Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-đĩnh. Hiển thị tất cả bài đăng

26/11/2014

Đèn Cù tập 2 "bật mí" về Cách mạng Tháng Tám và vai trò của lãnh tụ Lê Duẩn ?

Bài vừa xuất hiện trên RFA. 

Nhưng đọc qua thì đã thấy có vẻ xạo, chẳng hạn bảo cụ Lê Duẩn là người đầu tiên tiếp xúc với tình báo Mĩ. Liên quan đến vấn đề này, blog tôi đã đi từ lâu loạt entry ở đây.

Rồi lại còn chuyện đại hội 9 nữa. Chứng tỏ phóng viên RFA viết bá vơ.

18/11/2014

Về năm mất của cụ Cả Khiêm : có nhầm trong bản kể của Sơn Tùng ?

Ở entry trước, đã chỉ ra sự lệch nhau tới 10 năm trong việc cựu nhà báo Trần Đĩnh viết về cụ Cả Khiêm.

Nhưng khi kiểm tra lại ghi chép của nhà văn Sơn Tùng, thì cũng lại thấy tựa như không khớp.

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (5) : Cụ Cả Khiêm và câu chuyện năm 1960

Nhầm lẫn lần này có độ dài 10 năm. Nói đơn giản thì: người anh trai ruột của Hồ Chủ tịch là Nguyễn Sinh Khiêm đã mất đầu thập niên 1950, nhưng trong Đèn cù thì cụ lại còn sống đến tận năm 1960.

Chắc cụ Khiêm đó là một người anh trai khác ? 

17/11/2014

Về năm sinh, Cụ đã nói : "của người ta thế nào thì cứ để thế, không sửa gì hết"

Đấy là ghi chép lại của cựu nhà báo Trần Đĩnh trong Đèn cù

Chi tiết này, một số vị liên quan cũng đã có ghi lại (hiện văn bản ở dạng chưa công bố). Người đầu tiên cho công khai một chút, chính là Trần Đĩnh.

11/11/2014

BBC đăng tiếp bài khen Đèn Cù có tư tưởng lớn, và chôm luôn cả ảnh

Vừa liếc thấy BBC Việt ngữ đăng tiếp một bài, đại ý: Đèn Cù có tư tưởng và nhận thức lớn. Để rộng dư luận, tôi sẽ chép nguyên cả bài xuống phần tư liệu của entry này.

Nhưng rõ ràng, tấm ảnh thì là BBC Việt ngữ đi chôm về (cũng có thể là người viết gửi cho BBC, nhưng kiểu gì cũng là chôm, ngoại trừ người đó chính là ông Nguyễn Thông).

30/10/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (4) : Cô X. và bút danh Hoàng X.

Cũng như 3 entry đã đi trước của nhóm entry này, vấn đề quan tâm, dù xa dù gần, vẫn xoay quanh nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Nhân vật nữ được Trần Đĩnh vốn viết tắt tên là X. này cũng thế. Tuy diễn giải thì hơi mất công.

Ở đây, sự "nhầm lẫn" của Trần Đĩnh là cố ý. Lần trước, khi nhầm tên thân phụ của Phan Đăng Lưu thì là vô ý, còn ở trường hợp này là cố ý. Tức là, một bên là nhẫm lẫn thật, còn một bên là "nhầm lẫn" trong nháy nháy.

27/10/2014

22/10/2014

Trần Đĩnh viết về Trần Độ, năm 2013

Bài viết ngắn đã xuất hiện từ tháng 8 năm 2013, tức là trước khi Đèn cù ra đời khoảng 1 năm. Sau này, tựa như lại thoáng thấy trong Đèn cù (kiểm tra lại sau).

12/10/2014

Sắp ra thêm tập nữa của "Đèn cù", và nghe các văn nhân người Việt bàn tiếp về tập trước

Người biên tập cho biết là tập nữa của Đèn cù sẽ ra vào cuối năm 2014, hay là sang năm 2015.

Và vừa rồi, BBC Việt ngữ lại tổ chức trao đổi qua mạng về tác phẩm. Lần trước thì là một nhóm các bô lão lớp đầu. Hôm nay, tựa như có thể gọi là nhóm bô lão lớp tiếp theo

08/10/2014

Đọc "Đèn cù" dưới ánh sáng của "Đèn LED"

Đèn cù thì chúng ta mới biết gần đây. Sản phẩm của không chỉ một cá nhân là cựu nhà báo Trần Đĩnh thuộc báo Nhân Dân, mà tựa như, là của cả một thời đại trong thế kỉ XX của người Việt.

Đèn LED đã ra đời từ khoảng 20 năm trước, nay vừa được trao giải Nobel. Đó là sản phẩm của nền khoa học công nghệ Nhật Bản, mà không hẳn chỉ là phát minh của 3 cá nhân, trong đó có 2 người xuất thân từ trường Đại học Nagoya.

07/10/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (3) : Một tiểu sử đã có từ năm 1951

Không rõ Trần Đĩnh về làm việc tại báo Nhân Dân từ số bao nhiêu ? Ông không cho biết trong Đèn cù. Và cũng không biết là hiện tại ông có còn nhớ nữa hay không. Không rõ bước chuyển từ tiền thân sang báo Nhân Dân là như thế nào.

20/09/2014

Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (2) : về Phan Đăng Lưu và Trường Chinh

Vẫn là trong liên quan với Phan Đăng Lưu. Dễ kiểm chứng đối với chúng tôi. Và cũng là hữu ích với chúng tôi.

Tuy nhiên, cũng nói luôn: có rất nhiều chi tiết nho nhỏ liên quan đến Phan Đăng Lưu (1902-1941) và cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, sau nhiều tìm tòi, đến nay, chúng tôi vẫn chưa giải quyết được.