ kiên quyết làm đến cùng, đúng người đúng tội, lấy lại niềm tin và sự công bằng cho thí sinh. Tôi vô cùng bất bình và không dung túng cho các hành động sai phạm này.
Sai phạm đó cho thấy họ có ý đồ, có tổ chức đã vô hiệu hóa quy trình thi vốn rất nghiêm ngặt để thay đổi kết quả thi, làm mất tính công bằng của kỳ thi.
Khi nghĩ đến gần 1 triệu thí sinh, trong đó rất nhiều em đã nỗ lực cao nhất, đặc biệt các em đến phòng thi với tâm hồn trong sáng đã thúc giục chúng tôi phải làm tới cùng.
Điều này cũng là thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD & ĐT, Bộ trưởng Bộ Công an đều chung ý chí chỉ đạo làm tới cùng để đảm bảo công bằng cho xã hội.
Sau Hà Giang và Sơn La thì nay Hòa Bình cũng đã được “điểm tên”, cơ quan công an đã khởi tố điều tra việc can thiệp điểm thi, xin ông cho biết cụ thể hơn về sai phạm thi tại Hòa Bình?
Cho tới thời điểm này tôi có thể nói rằng, tổ thẩm định của Bộ GD&ĐT chấm thẩm định của Hòa Bình và 1 số địa phương khác đã phát hiện thấy dấu hiệu bất thường, đặc biệt trong quy trình chấm thi. Ngay lập tức, vào ngày 24-7, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Bộ Công an đề nghị Bộ Công an tiếp tục vào cuộc, đấu tranh và làm rõ các hành vi trái đạo đức nghề nghiệp này.
Qua đấu tranh và xác minh ban đầu cho thấy, đã có dấu hiệu sửa đổi phiếu trả lời thi trắc nghiệm nhằm tăng điểm cho thí sinh. Trên quan điểm làm việc nghiêm túc, nghiêm minh thì Bộ Công an sẽ sớm có kết quả cuối cùng, chúng tôi sẽ sớm thông báo két quả tới xã hội.
Thưa ông, có sự mâu thuẫn nào không, vì trước đó kết quả chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT đã khẳng định những bài thi từ 8 điểm trở lên không có dấu hiệu bất thường, kết quả trùng khớp 100% với điểm chấm ban đầu. Nhưng nay tại sao lại phát sinh câu chuyện có hành vi can thiệp điểm thi?
Tôi khẳng định ở đây không có mâu thuẫn ở kết luận. Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng với chức năng của Hội đồng chấm thẩm định thì tổ chấm thẩm định sẽ tiến hành chấm ở trên các bài thi. Bài thi của các em thế nào thì nó phản ánh khách quan trên thang điểm như vậy. Cho nên tổ chấm thẩm định đã hoàn thành nhiệm vụ.
Nhưng hiện nay lại phát hiện sai phạm bởi vì sự can thiệp này là can thiệp lên bài làm của thí sinh trước đó, chứ không phải trong khâu chấm thi, nên tổ thẩm định không phát hiện được là hết sức bình thường.
Tuy nhiên, thông qua việc rà soát, tổ chấm thẩm định cũng đã nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm trong quy trình chấm thi. Chính vì vậy Bộ GD-ĐT đã có công văn đề nghị Bộ Công an điều tra làm rõ vụ việc, cho đến nay đã có những kết quả ban đầu.
Thưa ông, so với Hà Giang, Sơn La thì dấu hiệu can thiệp điểm thi ở Hòa Bình có điều gì khác biệt ?
Hiện nay tôi chưa có đầy đủ thông tin, vì vụ việc vẫn đang nằm trong phạm vi điều tra của Bộ Công an. Theo những thông tin sơ bộ ban đầu thì tôi cho rằng sai phạm của Hòa Bình hết sức nghiêm trọng và thậm chí là có những hành động tinh vi, xảo quyệt hơn.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT nói về gian lận thi là có ý đồ, có tổ chức đã vô hiệu hóa quy trình thi vốn rất nghiêm ngặt để thay đổi kết quả thi, làm mất tính công bằng của kỳ thi.
00:02:21

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT phân tích về gian lận thi là có ý đồ, có tổ chức.
Khi làm trưởng đoàn lên Hà Giang, Sơn La, cá nhân ông có bị áp lực gì không?
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo, Bộ trưởng hai Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an đều có quyết tâm làm đến cùng sự việc, cho nên tôi không có áp lực, nhưng vất vả thì có. Bởi vì đằng sau tổ công tác của chúng tôi là đông đảo người dân, là hàng chục triệu học sinh, đặc biệt là 1 triệu thí sinh tham gia kỳ thi này.
Có thể nói tuyệt đại đa số các em tham gia kỳ thi với sự nỗ lực cần cù tích lũy nhiều năm, và với một tâm hồn vô cùng trong sáng. Nghĩ về những điều đó, tôi không cảm thấy áp lực.
Ông nghĩ sao khi dư luận vẫn lo lắng, không biết Hòa Bình có phải là địa phương cuối cùng phát hiện ra gian lận hay không?
Quan điểm trước sau như một của Bộ GD - ĐT là không bao giờ dung túng, không bao che cho sai phạm, quan điểm có sai phạm là xử lý đến cùng, bất kể đó là địa phương nào, đối tượng nào gây ra, mang lại sự công bằng cho thí sinh.
Sẽ xử lý "lỗ hổng" trong thi trắc nghiệm
Thưa ông, trong quá trình rà soát và kiểm tra những điểm thi cao bất thường tại một số tỉnh, thì chắc hẳn Bộ GD-ĐT cũng đã nhận ra những điểm bất ổn và lỗ hổng trong quy trình tổ chức kì thi THPT quốc gia năm vừa qua?
Có thể nói, trong hành trình của 4 kì thi THPT quốc gia, qua mỗi năm chúng tôi đều tổng kết, nhìn nhận điểm được và chưa được trong khâu tổ chức kì thi. Từ năm 2017 cho thấy rất rõ, tổ chức thi như vậy là để hướng đến người dân và các thí sinh.
Các giải pháp kĩ thuật đã áp dụng trong việc thi trắc nghiệm, trong phòng thi, mỗi em có 1 bài thi với 1 mã đề riêng, đây là giải pháp giúp kì thi công bằng và khách quan hơn.
Tuy nhiên qua những sai phạm vừa rồi, Bộ GD-ĐT cũng đã nhìn thấy những lỗ hổng mà tới đây sẽ phải xử lí nghiêm ngặt.
Thứ nhất, đề thi chưa thực sự rõ ràng, chưa phù hợp với yêu cầu của kì thi THPT quốc gia.
Thứ hai, phần mềm chấm thi đã đạt yêu cầu cơ bản nhưng chắc chắn phải có khâu cải tiến hơn để bảo mật được tốt hơn nữa.
Thứ ba, việc giám sát, thanh tra của Bộ GD-ĐT đối với địa phương cần thực chất và sát sao hơn. Góp phần ngăn chặn các sai phạm có thể phát sinh thêm.
Có thể nói thi và chấm thi là một chuỗi các công đoạn chặt chẽ, ông nghĩ sao khi những địa phương cố tình bỏ qua những khâu quan trọng như vậy?
Những người sai phạm này đã có ý đồ từ trước, ở mức độ nào đó có thể gọi là có tổ chức để vô hiệu hóa quy trình. Lấy ví dụ, trong phòng chấm thi yêu cầu phải khóa bằng 2 khóa riêng biệt. Đồng thời, các khóa này phải được niêm phong ổ khóa và mỗi 1 cán bộ sẽ giữ 1 chìa khóa riêng. Khi mở cửa phòng sẽ có đủ 3 bên liên quan và 2 người cùng mở mới được.
Nhưng các địa phương vi phạm đã cố tình bỏ qua quy trình này thì rõ ràng làm vô hiệu quá độ chặt chẽ theo quy định. Đây là vấn đề về con người, trách nhiệm trực tiếp là của địa phương và Hội đồng thi.
Không có vùng cấm trong xử lý vi phạm
Thưa ông, đến nay dư luận vẫn không hiểu tại sao ở điểm thi Lạng Sơn có tới 35 chiến sĩ cảnh sát cơ động được đặc cách thi chung 1 phòng mà không phải là thi chung với nhóm thí sinh tự do khác?
Tôi xin nói rõ hơn về Lạng Sơn, với đặc điểm của các thí sinh tự do, thì các thí sinh không thi trọn vẹn các môn thi trong tổ hợp trắc nghiệm. Đồng thời trong quy chế nói rõ, mỗi Sở GD-ĐT có thể dành một số lượng điểm thi nhất định để dành cho các thí sinh tự do. Các thí sinh tự do được thi ở những phòng khác nhau, sắp xếp tên theo bảng chữ cái.
Tôi khẳng định, 35 chiến sĩ ở Lạng Sơn không ngồi chung trong 1 phòng vì mỗi phòng chỉ được có 24 thí sinh. Chỉ có câu chuyện là 35 người này thi chung 1 điểm thi và được sắp xếp ở 10 phòng thi khác nhau. Như vậy việc sắp xếp phòng thi như vậy là đúng, không vi phạm quy chế thi.
Được biết, tỉnh Hà Giang đã điều tra rõ các tin nhắn mua điểm và nhiều người có hành vi mua điểm đã được điều tra. Vậy xin ông cho biết những người này sẽ được xử lí như thế nào?
Bộ GD-ĐT và Bộ Công an vẫn đang rất quyết liệt trong việc điều tra và xử lí các hành vi này. Cụ thể xác định đúng người, đúng tội để xử lí đúng sai phạm của các cá nhân. Hai Bộ sẽ làm đến cùng và tuyệt đối không có vùng cấm trong việc xử lí vấn đề này.
Chúng ta tổ chức kì thi THPT quốc gia đã được 4 năm, trong đó có 2 năm chúng ta giao quyền về cho các địa phương tổ chức. Vậy những cái được và cái mất, hạn chế được Bộ GD-ĐT nhìn nhận như thế nào?
Căn cứ vào Luật Giáo dục; Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành TƯ và Nghị quyết 44 của Chính Phủ về việc tổ chức thi THPT quốc gia. Chúng ta không quan niệm đây là kì thi tốt nghiệp THPT và cũng không phải là kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ.
Kỳ thi THPT quốc gia là thi để lấy kết quả, để đo lường chất lượng của học sinh sau 12 năm học tập. Kết quả này được Sở GD-ĐT sử dụng vào xét công nhận tốt nghiệp và các trường ĐH – CĐ có quyền lấy điểm để xét tuyển thí sinh.
Mục đích quan trọng hơn là thông qua các kết quả thi này các Sở GD-ĐT địa phương xét làm căn cứ điều chỉnh lại cách dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh.
Chúng ta đặt học sinh là chủ thể của quá trình học tập và quá trình thi cử, rõ ràng là kì thi nhẹ nhàng hơn, giảm tốn kém rất nhiều, cho đến độ tin cậy cũng được nâng cao hơn.
Ngoài 1 số địa phương để xảy ra sai phạm thì có thể thấy tuyệt đại đa số các địa phương trong cả nước thực hiện nghiêm túc kì thi, phản ánh khách quan kết quả dạy và học của địa phương.
Đồng thời các trường đại học top đầu yên tâm sử dụng kết quả thi để xét tuyển đầu vào. Chắc chắn chúng tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh những lỗ hổng để kì thi năm 2019 và các năm tiếp theo hoàn thiện hơn.

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT nói về gian lận thi tại Hòa Bình và phương hướng thi trong năm tới.
00:04:45

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT nói về gian lận thi tại Hòa Bình và phương hướng thi trong năm tới.
Trách nhiệm lớn nhất thuộc về địa phương!
Chúng ta không thể phủ nhận ý nghĩa kì thi THPT quốc gia hiện nay nhưng nhiều ý kiến cho rằng nên trả lại kì thi này cho địa phương, còn các trường đại học tự chủ tuyển sinh, ông nghĩ sao?
Những điều này nằm trong lộ trình đổi mới, hoàn thiện kì thi THPT quốc gia, với điều kiện hiện nay thì đây là phương thức phù hợp; còn trong tương lai sẽ có điều chỉnh nhưng vẫn tuân thủ Luật Giáo dục và tăng cường phân cấp cho các địa phương.
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục Đại học cũng ghi rõ, "các trường Đại học tự chủ trong tuyển sinh" và đây là trách nhiệm của các trường Đại học.
Thưa ông, Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra giải pháp cụ thể nào để khắc phục hạn chế và sai phạm trong kì thi THPT quốc gia năm tới?
Trước tiên chúng ta phải xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong kì thi này. Trách nhiệm lớn nhất thuộc về địa phương tổ chức kì thi. Bộ GD-ĐT với chức trách là cơ quan quản lí Nhà nước cũng có một phần trách nhiệm. Nhưng cơ bản nhất vẫn là địa phương cần nâng cao trách nhiệm thực hiện nghiêm túc kì thi này.
Còn lại, về phía Bộ GD-ĐT sẽ ngay lập tức điều chỉnh trong năm 2019.
Thứ nhất, về đề thi, sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi phù hợp với mục đích yêu cầu của kì thi THPT quốc gia.
Thứ hai, Bộ GD-ĐT sẽ hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm để ngăn ngừa và phát hiện các nguy cơ lợi dụng để sai phạm.
Thứ ba, tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra giám sát của Bộ GD-ĐT.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Hồng Hạnh (ghi)
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/sai-pham-thi-o-hoa-binh-tinh-vi-va-xao-quyet-hon-o-ha-giang-son-la-20180803145532182.htm



13.

