Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

11/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng

Tin mới cập nhật từ 11/3/2020.

Virut đã biến chủng. Tức là một tiểu chủng của Cô Vy 19 đã được xác nhận.

Dịch bùng phát ở châu Âu.

Tổng thống Hoa Kì - ông Đồ Nam Trump - đã đồng ý sẵn sàng xét nghiệm Cô Vy.

Các thông tin được đưa dần lên như mọi khi, mở đầu là tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia của Việt Nam.

Tháng 3 năm 2020,
Giao Blog







---






Chí Hiếu
15:19 - 11/03/2020
Tại Italy đã xác định đồng thời có 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc.










Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ tri cuộc họp /// Ảnh VGP

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ tri cuộc họp
Ảnh VGP
Một trong những thông tin đáng chú ý tại cuộc họp là Ban Chỉ đạo quốc gia đã báo cáo việc về biến đổi gen của virus gây bệnh. Theo đó, tại Italy đã xác định đồng thời có 4 biển chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ghi nhận bệnh nhân số 17 từ Italy về Việt Nam và bệnh nhân số 20 lây nhiễm từ bệnh nhân số 17 có biểu hiện viêm phổi rõ nét (bao gồm viêm phổi kẽ), biểu hiện bệnh cũng nặng hơn so với bệnh nhân đến từ Anh (có triệu chứng mờ nhạt).
Tại cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo đã thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh tại châu Âu; công tác kiểm soát dịch tễ tại cửa khẩu; quản lý người xuất nhập cảnh; tổ chức cách ly người từ vùng có dịch nhập cảnh vào Việt Nam; kiểm soát biên giới; giám sát, phát hiện người bệnh tại cộng đồng; công tác chuẩn bị tại các bộ, ngành để sẵn sàng ứng phó với các tình huống mới; khôi phục lại một số đường bay quốc tế…

Kiểm soát chặt nhập cảnh

Các thành viên Ban chỉ đạo thống nhất phải kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài) đều phải khai báo y tế bắt buộc. Nếu khai báo gian dối sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phân tích diễn biến dịch bệnh tại châu Âu, bên cạnh việc đơn phương tạm dừng chính sách miễn visa đối với 8 nước châu Âu, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng bàn thảo vấn đề có nên báo cáo cấp thẩm quyền cho phép tổ chức cách ly tập trung đối với những người đến từ khu vực này hay không.
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay diễn biến dịch bệnh ở khu vực này rất phức tạp, số ca mắc bệnh và tử vong tăng nhanh; khí hậu ở châu Âu mùa này cũng thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 phát triển; người dân châu Âu có thói quen tự do đi lại, không đeo khẩu trang,… nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khu vực này rất cao. Các ý kiến đại diện Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cho rằng việc tổ chức cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ khu vực châu Âu là cần thiết.

Tuy nhiên, một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc kỹ giải pháp này. Ban Chỉ đạo cho rằng bản chất việc tổ chức cách ly là sàng lọc, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm để thực hiện biện pháp ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Chúng ta cũng không cực đoan cho rằng tất cả mọi người đến từ các nước châu Âu đều là người có nguy cơ. Chúng ta chỉ cách ly những người có nguy cơ lây nhiễm bệnh, đó là những người đã đi qua vùng dịch, ổ dịch, có tiếp xúc gần với người đã đi qua vùng dịch... Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao thống nhất các địa điểm được coi là vùng dịch, ổ dịch Covid-19 để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định. 

Kiên định thực hiện cách ly tập trung

Về tổ chức cách ly, Ban chỉ đạo thống nhất tiếp tục kiên định thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho các địa phương về việc giảm mật độ cách ly và tổ chức cách ly tại cộng đồng. 
Về xử lý môi trường, các đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về quy trình cho các địa phương thực hiện diệt khuẩn, tiêu trùng tẩy độc tại gia đình và khu vực có người nhiễm Covid-19; hướng dẫn diệt khuẩn tại các địa điểm công cộng, điểm du lịch, trường học… tránh lãnh phí không cần thiết, thậm chí gây hoang mang cho người dân. Ban chỉ đạo cũng giao Bộ Y tế hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các địa phương việc phân luồng, tổ chức khám chữa bệnh cho những trường hợp cảm sốt thông thường,…
Báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh của Ban chỉ đạo cho biết, tính đến 20 giờ ngày 10.3, trên thế giới đã ghi nhận 114.191 trường hợp mắc Covid-19 tại 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 7 quốc gia đã ghi nhận trên 1.000 trường hợp mắc, gồm: Trung Quốc (80.756); Ý (9.172); Hàn Quốc (7.513); Iran (7.161); Pháp (1.412); Tây Ban Nha (1.231) và Đức (1.224).
Thế giới đã ghi nhận 4.019 trường hợp tử vong, trong đó tại Trung Quốc đại lục là 3.136 người; Ý 463, Iran 237, Hàn Quốc 54, Pháp 30, Tây Ban Nha 30, Mỹ 27… So với ngày 9.3, số mắc tăng 3.933 người, tử vong tăng 191 người.

..
12/3/2020:




..
---



BỔ SUNG


9.




