Năm 2022, Giao Blog đã quan sát sự kiện bảo vệ luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tất Việt ở đây.
Bây giờ, mở một entry này chỉ để lưu tư liệu. Mở đầu là một số bài báo chính thống vào đầu tháng 8 năm 2024.
Các tư liệu bổ sung và cập nhật thì dán dần lên ở bên dưới.
Tháng 8 năm 2024,
Giao Blog
---
Thanh Hùng
Đại diện Bộ GD-ĐT vừa thông tin về việc rà soát văn bằng của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang). Bộ đã bước đầu xác minh được nghi vấn về giá trị của tấm bằng này là có căn cứ.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, thời gian qua, khi có các thông tin về văn bằng của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang), Bộ đã yêu các đơn vị, cơ sở giáo dục liên quan báo cáo.
Bộ cũng đồng thời tiến hành rà soát, kiểm tra, xác minh và phối hợp xác minh làm rõ thông tin trên tinh thần và nguyên tắc tuân thủ quy định pháp luật.
Về nghi vấn bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt, Bộ GD-ĐT cho hay, hiện nay, dư luận đang căn cứ vào văn bản của Sở GD-ĐT TPHCM trả lời Ban Tôn giáo Chính phủ để cho rằng ông Vương Tấn Việt không có bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa hoặc chưa tốt nghiệp cấp ba.
Tuy nhiên, điểm trọng yếu cần làm rõ là liệu thông tin văn bằng Sở GD-ĐT TPHCM đã xác minh có đúng là thông tin trên văn bằng của ông Vương Tấn Việt sở hữu hay không.
“Bộ GD-ĐT đã có thông tin và văn bản trả lời của Sở GD-ĐT TPHCM, cũng như đã kiểm tra trên hồ sơ tại kho lưu trữ của Bộ từ cách đây hơn 1 tháng, với các thông tin ban đầu là ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa năm 1989 của Sở.
Bộ GD-ĐT đã bước đầu xác minh được nghi vấn về giá trị của tấm bằng này là có căn cứ. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn cần tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan an ninh để điều tra, làm rõ hơn những thông tin quan trọng khác. Cụ thể, xác minh đó có đúng là văn bằng của ông Vương Tấn Việt với các thông tin như vậy hay không. Nếu thông tin văn bằng nói trên không trùng với thông tin văn bằng do ông Vương Tấn Việt sở hữu, cần tiếp tục làm rõ theo các kênh khác”, đại diện Bộ GD-ĐT nói.
Về xác minh hồ sơ quá trình đào tạo tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt, Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ quá trình đào tạo của ông Vương Tấn Việt tại Trường ĐH Luật Hà Nội.
Hồ sơ quá trình đào tạo về cơ bản không trái với các quy định pháp luật áp dụng cho trường hợp người học Vương Tấn Việt. Trong hồ sơ thể hiện một số thiếu sót trong quá trình đào tạo nhưng đã được khắc phục trong quá trình đào tạo đó.
Về thẩm định chất lượng luận án tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt, theo quy định hiện hành về đào tạo tiến sĩ, Bộ GD-ĐT đã gửi các chuyên gia phản biện độc lập thẩm định chất lượng luận án. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định luận án theo đúng quy định. Song, quy trình này cần thêm thời gian để tổ chức thực hiện.
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý nhà nước, đưa ra các quyết định và xử lý phải cẩn trọng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong quá trình xác minh vụ việc có những thông tin chưa được phép công bố khi chưa có đầy đủ căn cứ. Bộ GD-ĐT đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để có thông tin rõ ràng, chắc chắn trước khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra công bố chính thức.
Ông Vương Tấn Việt 'chưa tốt nghiệp cấp 3' vẫn có bằng tiến sĩ, ĐH Luật Hà Nội nói gì?
Sở GD-ĐT TPHCM: Ông Vương Tấn Việt không dự thi bổ túc văn hóa cấp 3
'Trường hợp hoàn tất học tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang là rất hiếm'
https://vietnamnet.vn/bo-gd-dt-thong-tin-ve-viec-ra-soat-van-bang-cua-ong-vuong-tan-viet-2311459.html
Nghi vấn ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả
Liên quan đến nghi vấn ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả, chiều 13/8, Bộ GDĐT chính thức lên tiếng.