"Sai phạm thi cử ở Hòa Bình tinh vi và xảo quyệt hơn"

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho rằng so với gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La, ở Hòa Binh tinh vi và xảo quyệt hơn.
Trước đó Hội đồng chấm thẩm định rút toàn bộ phiếu trả lời trắc nghiệm gốc các bài thi đạt từ 8,0 điểm trở lên đối với các môn thi trắc nghiệm để tổ chức chấm thẩm định và kết luận điểm thi không có gì bất thường.
Ngày hôm qua, Bộ GD-ĐT lại khẳng định có hành vi can thiệp phiếu trắc nghiệm để thay đổi kết quả thi.  
Trả lời trên chương trình "Diễn đàn giáo dục" của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV2), ông Mai Văn Trinh,Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho rằng khi thẩm định, tổ chấm chỉ chấm trên các bài thi. Do đó, không có mâu thuẫn gì giữa việc "kết quả 100% như ban đầu" và sự kiện bất thường mới bị phát giác.
"Phải hiểu rằng với chức năng của Hội đồng chấm thẩm định, tổ chấm thẩm định sẽ chấm ở trên các bài thi. Như vậy, bài thi của các em thế nào thì phản ánh khách quan bằng kết quả như thế. Nên nhiệm vụ của tổ chấm thẩm định như vậy là hoàn thành"- ông Trinh cho biết.
Theo ông Trinh, sai phạm ở Hòa Bình diễn ra trước đó; cụ thể là can thiệp lên bài làm của thí sinh. "Như vậy, tổ chấm thẩm định không phát hiện được là bình thường. Nhưng thông qua việc chấm rà soát như vậy tổ chấm thẩm định đã nghi ngờ có dấu hiệu sai phạm trong quá trình chấm thi, cho nên, Bộ GD-ĐT mới có công văn gửi Bộ Công an điều tra làm rõ và nay đã có kết quả ban đầu".
Trước câu hỏi so với Hà Giang, Sơn La, dấu hiệu can thiệp điểm thi ở Hòa Bình có gì khác biệt, ông Trinh cho rằng, điều này thuộc chức năng của Bộ Công an.
"Qua thông tin ban đầu, tôi cho rằng sai phạm của Hòa Bình cũng rất nghiêm trọng và thậm chí có cái gì đó tinh vi và xảo quyệt hơn"- ông Trinh khẳng định.

'Sai phạm thi cử ở Hòa Bình tinh vi và xảo quyệt hơn'
Ông Mai Văn Trinh kiểm tra quy cách niêm phong túi đựng bài thisáng 3/7 tại hội đồng thi Hòa Bình. Ảnh: Thanh Hùng
Trao đổi với VietNamNet sáng 3/8, ông Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hòa Bình cho hay: Chủ tịch UBND tỉnh đã nhận được đơn tố cáo về chấm thi bất thường ở Hòa Bình từ trước thời điểm Bộ GD-ĐT chấm thẩm định. Sau đó UBND tỉnh đã giao cho Giám đốc Sở GD-ĐT kiểm tra về việc này. Giám đốc Sở đã cho kiểm tra và báo cáo là không có vấn đề gì và báo cáo với Bộ GD-ĐT là nếu thấy cần thiết thì Bộ có thể về kiểm tra.
"Khi có những thông tin ban đầu, tôi trao đổi với Giám đốc và Trường phòng Khảo thí của Sở Giáo dục. Khi đó các đồng chí đã đến phòng tôi và báo cáo là đã kiểm tra lại và không có khâu nào bất cập gì cả. Đồng chí Trường phòng Khảo thí còn nói là “em làm rất chặt chẽ, quân của em không thể nào làm bậy làm sai được trong quá trình chấm”. Trong quá trình chấm thấy Bộ GD-ĐT về kiểm tra và đánh giá cao nên chúng tôi cũng rất lấy làm tin tưởng, cùng với kết quả công bố của hội đồng thẩm định nên chúng tôi yên tâm hơn. Thế nhưng, sau đó, thấy có bất cập như vậy…" - ông Cửu cho hay.
Sáng nay, ông Phạm Hồng Tuyến, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự để điều tra theo đúng quy định của pháp luật.
Diễn biến sự việc
Ngày 11/7: Công bố điểm thi THPT quốc gia của 63 tỉnh, thành
Ngày 20/7: Dư luận nêu vấn đề về điểm thi bất thường của tỉnh Hoà Bình.
Ngày 20/7: Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hoà Bình khẳng định kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh là trung thực
Ngày 21-22/7: Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT về Hòa Bình làm việc. Bộ GD-ĐT đã rút toàn bộ số bài từ 8 điểm trở lên để chấm lại.
Ngày 23/7: Kết quả cho thấy 100% những bài đã chấm thẩm định đều giống như kết quả của ngày 11/7
Ngày 24/7: Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Bộ Công an điều tra làm rõ sự việc.
Ngày 28/7: Sở GD-ĐT Hoà Bình phát hiện chấm thi trắc nghiệm "không logic".
Ngày 2/8: Bộ GD-ĐT xác nhận có dấu hiệu can thiệp làm thay đổi trên phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh để thay đổi kết quả thi THPT quốc gia.
Ngày 2/8: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ký quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an. 
Ngày 3/8: Công an tỉnh Hòa Bình ra quyết định khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự
Ngày 3/8: Chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra Bộ Công an
Lê Huyền - Thanh Hùng
Chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia ở Hòa Bình: 100% bài thi giữ nguyên kết quả

Chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia ở Hòa Bình: 100% bài thi giữ nguyên kết quả

Ngày 23/7, Bộ GD-ĐT thông tin về công tác chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm tại hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 Sở GD-ĐT Hòa Bình.
Sở Giáo dục Hòa Bình: "Kết quả thi là điểm thực của thí sinh"

Sở Giáo dục Hòa Bình: "Kết quả thi là điểm thực của thí sinh"

Trao đổi với VietNamNet sáng 20/7, ông Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình khẳng định, thông tin phản ánh điểm thi của Hòa Bình có sự bất thường là chưa chính xác.
Điểm thi Hòa Bình có sự khác biệt với cả nước

Điểm thi Hòa Bình có sự khác biệt với cả nước

Theo phân tích GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) cũng có sự khác biệt trong điểm thi của thí sinh Hòa Bình so với cả nước.

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/gian-lan-thi-cu-o-hoa-binh-tinh-vi-xao-quyet-hon-ha-giang-va-son-la-467901.html



12.

Thấy gì qua thái độ xin nhận trách nhiệm của Bộ trưởng PHÙNG XUÂN NHẠ?

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hôm trước vừa tuyên bố “Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, khách quan, an toàn và nhẹ nhàng, được nhân dân các địa phương ủng hộ” thì hôm sau lại bảo “Không để lợi dụng sai phạm kỳ thi gây tâm lý hoang mang trong học sinh, giáo viên và phụ huynh”. Ơ hay, Bụt trên cao thì gà nào mổ mắt! Dù trong hoàn cảnh xã hội nào, giáo dục cũng phải là môi trường lành mạnh nhất, lương thiện nhất, tử tế nhất. Ngành giáo dục không còn là ốc đảo bình yên của cộng đồng, vì chính những người làm giáo dục tạo ra sóng gió thành tích ảo bằng các thủ đoạn phản giáo dục.





Kết quả thẩm định của Bộ GD-ĐT và kết quả điều tra của Bộ Công an đã chứng minh có nhiều bất cập và gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Diễn biến tại ngành giáo dục Sơn La còn phức tạp hơn ngành giáo dục Hà Giang. Thay vì nao núng nâng điểm như tại Hà Giang, những bài thi tại Sơn La còn bị chỉnh sửa trực tiếp vào bản trắc nghiệm rồi xóa đi file gốc. Ngay cả phần thi tự luận môn Văn thì điểm chấm trên bài thi và điểm vào máy tính cũng có 17 bài chênh lệch từ 0,25 điểm đến 2 điểm. Rõ ràng, đã có sự kết nối của nhiều người cho một chuỗi hành vi giả dối. Thế nhưng, kỳ lạ thay, khi nhiều cá nhân tại hai tỉnh Hà Giang và Sơn La bị bắt giam mà vẫn chưa thấy quan chức giáo dục nào đưa được biện giải thuyết phục hoặc từ chức như một thái độ nhìn thẳng vào sự thật đau lòng. Mãi đến ngày 1-8-2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ mới “xin nhận trách nhiệm” một cách chung chung!

Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội - Nguyễn Thị Kim Thuý khảng khái: “Nếu ở nước ngoài, khi những vụ việc dạng này xảy ra thì đã ít nhất vài người phải từ chức, trước hết là các quan chức sở tại. Từ chức là nhận lấy trách nhiệm chính trị, là giữ gìn liêm sỉ và cứu vãn danh dự trước khi cơ quan hữu quan truy ra trách nhiệm hành chính và các trách nhiệm khác!”. Từ chức, nghe thì đơn giản, mà chẳng có mấy ai đủ can đảm và chân thành để từ chức. Đành rằng, chưa có văn hóa từ chức, nhưng trong một môi trường sư phạm đang phơi bày hàng loạt hạn chế và nhiễu nhương, thì phẩm chất người làm giáo dục ở đâu?

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hôm trước vừa tuyên bố “Kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, khách quan, an toàn và nhẹ nhàng, được nhân dân các địa phương ủng hộ” thì hôm sau lại bảo “Không để lợi dụng sai phạm kỳ thi gây tâm lý hoang mang trong học sinh, giáo viên và phụ huynh”. Ơ hay, Bụt trên cao thì gà nào mổ mắt! Dù trong hoàn cảnh xã hội nào, giáo dục cũng phải là môi trường lành mạnh nhất, lương thiện nhất, tử tế nhất. Ngành giáo dục không còn là ốc đảo bình yên của cộng đồng, vì chính những người làm giáo dục tạo ra sóng gió thành tích ảo bằng các thủ đoạn phản giáo dục. Qui chế thi cử và kỹ thuật chấm bài có thể mô phỏng của các quốc gia khác, nhưng con người giáo dục phải dựa vào chính nội lực hun đúc của mỗi xứ sở. Né tránh sự thật và vuốt ve thị phi, không phải cách kiến thiết một nền giáo dục tiến bộ và văn minh!

Người làm giáo dục cần có phẩm chất đặc biệt vì họ gánh vác sứ mệnh đặc biệt. Thành quả giáo dục không phải tính bằng điểm số hiện tại, mà gửi gắm bao nhiêu hy vọng cho tương lai. Bài giảng bây giờ, có thể ngày mai không phù hợp nữa, nhưng cốt cách người làm giáo dục vẫn gìn giữ vẹn nguyên. Bằng cấp bây giờ, có thể ngày mai không đắc dụng nữa, nhưng hình ảnh người làm giáo dục vẫn vững bền tỏa sáng. Quyền lợi và danh vọng của người làm giáo dục, không quan trọng bằng phẩm chất của người làm giáo dục biết xấu hổ và biết tự trọng!

                                                      LTN
http://www.lethieunhon.vn/2018/08/thay-gi-qua-thai-o-xin-nhan-trach-nhiem.html



11.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về kỳ thi THPT quốc gia

Trước các sai phạm xảy ra tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình, tôi xin nhận trách nhiệm”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu sáng nay, 1/8 tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ.
Tại phiên họp,, thay mặt Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo về tình hình tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và việc xử lý tiêu cực trong khâu chấm thi ở một số địa phương.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là một trong 9 nhóm nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 29 đặt ra để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết 29, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động (Nghị quyết 44), trong đó xác định “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ, ĐH tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đại học, cao đẳng...”.
Bộ GD-ĐT đã ban hành Kế hoạch hành động, trong đó xác định đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là khâu đột phá góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Lựa chọn này xuất phát từ việc thực hiện đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá sẽ có tác động tích cực tới việc đổi mới phương pháp dạy và học.
Bên cạnh đó, việc thi cử tại thời điểm đó còn rất nặng nề. Mỗi năm phải tổ chức nhiều kỳ thi, nhiều đợt thi (trong gần 1 tháng thí sinh phải dự thi 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 đợt thi tuyển sinh ĐH, CĐ). Học sinh các tỉnh xa phải lên Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố lớn để dự thi rất vất vả, áp lực, tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc của thí sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, các tiêu cực trong thi cử ở Đồi Ngô, Phú Xuyên khiến dư luận rất bức xúc.
Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT đã xây dựng phương án đổi mới thi với mục tiêu khắc phục các bất cập nêu trên, bảo đảm trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình, xã hội. Khi xây dựng phương án thi, cũng có nhiều tranh luận, góp ý. Có ý kiến cho rằng nên bỏ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ tổ chức thi ĐH, CĐ. Tuy nhiên, việc này không thực hiện được vì trái với Luật Giáo dục. Hơn nữa, nếu bỏ thi thì học sinh sẽ không học, chất lượng giáo dục sẽ đi xuống, kết quả học tập của học sinh sẽ không được quốc tế công nhận. Việc Bộ đứng ra tổ chức thi ĐH, CĐ cũng không được vì vi phạm quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ mà Luật Giáo dục đại học năm 2012 đã quy định.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về kỳ thi THPT quốc gia
Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, có ý kiến đề xuất vẫn tổ chức thi nhưng thi tốt nghiệp THPT giao cho các địa phương tổ chức, thi ĐH, CĐ giao cho các trường ĐH, CĐ tổ chức. Phương án này cũng được cân nhắc nhiều, tuy nhiên, nếu giao hoàn toàn cho các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT thì với bệnh thành tích, kết quả thi sẽ không công bằng khi tỉnh này ra đề dễ, tỉnh kia ra đề khó, địa phương này coi lỏng, địa phương khác coi chặt. Còn để các trường ĐH, CĐ tự tổ chức thi thì Bộ đã khuyến khích nhưng thực tế rất ít trường thực hiện được vì tốn kém nguồn lực và chi phí, hơn nữa tình trạng luyện thi, dạy thêm học thêm tràn lan rất dễ xuất hiện trở lại.
Cuối cùng, phần lớn các ý kiến đã thống nhất tổ chức một kỳ thi quốc gia vừa bảo đảm mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ. Bộ đã báo cáo và được Chính phủ đồng ý. Phương án này đã kế thừa được những ưu điểm và kết quả đạt được, khắc phục những bất cập của các kỳ thi trước đó, bảo đảm tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh, phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới.

