Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thiên-sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

13/04/2016

Cư dân ở tổ dân phố của Nguyễn Cảnh Bình lên tiếng về hội nghị cử tri

Mình để ý một chút tới Nguyễn Cảnh Bình trong "phong trào tự ứng cử quốc hội 2016", rất đơn giản, vì anh là chủ nhân của Alpha Books nơi đã in bộ tiểu thuyết Đại Gia của Thiên Sơn (xem lại, ví dụ ở đây ở đây).

Mình chưa gặp ông chủ của Alpha Books bao giờ.

Lá đơn của cư dân ở tổ dân phố dưới đây là do Nguyễn Cảnh Bình đưa lên Fb của anh. Cả bản cứng, và bản mềm (chế bản điện tử). 

Mình thì hơi thắc mắc ở điểm Nguyễn Cảnh Bình có bản mềm (nếu không phải là anh tự gõ lại từ bản cứng).

22/03/2016

Tới thăm quê nhà của danh tăng Thích Thanh Hanh (tổ Vĩnh Nghiêm)

Đến quê ngài là hoàn toàn nhân duyên.

Ngài vốn là pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Bắc Kì, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

Khi soạn hồ sơ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (hiện đã được công nhận là di sản kí ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương), đoạn về sư Thích Thanh Hanh, tôi chủ yếu căn cứ theo tư liệu cũ của phía Bắc Giang, cộng với một số tìm tòi trước của mình trong liên hệ với Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha. 

Tạm xem nhanh về chùa Vĩnh Nghiêm và mộc bản Vĩnh Nghiêm, bài của tôi, ở đây (năm 2013).

18/03/2016

Vừa đi vừa đọc lại : họ Mạch ở khu vực Đền Cờn (Nghệ An)

Đọc bài của Mạch Quang Thắng.

Về tác giả này, blog này đã chạy một số bài của ông.

Đến bây giờ thì biết ông là người họ Mạch ở khu vực Đền Cờn.

Những lúc du lãng ở vùng phủ Diễn Châu ngày trước, nay là khu huyện Quỳnh Lưu và huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, vẫn thi thoảng gặp người họ Mạch.

Bài này của Mạch Quang Thắng chỉ có giá trị duy nhất đối với tôi: xác nhận ông là người họ Mạch ở khu Đền Cờn.

29/02/2016

Đền thờ Phạm Tu trên đất Diễn Kim (bài Sơn Định)

Sơn Định là con trai của nhà văn Sơn Tùng (xem lại một mẩu cũ ở đây) - người mà mới đây nguyện theo con đường viết của cha.

Một luận giải của Sơn Định về ngôi đền làng (quê hương của nhà văn Sơn Tùng).

23/10/2015

Thơ Việt sau cú hích Đổi Mới (bài Nguyễn Trọng Tạo)

Bài bổ sung cho se-ri về chủ đề Đổi Mới đang chạy trên blog này.

Khi nhắc đến các nhà thơ Đại Việt nổi lên từ khoảng đầu và cuối thập niên 1990, thì Nguyễn Trọng Tạo có nhắc kĩ đến Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lãng Thanh với nhóm Chí Tâm (do Thiên Sơn khởi xướng).

Riêng về Lãng Thanh, có thể đọc trên blog này, ở đây.

06/06/2015

Người con gái suốt đời chờ đợi Nguyễn Tất Thành

Út Huệ mất năm 1981. Năm 1982 thì Búp sen xanh của Sơn Tùng ra đời. Đó là theo thuật lại của ông Kiều Mai Sơn nào đó. Vừa xong.

Còn 9 năm trước, thì Thiên Sơn lại viết: Út Huệ mất năm 1980. Năm 1981 thì Sơn Tùng bắt tay vào viết Búp sen xanh.

Có nghĩa là: ngay bản thân việc viết của cụ Sơn Tùng giờ đây cũng đã trở thành huyền thoại mất rồi ! Huyền thoại về việc viết huyền thoại.

27/12/2014

Văn nghệ Thứ Bảy : một nhà văn thuộc Hội Nhà văn Tp.Hồ Chí Minh khiếu nại Hội Nhà văn Việt Nam

Thuần túy lưu tư liệu, để có thể mường tượng cụ thể về văn học Việt Nam đương đại

Mường tượng đơn giản thì Hội Nhà văn Việt Nam hiện nay có những gương mặt như: nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Trần Mạnh Hảo (những người kì cựu hiện tại), tác giả của bộ Đại gia là Thiên Sơn và nhà thơ Hoàng Quang Thuận (hai người này cùng vào hội một năm, năm 2011, đọc lại ở đây).

26/05/2014

Căn nguyên đích thực của các cuộc bạo loạn tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh gần đây (quan điểm của báo chí Hương Cảng)

Chỉ sau rất ít ngày, phiên tòa dành cho các phần tử được xem là cầm đầu các cuộc bạo loạn gần đây đã được mở ra. Khẩn trương hiếm thấy. Chẳng hạn, như vừa loan: "Ba năm tù cho kẻ kích động đập phá doanh nghiệp ở Bình Dương" (25/5/2014). Có nghĩa là: bạo loạn có kẻ chủ mưu, có phần tử phá hoại lợi dụng biểu tình yêu nước.

07/10/2013

Độc giả Phạm Thành lay lắt cả tuần mới đọc hết tập một của ĐẠI GIA

Lời dẫn: Qua bài cảm nhận dưới đây của một độc giả lớp lão niên, có thể thấy là Đại gia không dễ đọc. Bạn đọc đã hết sức thành thực, và cũng cẩn thận ghi là "cảm nhận, không phải phê bình văn học".

