Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

04/07/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Mong mưa

Thật may mắn, đêm thứ ba, nhằm vào đêm nối từ Thứ Sáu sang ngày Thứ Bảy, thì Hà Nội không mất điện. Bởi vậy, mới cua được vài dòng này lên blog. 

Bây giờ là thượng tuần tháng 7 năm 2015.

Một entry rất ngắn. Post lên để ghi nhớ. 

Hi vọng đêm nay được yên lành. Và ngày mai thì mong mưa.

03/07/2015

Mùa hè năm 2015 ở Hà Nội

Một đợt nóng kéo dài cùng một năm, hồi tháng 5, đã thấy ở đây.

Bây giờ là một đợt khác. Nhìn chung là trên dưới 40 độ ở trong nhà. Còn ngoài đường thì khoảng 50 độ. Hầu như không làm được gì. Ngay một entry của blog cũng chưa chắc viết được một cách bình thường, trong không khí như cái chảo thế này.

Đặc biệt, món đặc sản của thủ đô đã duy trì tốt trong thế kỉ 20, thì sang đầu thế kỉ 21 vẫn được lưu giữ tốt. Ấy là mất điện. Hai đêm ở Hà Nội thì cả hai đều mất điện từ 11 h đến khoảng 2 h sáng hôm sau. Tức là mất điện ở thời điểm cần có điện nhất.

29/06/2015

Liếc xem nước ngoài để có sáng tạo : nông dân Đại Việt chế máy cấy

Công nghiệp hóa nông nghiệp ở Đại Việt, tựa như, rất được việc ở điểm: nông dân ta phát huy óc sáng tạo, và không ngừng chế máy móc. Hôm trước là sử dụng xe máy để bơm nước tưới tiêu (ở đâyở đây).

Hôm nay, lại về quê lúa Thái Bình, xem nông dân vận dụng kiến thức liếc được ở Hàn Quốc vào sáng chế máy móc ra sao.

B-phản biện : ông Hà phán về đường sắt trên cao

Cụ Bá đã để tiền lệ sáng rõ về B-phản biện (xem lại ở đây).

Bây giờ, có thể thấy thêm ông Hà ở Huế cũng thường đưa ra những B-phản biện. Lần này, ông phản biện về đường sắt trên cao. 

Đầu tiên, chỉ mong ông Hà nêu ra một vài tên các chuyên gia mà ông đã cất công đi hỏi. Chả nhẽ các chuyên gia công học của Đại Việt bây giờ thảm thế sao ? Hay là tất cả chỉ là B cả, của ông Hà. 

Muộn còn hơn không (bài trên Kinh tế & Đô thị)

Một bài trên KTĐT về việc đặt tên đường ở Hà Nội.

28/06/2015

Chuyện lạ có thật: không phải 170, cũng không phải 1.700, mà là 17.000

Đọc tin của báo chí. Mà thấy mỗi lần kiểm tra thì lại thêm ra vài ngàn lô. Cho nên, có thể 17.000 lô chưa chắc đã là con số cuối cùng.

"Nhật ký nhanh" của người Nhật ở Việt Nam, và người Việt Nam ở Nhật

"Nhật kí nhanh", cũng có thể gọi là "nhật kí trực tuyến". Đó là sản phẩm của công nghệ hiện đại. Người ghi nhật kí có thể post lập tức (hoặc chậm hơn một chút) lên không gian mạng, để nhiều người có thể đọc hay xem trực tiếp (hoặc gần như thế). Vừa có lời, vừa có ảnh (hoặc cả video, âm thanh,...).

Nó khác với "nhật kí nguội post mạng" (như đã thấy ở đây), và cũng khác hẳn với "nhật kí viết tay thực sự nguội" (như nhật kí Đặng Thùy Trâm, ở đây).

Nhờ tiến bộ của thời đại, chúng ta được xem "nhật kí nhanh". Nó có giá trị biểu đạt và hưởng thụ khác hẳn với hai loại nhật kí "nguội" và "thực sự nguội".

27/06/2015

Luận văn tốt nghiệp của Thích Chúc Minh

Hôm trước, là luận văn của Thích Chúc Thanh (cuốn kinh mà Thích Chúc Thanh đã làm luận văn, tức Kinh Thi Ca La Việt, thì tựa như thấy trong một phòng nghỉ, xem lại ở đây). 

Hôm nay là luận văn tốt nghiệp của Thích Chúc Minh.

Đó là hai luận văn của Tăng ni sinh khóa 5, thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh. 

Đường sắt đô thị Hà Nội : Tuyến Nhổn - Ga Hàng Cỏ

Gọi là "tuyến Metro số 3", dài hơn 13 cây số. 

Dự kiến nói năm 2013 là cuối năm 2015 sẽ đi vào sử dụng. Nhưng sau đó, lại bị đẩy lùi xuống năm 2017, rồi năm 2018.

Lần lượt xem các video chính qui. 

Đọc lại báo Khánh Hòa : quyển kinh Phật ở bên mùng lửa

Đọc lại một bài cũ của tác giả Thủy Ngân trên báo Khánh Hòa (từ đầu tháng 12 năm 2014, tại đây). 

Bài báo ấy, ngay sau đó đã bị xóa bỏ. Hệ thống blog đã kịp sao chép trước khi bài báo bị xóa. Rồi đến cuối tháng 12 năm 2014, thì tòa soạn báo Khánh Hòa bị phạt hành chính (xem bổ sung 4). 

Bây giờ đọc lại bài báo đó, trong khuôn khổ mục Văn nghệ Thứ Bảy.

25/06/2015

Một đời âm nhạc của Trần Văn Khê (qua lời người con trai, 2004)

Bài đã đăng trên trang vietsciences từ hơn 10 năm trước. Có nhiều chỗ tựa như lỗi đánh máy hay trình bày gì đó.

Quả thực là thế hệ mình còn rất ít đọc Trần Văn Khê. Bản thân mình, do có liên quan, nên đọc Trần Quang Hải nhiều hơn đọc Trần Văn Khê.