Tạp chí Tuần san Châu Á  (Hong Kong) số ra ngày 10/3 có bài viết nhận định rằng, sau khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19), hay còn gọi là dịch viêm phổi Vũ Hán, bùng phát, virus đã xâm nhập vào hệ thống giá trị hiện có, dẫn đến sự cải tổ quyền lực toàn cầu. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng kích thích sự phát triển mạnh mẽ của các thế lực dân túy cánh hữu, tác động đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đẩy nhanh sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và loại bỏ khâu trung gian, nhưng Trung Quốc hồi sinh nơi tử địa, lĩnh vực ABC đột phát, ngược lại đã được tôi luyện trở nên lớn mạnh hơn.
Dịch bệnh COVID-19 đã khiến thế giới đảo lộn. Dịch bệnh lan rộng khắp toàn cầu, gây hoang mang cho nhân loại, làm đảo lộn cấu trúc chính trị và kinh tế ban đầu, làm thay đổi trật tự của chuỗi công nghiệp toàn cầu và làm thay đổi cả mối quan hệ giữa các quốc gia. Từ góc độ lịch sử rộng lớn, loại virus này đã xâm nhập vào hệ thống giá trị hiện có, phơi bày góc chết của chính trị quyền lực và chiến trường tư tưởng, đồng thời phơi bày những góc tối bị phớt lờ của thế giới hiện thực, làm rung chuyển những điểm xung đột mới trên toàn cầu, khiến các bên cảnh giác. Virus không chỉ xâm chiếm cơ thể con người, mà còn xâm chiếm những nơi màng hàng triệu người dễ bị tổn thương nhất.
Nhìn chung, đại dịch COVID-19 lần này đã mang lại 7 xu hướng lớn toàn cầu, đang tác động ảnh hưởng đến lề lối sinh hoạt của nhân loại hôm nay và ngày mai. Cụ thể:
Một là, sự trỗi dậy của các thế lực dân túy cánh hữu
Trước sự tấn công của dịch bệnh, các cuộc xung đột sắc tộc đã được phóng đại, các thế lực dân túy bảo thủ ẩn thân trong thời kỳ dài nhân cơ hội này nổi dậy, đưa ra các cách thức bài ngoại lạ lùng, cho rằng những người di cư hoặc người nhập cư mới là mầm họa mang lại virus, từ đó gia tăng sự bài ngoại và kỳ thị, thậm chí dấy lên một trào lưu bài ngoại lớn. Đây là tình trạng của xã hội Hong Kong hiện nay, vốn dĩ trong “cơn bão biểu tình áo đen” đã xuất hiện tâm lý “bệnh hoạn” bài xích Trung Quốc đại lục và đến nay càng thẩm thấu vào dòng chính xã hội Hong Kong, nhất là trong giới trẻ tại Đặc khu hành chính này, họ cho rằng “Trung Quốc là thủ phạm mang virus vào Đặc khu”, cáo buộc “Trung Quốc là tà ác, xấu xa”.
Khi dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát, một số nhân viên y tế ở Hong Kong thậm chí đã phát động các cuộc đình công, lấy danh nghĩa chống dịch, đòi “phong quan”, đóng cửa hoàn toàn với Trung Quốc đại lục. Thực tế, họ muốn thực hiện chủ nghĩa ly khai của Hong Kong, ngầm khởi xướng “Cảng độc” (phong trào Hong Kong độc lập). Điều này đương nhiên sẽ bị nhiều người trong giới trí thức Hong Kong phê phán, bị lên án làm tê liệ hệ thống phòng dịch của Hong Kong và làm tăng gánh nặng cho các nhân viên y tế khác. Phong trào đình công cuối cùng cũng khó mà tiếp tục, nhưng sự kiện này cũng gây thêm chia rẽ trong xã hội Hong Kong. Về phía Đài Loan, chính quyền lục doanh Thái Anh Văn cũng đẩy nhanh quá trình “ma quỷ hóa” Trung Quốc đại lục, thậm chí không đưa những công dân Đài Loan bị mắc kẹt ở Vũ Hán và Hồ Bắc trở về Đài Loan, gây ra tranh cãi lớn.
Hai là, cuộc khủng hoảng phá vỡ chuỗi công nghiệp toàn cầu
Do dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở nhiều quốc gia, chuỗi công nghiệp toàn cầu hình thành trong hai hoặc ba thập kỷ qua đã rơi vào tình trạng khốn khó. Đặc biệt, việc Trung Quốc đóng cửa cách ly và quản lý khép kín xã hội đã dẫn đến việc vận chuyển lưu thông hàng hóa bị hạn chế, tỷ lệ nối lại sản xuất trên toàn quốc vẫn chưa phục hồi 100%. Do đó, chuỗi công nghiệp toàn cầu dựa vào Trung Quốc trước đây đột ngột bị phá vỡ, nhiều quốc gia đang phải tìm cách thay thế. Việt Nam, Indonesia, Đông Âu, Mexico và Mỹ Laitnh đều là những lực lượng thay thế mới, hy vọng sẽ lấp đầy khoảng trống sau khi “chuỗi công nghiệp Trung Quốc” bị phá vỡ. Tuy nhiên, rất ít quốc gia có thể nhanh chóng thay thế, lực lượng bổ sung cũng bị hạn chế, không chỉ vì năng lực sản xuất của Trung Quốc quá lớn, mà còn vì hệ thống vận chuyển không đồng bộ và lợi thế quản lý của Trung Quốc lớn nhất thế giới, các nước như Việt Nam và Mexico hiển nhiên về mặt này phải “trố mắt nhìn theo”, vì không cùng đẳng cấp với Trung Quốc. Vì vậy, không thể tìm được sự sắp xếp mới nào trong chuỗi công nghiệp toàn cầu và về mặt khách quan sẽ dẫn đến sự suy giảm năng lực sản xuất toàn cầu từ số lượng đến chất lượng, cũng sẽ dẫn đến suy thoái toàn cầu.
Ba là, xu hướng làm việc từ xa và bỏ khâu trung gian đã trở thành trạng thái bình thường
Dịch bệnh lần này cũng đã kích thích mọi nơi đẩy nhanh làm việc từ xa bằng phương pháp trực tuyến, thực hiện “làm việc tại gia”, tránh tiếp xúc thân thể, đảm bảo không bị nhiễm bệnh. Trong khi một số công việc phụ thuộc khâu trung gian, môi giới cũng được thay thế bằng các cơ chế mới, bao gồm mua nhà, mua xe hơi, có thể sử dụng phần mềm video để thay thế. Do có sự xuất hiện của nhiều nền tảng hỗ trợ liên quan, “làm việc tại gia” và công việc từ xa không còn là “miễn cưỡng tạm thời”, mà là sử dụng con đường mới để tăng khả năng cạnh tranh, ngày càng trở thành cách thức yêu thích nhất của nhiều doanh nghiệp.
Bốn là, trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển
Dịch bệnh cũng giúp cho phát triển quốc gia về trí tuệ nhân tạo hóa cần thiết cho các công việc từ xa và hệ thống kết nối liền mạch do 5G tạo ra đã trở thành trang bị tiêu chuẩn. Điều này cũng đã giúp cho các lĩnh vực ABC của Trung Quốc như trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain và điện toán đám mây trở nên lợi hại, mạnh mẽ và trưởng thành. Các ứng dụng như nhận dạng khuôn mặt, robot và máy bay không người lái sẽ ngày càng trở nên phổ biến, phá vỡ cái bóng đen của virus đang hoành hành.
Năm là, việc bình thường hóa virus
Nhiều chuyên gia cho rằng virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) kh6ong thể bị xóa bỏ hoàn toàn trong thời gian ngắn, chỉ có thể trở thành sự tồn tại giống như virus cúm và con người phải học cách cùng tồn tại với nó. Đương nhiên, con người hy vọng sẽ phát minh ra vaccine mới trong 1 – 2 năm tới, bởi phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cuối cùng, tin rằng sẽ có “thuốc giải” để giải quyết thách thức đối với toàn cầu này.
Sáu là, virus SARS-CoV-2 đã trở thành biến số mới nhất trong chiến dịch tranh cử ở Mỹ
Dịch bệnh ở Mỹ ngày càng phức tạp, sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống năm nay, Trump, ứng cử viên Đảng Cộng hòa đầy triển vọng, đã mất đi lợi thế tuyệt đối và phải đối mặt với sự hỗn loạn do dịch bệnh mang lại. Sự chấn động mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ gần đây phản ánh mối lo ngại sâu sắc của các nhà đầu tư. Nếu dịch bệnh không thể giảm bớt trong ngắn hạn, nền kinh tế sẽ suy thoái, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội và khoảng cách giàu nghèo sẽ gia tăng, Trump rất có thể sẽ thất bại trong việc tranh cử để liên nhiệm.
Bảy là, Trung Quốc sẽ lớn mạnh hơn, bền vững hơn, lành mạnh hơn
Trong cuộc khảo nghiệm khốc liệt này, nhiều thế lực phương Tây và các thế lực “Đài độc” (Đài Loan độc lập), “Cảng độc” (Hong Kong độc lập) đã quả quyết rằng, điều này (dịch bệnh) sẽ dẫn đến sự diệt vong của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thế nhưng, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy cho thấy điều ngược lại. Điều này sẽ kích thích sự thay đổi của Trung Quốc trên các lĩnh vực, trở nên mạnh mẽ hơn và có nhiều khả năng hơn trong việc đối mặt với những thách thức đến từ cuộc khủng hoảng. Những tiến bộ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, “dịch vụ tư vấn xã hội tốt đẹp” ABC đã mang đến một xã hội Trung Quốc cứng rắn hơn về thể chất, có thêm sức mạnh để đối phó với các nguy cơ. Đương nhiên, cả chính quyền và người dân Trung Quốc đều nên ghi nhớ bài học đau lòng này. Người dân Trung Quốc sẽ phải loại bỏ tất cả các thói hư tật xấu, tệ nạn trong các lĩnh vực luật pháp, đời sống và văn hóa, tuyệt đối không được ăn động vật hoang dã, cũng như phải tăng cường vệ sinh cá nhân, coi trọng đạo đức xã hội và nhân tâm, xây dựng một vườn ươm lành mạnh.
Nói tóm lại, bệnh dịch COVID-19 bất ngờ này đã dẫn đến một sự cải tổ lớn về sức mạnh toàn cầu, đồng thời giúp Trung Quốc tự soi lại mình. Thế nhưng, để biến việc xấu thành việc tốt, Trung Quốc trong một lễ rửa tội gian khổ, đã được tôi luyện thành một thế lực hoàn toàn mới, có thể mạnh hơn, đẹp hơn và khỏe mạnh hơn trước đây.
Nguồn: TKNB – 12/03/2020.
https://caphesach.wordpress.com/2020/03/13/dich-covid-19-lam-rung-chuyen-7-xu-huong-lon-tren-toan-cau/




8.



BÁO NÓI NGÀY NAY
Tổng thống Mỹ cho rằng nên hoãn Thế vận hội Tokyo 2020 dự kiến tổ chức trong mùa hè tới khi dịch COVID-19 đang bùng phát nguy hiểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị hoãn Olympic Tokyo. Ảnh: Swimming World

Theo Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Thế vận hội mùa Hè tại Tokyo (Olympic Tokyo 2020) nên lùi lại trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh chóng sang nhiều quốc gia, trong bối cảnh ban tổ chức sự kiện bác khả năng thay đổi kế hoạch dự kiến khai mạc ngày 24/7 sắp tới.
“Tôi mong muốn Ban tổ chức nên xem xét hoãn việc tổ chức Olympic Tokyo 2020 trong 1 năm. Tôi muốn điều đó hơn là phải nhìn thấy những sân vận động vắng bóng khán giả”, ông Trump nói và cho biết ông sẽ chưa đưa ra khuyến nghị chính thức cho Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Mối lo ngại lây lan COVID-19 ngày càng tăng lên khi dịch bệnh càn quét toàn cầu có thể khiến sự kiện thể thao Olympic Tokyo lần đầu tiên phải hoãn tổ chức kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2. Hàng loạt giải thi đấu thể thao lớn của thế giới - trong đó có bóng rổ NBA, bóng đá châu Âu và cả sumo Nhật Bản - cũng đã bị hủy thi đấu hoặc không cho khán giả đến theo dõi để ngăn chặn virus lây lan.
Tuy nhiên, rủi ro của việc đưa hàng trăm nghìn vận động viên, các quan chức và khán giả đến thành phố tham dự một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới đang ngày càng tăng khi COVID-19 đã được WHO tuyên bố là đại dịch toàn cầu. Nếu các bộ môn thể thao không thể được tổ chức theo kế hoạch, một số người cho rằng tốt nhất nên lùi sang một dịp khác sau đó hoặc tổ chức sự kiện này trong một sân vận động khép kín.
Tổng thống Mỹ đề nghị hoãn Olympic Tokyo 2020 - ảnh 1
Biểu tượng Olympic tại Tokyo, Nhật Bản ngày 6/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước khuyến nghị này, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và nước chủ nhà Nhật Bản vẫn mong muốn Olympic Tokyo sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch. Ban Tổ chức Nhật Bản cũng đã đưa ra một tuyên bố vào tối hôm 12/3 đáp trả lại những bình luận của Tổng thống Trump và cho biết họ đang tiếp tục chuẩn bị thế vận hội theo dự kiến.
“Thế vận hội vẫn sẽ tổ chức vào tháng 7 như kế hoạch. Chính phủ sẽ tăng cường hợp tác chặt chẽ với IOC và ban tổ chức để có thể chuẩn bị cho việc tổ chức các bộ môn theo đúng kế hoạch”, bà Seiko Hashimoto, Bộ trưởng Olympic Nhật Bản, cho biết.
Ngày 12/3, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga thông báo nước này không thay đổi kế hoạch tổ chức Olympic Tokyo 2020 vào tháng 7 tới, mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch viêm đường hô hấp COVID-19 là đại dịch.
Phát biểu tại họp báo, ông Suga nêu rõ không có gì thay đổi trong lập trường của Chính phủ Nhật Bản, theo đó sẽ vẫn phối hợp với Ủy ban Olympic quốc tế, các nhà tổ chức, chính quyền thành phố Tokyo để tổ chức sự kiện thể thao vào mùa Hè này.
Theo ông Suga, đầu tuần này, một nhóm chuyên gia đã nhận định dịch COVID-19 không bùng phát mạnh ở Nhật Bản, vì thế không cần triển khai các bước đi quyết liệt như ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Nhật Bản vẫn duy trì cảnh giác khi virus gây bệnh tiếp tục lây lan.
Cùng ngày, Thị trưởng thành phố Tokyo Yuriko Koike cũng khẳng định không hủy Olympic Tokyo 2020, mặc dù việc đánh giá COVID-19 là đại dịch toàn cầu sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến sự kiện này.



