Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng-sa-trường-sa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoàng-sa-trường-sa. Hiển thị tất cả bài đăng

11/06/2014

Đang làm gì thế, vào những ngày này, ngư dân trên đảo Tây Sa (vốn là Hoàng Sa, và vốn có ngôi chùa Hoàng Sa)

Trên đó, vẫn còn thấy được dấu tích của chùa Hoàng Sa được xây dựng thời Bảo Đại. Đại khái hình dáng hiện này là (nay thành ra Miếu Cô hồn):



Những người đàn ông đan lưới, phơi hải sản, chuẩn bị đi biển. Thấp thoáng bóng dáng của lực lượng quân đội.

Trời rất nắng. Biển cả bao la.

Trẻ con trên đảo đáng yêu như vốn có. Lúc sinh thời, cụ Lê Duẩn từng diễn thuyết rằng: "Với trẻ con, tôi không tính lập trường giai cấp" (phỏng theo ghi chép của một người đã trực tiếp nghe diễn thuyết này, tại Trường Sư phạm Hà Nội trước đây, hồi cụ mới ra Bắc).

10/06/2014

Năm 1938 : Nhật Bản bàn luận về giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa

Đó là năm Chiêu Hòa thứ 13. Tính ra lịch Tây là năm 1938. 

Người Nhật đánh giá cao vị trí chiến lược và giá trị kinh tế của quần đảo Tây Sa. Tư liệu được công bố sau cuộc điều tra thực tế vào năm đó:


09/06/2014

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang chơi trò gì ?

Việc ngày hôm qua, và hôm nay, báo chí Trung Quốc đồng loạt nhắc lại bài báo trên trang nhất tờ Nhân Dân ngày 6/9/1958 (mà tôi đã đi ở entry trước), chính là từ nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhắc lại qui trình như sau, không phải ai khác, chính Bộ Ngoại giao Trung Quốc (là nguồn cho tất cả):

(1). Ngày 4/9/1958, phía Trung Quốc tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí.

(2). Ngày 6/9/1958, trang nhất báo Nhân Dân của phía Việt Nam đã đăng toàn văn tuyên bố về lãnh hải 12 hải lí của Trung Quốc.

(3). Ngày 14/9/1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí công hàm công nhận quyết định về hải phận đó của Trung Quốc.

(4). Ngày 22/9/1958, báo Nhân Dân của phía Việt Nam đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng (theo nội dung bài báo đó, cũng biết: bản thân công hàm đã được trao ngày 21/9/1958 qua con đường ngoại giao chính qui).

08/06/2014

Ngô Viễn Phú đã cho đăng bài về công hàm Phạm Văn Đồng trên tạp chí học thuật Trung Quốc

Ngô Viễn Phú viết bài và đưa lên trang cá nhân từ năm 2012 (hiện đã hỏng, không tìm lại được). Sau đó, cũng năm 2012, tôi đã dịch toàn văn bài đó và đưa lên blog cá nhân (thực ra, như một số bạn còn nhớ, là dịch từ từ một cách tranh thủ và trực tiếp trên blog Yahoo, sau vài ngày mới xong).

Gần đây, đăng lại bản dịch trên blog này. Đã nhận được nhiều lời bàn của bạn đọc tiếng Việt. Trong đó, có một phản luận trực tiếp 1 đối 1 của Dương Danh Huy.


Tạp chí đã xuất bản năm 2013, có bài của Ngô Viễn Phú về công hàm Phạm Văn Đồng

05/06/2014

Tin về Trường Sa : ngoài đảo Dưa Đỏ, lực lượng Trung Quốc đang thi công "lấp biển khai hoang" ở 2 điểm khác

Tin đó, do Thủ tướng Phi Luật Tân vừa loan, trong cuộc họp báo ngày hôm nay. Báo Nhật và báo Trung Hoa đại lục cũng đã đưa tin.


Trung Quốc đang lấp biển ở khu vực đảo san hô Dưa Đỏ
(nguồn ảnh ở tin bên dưới)


Dưa Đỏ là dịch từ hai chữ Xích Qua trong tiếng Trung Quốc (phía Việt Nam gọi là Gạc Ma). Theo thủ tướng Phi Luật Tân, ngoài hành động ở Dưa Đỏ, phía Trung Quốc còn đang cùng lúc lấn biển khai hoang ở 2 điểm khác.

03/06/2014

Vẫn về công hàm Phạm Văn Đồng 1958 : Dương Danh Huy một đối một với phản luận của Ngô Viễn Phú

Trong nguyên văn (xem ở dưới đây), Dương Danh Huy dùng "bình luận" mà không phải "phản luận". 

Theo tôi, đây là phản luận trực diện 1 đối 1 đầu tiên, dành cho phản luận của Ngô Viễn Phú, kể từ khi tôi giới thiệu và đưa bản dịch toàn văn bài của Ngô Viễn Phú (từ năm 2012) lên blog cá nhân.