Về vụ việc xảy ra tại Hà Giang, Sơn La vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá là những sai phạm rất nghiêm trọng. 
“Ở đây chúng tôi nói rõ, xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm nhưng không vì sai phạm ấy mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi và vội vàng đề nghị xóa bỏ kỳ thi này như một số ý kiến đặt ra. Trước các sai phạm xảy ra tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình, tôi xin nhận trách nhiệm”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ đã nghiêm túc rà soát và nhận thấy một số hạn chế, thiếu sót trong công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 như sau: Đề thi chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của thi THPT, trong đề thi có những câu hỏi có độ khó cao; phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi; công tác thanh kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT đối với các địa phương đã được tăng cường hơn nhưng vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát.
Bộ sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm, đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập, trong đó: Tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi phù hợp, đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia; hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi; cải tiến phương thức tổ chức chấm thi, trong đó xem xét chấm tập trung theo các cụm để nâng cao tính trung thực, khách quan trong khâu chấm thi; quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, các trường đại học, của các cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi; tăng cường vai trò giám sát, thanh, kiểm tra của Bộ GD-ĐT đối với các Hội đồng thi.
Hiện nay đang tiến hành sửa 2 luật (Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học), vấn đề thi và tuyển sinh cũng được đặt ra, nhưng như đã phân tích ở trên, việc bỏ thi THPT quốc gia ở thời điểm này là không nên. Bộ sẽ nghiên cứu thấu đáo nhưng quan điểm của Bộ việc bỏ thi THPT quốc gia trong những năm tới là chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, Bộ sẽ cố gắng để kỳ thi này bảo đảm thực chất hơn, đánh giá đúng chất lượng giáo dục của các địa phương”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay sẽ tiếp tục hoàn thiện để kỳ thi THPT quốc gia những năm tới được tổ chức tốt hơn.
Thanh Hùng
"Tôi cũng mong các lãnh đạo địa phương lên tiếng"
TS. Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho rằng việc Bộ trưởng nhận trách nhiệm trước những sự cố xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 là một hành động cầu thị, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu ngành. "Tôi cũng mong rằng các lãnh đạo địa phương, trước tiêu cực xảy ra trên địa bàn của mình, cũng nên có những lời này trước nhân dân, đặc biệt là thí sinh, phụ huynh trên cả nước". Theo TS Khuyến, khi đã phân cấp cho địa phương về việc tổ chức kỳ thi thì người đứng đầu địa phương – tức Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước người dân, trước Chính phủ về những tiêu cực xảy ra trong địa bàn của mình.
Nguyễn Thảo
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đề thi THPT quốc gia chưa đạt yêu cầu

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đề thi THPT quốc gia chưa đạt yêu cầu

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận:Đề thi THPT quốc gia năm 2018 chưa đạt yêu cầu, phần mềm chấm thi chưa chuẩn.
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/bo-truong-phung-xuan-nha-xin-nhan-trach-nhiem-truoc-cac-sai-pham-ve-thi-thpt-quoc-gia-467499.html





10.

  •  31/07/2018 | 00:25 GMT+7
  •  
  •  12.501 lượt xem
Với sự tạo điều kiện của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều chuyên gia giáo dục đã có 2 buổi trao đổi rất cởi mở, thẳng thắn với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Đây là cuộc gặp trực tiếp mà rất nhiều chuyên gia giáo dục cũng như cộng đồng chờ đợi.

Thành phần cuộc gặp

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị mọi chuyên gia thẳng thắn, cởi mở cho ý kiến.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị mọi chuyên gia thẳng thắn, cởi mở cho ý kiến.

Điều rất thú vị, tuy chủ trì cuộc gặp nhưng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không ngồi ở vị trí "long trọng" như các phiên họp thường kỳ mà tất cả mọi người ngồi với đúng hình thức bàn tròn.
Tham dự cuộc trao đổi cùng Phó Thủ tướng có GS. Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch Nước hiện là Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS. Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, lãnh đạo của ĐH Quốc gia  HN, ĐH Bách khoa HN, ĐH Kinh tế quốc dân HN, ĐH Thăng Long, một số chuyên gia đã từng có ý kiến phân tích về kỳ thi như GS. Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, GS. Phạm Tất Dong, GS. Nguyễn Lân Dũng, Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, TS. Lê Trường Tùng, TS. Quách Tuấn Ngọc, TS. Lê Thống Nhất, TS. Lương Hoài Nam và một số chuyên gia giáo dục.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các chuyên gia giáo dụcBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng các chuyên gia giáo dục

Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng.
Nội dung trong Giấy mời dự cuộc gặp của Phó Thủ tướng với các chuyên gia.Nội dung trong Giấy mời dự cuộc gặp của Phó Thủ tướng với các chuyên gia.

Những tài liệu phát cho các đại biểu

Mỗi đại biểu dự cuộc gặp được phát các tài liệu:
1) Các ý kiến liên quan tới kỳ thi tốt nghiệp THPT: Gồm 30 ý kiến tập hợp khá đa chiều từ báo chí, mạng xã hội không chia theo vấn đề mà chỉ ghi số thứ tự (xem file đính kèm dưới bài viết).
2) Bảng so sánh các ưu điểm, nhược điểm của việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, cao đẳng qua các thời kỳ từ trước năm 1970 đến năm học 2017 - 2018 (xem bảng dưới)
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước những phân tích cởi mở, thẳng thắn của các chuyên gia về thi cử
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước những phân tích cởi mở, thẳng thắn của các chuyên gia về thi cử
3) Thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học ở một số nước lân cận như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore.
4) Thư của GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam nêu các ý kiến của mình vì tiếc là không thể ra dự được.

Cuộc gặp gỡ trao đổi cởi mở, thẳng thắn

Tinh thần của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là không áp đặt bất cứ điều gì và mong muốn tất cả các đại biểu tham dự trao đổi một cách hết sức cởi mở và thẳng thắn. Chúng tôi xin không tường thuật chi tiết ý kiến của từng đại biểu, mà tóm lược những ý kiến chính trong cuộc trao đổi.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An và GS Nguyễn Minh Thuyết phát biểuĐại biểu Quốc hội Bùi Thị An và GS Nguyễn Minh Thuyết phát biểu

1) Đề thi THPT quốc gia 2018 là khó và quá khó đối với học sinh, không chỉ các môn Toán, Tiếng Anh hay Tổ hợp KHTN mà kể cả Ngữ văn và Lịch sử.
2) Quy chế xét tốt nghiệp THPT bảo gồm cả điểm học bạ và điểm thi nên mặc dù tỷ lệ điểm thi trên trung bình thấp nhưng tỷ lệ tốt nghiệp THPT vẫn cao, cả nước có tỷ lệ 97,57%.
TS. Lê Trường Tùng và nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻTS. Lê Trường Tùng và nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ

3) Phần mềm chấm thi trắc nghiệm có nhiều "kẽ hở" về bảo mật, phiếu trả lời trắc nghiệm không có phách nên đã làm cho tiêu cực dễ hơn như vụ việc ở Hà Giang. Quy trình sao dữ liệu ra đĩa CD thực ra cũng không cần thiết vì hoàn toàn dữ liệu quét phiếu trả lời có thể truyền ngay về cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT nếu như quy trình ban đầu có điều này thì hoàn toàn có thể tổ chức thực hiện được.
4) Vấn đề coi thi ở các địa phương tuy có giám sát nhưng vẫn có những "kẽ hở" cho việc gian lận.
5) Căn bệnh thành tích còn trầm trọng và phổ biến thể hiện ở việch đánh giá kết quả học tập của các nhà trường đã tạo "phao cứu sinh" cho xét tốt nghiệp THPT.
PGS Hoàng Minh Sơn và GS. Nguyễn Hữu Đức phát biểuPGS Hoàng Minh Sơn và GS. Nguyễn Hữu Đức phát biểu

6) Đào tạo Đại học ở một số trường chưa quản lý tốt chất lượng, có hiện tượng cứ vào là sẽ ra và có bằng cử nhân làm thúc đẩy hiện tượng tiêu cực ở đầu vào. Tuy nhiên vẫn có những trường Đại học làm tốt việc quản lý chất lượng, hàng năm đã loại nhiều sinh viên không đáp ứng được các yêu cầu về năng lực học tập.
7) Nếu nhìn áp lực trong việc đi thi trước năm 2015 mới thấy việc cải tiến thi cử theo hướng giảm chi phí cho các gia đình, giảm tiêu cực cho hiện tượng quay cóp, giảm số lần thi liên tiếp trong một thời gian là cần thiết và cấp bách nhất trong các việc cần đổi mới của giáo dục, thực hiện tốt Nghị quyết 29 của Đảng. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của các kỳ thi những năm vừa qua và cũng là lý do chúng ta không thể quay trở lại những hình thức thi trước năm 2015.
8) Mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia chủ yếu là để xét tốt nghiệp THPT và phấn đấu thế giới công nhận bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam. Theo Điều 31 của Luật Giáo dục hiện hành thì học sinh học hết 12 năm phải thông qua kỳ thi để được công nhận tốt nghiệp do Bộ GD&ĐT quy định. Bởi vậy không thể bỏ được kỳ thi này. Có thể nghiên cứu sửa đổi Luật Giáo dục nhưng điều quan trọng của kỳ thi còn để đánh giá việc dạy và học ở các đơn vị giáo dục. Do đó nhiều ý kiến yêu cầu bỏ kỳ thi chỉ cần xét học bạ sẽ dễ dẫn đến tình trạng học lệch ngay từ đầu cấp THPT do tâm lý "thi gì, học nấy" đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp TS. Quách Tuấn Ngọc, TS. Lê Thống Nhất trong giờ giải laoBộ trưởng Phùng Xuân Nhạ gặp TS. Quách Tuấn Ngọc, TS. Lê Thống Nhất trong giờ giải lao

9) Theo Điều 34 Luật Giáo dục Đại học thì các trường Đại học được tự chủ, đề xuất phương án tuyển sinh, kể cả việc sử dụng hay không sử dụng kết quả thi THPT quốc gia.
10) Với tâm lý từ Bộ GD&ĐT lo đề thi với mục tiêu "2 trong 1" nên đã không ổn định về nguyên tắc ra đề thi. Năm 2017 thì bị kêu quá nhẹ và năm 2018 đã nâng độ khó lên làm cho xã hội nghĩ rằng kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi tuyển sinh Đại học. Điều này không đúng với yêu cầu của kỳ thi THPT. Trước kỳ thi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: "Kỳ thi THPT quốc gia chủ yếu là thi tốt nghiệp THPT." Cần quán triệt và truyền thông đầy đủ đúng mục tiêu của kỳ thi, không gọi tắt "2 trong 1" để dư luận hiểu sai.
11) Phương án tuyển sinh của Đại học, Học viện theo Luật Giáo dục Đại học là hoàn toàn tự chủ, Bộ GD&ĐT không ép các đơn vị này phải dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và trong thực tế đã có những trường hoàn toàn tự chủ, chỉ lấy kết quả của kỳ thi THPT quốc gia khi còn tin tưởng và có thể bổ sung các tiêu chí khác, thậm chí những khảo sát riêng bằng nhiều hình thức để quyết định tuyển sinh.
Trong bữa trưa Phó Thủ tướng vẫn chia sẻ với các chuyên giaTrong bữa trưa Phó Thủ tướng vẫn chia sẻ với các chuyên gia

12) Ngân hàng đề thi trắc nghiệm chưa chất lượng, các tổ ra đề còn chưa được đào tạo chuyên nghiệp về ra đề trắc nghiệm, thậm chí còn chưa biết phát huy ưu điểm kiểm tra rộng kiến  thức hơn so với thi tự luận. Điều đặc biệt quan trọng là đề thi trắc nghiệm rất khó kiểm tra bề sâu của kiến thức hay những sáng tạo của học sinh giỏi mà chỉ thích hợp với việc đánh giá ở mức độ theo chuẩn kiến thức kỹ năng cho đại trà.
13) Cần rà soát lại quy trình thi sao cho "không thể gian lận, không dám gian lận" và cần nâng cao việc quản lý chất lượng ở đào tạo đại học sao cho ở việc tuyển sinh đầu vào sẽ "không muốn gian lận, không cần gian lận" như kinh nghiệm về cải tiến thi cử ỏ Singapore.
14) Một số đề nghị mua ngân hàng đề thi của những đơn vị khảo thí nước ngoài có uy tín nhưng họ đã đầu tư nhiều chục năm với những khoản tiền rất lớn, họ không bán, không cho thuê và đặc biệt không cho Việt hoá và họ phải kiểm soát việc sử dụng để bảo đảm uy tín. Bởi vậy, ngoài việc Bộ GD&ĐT phải tích cực xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm thì cần phát huy từ các đơn vị doanh nghiệp, tất cả thầy cô đóng góp ngân hàng đề thi có chất lượng. Việc này bước đầu đã có giải pháp thực hiện.
TS. Lê Thống Nhất xin phát biểuTS. Lê Thống Nhất xin phát biểu

15) Ý kiến từ Hiệu trưởng trường THPT là rất cần một kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi nếu không có kỳ thi thì nhà trường không thể chỉ đạo được hoạt động học tập của học sinh.
16) Ngoài việc giám sát bằng con người trong khâu coi thi có thể trang bị công nghệ giám sát, tuy nhiên việc này khó có thể thực hiện đồng loạt ngay.
17) Việc giám sát coi thi vẫn rất cần thiết tới lực lượng từ các trường Đại học, Học viện tham gia nhưng phải có quy chế ràng buộc chặt chẽ cùng chịu trách nhiệm khi tiêu cực xảy ra.
18) Chịu trách nhiệm tổ chức thi ở các địa phương là UBND các tỉnh thành nên tiêu cực xảy ra thì trước hết là trách nhiệm của UBND chứ không chỉ là Sở GD&ĐT. Cần xử lý nghiêm minh nhưng không để ảnh hưởng đến học sinh.
19) Bộ GD&ĐT cần công bố lộ trình về đổi mới hình thức thi cử để xã hội được biết.
20) Tâm lý chung của các trường Đại học còn ngại trong việc tự ra đề riêng để tuyển sinh, bởi vậy vẫn muốn kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, đáng tin cậy để dựa vào kết quả kỳ thi xét tuyển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn các chuyên gia đã đóng góp những ý kiến bổ íchPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn các chuyên gia đã đóng góp những ý kiến bổ ích

Thi cử những năm tới như thế nào?

