Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng-sa-trường-sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng-sa-trường-sa. Hiển thị tất cả bài đăng

21/05/2015

Các chính trị gia vừa nói thế : "Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại"

Có liên quan đến sự kiện "học giả đã nói".

Câu trích trên là của ông Vũ Đức Đam.


Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thì nói:“Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy".

11/12/2014

Cẩm nang cho Trường Sa (quan điểm của Thiềm Thừ)

Anh Cóc vừa mới tổng hợp những tài liệu nên đọc trước khi động đến vấn đề Trường Sa (anh Cóc là tên mà tôi thường gọi bác Thiềm Thừ). Đây là kinh nghiệm của anh trong nhiều năm làm báo về Trường Sa.

30/07/2014

Châu bản triều Nguyễn vừa được vinh danh (tư liệu kí ức thế giới, cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương)

Cấp "khu vực châu Á - Thái Bình Dương" là hạng thấp hơn "Thế giới". Tạm gọi là hạng hai. Hạng hai đã là giá trị rồi. Nếu tiếp tục chứng minh được ý nghĩa toàn cầu, thì có thể tiếp tục đệ trình hồ sơ để xét ở cấp Thế giới.

Việt Nam ta hiện nay đã rất thạo với các vòng tuyển chọn này rồi. 

25/07/2014

Quả bom nổ nhằm phá tung mê lộ : Phạm Thị Hoài điểm huyệt

Toàn đoạn có dính câu "điểm huyệt"(được tô đậm), như sau: "vụ An Nam đồ dường như sống lại toàn tập. Tất cả những điều nhà nghiên cứu này từng cảnh báo 5 năm trước vẫn còn nguyên. Sự não nề đặc trưng của các câu chuyện Việt Nam là: muôn thuở không có gì thay đổi. Căn cứ vào hai bài viết rất thuyết phục nhưng chỉ có thể xuất hiện bên lề đó, giới chuyên môn đứng đầu quốc gia hiện ra như những nhà nghiên cứu quan liêu, lười biếng, tùy tiện, bất cẩn, phản khoa học, thiếu trung thực, thậm chí thiếu cả năng lực dịch thuật, và có vẻ khá dốt nát".

Toàn văn cả bài, của tác giả Mê Lộ, thì đọc ở dưới

Đừng tưởng nhà văn không biết chữ Hán, bà đủ phân biệt "Địa không" với "Thiên không" khác nhau ra sao, cũng như "Hóa kị" với "Hóa không" giống nhau ở chỗ nào. Đấy là chưa kể "thối tha" còn có cùng gốc từ với "tha hóa".

Những lời góp ý đáng quí của nhà nho xứ Huế : Trần Đại Vinh nói về sách biển đảo


24/07/2014

Đỗ Bá, người Việt Nam đầu tiên vẽ bản đồ Bãi Cát Vàng (bài Viên Đình Phong, 2013 - nhân khi Đà Nẵng đặt tên đường Đỗ Bá)

Bài đã thấy đăng trên web Đà Nẵng, của một tác giả tôi đọc lần đầu tiên. Nguyên tên bài thì xem ở dưới (ở tiêu đề entry, tôi có đổi đi một chút).

Xin hỏi luật sư chuyên nghiệp Nguyen Le-Ha: "Công điện" và "Công hàm" khác nhau như thế nào ?

Ở blog này, một thời gian trước, chúng tôi đã chú ý đến cách đặt vấn đề về chủ quyền biển đảo của một vị luật sư người Việt đang sống ở nước ngoài, mà bản thân ông, luôn sử dụng chữ "luật sư chuyên nghiệp". Xem lại ở đây.

Cách đặt vấn đề của vị luật sư chuyên nghiệp này đã nhận được ý kiến phản hồi từ ông Trương Nhân Tuấn. Sau vài lần trao đổi trở đi trở lại cùng nhau, cuối cùng, đến hôm nay, ông luật sư muốn chấm dứt trao đổi (lí do cụ thể xem ở dưới).

Tôi thì chỉ muốn xin phép được hỏi ông một câu duy nhất như sau. Kính mong ông trả lời giúp cho. 

20/07/2014

Phạm Hoàng Quân lên tiếng: cuốn sách mới ra về chủ quyền biển đảo

Cuối bài, bác Phạm Hoàng Quân ghi ngày tháng là "Cái Bè, ngày 19 tháng Bảy năm 2014". Như vậy là vừa hoàn thành hôm qua. Hôm nay, đã công bố trên mạng.