7.



12/03/2020 01:14 GMT+7

TTO - “Mọi quốc gia cần phải công khai chiến lược của họ ngay bây giờ”, ông Mike Ryan - giám đốc điều hành Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - nhấn mạnh khi tuyên bố COVID-19 là "đại dịch".

WHO công bố: COVID-19 là đại dịch, các nước không được khoanh tay - Ảnh 1.
Giám đốc điều hành WHO Mike Ryan (trái) và Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus tại buổi họp báo - Ảnh: REUTERS
Chiều 11-3 (tức tối khuya cùng ngày, giờ Việt Nam), từ Thụy Sĩ, các lãnh đạo của WHO chính thức tuyên bố dịch bệnh hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19) là đại dịch toàn cầu.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan nghiêm trọng và đáng báo động của nó, cũng như mức độ đáng báo động của việc không hành động. Chúng tôi gióng lên hồi chuông cảnh báo to và rõ ràng", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trước khi tuyên bố COVID-19 là đại dịch, theo Đài CNBC.
Trước đó, Hãng tin Reuters dẫn lời giám đốc điều hành Ryan nói dùng chữ "đại dịch" để mô tả tình hình COVID-19 hiện nay, và điều này "không làm thay đổi những gì chúng tôi đang làm".
Tuyên bố của WHO được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đã lây nhiễm hơn 100.000 người khắp thế giới, trong đó hơn 80.000 người ở Trung Quốc.
Ông Tedros, người hứng chịu chỉ trích từ vài tháng qua và thường bị cáo buộc quá lạc quan về COVID-19, trong tuyên bố tối 11-3 cũng đưa ra những phân tích sâu hơn, kèm theo cảnh báo thương vong.
"Trong hai tuần gần đây, số lượng ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đã tăng 13 lần và số quốc gia bị ảnh hưởng tăng gấp 3.
Trong những ngày và tuần sắp tới, chúng tôi cho rằng số lượng ca nhiễm, ca tử vong và các quốc gia chịu ảnh hưởng sẽ thậm chí tăng cao hơn", ông Tedros nói.
WHO công bố: COVID-19 là đại dịch, các nước không được khoanh tay - Ảnh 2.
Thông báo của WHO trên Twitter: “WHO đã đánh giá đợt bùng phát dịch này toàn diện và chúng tôi đang quan ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan lẫn gây hại đáng báo động của nó, và về mức độ không hành động đáng báo động… Vì vậy chúng tôi đưa ra đánh giá rằng COVID-19 có thể được xem như đại dịch”
Vị tổng giám đốc WHO cũng cho rằng một số nước đã chứng tỏ khả năng kiểm soát và vượt khó trong đợt bùng phát COVID-19, nhưng cũng trách một số lãnh đạo quốc tế vì không hành động nhanh và mạnh trong việc ngăn dịch lây lan.
Đài Fox News dẫn lời bác sĩ William Schaffner, giám đốc phụ trách y tế của Tổ chức quốc gia về dịch truyền nhiễm (NFID), nói rằng "các nhà khoa học dùng thuật ngữ ‘đại dịch’ để mô tả một loại virus mới xuất hiện và lây lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó nghĩa là virus mới đang lan rộng và lây lan nghiêm trọng ở các quốc gia đó, nhưng nó không cho chúng ta biết mức độ nghiêm trọng của virus này".
Lần gần nhất WHO tuyên bố một đại dịch là trong giai đoạn bùng phát cúm H1N1 năm 2009. Ông Tedros cho biết đây là lần đầu tiên một chủng virus corona tạo ra đại dịch. Đợt bùng phát dịch SARS năm 2002-2003, cũng do một chủng virus corona khác gây ra, đã không được gọi là đại dịch vì kịp thời ngăn chặn.
Ông Ryan, trong khi nói việc tuyên bố đại dịch sẽ "không thay đổi những gì chúng tôi làm", cũng nhấn mạnh các quan chức y tế phải nhìn chữ "đại dịch" một cách "rất nghiêm túc", và nói thêm rằng "chúng tôi hiểu ý nghĩa của chữ này".
Hiện WHO chưa công bố nhiều chi tiết về cách làm hay chiến lược sắp tới để khắp nơi hiểu được có gì xảy ra khi COVID-19 bị coi là đại dịch.
Tuy vậy ông Ryan khẳng định các nước cần phải công khai chiến lược (khống chế dịch) của họ ngay bây giờ: "Thực tế là ngay bây giờ ở các nước, chúng ta đều có nhân viên y tế tuyến đầu đang cần được giúp đỡ. Chúng ta có các bệnh viện cần hỗ trợ. 
Chúng ta có những người cần được chăm sóc và chúng ta phải tập trung vào việc giúp cung cấp thiết bị cho nhân viên y tế tuyến đầu, cũng như những hỗ trợ và đào tạo mà họ đang cần để làm tốt công việc".
COVID-19 là bệnh dịch hay đại dịch?COVID-19 là bệnh dịch hay đại dịch?
TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gọi COVID-19 là bệnh dịch (epidemic) thay vì đại dịch (pandemic). Tuy nhiên ngày 28-2, WHO đã nâng mức cảnh báo lây nhiễm và ảnh hưởng của COVID-19 từ mức 'cao' lên 'rất cao' trên quy mô toàn cầu.
NHẬT ĐĂNG
https://tuoitre.vn/who-cong-bo-covid-19-la-dai-dich-cac-nuoc-khong-duoc-khoanh-tay-20200312005910199.htm



6.




12/03/2020 06:22 GMT+7

TTO - Số ca COVID-19 của Đức đã tăng hơn 500 ca, lên 2.078 ca trong ngày 12-3; trong khi Iran tăng thêm 1.075 ca, lên 10.075 ca, với 429 ca tử vong.

Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 1.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
* Bản tin cập nhật lúc 18h30 ngày 12-3
Đức: số ca nhiễm tăng lên 2.078 ca 
Số liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy số ca nhiễm COVID-19 của Đức đã tăng lên 2.078 ca trong ngày 12-3. 
Trước đó, Viện Robert Koch công bố số liệu cho biết Đức có tổng cộng 1.567 ca nhiễm và 3 trường hợp tử vong cho đến chiều 11-3. 
Ba Lan có ca tử vong đầu tiên
Ba Lan vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì virus corona chủng mới, thông tin do đài TVN24 trích dẫn từ chính quyền thành phố Poznan, Ba Lan.
Iran: số tử vong lên tới 429 ca
Theo Reuters, quan chức y tế Iran cho biết số ca tử vong của nước này đã lên tới con số 429 sau khi có 75 ca tử vong mới. 
Ngoài ra, thêm 1.075 ca nhiễm mới được ghi nhận trong vòng 24 giờ qua, với tổng cộng 10.075 ca nhiễm. 
Áo ghi nhận ca tử vong đầu tiên
Bệnh nhân đầu tiên tử vong tại Áo là nam, 69 tuổi, ở thủ đô Vienna. 
Hiện Áo có 302 ca nhiễm, 4 trường hợp đã hồi phục.
Iran đề nghị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ khẩn cấp 5 tỉ USD 
Bộ trưởng Ngoại giao Mohammad Javad Zarif đưa ra thông báo trên Twitter.
Theo ông Zarif, giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva đã tuyên bố các nước bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ bởi công cụ hỗ trợ tài chính nhanh (RFI), và ngân hàng trung ương Iran đã đề nghị được tiếp cận RFI ngay lập tức.
Bộ Y tế Nam Phi xác nhận ca lây nhiễm địa phương đầu tiên của dịch COVID-19 tại quốc gia này. Một người đàn ông 32 tuổi đã nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với doanh nhân Trung Quốc.
Các ca nhiễm còn lại ở Nam Phi đều đã từng ra nước ngoài. Tổng số ca nhiễm của Nam Phi hiện tại là 17.
Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 2.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
"Anh không cần cấm cửa du khách như Mỹ"
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho hay nước Anh không cần thiết phải cấm cửa du khách từ các nước khác theo kiểu Mỹ.
"Chưa có bằng chứng ủng hộ thực thi động thái đó tại Anh", đài BBC dẫn lời ông Sunak.
Bắt đầu từ 13-3, Cộng hòa Séc sẽ áp dụng kiểm soát biên giới với Đức và Áo để phòng ngừa COVID-19 lây lan, Bộ trưởng Nội vụ Jan Hamacek cho biết.
Hồ Bắc (Trung Quốc) nối lại hoạt động sản xuất, dỡ bỏ hạn chế đi lại một số nơi
Tỉnh Hồ Bắc, trung tâm bùng phát dịch COVID-19 vào cuối năm 2019, sẽ cho phép nối lại hoạt động sản xuất và dỡ bỏ hạn chế đi lại tại một số nơi trong tỉnh. Ủy ban y tế tỉnh ngày 12-3 cho biết các biện pháp mới sẽ được áp dụng tại thành phố Tiềm Giang (Qianjian) và Shishou cũng như các xã Gongan và Zhuxi.
Hi Lạp có ca tử vong đầu tiên 
Hi Lạp ngày 12-3 xác nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 tại nước này, bệnh nhân là một người đàn ông 66 tuổi trở về sau một cuộc hành hương đến Israel và Ai Cập hồi cuối tháng 2. 
Bộ Y tế Hi Lạp cho biết bệnh nhân này có sẵn các vấn đề sức khỏe khác ngoài COVID-19. Đến cuối ngày 11-3, Hi Lap có 99 ca COVID-19, theo Reuters.
Bộ Y tế Australia cũng cho biết đã có 126 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này, trong đó bang có nhiều ca nhất là New South Wales: 63 ca. Số người chết vì dịch COVID-19 vẫn là 3.
Thái Lan đã có 70 ca bệnh COVID-19
Bộ Y tế Thái Lan ngày 12-3 cho biết nước này có thêm 11 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh COVID-19 lên 70. Các ca mới là những người đã tiếp xúc và ăn uống với nhau, nguồn lây nhiễm là một du khách đến từ Hong Kong.
Nhật không có kế hoạch hoãn Olympic Tokyo
Thống đốc Tokyo Yuriko Koike ngày 12-3 nói là không có kế hoạch hoãn Olympic Tokyo, dự kiến bắt đầu từ 24-7, theo Reuters.
Mỹ cấm đi lại từ châu Âu 1 tháng
Trong phát biểu sáng 12-3 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ cấm cửa du khách từ châu Âu, ngoại trừ Anh, trong một tháng, bắt đầu từ 13-3.
"Để ngăn các ca nhiễm mới vào Mỹ, chúng ta sẽ ngừng tất cả hoạt động đi lại từ châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày tới" - ông Trump nói. Sau đó ông bổ sung: "Ngoại trừ công dân Mỹ đã được kiểm tra sức khỏe".
Tổng thống Mỹ vẫn khẳng định nguy cơ từ dịch bệnh đối với người Mỹ rất thấp dù những người lớn tuổi phải cẩn thận hơn. Ông cho biết người dân nên tránh đến những nơi đông người nếu không cần thiết. "Nếu cảm thấy bệnh, hãy ở nhà" - ông đưa ra lời khuyên.
Ngoài ra, ông Trump cũng cho biết sẽ có những hành động khẩn cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng.
Nhân viên văn phòng thượng nghị sĩ Mỹ dương tính corona
Tờ Politico ngày 11-3 cho biết một nhân viên làm việc tại văn phòng của thượng nghị sĩ Dân chủ Maria Cantwell dương tính với SARS-CoV-2. Bà Cantwell đã cho đóng cửa văn phòng hết tuần và nhân viên sẽ làm việc từ xa trong khi yêu cầu xét nghiệm thêm các nhân viên khác trong văn phòng.
Guyana, Cuba có ca COVID-19 đầu tiên
Thông báo từ tổng thống Guyana ngày 11-3 xác nhận, nước này có ca COVID-19 đầu tiên, bệnh nhân là một phụ nữ đã chết sau khi từ Mỹ về nước hồi tuần rồi.
Theo Reuters, người phụ nữ 52 tuổi đã đi khám sau khi về đến Guyana vào ngày 5-3 và qua đời sáng 11-3. Những xét nghiệm trước khi nạn nhân tử vong cho thấy bà bị huyết áp cao và tiểu đường. Tuy nhiên xét nghiệm sau khi chết đã xác nhận bà này mắc COVID-19.
Các quan chức Guyana đang truy tìm những người đã tiếp xúc với nạn nhân.
Cuba ngày 11-3 cũng đã xác nhận các ca COVID-19 đầu tiên. Reuters cho biết 4 du khách người Ý đã trú tại một khách sạn ở thị trấn Trinidad sau khi xuống sân bay Havana ngày 9-3. Những người này đã được đưa đến bệnh viện vào ngày 10-3 sau khi xuất hiện các triệu chứng. 
Kết quả xét nghiệm cho thấy 3 trong 4 du khách dương tính với virus corona.
Quan chức Brazil từng gặp ông Trump dương tính với SARS-CoV-2
Báo Folha de S.Paulo ngày 11-3 đưa tin một quan chức chính phủ Brazil, từng tham dự một cuộc họp chính thức với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Florida vào ngày 7-3, có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 3.
Ông Fabio Wajngarten (bìa phải) chụp hình cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp ngày 7-3-2020 - Ảnh: Twitter
Hãng tin Reuters vẫn chưa xác minh được báo cáo, nhưng báo Folha de S.Paulo cho biết quan chức trên đã đăng một tấm ảnh ông này đứng kế tổng thống Mỹ lên mạng.
Theo Folha de S.Paulo, thì quan chức này chính là ông Fabio Wajngarten, thư ký báo chí của tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Trên Twitter, ông Wajngarten thông báo rằng tình trạng sức khỏe của ông tốt nhưng không phủ nhận hay xác nhận thông tin trên.
Diễn viên Tom Hanks và vợ - Rita Wilson - nhiễm virus Corona chủng mới 
Vợ chồng Tom Hanks (cùng 63 tuổi) đang ở Úc để làm tiền kỳ cho bộ phim mới về danh ca Elvis Presley. Trong phim này, Tom Hanks đóng vai người quản lý lâu năm của Presley, Tom Parker.
Tài tử người Mỹ nói về tình trạng sức khỏe của mình: "Chúng tôi hơi mệt, thấy lạnh và hơi đau người. Rita thỉnh thoảng thấy ớn lạnh rồi lại hết, hơi sốt nhẹ. Để chắc chắn, giống như cả thế giới đang làm, chúng tôi đã xét nghiệm virus Corona chủng mới và kết quả là dương tính".
Tom Hanks cho biết sẽ tuân theo chỉ dẫn y tế, như cách ly vì sức khỏe cộng đồng.
Hàn Quốc thêm 114 ca nhiễm 