1) Những năm 2019, 2020 thực hiện 1 kỳ thi THPT quốc gia với mục đích chính là công nhận và cấp bằng tốt nghiệp THPT. Bởi vậy ổn định môn thi và hình thức thi như đã thông báo trước đây. Bộ GD&ĐT cần bám sát mục tiêu này trong các khâu của kỳ thi, đặc biệt về đề thi, chấm thi trắc nghiệm.
3) Các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng có phương án tuyển sinh tự chủ của mình, không bắt buộc dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
2) Nghiên cứu tiến tới đánh giá chính xác trình độ học sinh, có thể thi trên máy tính với ngân hàng đề thi tốt đảm bảo với một thí sinh dù ngẫu nhiên gặp đề nào cũng phải có kết quả như nhau về đánh giá năng lực. Xây dựng các trung tâm khảo thí độc lập để tổ chức thi nhiều lần trong năm, cấp chứng chỉ và chứng chỉ này đủ uy tín để các trường Đại học, Học viện tin tưởng chọn là một trong những điều kiện tiên quyết trong những yêu cầu tuyển sinh của mình.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có ý kiến như thế nào tại cuộc gặp?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp thu ý kiến và chia sẻ quan điểm Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tiếp thu ý kiến và chia sẻ quan điểm
Đây có lẽ là lần đầu tiên kể từ khi có dư luận phân tích phê phán những vấn đề của kỳ thi THPT quốc gia 2018 cho thấy sự cầu thị của Người đứng đầu ngành giáo dục mà cụ thể với cương vị là Bộ trưởng. Không chỉ trao đổi cởi mở với các đại biểu trong cuộc họp chính thức mà ngay trong thời gian nghỉ trưa, Bộ trưởng cũng tranh thủ trao đổi với cá nhân và một số nhóm. Cuối buổi chiều, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã phát biểu cảm ơn các ý kiến của Phó Thủ tướng cùng các chuyên gia trong 2 buổi làm việc trong ngày 30/7/2018 và khẳng định:
"Trước hết về những thiếu sót mà Bộ GD&ĐT xin chịu trách nhiệm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018:
- Đề thi chưa phù hợp với kỳ thi THPT quốc gia (đề khó so với yêu cầu của thi THPT), việc phản biện đề tuy có làm nhưng chất lượng chưa cao.
- Phần mềm chấm thi trắc nghiệm còn bộc lộ nhiều điểm yếu.
- Quy trình chấm thi giao cho địa phương tuy có giám sát nhưng vẫn có thể gian lận.
Những điều cần sửa ngay để đảm bảo cho chất lượng và công bằng ở kỳ thi năm tới:
- Xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm theo chuẩn, đúng quy trình và đảm bảo bám sát yêu cầu của kỳ thi là chủ yếu xét tốt nghiệp THPT. Thực hiện việc phản biện đề thi chất lượng hơn, trong đó phải có nhóm độc lập giải thử đề thi để đánh giá mức độ của đề thi có phù hợp với thời gian thi hay không.
- Tổ chức chấm thi tập trung theo các cụm thi mà những công đoạn quan trọng sẽ do các cán bộ ở trường Đại học, Học viện thực hiện. Nghiên cứu việc chấm thi môn Ngữ văn cũng theo hình thức này, các tổ chấm thi không biết bài thi của địa phương nào."
Cuối cùng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cảm ơn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tổ chức cuộc gặp gỡ để lãnh đạo Bộ GD&ĐT được trao đổi, làm rõ những điều đã đạt được, những ưu điểm của kỳ thi và đặc biệt là những thiếu sót của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Bộ trưởng cũng đã cảm ơn các chuyên gia đã phân tích góp ý cởi mở, thẳng thắn.
Bộ trưởng cũng mong rằng, trong việc sửa chữa các vấn đề để kỳ thi năm tới tốt hơn, lấy lại niềm tin của nhân dân sẽ tiếp tục nhận được sự góp ý, giúp sức của các chuyên gia cùng cộng đồng quan tâm tới giáo dục.
Lê Thống Nhất (ghi chép)
Bản ghi chép trên đã được sự góp ý để hoàn chỉnh của GS. Nguyễn Hữu Đức, TS. Quách Tuấn Ngọc, TS. Lê Trường Tùng và xác nhận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Các báo chí được quyền đăng lại với điều kiện đăng nguyên văn.
BigSchool: Sau khi ghi chép xong bài trên và đợi các chuyên gia góp ý, TS. Lê Thống Nhất đã tự tặng bản thân bài thơ:
THƠ TẶNG MÌNH
Hai bài thơ và một lá thư 
Tám bài báo tưởng như vô vọng 
Có những lúc mặt trào bao sóng 
Có những đêm cứ ngóng lên trời
Để nhàn thân thì sẽ mặc kệ đời 
Để thư thái thì sẽ chơi cho sướng 
Để bảo trọng thì tìm nơi tĩnh dưỡng 
Nhưng giật mình khi nhìn những cháu yêu
Và nhìn ra bao đứa trẻ sớm chiều 
Chẳng được học biết bao điều cuộc sống 
Bị ép học mà kỹ năng vẫn trống 
Cứ quay cuồng mà chẳng rộng, chẳng cao
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cởi mở chia sẻ cùng thầy Lê Thống NhấtPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam cởi mở chia sẻ cùng thầy Lê Thống Nhất

Năng lực kia cứ bị đánh lộn nhào 
Dù bơi giỏi, đứa ôm phao cướp mất 
Dù khá hơn, giấy báo kia bị giật 
Chẳng lẽ nào cứ ngủ gật không hay
Nghĩ được gì là chia sẻ ra ngay 
Bao nhiêu lần đã loay hoay gây dựng 
Nghĩ gì công bởi bao giờ cho xứng 
Kệ cho người đua tranh những hư danh
Tuổi cao rồi sống ra đạo đàn anh 
Dẫu bất bình, chẳng hoá thành thù oán 
Càng nhiệt huyết lại càng nhiều khi chán 
Chỉ mong sao người là bạn với mình
Lời thẳng ngay nhưng vẫn biết chân tình 
Lòng cởi mở chẳng có binh, có pháp 
Lúc buồn quá chỉ biết nghêu ngao hát 
Chỉ sợ mình bị trôi dạt niềm tin...
Kẻ xấu mười, nhưng người tốt có nghìn 
Cứ như thế để lung linh hy vọng 
Mình chẳng cần mũ mão hay ô lọng 
Mà chỉ cần thêm từng giọng sẻ chia!
P/S: Sau 1 ngày thẳng thắn và cởi mở - Nhẹ hơn...
Lê Thống Nhất
https://bigschool.vn/bo-truong-phung-xuan-nha-truoc-nhung-phan-tich-coi-mo-thang-than-cua-cac-chuyen-gia-ve-thi-cu



9.

"
Một phát hiện rất chua chát về luận án tiến sĩ của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Thế này thì giáo dục nước nhà nát bét là phải.
Cảm ơn TS. Thúy Hằng Nghiêm đã cho mọi người biết sự thật về học vấn của ngài Bộ trưởng này.
"
https://www.facebook.com/tinh.vuongxuan/posts/1745133085603904



8.

Lem lẻm và đây đẩy
26/07/18 10:11

Nói cho vuông: Trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, một số người chê các vị lãnh đạo chủ trì ở đó là không có kĩ năng xử lý khủng hoảng, thậm chí còn “lấy giấy gói lửa”, hoặc “chữa cháy bằng xăng”. Thực ra, nói cho vuông: Vấn đề ở đây không phải là kỹ năng, mà chính là nhân cách!
Ở Hà Giang, trong số 114 thí sinh được sửa điểm có rất nhiều em là con cháu lãnh đạo tỉnh và các ngành và các huyện. Riêng ông Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh có ba “suất” được sửa điểm: Con gái và hai cháu ruột!
Rõ ràng, với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy, ông Triệu Tài Vinh phải chịu trách nhiệm chính trị cao nhất khi để xảy ra vụ gian lận thi cử có “quy mô công nghiệp” này. Ông cũng phải chịu trách nhiệm, với vai trò là người đứng đầu khi để hàng loạt cán bộ dưới quyền vướng vào các hành vi phạm tội và sai trái. Đặc biệt, với tư cách cá nhân, là người làm cha, làm bác, ông phải chịu trách nhiệm về việc con và cháu ruột mình cũng được can thiệp nâng điểm. Cứ cho là ông không biết, không xin, không can thiệp, như ông nói, thì chí ít ông cũng đã “buông lỏng quản lý” với ngay chính gia đình mình. “Tề gia” không xong, thì cũng khó nói đến chuyện “trị quốc”.
Như vậy, theo logic thông thường để xử lý khủng hoảng, điều chí ít, là ông phải biết xin lỗi. Trước hết là xin lỗi con cháu ông, gia đình ông, vì ông mà con và cháu dính vào một vụ ô uế, có khả năng ám ảnh thanh danh chúng suốt đời. Sau đó, là ông phải xin lỗi Đảng bộ và nhân dân Hà Giang, nhất là các cháu học sinh của tỉnh nhà về sự yếu kém trong xây dựng đội ngũ cán bộ, buông lỏng về lãnh đạo và quản lý mà để xảy ra vụ gian lận động trời, ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh của quê hương. Ông phải xin lỗi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bộ GD&ĐT vì đã lãnh đạo và quản lý kém trong kì thi vừa qua. Cuối cùng, ông cũng phải xin lỗi nhân dân cả nước vì đã làm phiền lòng họ, vì đã phụ lòng quan tâm và tình cảm của nhân dân cả nước lâu nay đối với mảnh đất “Hà Giang mến yêu”, như lời một bài hát rất thân quen.
Thế nhưng, ngược lại, ông đã làm gì? Ông chỉ đạo UBND tỉnh ra văn bản yêu cầu cán bộ và nhân dân toàn tỉnh phải “tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và UBND”. Chưa đủ, ông đích danh kí văn bản yêu cầu cán bộ và nhân dân phải cảnh giác với “bọn xấu và thế lực thù địch” lợi dụng, xuyên tạc…Điều kì lạ hơn là trả lời phỏng vấn, ông đề nghị Bộ GD&ĐT phải rút kinh nghiệm! Đặc biệt, với việc con gái và hai đứa cháu ruột được nâng điểm, ông một mực chối đây đẩy: Không biết, không chỉ đạo, không xin. Thậm chí ông còn lớn tiếng ca ngợi con gái ông học giỏi và yêu cầu báo chí tìm hiểu kĩ hơn để “minh oan cho cháu”. Ông còn mập mờ nói đến một “âm mưu”, là có kẻ lợi dụng “gắp điểm bỏ tay người” như mạng xã hội mai mỉa. Cách trả lời này không lạ, vì mới năm ngoái đây thôi, trả lời báo chí về việc gia đình ông có tới tám người thân là quan chức ở tỉnh, ông cũng lem lẻm và đây đẩy, rằng tất cả đúng quy trình, rằng ông không can thiệp…
Tất nhiên, ngay cả những người ngây thơ nhất cũng không thể tin ông nói. Bởi vậy ông càng nói dư luận càng bất bình và phản đối.
Làm lãnh đạo cốt ở uy tín. Trong đó, tín là gốc của uy. Cứ lem lẻm và đây đẩy như thế, liệu ông có còn tín, còn uy? Rất tiếc, ở nước ta, cỡ cán bộ có hàm cấp tương đương và cũng “lem lẻm và đây đẩy” như ông Vinh, chỉ tính riêng số đã lộ sáng trên truyền thông cũng không phải là ít.
Trong lý thuyết truyền thông để xử lý khủng hoảng có khi người ta phải cho “nổ cầu chì”. Để xem trong vụ gian lận thi cử động trời này những chiếc “cầu chì” nào sẽ nổ?
Phạm Xuân Cần
http://laodongnghean.vn/noi-cho-vuong/lem-lem-va-day-day-25634.html