Trước phản luận hôm nay của Dương Danh Huy, tại blog này, một thời gian trước đã thấy những phản luận từ nhiều góc nhìn khác nhau của các bạn vovinam2k7, Cu Nỡm, hehe, ...
Xem thêm ảnh và chi tiết ở đây (chú thích ở trên là theo nguồn trong link)

Chúng ta cần nhiều bài trực diện 1 đối 1 như thế này. Tuy vậy, gì thì gì, tôi vẫn đề nghị anh Dương Danh Huy ghi chú về xuất xứ tư liệu Ngô Viễn Phú (nguyên bản tiếng Trung và bản dịch đã công bố của tôi - đã có chú thích ghi đề nghị này từ 2012, đầu mục II).

01/06/2014

6 bước để Trung Quốc đoạt ngôi bá chủ, bây giờ, họ đang đi bước 4 và 5 (quan điểm của Kasahara cho tờ Sankei Ex)

Trung Quốc và Nhật Bản hiện vẫn đang tranh chấp quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Gần đây, với áp đảo về số lượng, Trung Quốc ở thế thượng phong. Theo đó, hơn lúc nào hết, người Nhật đang ngày một rõ dã tâm của Trung Quốc.



Khi thấy khoảng 130 tàu các loại của Trung Quốc vây ráp tàu chấp pháp của Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa mấy ngày qua, người Nhật cũng đau đớn tiết lộ rằng: có ngày họ cũng đã mang tới hơn 100 tàu vào khu vực Senkaku định ăn hiếp lực lượng Nhật Bản

30/05/2014

Tư liệu video 2008 của BBC Việt ngữ : Bà Bảy Vân phu nhân cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nói về Hoàng Sa và Trường Sa

Bà Bảy Vân nói tóm lại rằng: "Thì bây giờ, Trung Quốc nó nói cái đó là khỏi bàn, bởi vì đã có văn bản ký rối. Nhưng mà hổng phải, cái đó trong tình anh em, nghĩa là để cho ổng [Trung Quốc] làm trong khi mình chưa làm thôi. Vì mình còn đánh ở trong này, đâu có lực đâu mà làm ngoài đó".

BBC Việt ngữ mới đưa lên mạng đoạn tư liệu sau (thật ra là đưa lại):



27/05/2014

Giàn khoan Trung Quốc đã kết thúc giai đoạn 1, vì thế, di chuyển địa điểm, để chuẩn bị vào giai đoạn 2

Nguyên chú (tạm dịch): Quân đội Việt Nam đồn trú tại Tây Sa (tức Hoàng Sa)
资料图:越军位于西沙的礁堡

Đó là tin mà tờ Yomiuri của Nhật vừa đưa lên (xem toàn văn ở dưới). Tin do phóng viên thường trú tại Bắc Kinh khai thác từ công ty con thuộc Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc.

24/05/2014

21/05/2014

Đăng lại entry cũ từ 2009 (2): Trung Quốc ra yêu sách để thử lòng Nhật Bản, ông Tập Cận Bình đề nghị cho gặp Thiên Hoàng một cách phá lệ gây đại bất bình

Bài đã đăng tháng 12 năm 2009, khi ấy ông Tập Cận Bình còn chưa lên Chủ tịch nước, mà đã gây một vụ chấn động. 

Đó là: Tập Cận Bình bắt buộc phía Nhật Bản phải ngậm đắng phá lệ để cho ông gặp bằng được Thiên Hoàng Nhật Bản mà chỉ báo trước có vài ngày (thông lệ là phải báo trước 1 tháng).

Ảnh vốn của tờ Sankei (Nhật Bản) nhưng hiện nay đường link đã hỏng, phải lấy lại từ bản lưu gốc

Phong cách này, thêm một lần nữa, đã thể hiện rất rõ trong vụ giàn khoan đang mọc lên sừng sững ở Biển Đông hiện nay (tháng 5 năm 2014).

Tạm gọi là "phong cách bóp thử gân cốt đối phương" của ông Tập.

Trung Quốc có thể tốc chiến để nuốt toàn bộ Trường Sa (tức Nam Sa, trong nhãn quan Đông Sa - Trung Sa - Tây Sa - Nam Sa của Bắc Kinh)

Một bài vừa xuất hiện trên Thành Báo (Hương Cảng) với tựa đề như vậy - dịch thoát ý. 


Nguyên chú: Quần đảo Nam Sa bị nhiều nước Đông Nam Á chiếm lĩnh, trong đó, Việt Nam chiếm 2/3 - các điểm màu tím trên bản đồ (gồm 28 đảo)
被東南亞部分國家侵佔的南海島嶼,越南侵佔了三分之二。(地圖紫點所示)

13/05/2014

Người phản luận về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 là Ngô Viễn Phú (cựu lưu học sinh Đại học Quốc gia Hà Nội) đi đâu mất rồi ?

