Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mật-tông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mật-tông. Hiển thị tất cả bài đăng

18/05/2021

Đền Quán Đôi bên bờ sông Tô Lịch, và câu chuyện trấn yểm Cao Biền

Đền Quán Đôi thuộc phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy ngày nay. Đền nằm ngay bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nhìn ra khu vực được xem là có trấn yểm của Cao Biền ngày trước.

Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh ngôi đền và khu vực xung quanh.

02/05/2020

Về hệ thống Tứ Pháp (quan điểm của nhóm Bách Việt trùng cửu)

Có nhiều điểm chung trong quan điểm của nhóm này với nghiên cứu của tôi (có thể đọc bài mới xuất bản của tôi về thế giới quan Phật giáo Mật tông, ở đây).

Bách Việt trùng cửu là một nhóm học thuật mở, làm việc cần mẫn, bám sát thực địa và luận giải được tư liệu viết. 

10/04/2020

Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển đã thực sự trở lại (phát hành số 1 năm 2020)

Số 1 năm 2020 của tạp chí đã ra mắt, giữa mùa đại dịch Cô Vy.

Sự trở lại từ đầu năm 2020 của Nghiên cứu & Phát triển, sau một thời gian chuyển đổi cơ quan chủ quản, đã được điểm tin ở đây (tháng 1 năm 2020).

Một ít tin đầu tiên do tạp chí đưa lên Fb ngày hôm nay, 10/4/2020. Có gì thì cập nhật sau.

Mình có góp mặt một bài ở số đầu tiên sang trang mới này của tạp chí (hiện mới chỉ nhìn thấy qua mục lục từ ảnh của Fb - còn công việc biên tập, bổ sung theo ý kiến của tạp chí đã được thực hiện từ năm 2019).

20/01/2019

Thờ sinh thực khí ở vùng Phật giáo Mật tông : ghi chép ở Bhutan của Phạm Sanh Châu

Hiện tượng có thể thấy khác với tưởng tượng chung của người Việt Nam về Phật giáo. Những nước chịu ảnh hưởng mạnh của Mật tông thì không có gì lạ, ví dụ Bhutan (vùng Đông Nam Á), hay Nhật Bản (vùng Đông Á).

Một ghi chép nhanh của đại sứ Việt Nam tại Bhutan là bác Phạm Sanh Châu.

24/02/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : hơn 1200 năm, hàng ngày vẫn hai lần gánh cơm lên dâng cho đại sư

Bà lão gần 100 tuổi cạnh nhà mình ngày trước thờ đại sư bằng một vị tượng nhỏ xíu, đặt ngay trên nóc của tủ đồ dạng thấp. Bà bảo bà thờ đại sư từ hồi khoảng 30 tuổi. Hàng ngày, bà lão dâng cơm lên cho đại sư trong một cái bát cũng nhỏ xíu.

Tượng đại sư của bà lão nhỏ xíu nhưng rất tinh xảo. Ngài ngồi trên ghế. Nét mặt trầm tĩnh, dung dị, và đặc biệt là toát ra cái cốt cách an nhiên tự tại. Vào nhà thấy nét mặt ngài là đã thấy vui ở trong lòng. Bây giờ, mỗi lần nhớ về bà lão là lại nhớ đến nét mặt của đại sư.