7. Một giáo viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội lên tiếng

"
Chua xót, bất bình và bất an là cảm giác chung trong những ngày này của tất cả những ai có con cái, của tất cả những ai còn có một trái tim, có lương tâm và có nỗi lo đau đáu trước tương lai và vận mệnh của dân tộc Việt trong một thế giới đầy bất trắc, bất an và đang biến đổi sâu sắc.
Mặc dù không lạ gì trình độ, nhân cách và phong cách của Bộ trưởng Nhạ từ thời ông làm giám đốc Đại học Quốc gia nhưng xem trả lời phỏng vấn trên truyền hình của ông Nhạ thì tôi thấy thất vọng, phẫn nộ và chua xót.
Thi cử là phép nước, đứng trước một bê bối thi cử với " qui mô công nghiệp" không tiền khoáng hậu tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến nhiều thí sinh và gia đình, có nguy cơ gây tổn thương và tước đi lòng tin của cả một thế hệ về lẽ công bằng trong thi cử, tước đi cơ hội vào trường đại học mơ ước của nhiều thí sinh tài năng và trung thực, ấy vậy mà trên đài truyền hình quốc gia, khi được hỏi về trách nhiệm của Bộ giáo dục, ông Nhạ cứ tỉnh bơ đẩy quả bóng trách nhiệm cho các cán bộ sai phạm như thể ông vô can không có lỗi gì, ông không nói nổi một lời xin lỗi hay nhận trách nhiệm trong khi trên thực tế ông đang gây ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh " chính phủ kiến tạo" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Nhạ còn mạnh miệng tuyên bố sẽ đưa ra khỏi ngành các cán bộ vi phạm qui chế thi, lẽ nào ông không biết họ phạm luật hình sự thì họ phải đi tù, làm gì còn cơ hội để ông đưa ra khỏi ngành cho có vẻ là ông làm "nghiêm"?.
Trước tiên, từ tư cách cá nhân, tôi xin phép chỉ ra cho ông xem ông có lỗi hay không?
Khoan nói đến chuyện trách nhiệm người đứng đầu, để xảy ra bê bối qui mô lớn đương nhiên ông phải chịu trách nhiệm. Trên tư cách cá nhân theo đúng nghĩa đen, ông Nhạ chính xác là kiến trúc sư trưởng của chủ trương mang kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia nhân rộng ra qui mô toàn quốc và chủ trương lấy đi trách nhiệm phụ trách kỳ thi 2 trong 1 khỏi tay cụm các trường đại học, giao nó vào tay các địa phương.
Trong thời gian làm Giám đốc Đại học quốc gia, ông Nhạ có sáng kiến cùng ban lãnh đạo thử nghiệm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia. Khoan nói đến điểm mạnh điểm yếu của kỳ thi này, quan điểm mỗi người có thể khác nhau, nhưng điều tôi vẫn còn nhớ khi tham gia họp giao ban và tham gia họp Hội đồng Khoa học đào tạo của trường Nhân văn thời đó là có rất rất nhiều ý kiến phàn nàn của lãnh đạo khoa, thậm chí cả lãnh đạo các trường thành viên được phản ánh lại trong các cuộc họp. Từ khóa hay được nhắc tới là kỳ thi không đánh giá đúng năng lực, không tuyển được sinh viên, phải hạ thấp chuẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sinh viên, giảng viên phản ánh nhiều em thi đỗ nhưng không có khả năng theo học,làm bài rất kém. Bên trường Tự nhiên, GS đầu ngành về Toán cũng lên tiếng công khai về chất lượng sút kém của sinh viên trong thời kỳ Đại học Quốc gia áp dụng kỳ thi đánh giá năng lực. Khi ông Nhạ lên lãnh đạo Bộ, ông đã mang ông Sái Công Hồng và toàn bộ ekip tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia lên giúp ông nhân rộng nó ra phạm vi cả nước. Trách nhiệm này chắc chắn mang dấu ấn cá nhân ông và tập thể phụ trách khảo thí, thiết kế đề thi của Đại học Quốc gia, ông không thể đổ lỗi cho ông Sái Công Hồng hay ai khác về các sự cố với đề thi bị phàn nàn không có tính phân hóa tốt hoặc quá khó, không đánh giá đúng năng lực người học, phải không ạ?
Những năm 2015, 2016 kỳ thi được tổ chức theo cụm các trường Đại học, về cơ bản cách thức tổ chức đảm bảo được sự nghiêm minh. Năm 2017 ông Bộ trưởng giao nó về địa phương, để cho Sở giáo dục địa phương chủ trì và đến năm nay nó gây ra bê bối như mọi người đang chứng kiến. Với qui mô và sự nghiêm trọng, ông không thể cứ khăng khăng " giao về địa phương là đúng" và không nhận trách nhiệm cá nhân trong việc này đâu ạ. Thật lòng các đồng nghiệp của tôi chắc cũng không màng rước mệt, rước khổ vào thân đâu, nhưng mỡ để miệng mèo, địa phương có phải chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh ra sao đâu mà họ phải tự đi làm khó mình? . Ông biết hay không biết về nguy cơ gian lận? Nếu biết thì sao ông lại còn làm như vậy, nếu không biết thì ông có xứng đáng là tư lệnh ngành hay không?
Có một câu hỏi tôi không tự trả lời được, ông không có đủ năng lực thấy trách nhiệm của mình hay là ông vô cảm, ông có vấn đề trong trình độ và cách thức nhận thức?
Vốn không chú ý nhiều đến ông lãnh đạo cũ và ông tư lệnh ngành này, càng không có mâu thuẫn cá nhân gì với ông, nhưng tôi chưa hiểu rõ lý do tại sao phát ngôn và hành vi của ông tồn tại những lệch lạc nhất định so với mong ước của đông đảo giáo viên, đông đảo người dân về một chính khách, một thuyền trưởng, một tư lệnh ngành. Đơn cử, ông không lên tiếng bênh vực đồng nghiệp nữ của ông, không bảo vệ cái tôn nghiêm của nhà giáo, trái lại ông còn lớn tiếng cật vấn sao nữ giáo viên không biết từ chối điều động của cấp trên. Ông biến nạn nhân trở thành đối tượng để ông lên tiếng kẻ cả, xúc phạm tư cách của người ta, tôi thật sự không trả lời được câu hỏi vì sao ông mắc lỗi nhầm lẫn đối tượng chỉ trích, không phân biệt được phải trái đúng sai. Khi dư luận trong ngoài nước lên tiếng về nghi án " đạo văn " của ông, cho đến nay chưa một lần thấy ông phản hồi lại dư luận. Lẽ nào ông không nhận thức được, đó không chỉ là danh dự của ông mà còn ảnh hưởng đến danh dự của cả ngành giáo dục . Nói thật, tự cá nhân tôi thấy rất nhục và thấy bị xúc phạm khi tư lệnh ngành bị dư luận ném đá đạo văn. Trong thâm tâm tôi mong ông không đạo văn, nhưng ông lên tiếng dư luận mới hiểu rõ được và tiếp tục kính trọng ông chứ ạ.
Là một người làm công tác khoa học đào tạo, mãi không thấy ông trả lời cho công luận, trả lại danh dự cho chúng tôi , tôi tự đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này và đã thấy một số chứng cứ dẫn đến câu trả lời dưới con mắt chuyên môn.
Xem tóm tắt tiểu sử của ông Nhạ trên cổng thông tin của chính phủ, năm 1993-1994 ông khai học sau đại học tại trường Đại học tổng hợp Manchester, Vương quốc Anh. Ngôn từ không ai bắt bẻ ông được, nhưng sự thật đằng sau đó là ông nhiều khả năng chưa có bằng Thạc sĩ. Muốn có bằng Thạc sĩ tại Anh, chắc cần nhiều hơn thời gian ông đã học. Với tinh thần trách nhiệm cao độ, tôi xem lại tóm tắt luận văn tiến sĩ dài 24 trang của ông làm tại Viện Kinh tế thế giới thẳng từ bậc cử nhân lên tiến sĩ trên cổng thông tin luận án lưu trữ tại thư viện quốc gia, khám phá thêm một số điều thú vị về luận văn tiến sĩ của ông Bộ trưởng.
Trước tiên là tên luận văn và giá trị khoa học của luận văn " Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Malaixia" bảo vệ năm 1999. Trong phần lịch sử nghiên cứu, chính ông liệt kê ra các nghiên cứu trước ông bao gồm: "Vốn nước ngoài và Công nghiệp hóa ở Malaixia" tác giả Rajiaj Rasiah 1995," Vai trò biến đổi của đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế chuyển đổi ở Malaixia" Mohamed Ariff 1991, "Tác động của đầu tư nước ngoài đối với công nghiệp hóa ở Malaixia" của P.Athukolara và J.Menon 1996, "Phân tích so sánh quan hệ giữa đầu tư nước ngoài và công nghiệp hóa giữa các nước Malaixia, Xingapo, Đài Loan và Thái Lan của YC Linda, Lim và P, Fong 1991. Đơn cử tên hàng loạt các nghiên cứu đi trước cho thấy đề tài của ông đã quá cũ và trùng lặp nhiều với các đề tài đã nghiên cứu, thật lòng nếu đây là ở khoa Đông Phương học nơi tôi đang tham gia đào tạo tiến sĩ thì nhiều khả năng Hội đồng khoa học của Khoa sẽ khuyên ông đi nghiên cứu đề tài khác cho mới mẻ, có đóng góp khoa học hơn. Thế nhưng, dưới sự ngạc nhiên của tôi, ông thản nhiên viết những dòng như sau: " Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, có tính hoàn thiện và cập nhật về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp hóa tại Malaixia. Chưa có công trình nào được công bố trùng với tên của đề tài luận án này. Ra vậy, với ông chắc phải trùng khít từng từ mới là trùng. Ra vậy, tôi đã bắt đầu hiểu cái quan điểm và thái độ của ông lâu nay của ông từ đâu ra.
Hài hước hơn nữa, phần phương pháp nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của ông Nhạ tổng cộng được có mấy dòng, tôi chép đầy đủ và nguyên văn cho cả nhà cùng xem: "Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học, thống kê...luận án còn đặc biệt sử dụng phương pháp phân tích so sánh đối chiếu và có thể coi đây là phương pháp phân tích có tính đặc trưng của luận án". Là người hiện đang dạy phương pháp so sánh đối chiếu liên ngôn ngữ , liên văn hóa cho các học viên cao học Châu Á học khoa Đông Phương, tôi thật sự không hiểu tại sao đối tượng nghiên cứu của ông là vai trò FDI trong công nghiệp hóa của Malaixia, ông lại phải sử dụng phương pháp phân tích so sánh đối chiếu của ngành ngôn ngữ, ngành khu vực học của chúng tôi để làm gì ạ. Soi mãi ,soi mãi 24 trang luận văn tóm tắt của ông Nhạ, tôi không thấy phương pháp so sánh đối chiếu ở đâu trừ duy nhất một chỗ có so sánh số liệu năm 1996 so với năm 1995, hay ý Bộ trưởng là có áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu với chính nó trong các năm trước nhỉ? So sánh số liệu năm này với năm trước là đương nhiên phải làm khi nghiên cứu tác động, soi mãi ngoài chỗ đó ra chả thấy 24 trang luận án có chỗ nào đề cập đến cái " phương pháp phân tích so sánh đối chiếu" có tính đặc trưng của luận án" kia. Thông thường luận án tiến sĩ đồi hỏi rất cao trong vấn đề sáng tạo, tìm tòi phương pháp nghiên cứu và những đóng góp lý luận có liên quan đến phương pháp, thế mà nhìn mấy dòng phương pháp nghiên cứu của bộ trưởng thấy thực sự thất vọng và thương các em sinh viên cử nhân, thạc sĩ hay bị tôi đòi hỏi có những suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo về phương pháp.
Đọc 10 dòng viết về 3 đóng góp mới của luận án, tôi thực sự hối hận sao không viết luận văn tiến sĩ ở nhà, lặn lội bỏ con bỏ cái ra tận nước ngoài viết luận văn tiến sĩ làm gì, nói nữa sợ mang tiếng khắt khe với đồng nghiệp. Lại nữa, 4 mục đích nghiên cứu của ông, tôi soi đi soi lại không tìm thấy tính tương thích lắm với những kết luận của luận án, thôi thì bao giờ tôi rỗi rãi đọc kỹ lại kẻo mang tiếng đọc chưa kỹ đã nhận xét về công trình nghiên cứu khoa học của đồng nghiệp cũ trong trường. Tôi vốn rất quí, rất nể người đồng nghiệp năm xưa là cấp trên trực tiếp của ông tại Trung tâm nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương nay vẫn thuộc trường Nhân văn của tôi, tôi vẫn tin ông là người biết hòa đồng, vui vẻ và phục thiện.
Tôi vốn hiền lành, đại kỵ động chạm đến đồng nghiệp cũ, nhưng tôi thương các thí sinh tài năng và trung thực bị lấy mất cơ hội, lấy mất lòng tin, thương những người mẹ giống như tôi mười mấy năm nuôi con, dạy con học, nay chỉ cần 6 giây là đổi trắng thay đen. Xem 24 trang luận văn tóm tắt luận án tiến sĩ của ông, tôi tự rút ra được nhiều điều về cách thức nhận thức và cách thức phát ngôn thuộc về phong cách cá nhân nhất quán của ông, hiểu được khá nhiều về nghi án " đạo văn " vẫn đang lơ lửng trên đầu ông Bộ trưởng đương nhiệm.
Vì tương lai của cả một thế hệ, vì nhu cầu cần đòi hỏi trung thực, tôi khuyên chân thành ông Nhạ với tư cách đồng nghiệp cũ là ông hãy xem lại cách thức nhận thức, tư duy và phát ngôn của mình sao cho xứng tầm với một chính khách, một tư lệnh ngành, một " người thầy của thiên hạ", ông cần thực sự thấy được trách nhiệm cá nhân của mình với công luận, với ngành, với các thí sinh và với phụ huynh. Nếu ông không làm được như thế, nhiều tiếng nói không chỉ yêu cầu ông xin lỗi mà còn đề nghị quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm, đề nghị chính phủ cách chức ông đang rộ trên mặt báo bởi những bê bối trong thời kỳ ông làm bộ trưởng đã ở quy mô công nghiệp, gây sốc và vô tiền khoáng hậu, không thể lấy giấy gói được lửa.
Tôi sử dụng tư liệu công khai và tôi có quyền có ý kiến chuyên môn về tóm tắt luận văn tiến sĩ của ông phải không ạ, tôi nghĩ là tôi đang làm đúng chức trách của một công dân, một người làm công tác đào tạo nghiên cứu nghiêm túc và có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình.
Ông Nhạ hãy tỉnh lại đi, xem lại nhận thức và phát ngôn, và hãy cùng chúng tôi chung tay vực dậy nền giáo dục có quá nhiều vấn đề, quá nhiều vấn nạn. Hãy thương và cứu lấy trẻ em.





