Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức-xã-hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức-xã-hội. Hiển thị tất cả bài đăng

02/06/2013

Rừng cây Hồ Đức Việt : Một chính tích còn để lại cho đời

Ông muốn trồng rừng, tức là tập thể của cây.

Cũng có nghĩa là ông không muốn trồng những cái cây đơn lẻ gắn biển cá nhân kèm chức tước và ngày tháng (đôi khi là theo âm lịch) mà những ông như Thánh Ba hay Vương Đình Huệ đã thực hiện chính tại khu vực đền Hùng.

0. Trước hết xem ảnh


Xem chú thích ở ảnh tiếp theo

25/05/2013

Diễn viên Nick mang họ Hồ, tên là Hồ Triết mà !

Trong phiên âm tiếng Hoa ở Hồng Kông, thì tên của Nick Vujicic được ghi bằng 4 chữ Hán: Lực Khắc - Hồ Triết 力克·胡哲. Có thể thấy tên anh trong cái áp-phích dưới đây:


Bởi vậy, có thể gọi anh một cách gọn gàng hơn, là Hồ Triết 胡哲

12/05/2013

Cống hiến lớn nhất của ông Thánh Ba

Tin chính thức đã xác nhận Thánh Ba thực sự rớt đài trong cuộc đấu vào Bộ Chính trị lần này. Hẳn có người đã mỉa mai ông ấy là dại, ra chơi vơi cảnh cơm niêu nước lọ ở Ba Đình làm chi, bây giờ ngay cả việc trở lại sân nhà Đà Nẵng cũng bị cụt mất, ở lại chỉ để ngắm hồ Trúc Bạch và vãn cảnh chùa Trần Quốc thôi. 

12/04/2013

Giảng viên của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đây: "Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền" !

Lời dẫn: Đọc trên blog Beo, thấy entry Thầy của quan ta. Đọc lướt, bỗng giật mình, tưởng bác Beo viết chơi chơi đùa đùa. Đành phải tra cứu một chút. Thì hóa ra đúng là vậy. Đúng là thầy của các quan dạy các quan thế thật. Đăng trên Đất Việt thật, mà là do Bích Ngọc thực hiện đấy.

Các quan ta được đào tạo tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia.

Từ đây trở xuống là nguyên văn bài phỏng vấn trên Đất Việt. Có lẽ, đã đến lúc, người ta sẽ đưa câu "Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền" (và định nghĩa "phép chạy chức, chạy quyền") vào luôn Hiến pháp cho gọn và chắc chăng ?

---
Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền


Chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền. ảnh: Bích Ngọc


Cập nhật lúc 06:01, 23/01/2013

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri:

"Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền"

(ĐVO) - Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường, những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định chuyện chạy chức, quyền. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.

10/04/2013

Bùi Chát, Phạm Thị Hoài và Đoàn Văn Vươn

1. Hôm trước, ngày 1/4/2013, thấy chị Hoài đưa lên trang riêng của mình bài "Một tuyên ngôn ôn hòa, sáng rõ và đàng hoàng". Trong đó, Phạm Thị Hoài viết lời giới thiệu có thể nói là hết sức trang trọng: 

"Tuyên ngôn “Công lý cho Đoàn Văn Vươn” do ba sinh viên luật, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh – Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn (Bùi Chát) và Phạm Lê Vương Các – đồng khởi xướng là một phát ngôn sáng rõ về nội dung, ôn hòa trong lời lẽ và đàng hoàng trong thái độ. Thêm vào đó, cách tổ chức lấy chữ kí trên mạng của Nhóm Khởi xướng đã vượt khỏi hình thức “thủ công” phổ biến trong các phong trào thu thập chữ kí ở Việt Nam hiện nay. Tôi tự hào được ủng hộ bản tuyên ngôn này.".

Hãy chú ý đến cái tên Bùi Quang Viễn với mở ngoặc là Bùi Chát. Đó chính là thi sĩ Bùi Chát thuộc nhóm Mở Miệng ở Sài Gòn. Sát cánh cùng Bùi Chát, còn có Phạm Lê Vương Các và Nguyễn Trang Nhung.