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 12-3 thông báo 114 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tại nước này lên 7.869. Số ca tử vong tăng thêm sáu, lên 66 ca. 
Ngoài ra, 45 trường hợp nhiễm đã hoàn toàn hồi phục, đưa tổng số người khỏi bệnh tại Hàn Quốc lên 333 người.
Trung vệ Juventus nhiễm COVID-19
Daniele Rugani là cầu thủ đầu tiên của Serie A (Ý) dương tính với Covid-19.
Theo thông báo từ Juventus, cầu thủ 25 tuổi hiện không có dấu hiệu bất thường nào. Câu lạc bộ này cho biết "đang kích hoạt tất cả thủ tục cách ly theo yêu cầu của pháp luật, bao gồm cả điều tra những người đã tiếp xúc với anh", trang chủ đội bóng thông báo.
Cầu thủ này dùng chung phòng thay đồ với các đồng đội Cristiano Ronaldo, Paulo Dybala trong chiến thắng 2-0 trước Inter Milan cách đây ít ngày. 
Series A đang bị đình chỉ cho đến đầu tháng 4.
Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 4.
Hồ Bắc (Trung Quốc) chỉ có thêm 10 người tử vong
Tỉnh Hồ Bắc thông báo tỉnh này chỉ ghi nhận thêm 10 ca tử vong tính đến hết ngày 11-3, giảm hơn một nửa so với 22 ca của ngày 10-3. Tổng số ca tử vong tại tỉnh này đến nay là 3.056 ca, theo Hãng tin Reuters.
Qatar: số ca nhiễm tăng gấp 10 lần
Bộ Y tế Qatar ngày 11-3 xác nhận số ca nhiễm ở nước này tăng vọt từ 24 lên 262, sau khi có kết quả xét nghiệm tại một khu dân cư đang bị cách ly. Trước đó, nước này đã đóng cửa các trường học, hủy nhiều sự kiện lớn và cấm nhập cảnh đối với công dân từ 14 quốc gia.
Quốc gia láng giềng Bahrain cũng có thêm 77 ca nhiễm mới, nằm trong số những công dân hồi hương từ Iran.
Úc công bố kế hoạch giải cứu 11 tỉ USD
Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 12-3 công bố gói chi tiêu 11 tỉ USD nhằm giảm thiểu thiệt hại do đại dịch COVID-19. Kế hoạch, trị giá tương đương 1% GDP của Úc, chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp.
"Kế hoạch này nhằm giữ việc làm cho người Úc, giúp doanh nghiệp tiếp tục làm ăn nhằm đảm bảo kinh tế Úc hồi phục mạnh mẽ" - ông Morrison nhấn mạnh. Theo Reuters, kế hoạch của Úc sẽ bao gồm hỗ trợ lương và các khoản chi trả bằng tiền mặt cho doanh nghiệp nhỏ.
Mỹ sắp đề xuất tình trạng khẩn cấp
Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 5.
Các nhân viên y tế tẩy trùng trung tâm dưỡng lão Life Care Center of Kirkland ở Washington, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Đài CNN cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp đưa ra các đề xuất chống dịch COVID-19 trong ngày, trong đó bao gồm tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Luật Stafford nhằm tăng cường nguồn hỗ trợ.
Nhiều bang, thành phố của Mỹ tiếp tục tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ngày 11-3, thống đốc bang Arizona Doug Ducey đặt bang này vào tình trạng khẩn cấp sau khi số ca nhiễm tăng lên 9. "Chúng tôi dự kiến số ca dương tính sẽ tăng thêm" - ông Ducey cảnh báo.
Thị trưởng thủ đô Washington, bà Muriel Bowser, tuyên bố tình trạng khẩn cấp do virus corona chủng mới, cũng với dự đoán số ca nhiễm sẽ tăng.
Đã có tổng cộng 23 bang của Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết số ca nhiễm ở Mỹ đã tăng lên 1.162 ca tại 41 bang và thủ đô Washington. Số ca tử vong tăng lên 37 sau khi có thêm bốn người ở bang Washington tử vong.
Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 6.
Đồ họa: VIỆT THÁI
Chứng khoán toàn cầu suy sụp
COVID-19 sau khi trở thành đại dịch đã đẩy thị trường chứng khoán toàn cầu đi vào suy thoái.
Theo AFP, chỉ số Down Jones của Mỹ giảm mạnhg 1.465 điểm, tương đương 5,9%. Chỉ số S&P 500 chốt phiên giao dịch ngày 11-3, giờ địa phương, mất đến 4,9%. Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm hơn 2% khi thị trường mở cửa trở lại ngày 12-3. Chỉ số Nikkei 225 giảm 2,24% còn Topix giảm 2,42%.
Giá dầu thế giới cũng lao dốc. Giá dầu WTI tại thị trường Mỹ giảm 4% còn 32,9 USD thùng trong khi dầu Brent có giá 35,7 USD/thùng, giảm 3,8%.
Số ca nhiễm ở Ý tăng hơn 2.000 ca trong một ngày
Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 7.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Ý vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 với hơn 2.000 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Số ca nhiễm tại Ý đến nay đã là 12.462 ca, tăng mạnh so với 10.149 ca của ngày 11-3. Số ca tử vong cũng tăng vọt lên 827 với thêm 196 người chết trong vòng một ngày. 
Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tuyên bố đóng cửa toàn bộ nhà hàng, cửa hàng, quán bar trên toàn quốc để ngăn dịch COVID-19 lây lan. Biện pháp sẽ kéo dài từ nay đến ngày 25-3.
Chỉ có các nhà thuốc và siêu thị được phép hoạt động trong thời gian này. Các quán ăn chỉ được phép giao thức ăn, còn các công ty phải chuyển sang hình thức làm việc từ xa.
Ca nhiễm tăng mạnh tại châu Âu
Dịch COVID-19 vẫn đang lây lan với tốc độ nhanh tại châu Âu với số ca nhiễm mới tăng tại nhiều nước.
Trên khắp châu Âu, tổng số ca nhiễm COVID-19 đã vượt 22.000 ca với 930 ca tử vong, theo thống kê của Hãng tin AFP.
Theo thông báo tối 11-3 của Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran, hiện nước này có 2.281 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 497 người trong vòng 24 giờ. Số ca tử vong cũng đã tăng lên 48 người so với 33 ca ghi nhận tối hôm trước. Hiện Pháp vẫn ở giai đoạn 2 của dịch vì chưa lây lan ra cả cả nước.
Tại quốc gia láng giềng Bỉ, Bộ Y tế nước này thông báo có 314 ca mắc COVID-19, tăng từ con số 267 ca thông báo trước đó, và đã có 3 người tử vong. Hiện tại, các bệnh viện của Bỉ đang tiếp nhận ngày càng nhiều ca nhiễm trùng đường hô hấp dưới, báo hiệu có thể đang ở thời điểm đầu dịch.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) có trụ sở tại thủ đô Brussels của Bỉ xác nhận đã có 4 nhân viên dương tính với virus SARS-CoV-2. Cơ quan này yêu cầu tất cả các nhân viên từ Ý trở về phải thực hiện cách ly trong hai tuần.
Tại Thụy Điển, thông báo mới nhất từ chính phủ nước này cho biết số ca mắc COVID-19 đã lên tới 500 người, tăng 147 người chỉ trong một ngày. Chính phủ Thụy Điển đã ra lệnh cấm toàn bộ các hoạt động có từ 500 người tham gia trở lên. Ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hoặc ngồi tù 6 tháng.
Anh sắp chuyển sang giai đoạn 2
Hãng tin AFP ngày 12-3 đưa tin chính phủ Anh chuẩn bị áp dụng giai đoạn 2 "trì hoãn" trong kế hoạch chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, Quốc hội Anh vẫn tiếp tục hoạt động bất chấp một nghị sĩ đã bị nhiễm. Số ca nhiễm tại Anh đã tăng lên 456 với 8 ca tử vong.
Báo Guardian cho biết đã có ít nhất ba bộ trưởng bị cách ly chờ kết quả xét nghiệm COVID-19.
Ấn Độ đình chỉ tất cả thị thực du lịch
Ngay sau khi WHO tuyên bố đại dịch COVID-19, Ấn Độ đã đình chỉ tất cả các loại thị thực du lịch nhằm ngăn chặn COVID-19 lây lan tại nước này. Biện pháp này có hiệu lực từ ngày 13-3 đến ngày 15-4. Tuy nhiên một số đối tượng được miễn trừ như những người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, tổ chức quốc tế và những người có thị thực làm việc hoặc dự án.
Chính quyền liên bang Thụy Sĩ tuyên bố đóng cửa một phần biên giới với Ý, theo đó sẽ đóng cửa ngay lập tức 9 trạm kiểm soát phụ tại biên giới giữa hai nước song các cửa khẩu chính vẫn sẽ được hoạt động.
Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 8.
Các nhà hàng, cửa hàng tại Ý cũng phải đóng cửa để ngăn dịch COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Nghị sĩ Đức nhiễm bệnh COVID-19
Người phát ngôn Đảng đoàn Dân chủ Tự do (FDP) trong Quốc hội Đức tối 11-3 xác nhận một nghị sĩ quốc hội liên bang của đảng này đã bị nhiễm COVID-19.
Những người liên quan tới nghị sĩ này đã được cách ly phòng ngừa tại nhà. Trước đó, khoảng 15 nghị sĩ Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và nhân viên làm việc trong Quốc hội Đức đã phải cách ly tại nhà phòng nguy cơ bị lây nhiễm do đã có tiếp xúc với một trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 đến từ Bộ Tư pháp liên bang.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội liên bang Wolfgang Schäuble và lãnh đạo các đảng đoàn trong Quốc hội đã thống nhất sẽ không tiến hành biểu quyết theo tên trong phiên họp Quốc hội tuần này nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm khi thẻ của các nghị sĩ được bỏ vào thùng phiếu trong quá trình thực hiện biểu quyết theo tên.
Dịch COVID-19 ngày 12-3: Iran ghi nhận 429 ca tử vong, Đức thêm hơn 500 ca nhiễm - Ảnh 9.
Bệnh nhân ở Saudi Arabia chủ yếu là người Ai Cập
Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia ngày 12-3 thông báo nước này ghi nhận thêm 24 ca nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca lên 45. Trong các ca nhiễm mới chủ yếu là các công dân Ai Cập có tiếp xúc gần với một du khách Ai Cập nhiễm virus. 
Tại Trung Mỹ, El Salvador tuyên bố cấm cửa đối với toàn bộ người nước ngoài, trừ nhân viên ngoại giao, do lo ngại COVID-19. Ngoài ra, toàn bộ hoạt động tụ tập nơi công cộng như hoà nhạc, sự kiện thể thao, trong ba tuần. Cũng trong thời gian này, tất cả trường học ở El Salvador sẽ đóng cửa.
WHO công bố: COVID-19 là đại dịch, các nước không được khoanh tayWHO công bố: COVID-19 là đại dịch, các nước không được khoanh tay
TTO - “Mọi quốc gia cần phải công khai chiến lược của họ ngay bây giờ”, ông Mike Ryan - giám đốc điều hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh khi tuyên bố COVID-19 là "đại dịch".
TRẦN PHƯƠNG - ANH THƯ - NGUYÊN HẠNH

https://tuoitre.vn/dich-covid-19-ngay-12-3-iran-ghi-nhan-429-ca-tu-vong-duc-them-hon-500-ca-nhiem-20200312060938691.htm



5.
Việt Nam có tổng 44 ca nhiễm Covid-19, 5 người mới lây từ bệnh nhân 34

- Chiều 12/3, Bộ Y tế xác nhận có thêm 5 trường hợp dương tính với Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 44 trường hợp.