"
https://www.facebook.com/thuyhang.nghiem.3/posts/10211450763642854




6.

Thầy giáo phanh phui gian lận điểm ở Hà Giang: Lo lắng tin nhắn đe dọa!

Thầy giáo Trần Mạnh Tùng - Giáo viên trường THCS&THPT Lương Thế Vinh cùng thầy Vũ Khắc Ngọc - Chuyên gia đến từ Hệ thống giáo dục Học Mãi là một trong 3 người đầu tiên phát giác, tố cáo những tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang đã bày tỏ những lo lắng về những tin nhắn đe dọa với mình những ngày qua.
Nhà báo Hà Sơn: Hai thầy là những người đầu tiên có những phân tích, dữ liệu để câu chuyện gian lận thi cử ở Hà Giang được báo chí đề cập giúp cơ quan chức năng vào cuộc. Vậy động lực nào khiến các thầy quyết định lên tiếng vụ việc này?
Thầy giáo Trần Mạnh Tùng: Tôi xuất phát từ 2 dấu hiệu đó là bất thường và bất bình. Sau khi Bộ Giáo dục công bố điểm vào chiều 11/7 rất nhiều đồng nghiệp của tôi có những dữ liệu trong tay và đã có những phân tích chỉ ra những bất thường này. Chúng tôi thấy có 3 sự bất thường: Một là phổ điểm của Hà Giang không giống theo phân phối chuẩn. Theo đó phổ điểm sẽ phải trải đều sang 2 bên, nhưng ở Hà Giang mốc 8,8-9,5 lại ngóc đầu dậy, nhiều người nói là phổ điểm răng cưa.
Clip: Hai thầy giáo chia sẻ câu chuyện phanh phui gian lận điểm ở Hà Giang
Bất thường thứ 2 là điểm cao theo khối, những em trên 27 điểm của 2 khối A, A1 riêng tỉnh Hà Giang gần bằng một nửa so với cả nước. Thứ 3 là sự bất thường của những cá nhân, trong đó chúng tôi nhìn thấy những em Toán 9,6, Văn 9,75, Tiếng Anh 9,8; như vậy cả 3 môn đều đứng ở top nhất nhì ba cả nước. Theo dõi điểm thi cả một quá trình lâu dài chúng tôi chưa bao giờ thấy có thí sinh nào hội đủ những yếu tố cao nhất nhì cả nước như vậy.
Thứ 2 là chuyện bất bình. Ngay sau khi có điểm thi nhiều giáo viên thể hiện sự phẫn nộ. Họ rất sốc vì Hà Giang vốn là nơi vùng cao đặc biệt khó khăn, điểm thi đứng thấp nhất cả nước nhưng lần này điểm cao nổi trội. Đối chiếu lại với cả quá trình thầy với trò vật vã suốt cả vài năm mà điểm vẫn cách xa so với điểm của các bạn ở Hà Giang, từ đó chúng tôi cần phải lên tiếng để đòi lại công bằng cho các em học sinh.
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc: Sự cố tiêu cực ở Hà Giang xuất phát từ đêm 11/7 lúc 0h khi Sở đào tạo các tỉnh bắt đầu công bố điểm thi của các thí sinh. Rất nhanh chóng sáng 11/7 là hàng loạt báo, trên mạng xã hội mọi người đã tổng kết được 11 thí sinh có tổng điểm thi các môn cao nhất cả nước. Là những giáo viên dạy online trên hệ thống giáo dục Học Mãi nên chúng tôi cũng háo hức xem các học sinh được điểm cao có học sinh nào của mình không? Một cảm xúc rất tự nhiên. Nhưng khi nhìn vào danh sách công bố 11 thí sinh cao điểm nhất cả nước trong đó bất thường gần một nửa thí sinh đến từ Tây Bắc: Hà Giang, Sơn La và một số tỉnh khác. Đầu tiên tôi cũng không nghi ngờ vì nghĩ trong một triệu thí sinh cả nước bao giờ cũng có bạn học rất xuất sắc.
Thầy giáo phanh phui gian lận điểm ở Hà Giang: Lo lắng tin nhắn đe dọa!
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc.
Tôi kêu gọi học sinh của mình đi tìm facebook các bạn thi đạt điểm cao xem là những ai vì tò mò nghĩ các em đó chắc toàn là "những siêu nhân''. Và việc tìm kiếm cho chúng tôi thấy rõ sự bất bình. Phú Thọ có 2 bạn được 10 Toán của chuyên Hùng Vương khi vào facebook thấy bạn bè, thầy cô, họ hàng chúc mừng rất nhiều. Thế nhưng với trường hợp Hà Giang facebook các bạn có điểm cao khá im lặng, lác đác có vài người thân họ hàng vào chúc mừng ngay lập tức có biểu tượng cảm xúc phẫn nộ comment. Đó chính là điều khiến tôi hơi lấn cấn.
Khi nhìn bảng điểm của các bạn, trong đó có trường hợp rất đặc biệt ở bài thi khoa học tự nhiên cả 3 môn Lý - Hóa - Sinh đều 9, 5 và 9,75. Thực ra chuyện 3 môn trong 1 khối thi cùng cao cũng có vì đó là thủ khoa, những năm trước cũng có những bạn 3 điểm 10. Thế nhưng bài thi khoa học tự nhiên mà Lý Hóa Sinh đều được điểm cao như vậy rất phi lý, vì với phương án xét tuyển như hiện nay mỗi thí sinh chỉ cần tập trung vào 1 khối thi duy nhất chứ chẳng ai lại học cả 3 môn Lý Hóa Sinh cả. Hơn nữa, đề thi môn nào năm nay cũng khó nên điểm số như vậy nó rất phi lý. Nhưng nó vẫn chỉ là sự nghi ngờ.
Cuối cùng điều khiến chúng tôi xác nhận là có sự nghi vấn là sự phản ứng từ chính những bạn học sinh. Có rất nhiều học sinh học qua mạng cùng lớp với những bạn thủ khoa ở Hà Giang gửi tin nhắn chia sẻ sự bức xúc đối với những bạn bình thường học rất kém, thậm chí có những bạn thi cùng phòng thi với những thủ khoa thấy rõ ràng trong giờ thi còn ngủ nhưng cuối cùng điểm số lại quá cao.
Lúc bấy giờ tôi cảm thấy cũng có nghi vấn nên liên hệ với một số phóng viên, những người có dữ liệu điểm thi trong tay nhưng mọi người không chia sẻ nên phải chờ. Đến cuối giờ sáng khi trên báo điện tử có cập nhật danh sách 100 thí sinh điểm cao nhất từng môn ở từng tỉnh lúc này chúng tôi bắt đầu kiểm đếm và thấy ngay sự bất thường ở môn Lý - Toán ở khối A, A1.
Chiều 11 chúng tôi bắt đầu thống kê về những bất thường ở Hà Giang và sau đó một ngày, chiều 12/7 báo chí dẫn lại những thông tin thống kê đấy. Vì có rất nhiều báo dẫn lại thống kê từ nhóm của chúng tôi thành ra mọi người hay nói đây nhóm đầu tiên lên tiếng vụ Hà Giang nhưng thực ra tôi nghĩ trên mạng xã hội ai cũng có quyền lên tiếng, rất khó để xác nhận thông tin nào là đầu tiên. Tôi nghĩ rằng bản thân chúng tôi cũng rất vô tư, đóng góp tiếng nói vào việc làm sáng tỏ những điểm bất thường trong điểm thi ở một số địa phương thôi.
thao luan gian lan thi cu o ha giang
Hai thầy giáo phanh phui gian lận điểm ở HG: Lo lắng trước tin nhắn đe dọa!
Việc các thầy nói với học trò hãy đi tìm các bạn thủ khoa trên mạng xã hội cũng là một trong những mấu chốt để biết cảm xúc của mọi người dành cho các thủ khoa nhìn thấy những bất bình hiện rõ hơn?
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Ở đây có một yếu tố là bất thường đã đành, nhưng cũng rất bất bình nữa. Sự bất bình với năm nay tôi thấy cao trào hơn nhiều vì đề thi năm nay rất khó. Ngay khi thi xong thì từ những ngày khoảng 25/6, trước đấy khoảng 1 tuần thì rất nhiều học sinh gửi tin nhắn về các thầy, đều là những bạn rất giỏi, bày tỏ cảm xúc thất vọng, thậm chí có bạn tuyệt vọng vì trước khi đi thi có bạn so với đề năm ngoái tự đặt ra mục tiêu 27, 28, 29 điểm nhưng khi nhận về chỉ được 23, 24 điểm.
Có nhiều bạn chia sẻ em khóc hết mấy, có bạn còn chia sẻ phải dùng thuốc an thần mới ngủ được. Khi nhận được thông tin bất bình ở Hà Giang tôi nghĩ đến những học sinh như vậy, cảm giác rất phẫn nộ thôi thúc mình nghĩ cần phải lên tiếng.
Thầy Trần Mạnh Tùng: Ngay sau khi có đề thi tôi đã làm thử và sau đó có bài viết được nhiều người quan tâm khi chia sẻ mình đã khóc khi làm đề Toán vì thương các em. Giống như thầy Ngọc đã chia sẻ là nó vượt xa sự kỳ vọng của các em, dẫn đến sự thất vọng vì cho dù có học rất chăm chỉ, vất vả suốt năm 12 thì để tiếp cận một đề như vừa rồi là quá sức vì rất khó. Và một trong những lý do để việc Hà Giang hay Sơn La bộc lộ rõ sớm chính là đề năm nay khó mà điểm lại cao quá.
Từ những phân tích của các anh, có thể nói những tiêu cực thi cử đã được khui ra một cách trần trụi nhất. Những tiêu cực đó gây sốc cho nhiều người. Khi bắt đầu ngồi phân tích những dữ liệu điểm đầu tiên, các anh có nghĩ những phân tích của mình đưa đến một kết quả xa như thế?
Thầy Trần Mạnh Tùng: Thú thực chả bao giờ tôi nghĩ kết quả lại đi xa thế này và sự thật trần trụi đến thế. Cũng may Bộ Giáo dục vào cuộc tương đối kịp thời và tích cực. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của công an, sự chỉ đạo của Thủ tướng nên sự việc không bị chìm xuồng. Bước đầu đã vén được bức màn che tiêu cực ở khu vực Hà Giang, Sơn La.
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Là người theo sát sự kiện Hà Giang, cũng có rất nhiều nguồn tin từ phụ huynh và cả những số liệu từ giáo viên trên Hà Giang cung cấp nhưng quả thực khi bộ GDĐT công bố con số sai phạm Hà Giang bản thân tôi cũng rất sốc vì số lượng cũng như mức độ vi phạm rất khủng khiếp.
Rõ ràng chưa bao giờ người ta thấy được sự bất công trong thi cử lớn đến như vậy. Có những thí sinh từ điểm liệt được nâng lên thành thủ khoa của cả nước, đứng trên cả triệu thí sinh. Gian lận bình thường có thể là quay cóp, nâng điểm, gỡ điểm, cải thiện cho học sinh khoảng nửa điểm, 1-2 điểm để đỗ vớt còn đây đến mức thủ khoa cả nước thực sự quá trắng trợn.
Clip: Hai thầy giáo nói về những tin nhắn đe dọa.
Các anh đã chịu nhiều áp lực khi công bố những phân tích dữ liệu điểm thi của Hà Giang và đến thời điểm hiện tại những áp lực đó còn hay không?
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Thực ra áp lực cũng rất nhiều. Áp lực ở đây từ chính những người không tin kết quả đó, họ không tin hoặc không muốn tin. Họ phản ứng ngược với nhóm chúng tôi. Từ chiều tối 11/7 đến 12/7 khi báo chí đưa tin nhóm chúng tôi rất căng thẳng, hồi hộp vì không hiểu liệu mình đưa việc này có ra ánh sáng hay không hay lại tiếp tục chìm xuồng như những câu chuyện tản mác khác trên mạng xã hội.
Cộng với việc áp lực từ những phụ huynh, những phụ huynh trên Hà Giang cũng là những người nhận được điện thoại, thậm chí tin nhắn đe dọa. Bản thân chúng tôi vẫn liên tục nhận được những tin nhắn đe dọa. Tất nhiên trên mạng xã hội nên mình cũng không xác minh độ tin cậy đến đâu. Nhưng thực sự cũng có những, lo lắng, áp lực nhất định trước tin nhắn đe dọa ấy.
Trong quá trình đấu tranh bạn bè đồng nghiệp cũng khuyên việc nghiêm trọng như thế dừng đi, theo đuổi làm gì vì cũng chả đi đến đâu. Người ta cũng chẳng xử lý sự việc đấy đâu mà lại đi xử lý mình, cũng có những áp lực như thế, bản thân người thân chúng tôi cũng lo lắng khôn nguôi. Sau khi sự việc ở Hà Giang được công khai chúng tôi trở thành người nổi tiếng bất đắc dĩ trên mạng xã hội, thành ra khắp nơi trên cả nước cả phụ huynh lẫn học sinh gửi tin nhắn về nói nơi này nơi kia có tiêu cực nhưng chúng tôi đâu đủ sức để xác minh tất cả điều đó.
Đối với trường hợp Hà Giang chúng tôi có những con số thuyết phục, còn những địa phương khác không thể nào kiểm soát hết được. Nhưng họ gửi về và kèm theo rất nhiều kỳ vọng. Nhưng họ không dám ra mặt, đề nghị phải giấu tên, đừng đưa tin nhắn này ra hay như không gặp báo chí đâu, thành ra tôi ở vị trí rất kẹt vì sự kỳ vọng mọi người rất lớn, đẩy hết trách nhiệm cho mình nên đó cũng là một kiểu áp lực.
thay tran manh tung
Thầy giáo Trần Mạnh Tùng.
Còn thầy Tùng thì sao?
Thầy Trần Mạnh Tùng: Tôi không đến mức nghiêm trọng như thầy Ngọc tuy nhiên ngoài áp lực giống như thầy Ngọc tôi còn có áp lực lớn hơn là đối diện với các em học sinh. Hiện nay các em học sinh đang mất niềm tin ghê gớm và để lấy lại được niềm tin, lấy lại được động lực đặc biệt là các em 12 năm nay, sinh năm 2001, rõ ràng là bài toán khó. Tôi nghĩ trong câu chuyện này trước mắt và trực tiếp nhất Bộ GD phải đi đến cùng, lấy lại công bằng cho các em, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của bộ Công an và các ban ngành liên quan cần phải làm ráo riết và thực chất thì giới giáo viên chúng tôi mới có động lực dạy và học.
- Những lỗ hổng từ quy chế thi, từ phần mềm chấm thi chắc nghiệm khiến nhiều người cho rằng cần phải xem lại kỹ 2 vấn đề này. Quan điểm của các anh về việc này như thế nào?
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Quy trình thi hiện nay khi tôi phản ứng điều bất thường trong điểm thi ở Hà Giang thì một trong những người có ý kiến phản đối lại chính là bạn bè, đồng nghiệp của tôi, những người giảng viên các trường đại học đi trông thi ở các tỉnh. Thậm chí một số người quản lý cán bộ các trường ĐH họ theo dõi tôi trên mạng cũng vào phản đối vì cho rằng trải nghiệm của họ thì kỳ thi diễn ra rất nghiêm túc.
Như vậy để thấy quy trình trông thi và chấm thi cũng rất chặt chẽ. Ngay trong quy trình chấm thi, mỗi khâu đều có 3 bên tham gia, bao gồm cán bộ chấm thi, thanh tra của bộ GDĐT và cán bộ công an. Nhưng vấn đề thuần túy là con người. Một khi người ta có ý định tiêu cực thì 3 bộ phận đó phối hợp với nhau quy trình chặt chẽ đến đâu cũng không thể nào đảm bảo không có tiêu cực.
Cho nên tôi nghĩ bản chất câu chuyện ở các địa phương vừa qua không phải câu chuyện riêng ngành giáo dục mà là việc đạo đức xuống cấp của xã hội, không chỉ không trung thực nó còn liên quan đến gian lận, tư lợi cá nhân. Động cơ của nhưng người sửa điểm là gì? Hiện nay vẫn phải chờ cơ quan điều tra mới kết luận nhưng dư luận có quyền nghi ngờ nên đối với sai phạm lần này nằm ở con người. Điều này cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Thay vu khac ngoc
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc.
Thầy Vũ Khắc Ngọc: Thực ra năng lực ở các trường ĐH trong việc có khả năng tổ chức một kỳ thi từ ra đề, tự xét tuyển rất ít trường ĐH ở Việt Nam đủ khả năng làm được. Vì vậy thời gian qua nhiều trường vẫn ủng hộ, vẫn dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Phải nói rằng trình độ trường ĐH chúng ta hiện nay chưa đủ để làm được việc đó vì nó phát sinh rất nhiều khâu.
Một số người nói với tôi thay vì sai phạm ở nhiều tỉnh lại sai phạm ở nhiều trường, mỗi trường lại là điểm tiêu cực. Ít nhất là trong kỳ thi này có mặt bằng chung để chúng ta so sánh, đối chiếu. Những bất thường ở Hà Giang, Sơn La chúng ta có được là nhờ đối chiếu với các địa phương khác để phát hiện. Nếu như các trường tự chấm kết quả chúng ta không có số liệu so sánh với các trường khác, vì vậy nếu có tiêu cực sẽ rất khó phát hiện.
Trước đây chúng ta đã từng trải qua giai đoạn tự trường ĐH tuyển sinh cho mình và hiện nay một số trường cũng tự tuyển sinh nhưng cho khối 10 chuyên, trong đó cũng có những sai phạm, tiêu cực, chẳng qua quy mô nhỏ hơn nên sự chú ý chưa đủ lớn. Tôi nghĩ trong bối cảnh chung xã hội hiện nay nếu chúng ta giao quyền về các trường ĐH rủi ro gian lận cũng không khác gì so với giao quyền cho các địa phương.
Phương án tốt nhất vẫn nên thi THPT quốc gia nhưng phải cải tiến yếu tố kỹ thuật, giảm bớt tối đa yếu tố con người tác động vào kết quả thi. Ví dụ thi trắc nghiệm đó cũng là một biện pháp để nó trở nên khách quan thay vì chủ quan của người chấm. Nhưng cần phải có những yếu tố kỹ thuật lớn hơn. Đơn giản như chuyện các thầy giáo tự ngồi đếm với nhau một số lượng điểm thi cao để chỉ ra sự bất thường là công việc Bộ GD hoàn toàn có thể làm được thay vì chờ các thầy như chúng tôi làm.
Bộ có số liệu điểm thi cả nước, hoàn toàn có thể dựng lên từng phổ điểm của từng đia phương và chỉ ra sự bất thường. Ngoài ra nếu chúng ta chưa đủ tin tưởng địa phương thì tách khâu tổ chức thi và khâu chấm thi ra. Tổ chức thi giao cho các địa phương với sự phối hợp các trường ĐH nhưng chấm thi thì dữ liệu đó cần chuyển ngay lập tức về Bộ để kết hợp các trường ĐH tại các cụm như Hà Nội, TP.HCM, Huế, Đà Nẵng... để cùng tham gia chấm thi. Tôi nghĩ kết quả sẽ tốt hơn nhiều so với việc giao quyền cho địa phương như hiện nay.
Phần 2:Thầy giáo phanh phui gian lận điểm ở HG hé lộ những bức thư tình
Sơn Hà - Xuân Phúc - Bạt Tuấn
Ảnh: Lê Anh Dũng
http://vietnamnet.vn/vn/hotface/thay-giao-phanh-phui-gian-lan-diem-o-ha-giang-lo-lang-truoc-tin-nhan-de-doa-466025.html




