Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-minh-thuyết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-minh-thuyết. Hiển thị tất cả bài đăng

16/10/2021

Tiếng nói đòi truy tố những người chịu trách nhiệm về sách giáo khoa (của Trần Mạnh Hảo và những người khác)

Giữa lúc dịch covid bùng phát vào khoảng giữa năm 2021, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã lên tiếng mạnh mẽ về giáo dục và học thuật Việt Nam, lúc đó là có liên quan sâu đến chuyên ngành ngôn ngữ học (xem cụ thể ở đây).

Đúng như nhà thơ đã cho biết, trong khoảng 30 năm qua, ông đã bền bỉ quan sát và phản biện sách giáo khoa, mà trọng tâm là sách giáo khoa môn Văn. Nhiều năm trước, ông đã kêu gọi về việc cần truy tố những người đứng đầu trong việc tổ chức biên soạn và biên soạn sách giáo khoa các cấp (từ tiểu học đến sau đại học). Các kêu gọi đó, Trần Mạnh Hảo đã cho đăng trên trang Facebook của ông.

Tôi đã quan sát Fb của Trần Mạnh Hảo từ khoảng các năm 2014 - 2015 (ví dụ đọc những entry đầu tiên Giao Blog chép nhật kí bằng thơ của Trần Mạnh Hảo, ở đây). Cũng đã thấy tiếng kêu cứu của ông về sách giáo khoa.

07/09/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: thực chất của "theo" trong sgk (trường hợp Thanh Tịnh)

Đang thực hiện loạt bài "thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay". Mở đầu là về các bài "Hành động nói" trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 (tập hai), xem lại ở đây.

1.Với các bài Hành động nói trong sách lớp 8, chúng tôi giật mình vì tiếng Việt của chúng ta bị "làm phiền một cách không đáng" hay "phức tạp hóa những thứ vốn đơn giản". Xem các nhà biên soạn đưa định nghĩa về "hành động nói", rồi những phân tích của họ, mà các phụ huynh có kiến thức nền tảng Ngữ Văn như chúng tôi đều giật thót ! 

Như bản thân tôi đọc sách lớp 8 của các con các cháu mình cũng còn toát cả mồ hôi ! Họ đang làm gì các con cháu chúng ta ở môn Ngữ Văn bậc phổ thông ?

31/08/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: các bài "Hành động nói" trong sgk Ngữ văn 8

Về "việc nói", cũng tức là "hành vi phát ngôn", "hành vi phát thoại", theo cách sử dụng tôi đề xuất vào tháng 8 này, thì có gắn với một cuộc tranh luận đang triển khai trên không gian mạng, được quan sát ở đây

Với tư cách người quan sát và một người học tiếng Việt, tôi sẽ đưa ra một sơ kết về cuộc tranh luận này sau (hệt như một tạm kết cho cuộc tranh luận của cụ Cao Xuân Hạo nhiều năm về trước, xem trên Giao Blog ở đây). 

14/10/2020

Cùng lợi dụng "công" để làm giàu cho "tư": khởi nghiệp Cánh Hẩu của bộ sách Cánh Diều

Cũng không khác mấy trường hợp các tướng công an bảo kê cho các tập đoàn tội phạm bằng công cụ của chính Bộ Công an (xem lại sự kiện tướng Vĩnh và tướng Hóa ở đây hay ở đây).

Bản chất của khởi nghiệp Cánh Hẩu qua trường hợp bộ sách giáo khoa Cánh Diều có thể thấy như sau:

- Tổng Chủ biên là Tổng Chủ biên của một công việc nhà nước thuộc Bộ Giáo dục, 

- Chủ biên là Chủ biên của một công việc thuộc một công ty tư nhân (công ty VEPIC, xem trang chủ ở đây).

- Rồi kết hợp thành Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên.

(có thể có một cái Tổng Chủ biên nữa thuộc về công ty tư nhân mà thực chất là làm nhập nhằng với Tổng Chủ biên thuộc về nhà nước).

Bản chất của khởi nghiệp Cánh Hẩu, chính là ở sự kết hợp như vậy.

Trách nhiệm pháp lí đã có thể được đặt ra. Các thứ thuộc về "công" đang được các Cánh Hẩu ở khắp nơi rút ruột để biến thành "tư". Trương mọi thứ pháp lí của "công" ra để làm bình phong che chắn cho việc làm giàu của "tư". Thế có thể gọi là bất liêm bất chính được chưa ?

13/10/2020

Cánh Hẩu và "học giá": Bảo lưu ý kiến, không sửa chữa, mà sách của nhóm Nguyễn Minh Thuyết vẫn được in bán

Phải lùi lại một ít thời gian, vào tháng 1 năm 2020, để nghe lại cuộc tranh luận nảy lửa giữa các ông Hồ Ngọc Đại và Trần Đình Sử và các ý kiến khác, ở đây. Lúc đó, thiên hạ giật mình với cách nói khá "gấu" của ông Trần Đình Sử dành cho ông Hồ Ngọc Đại. 

Qua tư liệu của tháng 1 năm 2020 nói trên, chúng ta biết: sách của nhóm Hồ Ngọc Đại có quá trình thực nghiệm tới 40 năm, nhưng vừa rồi bị gạt ra, vì hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng nó không đạt chuẩn. Muốn được Bộ phê duyệt thì bộ sách ấy phải chỉnh sửa lại. Nhưng nhóm ông Hồ Ngọc Đại không sửa, bảo lưu ý kiến. Nên bộ sách Giáo dục Công nghệ của nhóm ông Đại không được sử dụng vào nhóm các bộ sách giáo khoa được phát hành đầu năm học 2020-2021 này (hiện có 5 bộ, mà bộ Cánh Diều của nhóm Nguyễn Minh Thuyết là một trong đó).

Bây giờ, vào tháng 10 năm 2020, qua giải trình của hội đồng thẩm định sách giáo khoa (ông Trần Đình Sử là trưởng kêu ốm, nên ông Mai Ngọc Chừ là phó mà ra trả lời thay, xem ở đâyở đây), thì thật ra bộ Cánh Diều của nhóm ông Nguyễn Minh Thuyết cũng có nhiều lỗi, hội đồng đã chỉ ra, nhưng nhóm ấy không sửa ! Tức nhóm ấy cũng bảo lưu ý kiến, hệt như nhóm ông Hồ Ngọc Đại bảo lưu ý kiến mà không sửa bộ Công nghệ Giáo dục.

Vậy là, có phải như dân chúng đang nói: sách giáo khoa mang danh Đổi Mới gì đó, thực chất thì đang bốc mùi rồi. Mùi tiền và mùi cánh hẩu. Sách thì có các bộ "Cánh Diều" hay "Cánh Buồm" gì đó, thì thực chất, dân chúng thấy rất rõ có các bộ "Cánh Hẩu". 

Có thể đưa một bức tranh tổng thể gọi là: Một nền giáo dục thu giá và học giá dựa trên các áp-phe cánh hẩu. Nói gọn là như vậy.