Lời dẫn: Năm 2012, trên blog Yahoo, tôi đã đề cập đến một bài viết của ông Ngô Viễn Phú - học giả Trung Quốc, chuyên về luật Việt Nam, từng là du học sinh ở Việt Nam. Bây giờ, blog ấy, như nhiều người đã biết, đã bị bay mất do hệ thống blog Yahoo bị đóng cửa.

May tìm lại được bài cũ của tôi lưu trên blog Những viên phấn màu. Xin chép lại về blog tôi.

Tuy nhiên, kiểm tra lại các đường link cũ của Ngô Viễn Phú thì đã không còn. Tựa như Ngô Viễn Phú đã tự xóa bỏ, hay sao đó tôi không rõ.

Xã luận với giọng điệu quen thuộc của tờ Phượng Hoàng và Hoàn Cầu (Trung Quốc): Tây Sa (Hoàng Sa) là lãnh thổ thần thánh từ cổ chí kim của Trung Quốc, và trước 1975 thì Hà Nội đã công nhận thuộc Trung Quốc

Hai tờ Phượng HoàngHoàn Cầu của Trung Quốc vẫn quen với giọng điệu như vậy trong bài xã luận vừa lên sáng nay, 13/5/2014.

Bài xã luận đó mang tiêu đề (tạm dịch): Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Tây Sa, Việt Nam đừng tự đem đầu ra hứng nhục (xem toàn văn ở dưới). Từ đầu chí cuối, đậm đặc giọng điệu như vậy.

Nguyên văn câu "Tây Sa là lãnh thổ thần thánh từ cổ chí kim của Trung Quốc": 西沙是中国自古以来的神圣领土.

Nguyên văn câu "trước năm 1975, Hà Nội đã từng tuyên bố rằng quần đảo Tây Sa là thuộc Trung Quốc": 河内曾在1975年以前公开声明西沙群岛属于中国.

12/05/2014

Quan điểm, và tiết lộ, của phía Trung Quốc : Công ty Trung Quốc đã bắt đầu làm việc ở khu vực đó từ 10 năm trước, tháng 5 năm 2013 đã cho thăm dò

Báo chí Trung Quốc đã đưa tin về việc Việt Nam trong mấy ngày qua, trên cả nước, liên tục xuống đường phản đối hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Nguyên chú (Giao dịch): Dân chúng Việt Nam giương cao biểu ngữ thể hiện sự bất bình đối với hoạt động tranh chấp của Trung Quốc ngoài biển
高舉標語的越南民眾,對中國在爭議海域的活動表示不滿
Quan điểm của Trung Quốc được nêu trong bài báo là (dẫn lại quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm trước): vùng biển đó chỉ cách đảo chính của quần đảo Tây Sa của Trung Quốc 17 hải lí, nên nghiễm nhiên thuộc lãnh hải Trung Quốc ! 

Đồng thời, báo giới Trung Quốc cũng tiết lộ rằng: công ty khai thác dầu của Trung Quốc đã bắt đầu tới vùng biển đó từ 10 năm trước. Đến tháng 5 và 6 năm ngoái, tức khoảng 1 năm trước, đã bắt đầu thăm dò dầu. Giàn khoan lần này ra khoan thử là tiếp tục công việc đang triển khai !


08/05/2014

Trung Quốc điều 80 tàu, và Việt Nam cũng đã huy động 29 tàu

Hai con số trên (80 và 29) vừa thấy xuất hiện trên báo chí Nhật. 



Trung Quốc vốn luôn cậy đông. Nhưng đông mà đạn bắn ra từ nòng pháo toàn là cát (dĩ nhiên lẫn với đất và sỏi) như thời quân đội Mãn Thanh giao tranh với quân đội Nhật Hoàng hơn 100 năm trước, thì phỏng ích gì. 

Nếu Việt Nam đưa ra 92 tàu hay 129 tàu, thậm chí là 229 tàu, thì không rõ Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao (điều kiện cho phía Việt Nam : đảm bảo pháo phải bắn ra đạn thật, chứ không phải cát).

17/10/2013

Văn bản Lý Sơn - 5 (bản dịch của Phạm Văn Thắm, 2013)

Trong cuốn sách vừa xuất bản của Bộ Ngoại giao, bản dịch văn bản Lý Sơn không ghi tên người dịch. 

Văn bản Lý Sơn - 3 (ấn ảnh của bản gốc, và bản hoạt tự của Quỹ Biển Đông)

Entry này chỉ để lưu tư liệu, cho tiện tham khảo khi cần.

Văn bản Lý Sơn - 2 (bài Nguyễn Đăng Vũ, tháng 7/2009)

Bài gồm hai kì trên báo Tiền PhongỞ đây gộp lại làm một.

Theo thông tin của bài này, văn bản Lý Sơn đã được nhiều người dịch, mà sớm nhất là từ năm 1999. Nguyên văn :"theo các bản dịch của các ông Dương Quỳnh – dịch tháng 3 năm 1999; Võ Hiển Đạt, Nguyễn Đức Tập, Lâm Dũ Xênh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tấn An dịch vào tháng 4 - 2009".