2. Bây giờ, ngày 10/4/2013, thấy Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh ra đòn như thế này với các sinh viên tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn:

"Bên cạnh đó, sự hạn chế về mặt tư duy pháp lý của những sinh viên này còn được thể hiện phần nào qua sự hạn chế về kết quả học tập. Điển hình như: sinh viên Phạm Lê Vương Các điểm tích lũy học tập chỉ đạt 5.23 (xếp loại Trung bình yếu theo điểm tín chỉ)  và có nhiều môn thi chưa đạt, trong đó có môn Luật Hình sự phần chung; sinh viên Bùi Quang Viễn là học viên văn bằng hai với điểm tích lũy là 5.19 và cũng trong tình trạng còn nợ nhiều môn. Như vậy, phải chăng bản “tuyên ngôn” này là sản phẩm của những người có tư duy pháp lý chặt chẽ hay thực chất chỉ là hình thức đánh bóng tên tuổi cá nhân? Mượn "mác" sinh viên Luật để đánh bóng tên tuổi cá nhân?".



Như vậy, theo thông tin này, Bùi Chát đang học văn bằng hai tại đại học trên. Thành tích học tập hình như là yếu kém.

07/04/2013

Đành chỉ còn biết tin và cậy vào một mình ông Bao Công (loạt entry cũ năm 2012)

Chúng tôi lại đang ở Hải Phòng. Rất gần với nơi diễn ra phiên tòa lịch sử mang tên phiên tòa Đoàn Văn Vươn.

1330597057-chuyen-la-1.jpg
Không chú thích ảnh, không lời bình


Blog Yahoo đã bị đóng lại, nên loạt bài cũ về vụ anh Vươn (2012) ở dưới đây chỉ còn thấy tít mỗi entry. Nội dung đã bị bay toàn bộ.

Cái ảnh trên cũng phải đi mượn lại từ blog của bạn MB. Loạt bài trên đã được tôi chủ động khép lại ngay từ năm 2012, và được kết thúc với tấm ảnh trên. Kết thúc ngay từ khi đó, để ngưng hoàn toàn sự quan sát dù xảy ra bất kể gì tiếp sau đó. 

30/03/2013

Đệ nhất phu nhân Trung Quốc chỉ dùng đồ Trung Quốc

Nhiều nơi lên tiếng tẩy chay hàng Trung Quốc.

Còn với bà Bành, từ y phục đến đồ trang sức, đều là hàng hiệu Trung Quốc (xem ảnh ở dưới). 

Trong chuyến công du cùng phu quân đến Mạc-tư-khoa, ngày 22/3/2013

Phu nhân mặc bộ đồ truyền thống Trung Hoa, được xem là hàng Quảng Châu. Hoa tai và bót cầm tay cũng hàng Quảng Đông cả.

Người ta nói bản tính phu nhân vốn kết hàng sản xuất trong nước. Cũng có người nói, đó chỉ là màn trình diễn của phu nhân khi đi công du hải ngoại.



24/03/2013

Bác Nguyễn Đình Lộc như tôi đã thấy

Mấy nay, thấy các nơi đang xôn xao bàn luận về những lời phát biểu của bác Nguyễn Đình Lộc (cựu Bộ trưởng Tư pháp) liên quan đến bản kiến nghị 72 trên VTV1 tối hôm 22/3. Tối hôm đấy, tôi bận, không được xem trực tiếp, chỉ xem bản lưu video ở trên mạng.

Những năm gần đây, do công việc chuyên môn liên quan đến xứ Nghệ, đặc biệt là vùng Diễn Châu quê bác Lộc, nên thi thoảng tôi có gặp và nói chuyện nhanh với ông. Ngày mai, vào tầm trưa, nếu có duyên, hẳn tôi sẽ có dịp gặp ông thêm một lần nữa.

Một lần, ông được mời nói chuyện trước thính giả là những người đồng hương (địa điểm là ở Thanh Xuân Bắc, tôi vẫn còn giữ ảnh chụp khi đó). Trong nội dung nói bình dị và từ từ, ông có tâm sự đại khái: hồi ông nhận được quyết định ra làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, không phải mất một đồng nào ! 

Câu "không mất một đồng nào" này của ông in đậm nhất vào trí nhớ của tôi. 

Nhớ đến Nguyễn Đình Lộc, là tôi nhớ đến câu nói đó.

