Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 3 - Học thuyết biên giới đã đến được với giới khoa học Việt Nam (Nguyễn Văn Vịnh)

Phát hiện đáng kinh ngạc của bác sĩ Trần Đại Sỹ xem ra có sức hấp dẫn với giới khoa học đất Việt, chứ không phải chơi đâu. Chẳng hạn, có một vị là Nguyễn Văn Vịnh có bài trên báo VTC, từ năm 2012, nhắc đến tên của bác sĩ Trần và Viện Pháp Á của ông với những kết luận khoa học liên quan đến ADN.




20/08/2013

Năm 2013, kỉ niệm 420 năm ngày sinh của giáo sĩ Đắc Lộ, mong không còn ai bị chửi nữa !

Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, là cái tên rất quen thuộc, với giới khoa học xã hội nước Việt. Ông được xem là một trí thức công giáo uyên bác, lịch lãm rất mực. Bản thân tôi, từ thời đại học, cũng rất thích những tác phẩm của ông.

Nhưng hôm nay, đọc một bài báo, ông đã cho xuất bản ở hải ngoại, vào năm 1993 (tức 20 năm trước, lúc kỉ niệm 400 năm ngày sinh Đắc Lộ), tôi hết sức ngạc nhiên. Lẽ nào ông chửi người ta đến mức như vậy, cho dù người ta có sai nhầm ? Lẽ nào đó là Hồng Nhuệ đích thực, hay ai đó mạo danh ông ?

Bàn Tân Định vs Trần Đại Sỹ (2002)

Tôi không để ý, nên tưởng chuyện vừa xảy ra mới đây, nhưng theo chỉ dẫn xác thực của Mr. Khoằm, mới biết là hơn 10 năm rồi. Quãng những năm 2002-2003, đã xuất hiện bài phản luận của bác Bàn Tân Định cho "học thuyết biên giới" của bác Trần Đại Sỹ

Đại khái, trang Giao điểm đã lên bài của Bàn Tân Định từ 2002:


Bàn Tân Định, hiện chúng tôi không rõ là ai, có thể là bút danh. Nhưng thấy bác tranh luận cùng bác sĩ Trần Văn Tích (Việt kiều ở Đức), là thấy vui rồi. Lâu nay, bác sĩ Tích không còn xuất hiện nữa, nếu ông có góp ý/nhận định về học thuyết của bác sĩ Sỹ, thì hay biết mấy. Cùng là bác sĩ Đông - Tây y kết hợp, biết đâu, ông có cái nhìn đồng cảm với bác Trần Đại Sỹ, hay là có kiến giải hoàn toàn khác người không phải bác sĩ.

19/08/2013

Bạn đọc phản luận về phát hiện của bác sĩ Trần Đại Sỹ (vấn đề biên giới thời cổ)

Lời dẫn: Bây giờ, không tìm lại được đường link đầu tiên dẫn đến bài trích dưới đây (chỉ trích một đoạn trong bài có tên "Giữa sự thật và tin đồn : Vấn đề lũng đoạn thông tin", trong liên quan đến ông Trần). Có vẻ bài đã xuất hiện trên mạng từ năm 2009.

Phát hiện đáng kinh ngạc về biên giới cổ Việt Nam của bác sĩ Trần Đại Sỹ

Lời dẫn: Bài ở dưới đây của Trần Đại Sỹ, "tương truyền" trên mạng là được chấp bút bằng tiếng Pháp. Rồi sau đó, ông Tăng Hồng Minh (một vị tự giới thiệu là người gốc Hoa) dịch ra tiếng Việt.

Nên công bằng với nhà Mạc (bài Tạ Ngọc Liễn, 2012)

Bài đã xuất bản trên tờ Thanh Niên từ năm 2012.

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 2 - Hảo Liên/Hao Ling gắn với tên tuổi ông Trần trong giới thiệu của công ty Pháp

Trong trang giới thiệu sản phẩm của một công ty chuyên kinh doanh trà của Pháp, có phần dành cho Hảo Liên/Hao Ling

Trong đó, ông Trần (tức Trần Đại Sỹ) được ghi nhận là Giám đốc của ARMA (một hội nghiên cứu y dược phương Đông, chắc nên gọi tắt là Hội Á y), đã lãnh đạo một nhóm y bác sĩ tiến hành điều tra công dụng của trà Hảo Liên trong phạm vi người sử dụng châu Âu.

Loại trà Hảo Liên/Hao Ling phải đun sôi 90 phút

18/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 1 - Trà uống dân gian Hảo Liên/Hao Ling ở vùng Tây Nam Trung Quốc, như thần dược có công hiệu giảm mỡ máu

Cây trà Hảo Liên (Hao Ling) có hoa rất đẹp - Ảnh từ bài của Trần Đại Sỹ

Hương Ký - nhà nghề, và người bạn của những nhà nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỉ XX

Không khó để tìm lại những bức ảnh cũ do hiệu Hương Ký ở Hà Nội thực hiện từ những năm 20 của thế kỉ XX. Về trình độ kĩ thuật của Hương Ký lúc đó, hoàn toàn không thua kém người Pháp, hay người Nhật.
Ảnh của Hương Ký, chụp năm 1926: "Ông Chánh Quan Lang xứ Mường và phu nhân"

16/08/2013

Câu đố về ngày 2-9-1945 : Thứ tự diễn giả lên bục diễn thuyết ngày hôm đó

Đề bài:

Theo bạn, trong ngày lễ độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mồng 2 tháng 9 năm 1945, đã có những diễn giả nào bước lên trên bục diễn thuyết (lễ đài) ?

Thứ tự lên bục/lễ đài của các diễn giả đó ?

Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn dựa theo tài liệu nào ? Nếu có, chỉ rõ tên tài liệu cùng xuất xứ cụ thể (trang, dòng), hoặc đường link đáng tin cậy.

Hương Ký, Patty, Nguyễn Hữu Đang, và Đặng Nhật Minh với những thước phim quay ngày độc lập 2/9/1945

Hiệu ảnh Hương ký những năm 90

14/08/2013

Cụ Phan Bội Châu đã từng là tài tử điện ảnh, đóng phim về chính bản thân mình (1926, ở Huế)

Đây là thông tin còn ít người biết đến. Bạn nào có thông tin thêm, xin đánh tiếng. Hi vọng là tập phim câm (phim không có tiếng, mà phải thuyết minh ngoài) này vẫn còn được lưu giữ ở đâu đó.