Theo Bộ GDĐT, thời gian qua, khi có các thông tin về văn bằng của ông Vương Tấn Việt, Bộ đã yêu các đơn vị, cơ sở giáo dục liên quan báo cáo. Bộ GDĐT đồng thời cùng lúc tiến hành rà soát, kiểm tra, xác minh và phối hợp xác minh làm rõ thông tin, minh chứng trên tinh thần và nguyên tắc kỹ lưỡng, cẩn trọng, tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Về nghi vấn bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt: Hiện nay, dư luận đang căn cứ vào văn bản của Sở GDĐT TP.HCM trả lời Ban Tôn giáo Chính phủ để cho rằng ông Vương Tấn Việt không có bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa hoặc chưa tốt nghiệp cấp ba. Tuy nhiên, điểm trọng yếu cần làm rõ là liệu thông tin văn bằng Sở GDĐT TP.HCM đã xác minh có đúng là thông tin trên văn bằng của ông Vương Tấn Việt sở hữu hay không.
Bộ GDĐT đã có thông tin và văn bản trả lời của Sở GDĐT TP.HCM, cũng như đã kiểm tra trên hồ sơ tại kho lưu trữ của Bộ GDĐT từ cách đây hơn 1 tháng, với các thông tin ban đầu là ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa năm 1989 của Sở GDĐT TP.HCM.
Bộ GDĐT đã bước đầu xác minh được việc nghi vấn về giá trị của tấm bằng này là có căn cứ. Tuy nhiên, Bộ GDĐT vẫn cần tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan an ninh để điều tra, làm rõ hơn những thông tin quan trọng khác: xác minh đó có đúng là văn bằng của ông Vương Tấn Việt với các thông tin như vậy hay không; nếu thông tin văn bằng nói trên không trùng với thông tin văn bằng do ông Vương Tấn Việt sở hữu thì cần tiếp tục làm rõ theo các kênh khác.
Về xác minh hồ sơ quá trình đào tạo tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt: Bộ GDĐT đã tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ quá trình đào tạo của ông Vương Tấn Việt tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Hồ sơ quá trình đào tạo về cơ bản không trái với các quy định pháp luật áp dụng cho trường hợp người học Vương Tấn Việt. Trong hồ sơ thể hiện một số thiếu sót trong quá trình đào tạo nhưng đã được khắc phục trong quá trình đào tạo đó.
Về thẩm định chất lượng luận án tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt: Theo quy định hiện hành về đào tạo tiến sĩ, Bộ GDĐT đã gửi các chuyên gia phản biện độc thẩm định chất lượng luận án; trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ GDĐT sẽ tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định luận án theo đúng quy định. Quy trình này cần thêm thời gian để tổ chức thực hiện.
Bộ GDĐT là cơ quan quản lý nhà nước, đưa ra các quyết định và xử lý phải cẩn trọng, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong quá trình xác minh vụ việc có những thông tin chưa được phép công bố khi chưa có đầy đủ căn cứ. Bộ GDĐT đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để có thông tin rõ ràng, chắc chắn trước khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra công bố chính thức.
Theo TS Đặng Văn Cường, giảng viên khoa Luật, Trường Đại học Thủy lợi, Cơ quan có thẩm quyền cần thu hồi bản chính bằng tốt nghiệp năm 1989 và các bản sao có chứng thực để tiến hành giám định chữ ký con dấu ở trong các tài liệu này. Trường hợp kết luận của phòng Kỹ thuật hình sự hoặc Viện Khoa học hình sự kết luận chữ ký con dấu trong bằng tốt nghiệp là giả thì có thể cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự về tội làm giả tài liệu con dấu của cơ quan tổ chức, tội sử dụng tài liệu giả theo quy định tại điều 341 bộ luật hình sự để xử lý với người vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cơ quan chức năng kết luận bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc của ông Vương Tấn Việt là bằng giả, thông báo cho trường Đại học ngoại ngữ và Đại học luật Hà Nội thì các cơ sở giáo dục này sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật để tiến hành thu hồi hủy bỏ bằng tốt nghiệp đại học và bằng tiến sĩ đã cấp cho ông Vương Tuấn Việt trước đó.
https://danviet.vn/print-20240813190329652.htm
https://danviet.vn/nghi-van-ong-vuong-tan-viet-thuong-toa-thich-chan-quang-dung-bang-cap-3-gia-bo-gddt-da-kiem-tra-hon-1-thang-nay-20240813190329652.htm?utm_source=coccoc&utm_medium=ccnews
..