5 ca dương tính mới đều ở Bình Thuận và đều có liên quan đến bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 34 của Việt Nam (BN34).
Cả 5 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm ngày 11/3, gửi tới Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm, đến ngày 12/3, cho kết quả dương tính cả 5 mẫu.
Trong 5 trường hợp, có 4 trường hợp ở TP. Phan Thiết, Bình Thuận, bao gồm:
Bệnh nhân thứ 40 là bé gái 2 tuổi, tiếp xúc gần với BN34.
Bệnh nhân thứ 41 là nam, 59 tuổi, tiếp xúc gần với BN34.
Bệnh nhân thứ 42 là nam, 28 tuổi, tiếp xúc gần với BN34.
Bệnh nhân thứ 43 là nữ, 47 tuổi, tiếp xúc gần với bệnh nhân số 38 là con dâu của BN34.
Trường hợp còn lại là bé trai 13 tuổi, là nhân viên, trú tại huyện Hàm Thuận Bắc, tiếp xúc gần với BN34.
Sở Y tế Bình Thuận cho biết, sau khi bệnh nhân thứ 34 Đ.T.L.T., 51 tuổi ở TP. Phan Thiết được xác định dương tính với Covid-19 ngày 10/3 vừa qua, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã điều tra dịch tễ, khoanh vùng, khử khuẩn và tiến hành cách ly nhiều người tiếp xúc với BN34.
Bước đầu, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận đã gửi 56 mẫu đến Viện Pasteur Nha Trang để xét nghiệm.
Đến ngày 11/3, Bình Thuận đã ghi nhận 3 ca dương tính do tiếp xúc với BN34 bao gồm con dâu 28 tuổi, 1 nhân viên và 1 giúp việc. Đến ngày 12/3, tiếp tục có thêm 5 mẫu dương tính.
Bà T. cùng 19 người khác từ Việt Nam sang Mỹ thăm quan, du lịch, quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc). Đến ngày 29/2, cả đoàn nhập cảnh vào Việt Nam Cảng hàng không  Tân Sơn Nhất, TP.HCM
Từ ngày 5/3, bà T. bắt đầu có biểu hiện ho, có đờm nhưng đến ngày 9/3 mới nhập viện, kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định dương tính với Covid-19.
Đến nay, tất cả 9 bệnh nhân tại Bình Thuận đang được điều trị tại BV đa khoa tỉnh. Sở Y tế đã yêu cầu bệnh viện thực hiện nghiêm ngặt các bước điều trị, theo dõi sức khỏe và phòng hộ theo quy định. Bệnh viện cũng được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh liên tục cung cấp hóa chất khử trùng.
Như vậy chỉ tính riêng từ ngày 6/3 đến nay, Việt Nam đã có thêm 28 ca mới, trong đó riêng Bình Thuận có 9 ca.
Diễn biến sức khoẻ bệnh nhân thứ 17 mắc Covid-19

Diễn biến sức khoẻ bệnh nhân thứ 17 mắc Covid-19

- Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám, chữa bệnh, bệnh nhân số 17 N.H.N., 26 tuổi đã hết sốt được 3 ngày, tình trạng sức khoẻ ổn định, tâm lý cũng đã cải thiện.
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/5-ca-nhiem-covid-19-moi-lay-tu-benh-nhan-thu-34-623666.html



4.



- Chiều 11/3, Bộ Y tế công bố thêm 3 nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước là 38 ca.

Cả 3 ca nhiễm mới đều ở Bình Thuận. Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, sau khi bệnh nhân số 34 được xác định dương tính với Covid-19, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã điều tra dịch tễ, khoanh vùng, khử khuẩn và tiến hành cách ly nhiều người tiếp xúc với BN34.
Ngày 11/3, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã lấy 15 mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm. Kết quả có 3 người dương tính SARS-CoV-2,:
Trường hợp đầu tiên là nữ, 64 tuổi, ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, giúp việc cho bệnh nhân 34. Trước đó bệnh nhân có biểu sốt. Đây là ca nhiễm Covid-19 thứ 36 của Việt Nam.
Ca nhiễm Covid-19 thứ 37 là nữ, 37 tuổi, trú tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, là nhân viên của bệnh nhân số 34.
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 38 là con dâu của bệnh nhân số 34, 28 tuổi, sống tại TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Bệnh nhân có biểu sốt, ho.
Cả 3 bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại BV đa khoa tỉnh Bình Thuận.
Trước đó vào ngày 10/3, tỉnh Bình Thuận ghi nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên là bệnh nhân Đ.T.L.T., 51 tuổi, trú tại TP. Phan Thiết.
Ngày 22/2, bà L. cùng 19 người khác bay từ Việt Nam sang New York (Mỹ), quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc).
Ngày 25/2, đoàn đến Washington, Mỹ, sau đó ngày 29/2, cả đoàn bay từ sân bay Washington DC về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Doha, Quatar và sáng ngày 2/3, nhập cảnh vào Việt Nam tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Ngày 5/3, bà L. bắt đầu có biểu hiện ho, có đờm nhưng đến ngày 9/3 mới nhập viện, kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định dương tính với Covid-19.
Như vậy từ ngày 6/3 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận thêm 22 ca nhiễm mới Covid-19, trong đó 4 ca ở Hà Nội, 4 ca ở Bình Thuận.
Thúy Hạnh
Việt Nam có ca 35 nhiễm Covid-19, là nhân viên bán hàng siêu thị

Việt Nam có ca 35 nhiễm Covid-19, là nhân viên bán hàng siêu thị

 - Ca 35 nhiễm Covid-19 là ca lây thứ phát, có tiếp xúc trực tiếp với ca nhiễm số 22, 23 người Anh tại ....
https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/viet-nam-co-38-ca-nhiem-covid-19-3-ca-moi-lay-tu-ca-so-34-623327.html



3.

HUNGARY ĐÃ TỚI “NGƯỠNG” TRONG DỊCH BỆNH COVID-19Thứ tư - 11/03/2020 04:56

(NCTG) “Hiện tại, chúng ta đã đến cái ngưỡng để suy nghĩ tới những biện pháp ngăn chặn” là quan điểm chủ đạo của cuộc họp báo chiều nay, do Ban chỉ đạo Phòng chống Coronavirus, khi nhiều vấn đề thực tế được đề ra trong bối cảnh tại Hungary đã có 12 ca nhiễm Covid-19.

Hành khách đeo khẩu trang trên một xe buýt tại Bắc Kinh - Ảnh: Kevin Frayer
Hành khách đeo khẩu trang trên một xe buýt tại Bắc Kinh - Ảnh: Kevin Frayer
Theo dự tính, tại các cửa khẩu, chính quyền Hungary sẽ tiến hành kiểm tra thân nhiệt và hỏi về lộ trình của các hành khách đến từ Ý. Đối với người Hung từ Ý về nước, trước mắt, giới chức Hungary đề nghị họ tự cách ly tại gia 14 ngày và tránh mọi gặp gỡ tập thể, không đi làm hoặc tới các cơ sở giáo dục.

Ban chỉ đạo cũng đề nghị chính phủ Hungary cho ngừng các hoạt động thể thao trong nhà, cũng như, yêu cầu các trường mẫu giáo và tiểu học, trung học không tiến hành tổ chức kỷ niệm Đại lễ 15-3. Ngoài ra, người trên 60 tuổi được khuyến nghị không tham dự các hoạt động cộng đồng có đông người.

Hiện tại, có hơn 1.600 máy trợ thở trên toàn nước Hung (trong kho còn ít nhất 20 máy), và đã có kế hoạch sử dụng máy khi cần như thế nào. Để chuẩn bị đủ chỗ cho bệnh nhân nhiễm Coronavirus, nhiều bệnh viện đã được nhận quyết định thu xếp thêm giường bệnh, hoặc lập ra khu cách ly phòng lúc “hữu sự”.

Cũng vì lý do đó, một phần của khu viện ở phố Kútvölgyi trực thuộc Đại học Y khoa Semmelweis (SOTE) - hiện đang trong trạng thái đổ nát - cũng được sửa chữa cấp tốc để có thể đưa vào hoạt động khi cần thiết. Như đã nói, số giường bệnh của Hungary dành cho người nhiễm Covid-19 là chừng 1.000.

Trả lời câu hỏi của báo giới, giới chức y tế Hungary cho hay: tất cả những ai có quan hệ với người bị nhiễm Coronavirus đều được xét nghiệm riêng, nhưng để có được kết quả chính xác không đơn giản. Có người thử lần đầu âm tính, nhưng vẫn được giữ lại cách ly để thử tiếp hai lần nữa mới kết luận được. 

Về việc cấm thăm viếng bệnh nhân trong mùa dịch bệnh, lý do là cần bảo vệ sức khỏe người cao tuổi và những bệnh nhân mãn tính. Luật Y tế vẫn cho phép thân nhân có thể vào thăm người bệnh nặng, hấp hối, phụ nữ đến kỳ sinh nở, v.v... với điều kiện có những biện pháp cần thiết để tránh gây lây nhiễm.

Trường hợp đặc biệt, nếu một trẻ nhỏ cần phải cách ly (điều chưa hề xảy ra ở Hungary), mẹ của bệnh nhân có thể quyết định ở lại viện với cháu. Trong trường hợp đó, bà mẹ cũng phải tuân thủ những nguyên tắc của sự cách ly, và không được ra ngoài trong vòng hai tuần, theo thông tin của Ban chỉ đạo.

Trong một diễn biến khác, đảng đối lập JOBBIK lên tiếng đòi hỏi Ban chỉ đạo Phòng chống Coronavirus phải quyết định về việc cho học sinh, sinh viên tại Hungary nghỉ học trong thời gian này, và chính quyền phải tạo điều kiện để các vị phụ huynh không bố trí được người trông con có thể nghỉ việc mà vẫn có lương.
Nguyễn Hoàng Linh
http://nhipcauthegioi.hu/Hungary/HUNGARY-DA-TOI-NGUONG-TRONG-DICH-BENH-COVID-19-6237.html



2.




