Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

16/09/2013

Dịch giả Đường Bá Bổn từng khiếu nại nhóm Chương Thâu - Phan Trọng Báu luộc lại sách đã xuất bản trước 1975

Không muốn nhắc đến chuyện này, nhưng nhân loạt entry về một tác phẩm của Louis xuất bản năm 1931 ở Pháp (có bản dịch tiếng Việt ở Sài Gòn trước 1975, và bản dịch gần đây của nhóm các bác Chương Thâu), bạn Lee có hỏi thăm đến dịch giả của bản dịch trước 1975. Đó là dịch giả Đường Bá Bổn, tức nhà văn Thế Phong. 

Năm 2004, nhà văn Thế Phong đã gửi đơn khiếu nại lên Cục bản quyền về việc dịch phẩm của cụ đã bị xâm hại ở mức rất khôi hài: luộc lại nó. Bây giờ, cụ Thế Phong vẫn tráng kiện. Mà cụ vẫn đang tham gia thế giới blog, thế mới đáng nể ! Mới đây, thấy cụ cũng đã cho phổ biến lá đơn năm 2004 trên blog cá nhân của mình.

Lại về quốc hiệu : Đã có lúc, triều đình định đặt tên nước là ĐẠI HÓA

Quốc hiệu của Việt Nam, đầu tiên được cho là Xích Quỉ. Con cháu bây giờ hay suy luận lung tung, đọc "Xích Quỉ", có đứa bảo: em cứ tưởng tượng ra đội Bỉ. Hẳn nhiên, những con quỉ đỏ là đội tuyển Bỉ rồi. Nhưng các nhà nho ngày trước, dùng chữ Xích (đỏ) là muốn chỉ đến vùng đất ở phương Nam (lấy Trung Hoa làm mốc tính). Bởi vậy, luôn luôn, tên nước sau này, đều trở đi trở lại với chữ Nam.

15/09/2013

Dân không sợ chết, thì sao lại mang cái chết ra dọa họ ?

Những tiếng súng vãi chì, vãi hoa cải, hay kể cả vãi lúa vãi thóc. Rồi những cái chết. Tiếng súng tiếp tiếng súng, cái chết nối cái chết. Tích gió tụ thành bão.

Kẻ vi chính cần nhớ làm lòng lời răn của Lão Tử từ hàng ngàn năm về trước: "Dân không sợ chết, thì sao lại mang cái chết ra dọa họ ?".

Khi dân không còn coi cái chết ra gì nữa, khinh rẻ cả mạng sống của mình, thì lúc ấy, người vi chính nên tự mang cái mạng của mình ra mà đền lại cho họ. Kẻ vi chính xem lại mình là phải soi mình bằng cái gương của cái chết. Không phải cuống quít mang những cái vợt đi bắt ruồi, rồi khoe là đang hối cải.

Quốc gia vi đại. Kẻo đến lúc mạng sống của kẻ vi chính rẻ mạt hơn bất cứ thứ khác. 

Ấy, tất cả là lời Lão Tử từ xửa xừa xưa. 

Sách của Trần Dân Tiên cũng đã có bản dịch tiếng Thái năm 1949 (theo hồi kí cách mạng của Hoàng Văn Hoan)

Trang 236 trong cuốn hồi kí Giọt nước trong biển cả (1987) bản tiếng Trung, đoạn nói về sách của Trần Dân Tiên được dịch và xuất bản bằng tiếng Thái ở Thái Lan vào năm 1949

14/09/2013

Sách của Trần Dân Tiên xuất bản năm 1949 ở Trung Quốc đã vô tình quên mất Hoàng Sa và Trường Sa

Bản đồ Việt Nam trong Hồ Chí Minh truyện 
(chụp từ nguyên bản năm 1949 bằng điện thoại di động, và thêm vào lời dịch chú thích vốn bằng chữ Hán ở trên đó)

Liên quan đến hình ảnh minh họa trong sách của Trần Dân Tiên, giữa bản tiếng Trung xuất bản lần đầu năm 1949 tại Trung Quốcbản tiếng Việt in  chính thức lần đầu năm 1955 tại Việt Nam, có hai điểm khác nhau như sau:

12/09/2013

Cuốn sách nhỏ của Trần Dân Tiên đã "bẻ ghi" cuộc đời của chàng thanh niên Dương Trung Quốc

Trong một bài báo vào mùa xuân năm nay - 2013 - bác Dương Trung Quốc có kể lại kỉ niệm của mình trên tờ Tuổi Trẻ, như sau:

Lí giải thú vị về quan hệ giữa Trần Dân Tiên và T.Lan của bạn doimat (Thanh Tùng), dù chưa từng đọc Trần Dân Tiên bản in gốc

Một đoạn trong bài viết của bạn doimat (Nguyễn Thanh Tùng)

Phạm Xuân Nguyên muốn tham gia hội đồng thẩm định để tranh biện cho tiểu thuyết Đại Gia

Lời dẫn: Theo lời nhắn của tác giả bộ tiểu thuyết, đến hết ngày hôm qua (11/9), người ta vẫn chưa làm thẩm định gì đối với hai tập Đại gia (theo như công văn của Cục Xuất bản). Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì muốn được tham gia hội đồng thẩm định, nếu có, để tranh biện xem Đại gia đã đủ độ nhạy cảm hay chưa.

11/09/2013

Thắc mắc chưa được giải đáp của Phong Lê : Vì sao bài thơ về Dương Đào lại bị bỏ ra ngoài cho tới tận năm 1990 ?


Bản gốc Ngục trung nhật ký (ảnh trong bài)

Lời dẫn: Bài này đã lên trang của Hội Nhà văn Việt Nam từ đầu tháng 8. Tức là sớm hơn tới một tháng so với bài của cùng tác giả đã đăng trên tờ Tin tức của TTXVN.

70 năm "Ngục trung nhật kí" (1943-2013, bài Phong Lê)

Lời dẫn: Bài được tác giả viết vào đầu tháng 8 năm 2013 (ghi ở cuối bài), và đăng tải trên tờ Tin tức của TTXVN vào cuối tháng 8.

Khánh thành bia tưởng niệm bạn tù Dương Đào (người Choang) của tác giả "Nhật kí trong tù"


Bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh: bài “Dương Đào trọng bệnh” trong Ngục trung nhật kí

Một ghi chú 23 năm về trước cho sách của Trần Dân Tiên (Phan Văn Các, 1990)


Trên Tạp chí Hán Nôm số 1 (8) năm 1990, có một ghi chú rõ ràng như sau về cuốn sách của Trần Dân Tiên (bản tiếng Việt hoàn thành năm 1948, và bản dịch tiếng Trung Quốc đã xuất bản ở Thượng Hải năm 1949).

10/09/2013

Đại Gia và Vinashin : Lần đầu tiên nội dung thực của tác phẩm được điểm (bài Lương Kháu Lão)

Hôm trước, Đại gia của Thiên Sơn được xem là có chứa hình bóng đại già Kiên đầu bạc ở trong đó. Bây giờ, đã thấy bạn đọc nhìn ra các đại gia khác, trực tiếp là của tập đoàn nhà nước là Vinashin.

09/09/2013