Tôi đã trực tiếp hỏi lại, được ông giải thích thêm. Đại khái "không mất một đồng nào" ở thế hệ bộ trưởng như ông, có nghĩa là không mất tỉ tỉ tỉ để mua chức như thế hệ bây giờ. 

Kỉ niệm nhỏ, ghi lại để khỏi quên, cũng tức là để kiểm chứng khi có được điều kiện. Tôi chỉ tin vào tư liệu gốc. "Tư liệu gốc" ở đây với nghĩa là tư liệu gốc từ góc nhìn dân tộc học.




08/03/2013

Chặt đầu này ta mọc đầu khác : Để trừ Phạm Nhan phải dùng bài thuốc độc

Sau những ngày lang bạt kì hồ đầu xuân Quí Tị, trở lại với con ngõ nho nhỏ, ông bạn già bán nước chè chén đầu phố, những đám thanh niên túm tụm quanh bàn cờ lúc hết giờ làm buổi chiều. 

Một bà hàng xóm bày bán rau cỏ và tương cà thập cẩm trên phiến đá vốn là nắp mộ của quan ba Hăng-ri Vi-e, nhìn thấy chiếc va-li kéo đi quen quen, ngẩng lên bảo: "Độ này, chú vắng nhà suốt thế !". Mình về nhà đều phải qua cái mả quan ba ấy (chuyện kể rằng, ngài bị tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc triệt hạ).

Về nhà.

Lướt web, thấy xung quanh đưa tin Phạm Nhan lại bị chặt đầu. Chuyện nhỏ, như mắt muỗi. Bản tính của Phạm Nhan là chặt đầu này thì ta mọc đầu khác mà. 

Để trừ tận gốc loài Phạm Nhan thì phải dùng bài thuốc độc: cho nó ăn cái ba vạn chín nghìn. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cho nó chuyên cai quản món ấy. Phụ nữ ngày trước bị hậu sản, ắt là do Phạm Nhan quấy mà ra.

24/02/2013

Bên thắng cuộc : Một cuốn trên kệ sách đọc giải trí tranh thủ

Tính không nói gì đến Bên Thắng Cuộc của Huy Đức, bởi với tôi, sách ấy không đáng phải mất thì giờ để mà đọc một cách nghiêm túc. 

Hôm qua, trong lúc trà dư tửu hậu những ngày còn chưa nguôi không khí Tết, một bác bạn hỏi ý kiến. Tôi bảo: ở nhà, tôi hay để sách đọc giải trí trong thời gian ở trong toa-lét (có riêng một kệ sách thập cẩm, chỉ với tay lên là lấy được, thi thoảng thay đổi cho khác vị). Hình như, nhiều người cũng có thói quen đơn giản ấy thì phải. Mà bây giờ, ấn bản giấy nhiều khi được thay thế bằng ai-pát, ai-pết, hay pa-sô-công.

Tôi có đọc Bên Thắng Cuộc một cách tranh thủ trong những lúc như thế. 

---

Những entry liên quan đã đi trên blog này: 
Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1

17/02/2013

Bác Dương Trung Quốc nằm kẹt giữa hai người rất khó hiểu

Có hai con người khó hiểu hiện đang nằm ép ở hai bên mạng sườn của bác Dương Trung Quốc, là:

- Một người trẻ tuổi, Lê Anh Hùng (cho đến gần đây, tôi mới có dịp ghé qua blog của anh này, ở đây).

- Một người không còn trẻ tuổi, và đang cùng là Đại biểu Quốc hội, ông Lăng Tần Hoàng Hữu Phước.

30/01/2013

Người Nhật tổ chức lễ động thổ theo kiểu Việt Nam như thế nào

Có rất nhiều công ty lớn của Nhật đang tiến vào Việt Nam, trong đó, có mang ngầm ý rút dần khỏi Trung Quốc đại lục, hay giảm thiểu rủi ro nếu vẫn giữ chặt địa bàn Trung Quốc như mấy thập niên qua.

Khi vào Việt Nam, người Nhật, như bản tính truyền thống, rất nhanh chóng "nhập gia tùy tục". Chẳng hạn, để chọn đất làm nhà máy, họ sẽ nhờ đến thầy địa lí Việt Nam; để làm lễ động thổ, họ nhờ đến nhà sư hay thầy cúng bản địa.