Lời kết của bài: "Thay cho lời kết, nếu xem tình hình nêu trên như một hiện tượng, những sai sót khó bề chỉnh đốn đã xảy ra tại một cơ quan “tối cao” về chức năng nghiệp vụ, liệu có nên đặt vấn đề rằng phải làm như thế nào để cải tạo tình trạng quan liêu và lạc hậu trong học thuật quan phương -- riêng trong lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm -- ở Việt Nam hiện nay".

13/07/2014

Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 : lại vừa có từ "công điện" được khai sinh

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng.

Chúng ta đã đột nhiên thấy "công thư". Rồi "thư công". Rồi lại "bức thư" hay "thư".

Tất nhiên, mới đây phía Việt Nam cũng vẫn đã gửi "công hàm" cho phía Trung Quốc.

Và bây giờ, thêm "công điện". Chắc ít ngày nữa, sẽ lại có "điện công". Dần dần, hóa ra "bức điện" nữa, cũng có khả năng !

27/06/2014

Hoàng Sa - Trường Sa : "hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này"

Câu đặt trong ngoặc kép là nguyên văn, từ tuyên bố của Hội Luật gia Việt Nam, vào ngày 25/6/2014.

Nguyên chú:  Hội Luật gia phản đối Trung Quốc tiếp tục leo thang gây căng thẳng trên vùng biển Việt Nam - Ảnh: Thái Sơn
Đại ý của tuyên bố thì đọc ở dưới. Còn cả đoạn thì như sau: "Hội Luật gia Việt Nam, với số lượng hơn 46.000 hội viên yêu nước sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để chuẩn bị các hồ sơ pháp lý cần thiết cho quá trình này, kiên quyết không để chủ quyền thiêng liêng của đất nước bị xâm phạm".

19/06/2014

Đại học mang tên Phạm Văn Đồng đồng tổ chức hội thảo về Biển Đông

Ngày 20 và 21 tới sẽ có hội thảo như vậy.

Không biết công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 sẽ được gọi là gì trong hội thảo này ? "Công thư", "Thư công" , "Lá thư", "Bức thư', hay là còn là gì nữa ?

Cũng không biết là ông Ngô Viễn Phú (Trung Quốc) có tham gia không ? 

Dương Khiết Trì vừa nhắc lại với "các đồng chí" của ông vào ngày 18/6/2014: Quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc, vốn không có bất cứ tranh chấp nào !

Đó là tin do Reuters China vừa loan.


Nguyên chú : 6月18日,国务委员杨洁篪(左)在河内会见越共中央总书记阮富仲(右)

14/06/2014

Bản đồ Tây Sa do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc vẽ năm 1947 : Nhìn rõ đảo Vĩnh Hưng (đảo vốn có chùa Hoàng Sa)

Chùa Hoàng Sa, tức Hoàng Sa tự, là do phía chính quyền Bảo Đại dựng trên đảo Vĩnh Hưng vào thập niên 1930 (ít nhất là đến năm 1932 thì chưa có). Chùa không sư, không đậu phụ.

Ngày hôm nay, nó trở thành miếu cô hồn, hay miếu huynh đệ. Vẫn được ngư dân hiện sinh sống trên đảo tiếp tục duy trì nhang khói vào tư rằm mồng một.

Có thể thấy đảo Vĩnh Hưng, và hai nhóm đảo Tuyên Đức - Vĩnh Lạc, trên bản đồ Tây Sa quần đảo do chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch vẽ, vào năm 1947. Xem cụ thể ở dưới, và nên đối chiếu với cái của năm 2014 (cũng thấy rõ hai nhóm Tuyên Đức và Vĩnh Lạc).

Kích chuột để xem với cỡ lớn hơn

Những số 4 có ý nghĩa: 1947 (tàu Tưởng), 1974 (tàu Mao), 2014 (tàu Tập). 

13/06/2014

Thử xem chuyên gia biên giới Việt Nam phản hồi các tư liệu mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa trình ra

Tôi nghĩ là Trung Quốc còn ủ không ít tư liệu nữa. Chưa vội tung ra hết.

Loạt vừa rồi, họ đưa ra, mới tạm thế, nhưng lại là mang tính chính thức (gửi lên Liên hiệp quốc), cốt để xem Việt Nam có bấn loạn hay không với cái tạm thế ấy đã.

Trong khi chờ đợi để có thể may mắn thấy lại trang nhất báo Nhân Dân ngày 6/9/1958, thử xem mấy bác được mang trọng trách của phía Việt Nam phản hồi thế nào với số tư liệu tạm thế vừa rồi.

Xem toàn văn ở dưới. Đọc bài, đủ biết trình độ của chuyên gia Đại Việt đến đâu.