5. Mình không xem, nên không rõ. Còn đây là bình luận của người đã xem:

"


Chúc mừng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Giáo sư Phùng Xuân Nhạ, khi ông xuất hiện tốt qua, 24/7/2018 trên VTV để trả lời về gian lận tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Ông đã đạt được kỳ tích "tự giáo dục và đào tạo" mình, về cơ bản ông đã tự chữa được "nói ngọng". Bài học "tự giáo dục và đào tạo" này là sự đáp trả đích đáng những thế lực suốt ngày chễ giễu và bôi nhọ ông, từ nay những thế lực này không được phép gọi ông là Nhạ Ngọng nữa. Đồng thời ông nêu gương sáng cho các cán bộ, công chức, viên chức, nhà khoa học, giáo viên và đặc biệt các vị lãnh đạo Việt nam, "tự thay đổi và cải thiện" chính mình, hay nói cách khác "tự diễn biễn"!

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2688457364513490&set=a.658476197511627.1073741825.100000477574246&type=3&theater
"



"



* Tin vui đăng trước:

- Sau nhiều ngày “lẩn như chạch” và “câm như hến”, tối qua Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phùng xuân nhạ (xin lỗi, tôi không muốn viết hoa tên ông này) đã “chịu” lên VTV trả lời phỏng vấn đài này về thảm họa “gian dối đại trà” trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH quốc gia năm 2018. 

- Trong phần trả lời phỏng vấn trên VTV tối qua, ông phùng xuân nhạ không nói lẫn lộn hai phụ âm “n” và “l” nữa. Điều này chứng tỏ ông ấy đã nỗ lực luyện phát âm để “thoát ngọng”. Đây là nỗ lực rất đáng ghi nhận và tôi đủ tin tưởng rằng từ nay trở đi, ông phùng xuân nhạ sẽ phát âm chuẩn danh từ chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ. Rất vui.

* Tin buồn đăng sau:

- Khán giả mong chờ nghe ông nhạ nói một lời xin lỗi (với nhân dân, với các thí sinh đã dự thi kỳ thi đầy tai tiếng này) nhưng ông nhạ không hề có lời xin lỗi nào . Những lời phát biểu của ông ấy vẫn “trơn như lươn, bồng bềnh như mây”, cố tình phủi sạch trách nhiệm của mình, với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, đã để cho kỳ thi này, và có thể là cả những kỳ thi trước, rơi vào thảm họa. Ông ta chỉ nói là các cơ quan chức năng sẽ “xử lý nghiÊM” (hình 1) những sai phạm này. Rứa thôi.

- Trong phần trả lời phỏng vấn của VTV, ông Nhạ có nói sai hai chuyện, đã bị nhiều người bóc mẽ. Đó là: 

+ Ông ta bảo: “Tới đây, những người (tổ chức gian lận chấm thi, làm sai lệch kết quả thi) bị truy tố Bộ Công an sẽ xử lý”. Thực tế thì công an chỉ điều tra, khởi tố và bắt người, chứ không truy tố. Đó là việc của bên tư pháp.

+ Ông ta bảo: “từ năm 2015 tiến tới kỳ thi 3 chung: chung đề, chung địa điểm, chung kết quả”. Đây là nhầm lẫn nghiêm trọng của ông ta khi nói về một việc mà cái bộ do ông ta đứng đầu tổ chức thực hiện trong mấy năm qua. Thực tế, “3 chung” nghĩa là: “chung đề, chung thời gian thi, chung kết quả thi”, không phải là “chung địa điểm thi” như ông nhạ nói. Việc mình làm đã mấy năm rồi mà mình còn không rõ, thì thử hỏi vì sao lại dân tình lại yêu cầu phải “truất cổ” ông ta ra khỏi chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo! Quá chán.

NGƯỜI NƯỚC HUỆ (@ Đà thành, Quảng Nam quốc)

-------

Vì rứa nên sau khi nghe ông phùng xuân nhạ trả lời phỏng vấn, có người đã "chụp" lại chân dung ông ta và gửi cho nhà cháu xem (hình 2)

https://www.facebook.com/anhson.tranduc/posts/10210492787790553
"




4. Có đề nghị chấm thêm một lần nữa các bài của nhóm học viên công an:




3.