11/03/2020 - 12:00
Trong vài ngày qua, tài khoản Twitter “Emerican Johnson - Cornpop Fan Account” đã đăng tải nhiều sự thật về Việt Nam mà truyền thông các nước phương Tây không hề biết. Bài viết đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.
Sau đây là một số sự thật, tưởng chừng như rất bình thường đối với người dân Việt Nam, nhưng lại là điều ít người biết tại Mỹ, và không khỏi khiến họ trầm trồ. Riêng chủ nhân tài khoản là một người Mỹ từng sống tại Việt Nam suốt 8 năm cũng rất ngạc nhiên khi có nhiều điều tốt đẹp mà thế giới còn chưa biết.
Xin trích những dòng Twitter của tài khoản này:
Ngày 6/3:
Mỗi khi Luna (một người bạn của chủ tài khoản - PV) kể cho tôi nghe một câu chuyện tích cực về Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng tìm nó bằng nguồn tiếng Anh và chẳng bao giờ có kết quả. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói với nhau rất nhiều điều tích cực về Việt Nam. Không phải vì chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam là hoàn hảo, mà là vì CHẲNG AI KHÁC nói về khía cạnh đó. 
Việt Nam là quốc gia đầu tiên kiểm soát SARS và COVID-19 (không có trường hợp tử vong), cũng như đã phát triển một bộ xét nghiệm nhanh trong một tháng mà WHO cho rằng phải mất bốn năm. WHO hiện đang làm việc cùng Việt Nam để nhận trợ giúp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tất nhiên điều này không có trên các kênh tin tức của chúng tôi. 
Những tiến bộ của Việt Nam hầu như không được nhắc đến trên thế giới.
Những tiến bộ của Việt Nam hầu như không được nhắc đến trên thế giới
Năm 2000/2001 Hàn Quốc bị dịch tiêu chảy và Việt Nam có một loại thuốc rất hiệu quả. Việt Nam chuyển giao công nghệ này cho Hàn Quốc, miễn phí vì mục đích nhân đạo. Vài năm sau, Hàn Quốc đã bán loại thuốc đó cho Ấn Độ với lợi nhuận khổng lồ...
Cuba và Việt Nam có hệ thống chăm sóc sức khỏe và ứng phó thảm họa tuyệt vời nhưng bạn sẽ không bao giờ nghe thấy bất cứ điều gì tích cực về họ vì họ là các quốc gia ủng hộ xã hội chủ nghĩa. 
Ngày 7/3:
Tôi không nói khoác, tôi và @LunaOi_VN thấy rằng cuối cùng mọi người cũng chú ý đến Việt Nam và chúng tôi là một trong những người nói tiếng Anh duy nhất đang nói về điều này. Chúng tôi không phải là nhà báo chuyên nghiệp. Chúng tôi chỉ đang cố chuyển tiếp thông tin chính xác một cách tốt nhất có thể. 
Thế giới cần nhiều thông tin hơn và suy nghĩ tốt hơn về Việt Nam, mà không bị lọc qua lăng kính tuyên truyền. Chúng tôi không yêu cầu bất cứ ai làm gì hơn là báo cáo sự thật!
Chỉ có truyền thông nhà nước Việt Nam và đài Al Jazeera là thực sự đưa ra các tin tức thực tế nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam. Phần còn lại của thế giới chỉ đề cập đến bài hát rửa tay “Ghen Cô Vi” của Việt Nam và hoàn toàn không có gì khác. 
Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng làm rõ sự thật và cung cấp thông tin chính xác vì chúng tôi tin rằng điều này rất quan trọng. Chúng tôi tin rằng thế giới có rất nhiều điều để học hỏi từ Việt Nam trong cuộc khủng hoảng sức khỏe này. Nếu bạn là một nhà báo chuyên nghiệp cùng với sự liêm chính, chúng tôi CẦU XIN bạn hãy đến đây! 
Việt Nam có thể phân phát lương thực cho người dân bị cách ly và chữa trị COVID-19 hoàn toàn miễn phí.
Việt Nam có thể phân phát lương thực cho người dân bị cách ly và chữa trị COVID-19 hoàn toàn miễn phí
Có người nói với tôi rằng "Việt Nam không làm gì nhiều trong việc kiểm soát dịch bệnh, khí hậu nóng và ẩm ướt và đó là lý do tại sao COVID-19 không lan rộng ở đó". Nhưng thực tế là một nửa đất nước trải qua thời tiết lạnh và ẩm kể từ khi đợt virus đầu tiên bùng phát! Đặc biệt là Hà Nội, một thành phố siêu đông dân với hàng triệu người, thời tiết đã lạnh, ẩm và mưa trong nhiều tháng. 
Thật thú vị khi xem những người theo "chủ nghĩa da trắng thượng đẳng" xây dựng quan điểm tranh luận của họ và dùng chúng để đáp trả những dòng tweet lan truyền của tôi về hệ thống kiểm soát khủng hoảng sức khỏe ấn tượng của Việt Nam. Câu trả lời họ thường đưa ra là "Việt Nam nóng" và "ẩm" khiến virus không thể lây lan. 
Thái Lan có thời tiết giống như Việt Nam và dịch bệnh tồi tệ hơn nhiều. Vũ Hán nói chung ẩm hơn Việt Nam kể từ khi virus bùng phát. Còn Iran càng nóng nực hơn. 
Tôi thấy những người theo chủ nghĩa da trắng không thể chấp nhận việc WHO tham vấn với một quốc gia châu Á đang phát triển, ngay cả khi nước này xử lý khủng hoảng sức khỏe một cách hoàn hảo và đã phát triển các loại vắc-xin, bộ dụng cụ thử nghiệm để chia sẻ chúng với thế giới nhiều lần. 
Điều kiện làm việc của công nhân ở đây chắc chắn cần cải thiện nhưng so với Trung Quốc hoặc Campuchia hoặc Hàn Quốc, Việt Nam vẫn tuyệt vời hơn nhiều quốc gia khác ở châu Á. Vâng, có một số công xưởng với điều kiện làm việc tồi tệ nhưng chúng là bất hợp pháp và thường xuyên bị triệt phá. Giống như bất kỳ nơi nào khác. 
Nếu một quốc gia đang phát triển nghèo như Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng cho người lao động thì Mỹ nên xấu hổ vì không có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân. 
Tôi đã từng ở các bệnh viện nông thôn Việt Nam rất nghèo và được chăm sóc tốt, và nói chung sự chăm sóc tôi nhận được tốt hơn bất cứ thứ gì tôi từng có ở Mỹ. Tất nhiên tôi không giàu và tôi chưa bao giờ có bảo hiểm ở cả hai nước. Và đó chính xác là điểm đáng nói. 
Ngày 8/3:
Việt Nam có hệ thống kiểm dịch rất nghiêm ngặt. Họ đóng cửa các trường học và các cuộc họp công cộng trong nhiều tuần. Một người phụ nữ mang COVID-19 từ châu Âu vượt qua kiểm soát và họ ngay lập tức đóng cửa toàn bộ đường phố, phun thuốc khử trùng và cách ly mọi người mà cô ấy tiếp xúc.
Ngày 9/3:
Việt Nam đang cung cấp thực phẩm miễn phí đến nhà của người dân trong các khu phố đang bị cách ly bắt buộc chỉ vì ở gần những người có thể đã tiếp xúc với bệnh nhân. 
Linh La (Theo Twitter)
https://www.phunuonline.com.vn/mot-nguoi-my-noi-len-nhung-su-that-ve-covid-19-o-viet-nam-ma-phuong-tay-khong-he-biet-a1405214.html



1.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẵn sàng làm xét nghiệm virus corona chủng mới sau khi tiếp xúc với các nhà lập pháp ở quốc hội Mỹ và nhiều người trong số này đã tự cách ly.

Tuy nhiên, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định ông vẫn khỏe. "Tôi không nghĩ đây là chuyện gì lớn lắm. Tôi sẽ làm xét nghiệm", ông Trump nói với các phóng viên ở đồi Capitol sau khi gặp gỡ các thượng nghị sĩ Cộng hòa ngày 10/3.
Ông Trump nói sẵn sàng làm xét nghiệm Covid-19
Ông Trump nói sẵn sàng làm xét nghiệm Covid-19
"Tôi không thấy có lý do gì - Tôi cảm thấy cực kỳ tốt. Tôi cảm thấy rất tốt, nhưng tôi nghĩ chuyện chẳng có gì to tát mà đi xét nghiệm...", ông Trump nói thêm. "Nhưng, một lần nữa, tôi đã trao đổi với bác sĩ Nhà Trắng - một người tài năng. Ông ấy bảo ông ấy không thấy có lý do để làm như thế. Không có triệu chứng, không có gì cả".
Những lời trên được Tổng thống Trump đưa ra sau khi Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham cho biết trong một thông cáo đêm 9/3 rằng, ông Trump "không làm xét nghiệm Covid-19 bởi vì ông không tiếp xúc gần với bất kỳ ai được xác định là bệnh nhân Covid-19, và ông cũng không có triệu chứng nào".
Grisham khẳng định, hiện Tổng thống Trump "vẫn có sức khỏe tuyệt vời, và bác sĩ của ông sẽ tiếp tục theo dõi ông sát sao".
Đến nay, ba thành viên Cộng hòa ở Hạ viện tiếp xúc gần với Tổng thống đã thông báo có kế hoạch tự cách ly trước nguy cơ lây nhiễm tiềm tàng từ một bệnh nhân Covid-19.
Nghị sĩ Doug Collins của bang Georgia, người bắt tay ông Trump hôm 6/3, và nghị sĩ Matt Gaetz của bang Florida, người đi cùng trên chuyên cơ Không lực 1 và đi cùng xe của ông Trump hôm 9/3, cho biết họ được thông báo đã tiếp xúc với một nhân vật tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC), người mà sau này đã phải nhập viện vì nhiễm Covid-19.
Nghị sĩ Mark Meadows bang Bắc Carolina cũng quyết định tự cách ly như một biện pháp đề phòng dù ông xét nghiệm âm tính với virus corona chủng mới.
 Thanh Hảo
https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/ong-trump-noi-san-sang-lam-xet-nghiem-covid-19-623336.html
..