Ông Vương Tấn Việt, tức Thượng tọa Thích Chân Quang, không có tên trong danh sách thi tốt nghiệp cấp ba năm 1989 ở TP HCM, theo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố.
Thông tin được ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, nói với VnExpress sáng 13/8.
Việc xác minh văn bằng cấp 3 của ông Việt, 65 tuổi, được Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM thực hiện theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trước đó hồi tháng 6, khi có thông tin về bằng tiến sĩ do trường Đại học Luật Hà Nội cấp cho ông Việt, một số người nghi ngờ tính chân thật bằng tốt nghiệp cấp 3 của người này. Ông Việt được cho đã thi cấp 3 bổ túc văn hóa (hệ tại chức) tại hội đồng trường Trung Nhất, quận Phú Nhuận (TP HCM), vào ngày 6/6/1989.
Tuy nhiên qua rà soát, ông Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi điểm kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM. Ông cũng không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989 tại thành phố.
VnExpress đã liên hệ với chùa Thiền Tôn Phật Quang (nơi Thượng tọa Thích Chân Quang trụ trì) ở xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng người đại diện ở đây cho biết chưa nắm thông tin, sẽ kiểm tra và liên lạc sau.
Bằng tiến sĩ của ông Việt (bảo vệ ngày 9/12/2021, cấp ngày 17/3/2022) cũng được cho chưa đủ thời gian học theo quy định. Cụ thể, ông lấy bằng tiến sĩ khi mới tốt nghiệp cử nhân luật hệ tại chức năm 2019 do Đại học luật Hà Nội cấp, tức chỉ cách hai năm. Trong khi theo quy định, điều kiện được làm tiến sĩ phải là thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành phù hợp, thời gian học 3-4 năm.
Trường Đại học Luật Hà Nội sau đó báo cáo theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định việc cấp bằng tiến sĩ cho ông Việt trong thời gian hai năm ba tháng là tuân thủ quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng quyết định của trường. Theo trường này, trước khi lấy bằng cử nhân luật, ông Việt còn tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội) năm 2001, ngành tiếng Anh.
PGS. TS Tô Văn Hòa, Phó hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, cho biết trường chưa nhận được thông tin ông Việt không có bằng tốt nghiệp bổ túc THPT. Trong trường hợp ông Việt chưa tốt nghiệp cấp 3, sử dụng bằng giả, trường sẽ xử lý theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tức là học viên bị thu hồi các bằng cấp cao hơn dù thực tế có đi học.
Chiều nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết nghi vấn bằng tốt nghiệp cấp 3 của ông Việt là có căn cứ nhưng cần xác minh thêm. Bộ đang lấy ý kiến các chuyên gia phản biện độc lập để thẩm định chất lượng luận án tiến sĩ của ông Việt, sau đó sẽ thành lập hội đồng để xem xét.
Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định bằng cấp duy nhất yêu cầu đối với nhà sư là trung cấp Phật học, được sử dụng để bổ nhiệm trụ trì chùa. Các cấp bậc trong Phật giáo như Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng là những tôn xưng do người khác nêu lên để tỏ sự kính trọng đối với vị tu sĩ Phật giáo trí tuệ, đức độ. Cấp bậc này dựa vào tuổi đời và tuổi đạo, ví dụ Thượng tọa là nhà sư 45 tuổi đời và 25 tuổi đạo.
Theo một lãnh đạo Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc học thêm hay bằng cấp ngoài trung cấp Phật học là do nhu cầu mỗi người, hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam không đề cập, bắt buộc.
Ngoài bằng cấp bị nghi ngờ, hồi tháng 6, trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang bị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm. Nguyên nhân được xác định một số nội dung thuyết giảng về giáo lý nhân quả của ông không đúng chánh pháp, gây hoang mang trong xã hội, làm suy giảm niềm tin Phật pháp và ảnh hưởng uy tín Giáo hội.
Nhóm phóng viên---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.