Bộ trưởng Giáo dục lên tiếng sau bê bối thi cử ở Hà Giang, Sơn La

Lên tiếng sau bê bối gian lận thi cử tối 24/7, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói sẽ tổng kết, đánh giá công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên tinh thần trung thực và cầu thị.
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, xin ông cho biết trách nhiệm của Bộ chủ quản khi xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở một số địa phương như Hà Giang và Sơn La?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Trước hết, trên phương diện quản lý ngành, tất cả các vấn đề xảy ra trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT thì Bộ phải có trách nhiệm xem xét, chỉ đạo giải quyết và xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm.
Bộ trưởng Giáo dục lên tiếng sau bê bối thi cử ở Hà Giang, Sơn La
Ông Phùng Xuân Nhạ trả lời trên chương trình Thời sự VTV1 lúc 19h.
Với trường hợp Hà Giang và Sơn La, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong kết quả thi THPT quốc gia, tôi cùng lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo kiểm tra, xác minh, đồng thời thành lập ngay tổ công tác về địa phương để làm rõ các dấu hiệu sai phạm.
Các anh em trong tổ công tác đã làm việc ngày đêm để đưa ra được kết luận nhanh chóng và chính xác nhất.
Tôi cho rằng, trả lại công bằng cho các em học sinh, niềm tin cho xã hội là việc mà Bộ GDĐT phải làm và thực tế những ngày qua đã khẳng định rằng Bộ GD-ĐT đã làm bằng quyết tâm cao nhất.
Khi phát hiện những sai phạm tại Hà Giang và Sơn La, quan điểm của lãnh đạo Bộ là kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy chế thi và quy định của pháp luật.
Tại Hà Giang, cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Còn về phía ngành Giáo dục, tôi đã đề nghị các địa phương kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ sai phạm.
Phóng viên: Vì sao lại xảy ra sai phạm như thế này, có phải do quy trình chấm thi chưa chặt chẽ?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Qua từng năm, quy chế cũng như quy trình kỹ thuật chấm thi ngày càng hoàn thiện. Nhưng kỹ thuật tới mức nào thì vẫn dưới sự vận hành của con người. Con người mà không có tâm trong sáng, thiếu trách nhiệm thì kỹ thuật đến mấy cũng có thể làm sai lệch kết quả, nhất là khi sai phạm mang tính có chủ đích.
Trong quá trình chuẩn bị và tổ chức kỳ thi, với trách nhiệm của mình, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy chế, hướng dẫn tổ chức thi; tập huấn nghiệp vụ về tổ chức thi, vận hành các phần mềm quản lý thi, chấm thi; công tác chỉ đạo, thanh tra, giám sát cũng được tập huấn và thực hiện liên tục trước, trong và sau kỳ thi.
Tuy nhiên, sau sự việc xảy ra tại Hà Giang, Sơn La, Bộ GD-ĐT sẽ nghiêm túc rà soát kỹ lưỡng lại toàn bộ quy trình tổ chức thi, nhất là khâu chấm thi, khắc phục những bất cập để hạn chế tới mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong các kỳ thi tiếp theo.
Có ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT nên cân nhắc việc tổ chức coi thi, chấm thi ở địa phương. Quan điểm của Bộ GD-ĐT như thế nào về điều này?
Việc tổ chức thi ở địa phương là chủ trương đúng, tạo thuận lợi cho thí sinh, giảm tốn kém cho xã hội. Điều đó đã được minh chứng trong thực tiễn tổ chức kỳ thi những năm qua.
Chúng ta nhớ lại những năm trước đây, nhiều gia đình phải vất vả đưa con về thành phố lớn dự thi đại học, có khi phải bán cả gia sản mới đủ tiền đưa con đi thi thì nay đã hoàn toàn khác. Đây cũng là lí do để việc đổi mới thi trong những năm qua nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội.
Clip: Ông Phùng Xuân Nhạ trả lời phỏng vấn VTV1
Ngoài ra, từ 2 năm nay, phần lớn các bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, mỗi thí sinh có một mã đề riêng hay bài thi tự luận môn Ngữ văn ra đề mở đã hạn chế tối đa các gian lận, tiêu cực trong phòng thi. Vì vậy, việc coi thi ở địa phương đã cơ bản đảm bảo được tính nghiêm túc, an toàn.
Năm nay, chúng ta phát hiện tiêu cực trong khâu chấm thi tại một số địa phương. Bộ sẽ chỉ đạo rà soát lại toàn bộ quy trình tổ chức thi, nhất là quy trình chấm và bảo quản bài thi, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kỳ thi đảm bảo an toàn, chính xác, khách quan hơn.
Bộ GD-ĐT tính toán như thế nào để đảm bảo sự việc tương tự không lặp lại trong những năm sau?
Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, đánh giá quy trình thực hiện các khâu tổ chức thi tại địa phương, nhất là khâu coi thi, chấm thi.
Ngay sau đây, Bộ GD-ĐT sẽ tổng kết, đánh giá công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 trên tinh thần trung thực và cầu thị.
Bộ cũng sẽ hoàn thiện và nâng cao chất lượng của ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phù hợp hơn với kỳ thi THPT quốc gia phục vụ hai mục đích để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Hoàn thiện quy trình chấm thi (bao gồm cả phần mềm chấm thi) đảm bảo tính trung thực, khách quan của kết quả thi.
Đặc biệt sẽ làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sai phạm để xử lý theo đúng quy chế và quy định của pháp luật. Việc xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm sẽ có tác dụng trong việc răn đe đối với những người tham gia trực tiếp vào các khâu của kỳ thi những năm tiếp theo.
Thanh Hùng - Lê Huyền(Ghi)
Bộ trưởng Giáo dục lên tiếng sau bê bối thi cử ở Hà Giang, Sơn La
    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/bo-truong-giao-duc-phung-xuan-nha-len-tieng-sau-be-boi-gian-lan-thi-cu-o-ha-giang-son-la-466006.html



    2.

    Chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia ở Hòa Bình: 100% bài thi giữ nguyên kết quả

    Ngày 23/7, Bộ GD-ĐT thông tin về công tác chấm thẩm định bài thi trắc nghiệm tại hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018  Sở GD-ĐT Hòa Bình.
    Theo đó, Hội đồng chấm thẩm định rút toàn bộ phiếu trả lời trắc nghiệm gốc các bài thi đạt từ 8,0 điểm trở lên đối với các môn thi trắc nghiệm để tổ chức chấm thẩm định. Kết quả chấm thẩm định cho thấy 100% bài thi đã chấm thẩm định trùng khớp với kết quả chấm thi, không thay đổi điểm so với kết quả do Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hòa Bình đã công bố ngày 11/7.
    Theo Bộ GD-ĐT, Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hòa Bình đã thực hiện theo quy trình chấm thi của quy chế và hướng dẫn chấm thi của Bộ, có đủ các thành phần quy định: Ban Chấm thi, Ban Thư ký, các Tổ chấm thi, công an; công tác thanh tra, giám sát chấm thi thực hiện theo quy định.
    Các phiếu trả lời trắc nghiệm gốc trong túi đựng bài thi, file ảnh gốc phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh trên máy tính bảo đảm đúng quy định; các bài thi của học sinh đều đủ chữ ký của thí sinh và của cán bộ coi thi phòng thi đó.
    Tuy nhiên, Hội đồng chấm thẩm định cũng chỉ ra việc lập một số biên bản trong khi thực hiện các bước chấm thi trắc nghiệm còn sơ sài.

    Chấm thẩm định bài thi THPT quốc gia ở Hòa Bình: 100% bài thi giữ nguyên kết quả
    Giáo viên chấm thi THPT quốc gia tại Hòa Bình. Ảnh: Thanh Hùng.
    Hội đồng cũng đã kiến nghị đối với Hội đồng thi Sở GD-ĐT Hòa Bình rút kinh nghiệm trong việc lập biên bản khi thực hiện các bước của quá trình chấm thi trắc nghiệm.
    Tiếp tục thực hiện các công việc của Kỳ thi theo quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
    Tham mưu cho Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh triển khai thực hiện việc rà soát, đánh giá công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.
    Cùng đó, công bố kết quả chấm thẩm định các bài thi THPT quốc gia năm 2018 của Hòa Bình.
    Thanh Hùng
    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/cham-tham-dinh-bai-thi-thpt-quoc-gia-o-hoa-binh-100-bai-thi-giu-nguyen-ket-qua-464795.html



    1. Tỉnh Sơn La (bài trên báo giấy)






    2 nhận xét:


    1. 7. Một giáo viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội lên tiếng

      "
      Thúy Hằng Nghiêm
      3時間前 ·
      TẠI SAO ÔNG BỘ TRƯỞNG PHÙNG XUÂN NHẠ KHÔNG XIN LỖI VÀ NHẬN TRÁCH NHIỆM VỀ VỤ GIAN LẬN THI CỬ TẠI HÀ GIANG VÀ SƠN LA
      Chua xót, bất bình và bất an là cảm giác chung trong những ngày này của tất cả những ai có con cái, của tất cả những ai còn có một trái tim, có lương tâm và có nỗi lo đau đáu trước tương lai và vận mệnh của dân tộc Việt trong một thế giới đầy bất trắc, bất an và đang biến đổi sâu sắc.
      Mặc dù không lạ gì trình độ, nhân cách và phong cách của Bộ trưởng Nhạ từ thời ông làm giám đốc Đại học Quốc gia nhưng xem trả lời phỏng vấn trên truyền hình của ông Nhạ thì tôi thấy thất vọng, phẫn nộ và chua xót.
      Thi cử là phép nước, đứng trước một bê bối thi cử với " qui mô công nghiệp" không tiền khoáng hậu tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến nhiều thí sinh và gia đình, có nguy cơ gây tổn thương và tước đi lòng tin của cả một thế hệ về lẽ công bằng trong thi cử, tước đi cơ hội vào trường đại học mơ ước của nhiều thí sinh tài năng và trung thực, ấy vậy mà trên đài truyền hình quốc gia, khi được hỏi về trách nhiệm của Bộ giáo dục, ông Nhạ cứ tỉnh bơ đẩy quả bóng trách nhiệm cho các cán bộ sai phạm như thể ông vô can không có lỗi gì, ông không nói nổi một lời xin lỗi hay nhận trách nhiệm trong khi trên thực tế ông đang gây ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh " chính phủ kiến tạo" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Nhạ còn mạnh miệng tuyên bố sẽ đưa ra khỏi ngành các cán bộ vi phạm qui chế thi, lẽ nào ông không biết họ phạm luật hình sự thì họ phải đi tù, làm gì còn cơ hội để ông đưa ra khỏi ngành cho có vẻ là ông làm "nghiêm"?.
      Trước tiên, từ tư cách cá nhân, tôi xin phép chỉ ra cho ông xem ông có lỗi hay không?
      Khoan nói đến chuyện trách nhiệm người đứng đầu, để xảy ra bê bối qui mô lớn đương nhiên ông phải chịu trách nhiệm. Trên tư cách cá nhân theo đúng nghĩa đen, ông Nhạ chính xác là kiến trúc sư trưởng của chủ trương mang kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia nhân rộng ra qui mô toàn quốc và chủ trương lấy đi trách nhiệm phụ trách kỳ thi 2 trong 1 khỏi tay cụm các trường đại học, giao nó vào tay các địa phương.
      Trong thời gian làm Giám đốc Đại học quốc gia, ông Nhạ có sáng kiến cùng ban lãnh đạo thử nghiệm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia. Khoan nói đến điểm mạnh điểm yếu của kỳ thi này, quan điểm mỗi người có thể khác nhau, nhưng điều tôi vẫn còn nhớ khi tham gia họp giao ban và tham gia họp Hội đồng Khoa học đào tạo của trường Nhân văn thời đó là có rất rất nhiều ý kiến phàn nàn của lãnh đạo khoa, thậm chí cả lãnh đạo các trường thành viên được phản ánh lại trong các cuộc họp. Từ khóa hay được nhắc tới là kỳ thi không đánh giá đúng năng lực, không tuyển được sinh viên, phải hạ thấp chuẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sinh viên, giảng viên phản ánh nhiều em thi đỗ nhưng không có khả năng theo học,làm bài rất kém. Bên trường Tự nhiên, GS đầu ngành về Toán cũng lên tiếng công khai về chất lượng sút kém của sinh viên trong thời kỳ Đại học Quốc gia áp dụng kỳ thi đánh giá năng lực. Khi ông Nhạ lên lãnh đạo Bộ, ông đã mang ông Sái Công Hồng và toàn bộ ekip tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia lên giúp ông nhân rộng nó ra phạm vi cả nước. Trách nhiệm này chắc chắn mang dấu ấn cá nhân ông và tập thể phụ trách khảo thí, thiết kế đề thi của Đại học Quốc gia, ông không thể đổ lỗi cho ông Sái Công Hồng hay ai khác về các sự cố với đề thi bị phàn nàn không có tính phân hóa tốt hoặc quá khó, không đánh giá đúng năng lực người học, phải không ạ?

      Trả lờiXóa
    2. 13.

      "Sai phạm thi cử ở Hòa Bình tinh vi và xảo quyệt hơn"
      03/08/2018 12:55 GMT+7
      - Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho rằng so với gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La, ở Hòa Binh tinh vi và xảo quyệt hơn.
      Điểm thi bất thường, Phó Chủ tịch Hòa Bình: "Phải tìm cho ra uẩn khúc"
      Hoà Bình: Có dấu hiệu can thiệp phiếu trắc nghiệm để thay đổi kết quả thi
      Chấm thi bất thường ở Hoà Bình: Lãnh đạo Sở Giáo dục "không nắm, không biết"
      Trước đó Hội đồng chấm thẩm định rút toàn bộ phiếu trả lời trắc nghiệm gốc các bài thi đạt từ 8,0 điểm trở lên đối với các môn thi trắc nghiệm để tổ chức chấm thẩm định và kết luận điểm thi không có gì bất thường.
      Ngày hôm qua, Bộ GD-ĐT lại khẳng định có hành vi can thiệp phiếu trắc nghiệm để thay đổi kết quả thi.
      Trả lời trên chương trình "Diễn đàn giáo dục" của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV2), ông Mai Văn Trinh,Cục trưởng Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho rằng khi thẩm định, tổ chấm chỉ chấm trên các bài thi. Do đó, không có mâu thuẫn gì giữa việc "kết quả 100% như ban đầu" và sự kiện bất thường mới bị phát giác.
      "Phải hiểu rằng với chức năng của Hội đồng chấm thẩm định, tổ chấm thẩm định sẽ chấm ở trên các bài thi. Như vậy, bài thi của các em thế nào thì phản ánh khách quan bằng kết quả như thế. Nên nhiệm vụ của tổ chấm thẩm định như vậy là hoàn thành"- ông Trinh cho biết.

      Trả lờiXóa

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.