Trong clip dưới đây, xuất hiện mấy gương mặt quen (có người đã từng làm việc cùng), dù tôi nhận các đường link chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên. Lưu vào đây cũng chỉ là ngẫu nhiên (chọn bất kì).



26/01/2013

Chứng Minh Nhân Dân hay Thẻ Căn Cước có ghi tên bố mẹ - 1

Hôm qua, lúc chiều chiều, lại có mấy phút trà dư tửu hậu với một lão niên vốn là cựu sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mỗi sáng, dù cả mồng một Tết, lão đều đạp xe một vòng quanh Hồ Tây. Nhà ở hiện tại thì ở khu làng Cót trước đây. Cứ đều đặn việc tập luyện siêng năng như vậy. Câu chuyện đã kể với tôi từ mấy năm trước, từ lúc tôi bắt đầu ra cửa hàng của lão sửa xe máy.

Hôm qua, lão cáu. Lục bục nói với tôi lúc đang xoay ốc 8 ở chỗ hộp xích, đại ý: lão bị mất chứng minh thư nhân dân, ra phường làm thủ tục xin cấp mới, thì được giải thích về mẫu CMTND mới. Trên mẫu mới, phải bắt buộc ghi tên mẹ và cha của lão. Lão năm nay ngót 70, cha mẹ đã qui tiên từ lâu. Chỉ nghe thấy thế, đã như thấy đứa nào xách mé dám nhắc tên cha mẹ đã khuất núi mình, lão trả hết, ra về.

Lão bảo tôi, lại đại ý: ngày trước, lúc quân mình tiếp quản Sài Gòn, thấy bên Cộng hòa dùng thẻ căn cước hay quá, thế là quân mình bắt chước, về đổi sang mẫu như trong đó. Ý lão là: thẻ căn cước ngày trước của Việt Nam Dân chủ là có ghi tên bố mẹ, còn của Việt Nam Cộng hòa thì không; vậy nên, quân mình đã bắt chước cái lối không ghi tên bố mẹ lên căn cước từ đó.

Mình bảo, đại ý: không phải lão à. Căn cước của Sài Gòn ngày trước cũng ghi hoành tráng tên cha tên mẹ đấy ạ. Có chăng là, nếu Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở đầu thế kỉ 21 này không hiểu sao lại trở lại với mẫu của chính quyền Sài Gòn trước đây ?

Tư liệu hôm nay đưa lên đây, để cùng xem.

Đây là một cái:



















24/01/2013

Lưu Hiểu Ba (1993) qua bản dịch Phạm Thị Hoài (2013)

Lời dẫn: Tôi đã đọc những bài viết ngăn ngắn như dưới đây của Lưu Hiểu Ba, qua bản tiếng Trung. Hôm nay, thấy có bản dịch qua tiếng Đức của Phạm Thị Hoài trên blog của chị.

Đoạn này được trích ra từ một cuốn sách viết về Lưu Hiểu Ba của nhà văn lưu vong người Trung Quốc là Bối Linh (Bei Ling) hiện đang cư trú tại Đức. Sách đó được Bối Linh viết theo đơn đặt hàng, để hoàn thành, rồi dịch ra tiếng Đức, ở ngay sau thời điểm Lưu Hiểu Ba được nhận Nô-ben Hòa Bình.

Sách đã xuất bản bởi nhà sách nổi tiếng Riva (chuyên về sách kí sự) từ năm 2010. Khi sách vừa ra ở Đức lúc đó, tôi nhớ, báo chí các nơi đều điểm tin cả.

Bản sách mà chị Hoài sử dụng lả bản in năm 2011. Tiếc là chị Hoài không dẫn lại tiêu đề bài viết ngắn này bằng tiếng Đức, cũng như số trang của bài trong sách. Khi có thời gian rảnh, tôi sẽ đưa một bản dịch từ tiếng Trung, để thấy tư tưởng của Lưu Hiểu Ba có được truyển tài đúng sau trùng dịch (dịch hai lần) hay không.

Từ đây trở xuống là bản dịch.

--








09/05/2012

Kinh nghiệm đấu tranh giữ đất của nông dân Nhật Bản : Tự xích cổ mình !

Thấy những người nông dân quê Vụ Bản, tức là quê hương của Mẫu Liễu Hạnh, đang chít khăn tang để đấu tranh giữ đất. Sự kiện của hôm nay, một ngày đầu tháng 5/2012, tại Việt Nam.

