Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/03/2015

Cùng xem lại các bên đã : "Thống nhất trồng cây vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh"

Các bên đã thống nhất vào ngày 10/3, như dưới đây (lên báo ANTĐ ngày 11/3).

Bản lưu đã làm ngày 20/3 ở đây

Đồng thời, tính đến thời điểm hiện tại, ngày 27/3/2015, bản gốc trên ANTĐ vẫn còn chưa bị xóa.

Bầy sâu

Nhà thơ Lưu Quang Vũ có tập Bầy ong trong đêm sâu (đã trích giới thiệu một bài viết năm 1972, ở đây). Một tập thơ mà tôi tương đối thích thời đại học. 

Bây giờ, ghép hai chữ đầu và cuối, thì thành Bầy sâu. Hay thêm chút nữa, vẫn trong phạm vi câu chữ của Vũ, thì ghép thêm thành Bầy sâu ong.

Chính bầy sâu đây chứ đâu (tư liệu ở đây):

Hà Nội đã cho trồng vàng tâm xanh tươi, là cụ thể ở đâu thế ?

Không thể không nói gì đó về trả lời của Sở Xây dựng Hà Nội cho một loạt câu hỏi mà báo chí đã đặt ra (xem mục 25 và 26 ở đây, hoặc trực tiếp ở đây).

25/03/2015

Lý Quang Diệu đã nói gì, vào lúc tuổi trẻ Việt Nam viết thơ về Hà Nội

Đó là Lưu Quang Vũ (với bài thơ về Hà Nội năm 1972) và Trần Đăng Khoa (với bài thơ Hà Nội năm 1969).

Gần ngang thời điểm đó, Lý đã nói, về Việt Nam (chiến tranh Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa, Sài Gòn), như dưới đây.

Hà Nội một đêm năm 1972 - thơ Lưu Quang Vũ

Tên bài thơ là "Ghi vội một đêm 1972". Một chàng trai Hà Nội viết về Hà Nội dưới mưa bom bão đạn 1972. 

Trước đó, cũng về Hà Nội, có bài của chú bé Khoa lên Hà Nội những năm 1968 - 1969 (ở đây).

Phạm Hoàng Quân và giải thưởng Phan Châu Trinh 2015

Có hai tư liệu.

1. Bài nói của Phạm Hoàng Quân

2. Bài nói của Nguyên Ngọc.

Nhật Bản dưới góc nhìn của Lý Quang Diệu

Về Nhật Bản, có hai ông Lý đưa ra hai cái nhìn thú vị. Một người là Lý Đăng Huy - là công dân Đài Loan, cựu lưu học sinh Nhật Bản, cựu Tổng thống Đài Loan, người mà những năm sau này mỗi lần đến Nhật Bản đều bị chính quyền Bắc Kinh phản đối. 

Còn bây giờ, dưới đây, là của một cụ Lý khác - là Lý Quang Diệu, công dân Sing, cựu lưu học sinh Anh quốc, cựu Thủ tướng Sing, người vừa từ trần. Nhìn chung là cụ Lý phán nhiều điểm không chuẩn (hay nói rõ là sai) về nước Nhật, từ điểm nhìn dân số hay lối nghĩ của công dân. Có lẽ, do quan sát ít, và nhất là tâm lí "khiếp" người Nhật của cụ đã đưa cụ tới những phân tích thái quá.

24/03/2015

Phong cách trồng cây của cụ Hồ

Cụ là lính cũ của cụ Hồ. Chuyên mục hậu cần cho ông cụ (tên tuổi và quê quán được ghi rõ trong cuốn biên niên của văn phòng trung ương). Tạm gọi là cụ B.

Trong một lần du lãng nhiều năm về trước, tôi phát hiện ra cụ. Cụ bảo: vì cụ đã cao tuổi, phải kể dần dần.

23/03/2015

"Hà Nội" năm 1969 của Trần Đăng Khoa : "mấy năm giặc bắn phá, Ba Đình vẫn xanh cây"

Tôi đang thắc mắc là tại sao lại là "Phủ Tây Hồ hoa bay...". Quả thực năm đó, chú bé Khoa (khoảng 11 tuổi) đã đến Phủ Tây Hồ, và thấy cái gì đó bay bay ? 

Di sản được thử thách của Lý Quang Diệu (1923-2015)

Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 2011, tức là từ năm mà ông Lý nhậm chức Thủ tướng (đời đầu tiên của Singgapo độc lập) đến lúc ông từ giã chính trường, thì thu nhập bình quân theo đầu người của nước này tăng 90 lần. Đây là thành tích không một nước châu Á nào có được.

Cụ rùa Hồ Gươm cất gươm ở đâu, trong thời gian qua ?

Ở mục vui vui, và truyền thuyết Hà thành.