Khác hẳn với bác Beo (chỉ cần một đêm thất tình đã ngốn liền cả hai tập), độc giả Phạm Thành cố lắm mới đọc hết tập một và lật lật xem xem tập hai.

Nhà văn, bằng ngôn ngữ qua tay nhào nặn của mình, có thể theo những lối cũ quen thuộc, có thể theo những thử nghiệm mới, đưa đến cho công chúng những tác phẩm, mà nhìn ở góc tiêu dùng, cũng không khác mấy với một tô phở hay một đĩa bánh tráng. Khách hàng trả tiền mua tô phở, trong lúc xì xụp, sẽ à khen ngon, hay chê nhiều mắm, bình phẩm độ cay mặn, vân vân.

03/10/2013

Tiểu thuyết ĐẠI GIA qua bình luận của Phạm Đình Trọng (một bài viết vuông vức nhất cho đến thời điểm hiện tại)

Lời dẫn: Chữ "vuông vức" ở đây có kèm một chút phương ngữ. Có nhiều biểu cảm độc đáo nằm trong một từ thuộc lối nói quen dùng ở một địa phương nào đó, mà nhiều khi, không thể dịch được ra tiếng phổ thông. Người ta còn dùng những từ thay thế nó, tất nhiên, cũng là phương ngữ, là "chuông". Bởi vậy, có thể dùng phương ngữ dịch lại thành "một bài viết chuông nhất cho đến thời điểm hiện tại".

01/10/2013

Kết luận sau một đêm của bác Beo về ĐẠI GIA : Vắng văn, chỉ là THỜI SỰ mà không có THẾ SỰ

Lời dẫn: Vậy là đến thời điểm này, mới chỉ có bác Beo là cho biết đã "đọc hết hai tập Đại gia". Đó là theo đúng tự truyện của bác trên blog.

Người biên tập của ĐẠI GIA vừa từ trần - Nhà văn/dịch giả Đà Linh hay Đa Huyên

Đà Linh (hay Đa Huyên) chính là người giữ vai trò "Biên tập viên" cho tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn. Tôi chưa hân hạnh gặp mặt anh lần nào, chỉ nghe loáng thoáng qua một vài người bạn văn. Hôm nay, thấy trên blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập tin anh đã từ trần ở tuổi 56

Bây giờ, tôi mới biết tên thật của anh là Nguyễn Đức Hùng.

29/09/2013

Nhà báo luận về cái cửa mình trong tiểu thuyết: Đào Tuấn chê Đại Gia phi thực tế

Lời dẫn: Từ entry trước, đã buồn không chỉ về vốn sống, mà còn với cả sự lười biếng đọc sách của bác nhà báo Đào Tuấn. Nếu ai đã đọc Đại gia, thì sẽ biết rõ Đào Tuấn chưa hề đọc một cách nghiêm túc tiểu thuyết này. Thế nhưng, chàng lại phán luôn. Ở điểm này, có vẻ giông giống với cách làm trước đây của bác Phạm Chí Dũng.

Rất hăng hái, đến độ rôm rả. Như ở entry thứ hai về Đại gia vừa xuất hiện trên blog, Đào Tuấn đưa ra một câu chói chang: "Tóm lại, ấu trĩ vì anh (tức nhà văn) mang đem niềm tin hay lương tâm của giới quan chức, cưỡng từ đoạt lý, nhét vào hạ môn cô gái điếm". 

ĐẠI GIA với lời bình của Võ Thị Hảo (vốn là bài giới thiệu, nhưng rút cục không được in vào cùng với cuốn tiểu thuyết)

Lời dẫn: Lời bình của nhà văn Võ Thị Hảo dành cho Đại gia chỉ còn giữ lại một mẩu nhỏ trên bìa 4 của bộ tiểu thuyết. Hôm nay, lần đầu tiên, toàn văn đã được công khai trên trang Nguyễn Trọng Tạo.

28/09/2013

Đào Tuấn nhòm thấy trong Đại Gia của Thiên Sơn có một cái "tam giác dưới đũng quần"

Bài ở dưới đây (sau dấu ---) được lấy về từ blog Đào Tuấn. Như là một comment cho tiểu thuyết Đại gia của Thiên Sơn. 

Hóa ra vốn sống của nhà báo Đại đoàn kết Đào Tuấn cũng không phong phú như mình đã lầm tưởng trước đây, đến mức chàng một mực kêu ngôn ngữ của người nhân viên trong nhà thổ là khô như ngói, là ngôn ngữ hành chính ! 

Ngày trước, ngôn ngữ nhà thổ còn khô cứng và mực thước hơn nhiều, khi mà trong đó cứ phải có một cái bàn thờ thần mày trắng. Đứng trước thần mày trắng, không thể ăn nói vô lễ được. Bây giờ, bên Trung Quốc, tựa như thần mày trắng lại được phục hưng trở lại thì phải.

Biết đâu, đến lúc Thiên Sơn bắt tay vào viết tập 3 của Đại gia (biết đâu chàng nổi hứng), thì ở Hà Nội, cũng có phong trào thờ thần mày trắng trở lại như thời cụ Tố Như, hay chẳng đâu xa là như thời cụ Vũ Trọng Phụng (hệt như bây giờ phong trào thờ thần thổ địa cộng với thần tài). Đến lúc ấy, Đào Tuấn sẽ thấy nhân viên người ta kính cẩn làm lễ vái chào thần trước khi đon đả ra mở cửa đón nhà báo.