---
BỔ SUNG
(thuyết âm mưu)



2.



13/03/2020 09:51 GMT+7

TTO - Người phát ngôn Trung Quốc ám chỉ quân đội Mỹ đưa virus corona chủng mới vào thành phố Vũ Hán, diễn biến mới nhất trong khẩu chiến giữa Bắc Kinh và Washington về dịch COVID-19.

Trung Quốc nghi quân đội Mỹ đưa virus corona vào Vũ Hán - Ảnh 1.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - Ảnh: TWITTER
"Mỹ có bệnh nhân số 0 từ khi nào? Có bao nhiêu người bị nhiễm? Tên của các bệnh viện là gì? Có thể quân đội Mỹ chính là người đã đưa dịch vào Vũ Hán. Hãy minh bạch! Công khai số dữ liệu của các anh! Mỹ nợ chúng ta một lời giải thích" - người phát ngôn Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết trên mạng xã hội Twitter ngày 12-3.
Tuy nhiên ông Triệu không đưa ra bằng chứng nào cho tuyên bố này.
Tuyên bố được cho là đáp trả tiếp theo của Trung Quốc trước những chỉ trích của giới chức Mỹ về việc Trung Quốc phản ứng chậm trễ trước dịch bệnh và thiếu minh bạch.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien ngày 11-3 cáo buộc sự chậm trễ của Bắc Kinh khiến thế giới chậm hai tháng để chuẩn bị cho việc bùng phát dịch.
"Sự bùng phát ở Vũ Hán đã bị che giấu. Nó khiến thế giới chậm mất hai tháng để phản ứng" -Hãng tin Reuters dẫn lời ông O'Brien nói.
Đáp lại, người phát ngôn Cảnh Sảng của Trung Quốc cho rằng giới chức Mỹ "vô trách nhiệm" khi đổ lỗi của Bắc Kinh làm dịch bệnh nghiêm trọng hơn. Ông Cảnh khẳng định nỗ lực chống dịch của Trung Quốc đã cho thế giới thêm thời gian để chuẩn bị đối phó.
"Chúng tôi mong một số quan chức Mỹ vào lúc này nên tập trung sức lực cho việc phản ứng với virus và thúc đẩy hợp tác thay vì đổ lỗi cho Trung Quốc" - ông Cảnh nói.
Dịch COVID-19 ngày 13-3: Số người chết tại Ý vượt ngưỡng 1.000, Úc hủy giải đua F1Dịch COVID-19 ngày 13-3: Số người chết tại Ý vượt ngưỡng 1.000, Úc hủy giải đua F1
TTO - Số ca tử vong tại Ý tiếp tục tăng trong ngày 12-3 với 189 người, đẩy tổng số người chết vì COVID-19 tại nước này vượt ngưỡng 1.000 và chạm con số 1.016.
https://tuoitre.vn/trung-quoc-nghi-quan-doi-my-dua-virus-corona-vao-vu-han-20200313093055501.htm?fbclid=IwAR0693rVnKbGMn7ImgzvYL0wD620fM3EMneUfEFDIs-MTkKIyEbVkr9BPnw



1.

日本語ブログ記事No.3336】■ 現在世界中に感染拡大を引き起こしている『新型コロナウイルス』は『自然発生』ではなく『中国攻撃』と『地球人口半減』目的に開発された『生物兵器』である!(No1)

2020年03月12日 09時51分54秒 | 政治・社会
いつもお世話様です!                         

【杉並からの情報発信です】【YYNews】【YYNewsLive】を主宰する市民革命派ネットジャーナリスト&社会政治運動家の山崎康彦です。    

昨日水曜日(2020.03.11)夜に放送しました【YYNewsLiveNo.2949】の『英日語放送』のメインテーマを加筆訂正して【日本語ブログ記事】にまとめました。

【放送録画】43分57秒

https://ssl.twitcasting.tv/chateaux1000/movie/598763265

【放送録画】

【日本語ブログ記事No.3336】

■ 現在世界中に感染拡大を引き起こしている『新型コロナウイルス』は『自然発生ウイルス』ではなく『中国攻撃』と『地球人口半減』目的に開発された『生物兵器』である!(No1)
.
昨年(2020年)12月に中国・武漢市で発生した『新型コロナウイルス』は『世界支配階級=ロスチャイルド金融マフィア』が秘密結社『イルミナティ』に数十年前に策定させた『地球人口削減計画』実行のために中国にばらまいた『生物兵器』である。

▲なぜこのように断定できるのか?

なぜならば。2005年6月にロンドンのシテイで開かれた『イルミナティ秘密会議』の中でこのことを実際に話されていたことを、この会議に招待された英国高官が『プロジェクト・アヴァロン』のビル・ライヤンに暴露したからである。
______________

(情報ソース)

【YouTube】アングロサクソン・ミッション

2010/07/14 AlphaZebra

https://www.youtube.com/watch?v=_o8hYXBPFn8
_____________

▲英国高官が暴露した『会議の内容』のまとめ。

1.この人物はイギリス人で長年英国軍に勤務し退役後はロンドンのシティで非常に高い地位についていた。

2.この人物は2005年6月のある日ロンドンのシティで開かれた会議に招待されて参加した。

3.ロンドンのシティはロンドンの中心にある経済独立地区でロンドンだけでなく世界の経済システムの中心である。

4.この人物は上級メーソンと同席する多くの会議に出席していたがその多くは興味深いながらもお決まりの経済会議だった。

5.しかし2005年6月の会議はいつもの経済会議だと思い出席したがふだんとは違うものだった。

6.この人物は何が行われているのかわからず本当の意味で会議には参加していなかった。いわばこっそり観察するような状況でそこにいたのです。

7.そこにいた人々は上級メーソンで25~30人いた。高い地位にある政治家や警察本部長、教会の代表者たち、軍の代表者たちがいた。

8.彼らが話し合っていたのはあきらかにかなり前に計画されたある計画についてだった。彼らは状況の進み具合や計画通りに進んでいるかどうかについて討論していた。

9.最初に彼が聞いたのは、イスラエルはすぐにでもイランを攻撃するような準備はまだできていないようだと話し合っていたことだった。

10.2005年6月の時点で彼らはある種の時系列によって計画されたことがスケジュール通りに展開していないのはどうしたことかと懸念していた。

11.彼らは中国について話し始めました。中国が軍事力、経済力ともにいかにすばやく力をつけて来ているか、そして日本がやるべきことをやっていない、つまり中国の経済システムに干渉することになっていたのにやっていないと話していた。

12.他にそこで話し合われていたこととしては、例えば、やがて来る金融崩壊、富の中央集権化など、すべて私たちが2008年10月から始まるのを目の当たりにしたようなことだった。

13.彼はさらに聞き進んで何が起こっているのか本当にわかった時は極度の衝撃を受けました

14.イスラエルのイラン攻撃で始まります。今はまだ起こっていませんが。このことを起こそうとしている勢力がある、という兆候はたくさんあります。

15.その計画はイランまたは中国に報復するよう誘発します。彼は軍関係者ですので個人的にイランが中国から内密に核兵器を供給されていると信じています。

16.計画ではイランが核兵器で動きが取れなくなった時イランか中国に報復させること。その時点で中東で限定的な核攻撃のやりとりがありその後停戦になるということ。

17.そしてこの間に他のことも仕掛けられていく。欧米諸国の多くで国民を厳重に管理する戒厳令のようなものが設置されつつあるのです。つまり軍や警察以外の治安部隊、警護隊などへの権限が強化されているのです。

18.そして次に中国で生物兵器がばら撒かれます。中国の国民を遺伝子的に標的にしたインフルエンザのようなウィルスを撒くつもりです。

19.会議に出ていた人々は「中国が風邪を引くんだよ」と言いこの生物兵器が中国国民に大打撃を与えることについて笑っていた。

20.中東での限定的な核戦争があり世界的な伝染病が世界中を一掃しはっきりわかるくらい多くの人が死ぬことになる。欧米諸国で人々がパニックになるので全体主義的軍隊による厳重な警備体制が敷かれる。

21.そしてその後、彼によれば、本当の戦争が始まるということです。「第三次世界大戦」とも呼ばれるようなものがもっと大量の核攻撃を伴って始まる。

22.これら一連の出来事は50%の地球人口を削減する『人口削減』のためである。

(おわり)
https://blog.goo.ne.jp/yampr7/e/5c525d12bf85b645715a583ab1898cd6

1 nhận xét:

  1. (thuyết âm mưu)



    2.

    Trung Quốc nghi quân đội Mỹ đưa virus corona vào Vũ Hán
    13/03/2020 09:51 GMT+7

    TTO - Người phát ngôn Trung Quốc ám chỉ quân đội Mỹ đưa virus corona chủng mới vào thành phố Vũ Hán, diễn biến mới nhất trong khẩu chiến giữa Bắc Kinh và Washington về dịch COVID-19.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.