Giật mình, tôi nhớ đến sự kiện đấu tranh của hàng ngàn hộ nông dân khu vực sân bay Narita (Tokyo, Nhật Bản) quyết liệt chống chính phủ, để giữ đất cho mình (không phải là đất của tổ tiên, hay đất hương hỏa gì gì đó, như trong môi trường tiếng Việt).

Sự kiện của thập niên 1960. Khi mà Nhật Bản đã thoát khỏi khủng hoảng hậu chiến, đang bắt đầu cất cánh (tăng trưởng kinh tế với tốc độ máy bay).

Sự kiện đó hằn sâu vào lịch sử hiện đại Nhật Bản. Người ta gọi nó là "cuộc chiến Narita". Một hình ảnh ví dụ về cuộc chiến ấy như sau:



Điều đáng nói là, trong cuộc đấu tranh này, chính phủ Nhật Bản lúc đó - đứng đầu là thủ tướng Sato Esaku - đã mấy lần thua trước nông dân. Đấu lí bằng pháp luật thua. Truyền thông thì không theo chính phủ, mà hầu như đứng về phía nông dân !

27/04/2012

Cái chợ quê và trí thức bọ xít, trí thức sâu

Viết dần từ 24/4/2012


1. Vào trang BVN của nhóm các ông Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, từ lâu, thấy ngay hình ảnh tướng Võ Nguyên Giáp.

Tôi không hiểu nhóm này đã xin phép tướng Giáp để được lấy hình ảnh cụ làm lô-gô cho trang web của các ông ấy chưa ? Cũng không biết rằng nhóm này đã bao giờ giải thích là vì sao họ lấy hình ảnh cụ làm lô-gô, hay chưa ? Đồng thời, cũng không biết là có ai đã đặt ra hai vấn đề trên với nhóm BVN hay chưa ?

Lô-gô của một trang web với ý thức khai sáng tầm chiến lược là Tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức, theo tôi không phải là không quan thiết, nên phải đặt vấn đề như vậy. Để sau này, nếu hình tướng Giáp bị gỡ đi rồi (chẳng hạn Văn phòng hay Thư kí của ông đề nghị chính thức), thì còn có cái để mà nói.



"

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp "

Nếu thực sự là trí thức có bản lĩnh trí thức thì hãy dán ảnh thật của các vị khởi xướng lên trang web ấy. Mượn lô-gô của người khác, tức mượn một hình ảnh ở ngoài mình, đã cho ta cảm giác nhàn nhạt. Mới chỉ thấy phần TRÍ, chưa thấy THỨC đâu.

Trí thức bọ xít dễ dẫn người ta đến những mê lầm lớn hơn và cực đoan hơn, xuất phát từ những mê lầm vốn đã không nhỏ. Tưởng giúp người từ chỗ tối ra được chỗ sáng, nhưng vì mình cũng tối cũng mê, nên thành ra lại dẫn người ta vào chỗ mê tối thậm tệ hơn.


2. Trước đây, tưởng thành phần của trí thức bọ xít là gồm những gương mặt như vậy. Chỉ riêng về mặt tư duy, mỗi anh méo mó và cuồng ở một dạng khác nhau, nhưng có điểm chung là ở vào thế người dân.

Nhưng nay, qua một loạt sự kiện, mà tiêu biểu là việc bà Đặng Thị Hoàng Yến (cựu đảng viên) vừa bị truy cứu và đề nghị bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội, thì hóa ra, trí thức bọ xít đầy ra ở hàng quan.

Để khỏi phải dẫn giải lòng vòng, có thể dùng chữ "một bầy sâu" để tạm thay cho ở trường hợp này, vừa khéo cái nghĩa, vừa đủ cái chứng. Vì đơn giản "một bầy sâu" là tiếng nói thực, cô đọng, và nhất là từ bên trong của bên trong, gan ruột của gan ruột.

Có thể định thêm một cái nữa, là trí thức sâu. "Ý nghĩ con sâu" hay "ý nghĩ kiểu con sâu" thì đã có trong một vài ngôn ngữ, nhưng trí thức sâu thì bây giờ được định danh lần đầu tiên từ tiếng Việt.


3.

4.

Đang viết tiếp


---


Những entry liên quan đã đi trên blog này: