Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/03/2016

Sưu tập tháng 3 năm 2016 : vận động tự ứng cử quốc hội

Sưu tập này là tiếp cho sưu tập tháng 2 (ở đây). Sưu tập tháng 2 kết thúc ở việc nhiều ứng cử viên tự do đã qua vòng hiệp thương thứ hai. Nói vui là qua vòng gửi xe.

Sắp tới, là những vòng tiếp theo.


Tư liệu vẫn theo thường lệ được xếp từ dưới lên.

---
18.

17.

04/05/2016 10:10 GMT+7
TTO - Sáng 4-5, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cùng bốn ứng cử viên đã có buổi gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri quận Ninh Kiều tại hội trường Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân hứa đưa Quốc hội gần dân hơn
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày chương trình hành động trước cử tri quận Ninh Kiều sáng 4-5 - Ảnh: Chí Quốc
Năm ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 14 (đơn vị bầu cử số 1) gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (chủ tịch Quốc hội), bà Đỗ Thị Tuyết Nhung (phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật TP Cần Thơ), ông Nguyễn Thanh Phương (phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ), hòa thượng Đào Như (trưởng ban trị sự Giáo hội phật giáo VN TP Cần Thơ) và ông Nguyễn Thanh Xuân (giám đốc Sở Lao động, thương binh và xã hội TP Cần Thơ).
Trình bày chương trình hành động của mình trước cử tri quận Ninh Kiều, bà Nguyễn Thị Kim Ngân hứa nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa 14 sẽ thực hiện đúng ba chức năng của đại biểu Quốc hội là tham gia lập hiến và lập pháp; tham gia quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước (phân bổ ngân sách, các chỉ tiêu phát triển kinh tế, quyết định nhân sự bộ máy Nhà nước và các công trình trọng điểm quốc gia…) và giám sát tối cao việc thực hiện pháp luật và nghị quyết của Quốc hội, việc thực thi pháp luật ở các cấp các ngành mà theo bà “cái gì không đúng, dân phản ảnh thì Quốc hội phải lắng nghe, sửa luật, ban hành chính sách mới”.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ thêm: “Tôi có một khóa làm phó chủ tịch Quốc hội, mới đây được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa 13, đó là một sự đánh giá của cử tri với hoạt đông của tôi, nếu tái cử, tôi càng nhận rõ ý thức trách nhiệm của mình trước cử tri".
"Ứng cử ở Cần Thơ, trước hết tôi phải có trách nhiệm với nhân dân, cử tri nơi bầu ra mình, với nhân dân, cử tri của TP Cần Thơ và cả nước nói chung để nói tiếng nói của nhân dân. Nếu được đắc cử ở đây, trước hết tôi thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình ngoài nhiệm vụ chung của Quốc hội, theo dõi sát tình hình của TP Cần Thơ".
"Sau khi được phân công về TP Cần Thơ làm ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 14, tôi đã nghiên cứu kỹ nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ, của quận Ninh Kiều để nắm đặc điểm, những vấn đề nổi lên của địa phương, để khi được bầu làm đại biểu Quốc hội sẽ tham gia cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết đã đề ra".
"Tôi cũng sẽ giữ mối liên hệ thường xuyên với cử tri, trước và sau kỳ họp Quốc hội sẽ về đây gặp gỡ, báo cáo bà con việc Quốc hội đã, đang và sẽ làm, nghe ý kiến, tiếp nhận kiến nghị đề xuất bà con cử tri để đưa các bộ ngành, cơ quan Chính phủ nghiên cứu, giải quyết".
"Chúng tôi sẽ tập trung thời gian, công sức để làm sao cụ thể hóa đường lối chủ trương chính sách của Đảng thành luật pháp của Quốc hội".
"Tiếp đến với tư cách là đại biểu Quốc hội, tôi sẽ làm cho Quốc hội ngày càng đổi mới, gần dân hơn, minh bạch, công khai rõ ràng. Các phiên họp của Quốc hội vừa qua đều đã được trực tiếp qua kênh phát thanh truyền hình để bà con trực tiếp nghe Quốc hội nói gì, làm gì, quyết định vấn đề gì… để bà con theo dõi, giám sát".
"Tôi và các đại biểu Quốc hội ở đây chịu sự giám sát của người bầu ra mình. Chúng tôi sẽ cố gắng tham gia Quốc hội, hoàn thiện chương tình xây dựng luật pháp khóa 14…”. 
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng TP Cần Thơ đã đặt ra nhiệm vụ là phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp, văn minh, hài hòa với các mục tiêu an sinh xã hội, còn xây dựng nông thôn mới sẽ làm sao để đời sống nhân dân nông thôn được phát triển cả vật chất lẫn tinh thần.
Bà Ngân cũng quan tâm vấn đề biến đổi khí hậu khi cho rằng hiện vấn đề nan giải của ĐBSCL nói chung, TP Cần Thơ nói riêng là nước cho cuộc sống và sinh hoạt.
TP Cần Thơ không như những địa phương khác ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhưng thời gian tới biến đổi khí hậu tăng lên cũng gặp khó khăn nhất định trong sản xuất và đời sống của người dân.  
Cuối bài phát biểu về chương trình hành động của mình, bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh: “Tôi muốn nói với bà con cử tri, là một cán bộ của Đảng, của Nhà nước và là đại biểu Quốc hội, đồng thời cũng là một công dân của đất nước, tôi và các ứng cử viên sẽ làm hết trách nhiệm, việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì không có lợi cho dân thì không làm. Chính sách pháp luật phải đứng trên lợi ích của nhân dân, không cục bộ của ngành, địa phương, nhóm để quyết định…”.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160504/ba-nguyen-thi-kim-ngan-hua-dua-quoc-hoi-gan-dan-hon/1094998.html


16.


Công bố danh sách chính thức ứng cử Quốc hội khóa XIV

Thứ Ba, 26/04/2016 18:24



Hội đồng Bầu cử quốc gia ngày 26/4 tổ chức họp báo công bố danh sách 870 người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: An Đăng - TTXVN


Chiều 26/4, Hội đồng Bầu cử quốc gia tổ chức họp báo công bố danh sách 870 người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV ở 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XIV.


Chủ trì cuộc họp báo có các đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia; Trương Minh Tuấn- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia; Trần Văn Túy- Trưởng ban Công tác đại biểu, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Hơn 200 lãnh đạo và phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế tham dự cuộc họp báo.

Tại cuộc họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã công bố Nghị quyết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước. (Toàn văn danh sách)

Trong tổng số 870 người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV theo từng đơn vị bầu cử, có 197 người do Trung ương giới thiệu, 673 người do địa phương giới thiệu, đạt 1,74 người ứng cử trên 1 đại biểu được bầu (trong đó có 11 người tự ứng cử).

Cơ cấu chung của cả nước như sau: Người ứng cử là phụ nữ: 339 người ( đạt 38,97%); Người ứng cử là người dân tộc thiểu số: 204 người ( 23,45%); Người ứng cử là người ngoài Đảng: 97 người (11,15%); Người ứng cử là đại biểu Quốc hội khóa XIII tái cử: 168 người (19,31%); Người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 268 người (30,80%).

Trong số 197 người ứng cả đại biểu Quốc hội khóa XIV ở Trung ương: Khối cơ quan Đảng 12 người ( đạt 6,09%); Khối cơ quan Chủ tịch nước và các cơ quan tư pháp 5 người (2,54%); Khối các cơ quan của Quốc hội 113 người (57,36%); Khối Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ 17 người (8,63%); Bộ Quốc phòng (gồm cả Bộ trưởng và các quân khu, quân chủng) 15 người (7,61%); Bộ Công an (gồm cả Bộ trưởng Bộ Công an) 3 người (1,52%); Kiểm toán Nhà nước 1 người (0,51%); Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 31 người (15,74%).

Đáng chú ý, trong số người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương, số người ứng cử là phụ nữ có 310 người ( chiếm 46,06%); người ứng cử là người dân tộc có 187 người (chiếm 27,79%); người ứng cử là người ngoài Đảng (chiếm 13,37%); người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) chiếm 262 người (chiếm 38,93%) và số đại biểu Quốc hội khóa XIII tái cử là 67 người ( chiếm 9,96%).

Trao đổi, làm rõ hơn nội dung phóng viên hỏi về việc phân bổ ứng cử của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều được phân bổ đồng đều về các vùng miền trên cả nước.

Băn khoăn của phóng viên về việc thực hiện quyền công dân của các trường hợp người bị tam, tạm giữ, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: đối với những cử tri bị tam giam, tạm giữ, luật cho phép được bầu cử bởi theo luật định những người này chưa mất quyền công dân. "Sẽ có nhiều hình thức bỏ phiếu để đảm bảo người đó được bỏ phiếu, trong quá trình lập danh sách cử tri đều được công khai"- Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tạo điều kiện cho các ứng cử viên là phụ nữ, người dân tộc để xây dựng chương trình hành động vận động bầu cử, ông Trần Văn Túy cho biết, đây là vấn đề được Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử, MTTQ các cấp... đặc biệt quan tâm bằng những việc cụ thể. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có chương trình tập huấn riêng, các địa phương cũng có chương trình tập huấn cho các đối tượng này để truyền đạt kinh nghiệm. Gần đây, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Nhóm nữ nghị sỹ cũng tổ chức hai diễn đàn để trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức cho những người ứng cử...

Quỳnh Hoa (TTXVN)


http://baotintuc.vn/chinh-tri/cong-bo-danh-sach-chinh-thuc-ung-cu-quoc-hoi-khoa-xiv-20160426174747103.htm


15.


Ông Trần Đăng Tuấn được 15,66% tín nhiệm tại hiệp thương lần 3


 - Ông Trần Đăng Tuấn đạt 100% tín nhiệm của cử tri nơi công tác và cư trú, nhưng trượt do chỉ nhận được 13/83 phiếu tín nhiệm (15,66%) tại hội nghị hiệp thương lần thứ 3.

Trao đổi với báo chí về các trường hợp không được chọn vào danh sách ứng cử ĐBQH tại Hà Nội sau hội nghị hiệp thương lần 3 vừa qua, ông Bùi Anh Tuấn, Phó chủ tịch UB MTTQ VN TP Hà Nội cho biết có tất cả 5 người trượt.
Trong đó có 4 người tự ứng cử, gồm ông Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc công ty An Viên, Chủ tịch HĐQL quỹ từ thiện "Trò nghèo vùng cao". Ông Tuấn đạt 100% tín nhiệm của cử tri nơi công tác và cư trú, nhưng trượt do chỉ nhận được 13/83 phiếu (15,66%) tại hội nghị hiệp thương.
bầu cử đại biểu QH,tự ứng cử
Phó chủ tịch UB MTTQ VN TP Hà Nội Bùi Anh Tuấn. Ảnh: Chung Hoàng
Ba người khác là các ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT công ty CP Đầu tư và tư vấn Hà Long; Nguyễn Đình Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP VP9 VN; Tạ Hồng Phúc, chuyên gia cố vấn phát triển thị trường, tuy nhận được đủ phiếu ủng hộ của cử tri tại nơi công tác và nơi cư trú, nhưng không được một phiếu ủng hộ nào ở hội nghị hiệp thương.
Trong khi đó, người được giới thiệu nhưng bị loại sau hội nghị hiệp thương là bà Nguyễn Thị Diễm Hằng, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, với 2/83 phiếu tín nhiệm tại hội nghị hiệp thương.
Bình đẳng
Ông Tuấn cho biết, theo luật, ứng cử hay tự ứng cử đều bình đẳng. Việc lấy tín nhiệm cử tri ở nơi công tác và cư trú là theo quy trình của quy định pháp luật, sau các bước đó mới đủ tiêu chuẩn vào vòng 3. Còn tín nhiệm tại hiệp thương vòng 3 là do các đại biểu tại hội nghị quyết định bằng biểu quyết giơ tay.
Phó chủ tịch UB MTTQ VN TP Hà Nội cho rằng pháp luật đã quy định rõ tiêu chuẩn đối với các ứng cử viên đại biểu QH và HĐND.
"Đối chiếu các tiêu chuẩn đó, như gương mẫu chấp hành pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng, gần gũi lắng nghe nhân dân, được nhân dân tín nhiệm..., từng đại biểu tại hội nghị hiệp thương đã đánh giá cả quá trình. Không phải một, hai cá nhân mà là cả tập thể đã biểu quyết đa số có tán thành hay không", ông Tuấn giải thích.
"Đã vào đến vòng 3 đều là đủ tiêu chuẩn, vì đạt yêu cầu qua lấy tín nhiệm cử tri nơi công tác và cư trú. Nhưng trong những người tiêu biểu phải chọn những người tiêu biểu hơn, đóng góp được nhiều hơn, xây dựng được quyết sách lớn hơn cho đất nước và thủ đô".
Vận động bầu cử không giới hạn cử tri
Đối với việc vận động bầu cử tới đây, ông Tuấn khẳng định cử tri có thể tham gia không giới hạn về số lượng.
Thành phần tham dự, ngoài những người chuẩn bị hội nghị, khách mời, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan, cử tri ở nơi đó. Sau khi nghe người ứng cử trình bày chương trình hành động, cử tri có thể trao đổi, chất vấn.
"Tuy nhiên, số lượng phải tính tùy theo điều kiện cụ thể về hội trường, cơ sở vật chất... để bố trí lượng cử tri tối đa".
Phó chủ tịch MTTQ Hà Nội cũng cho biết, sau 27/4, UB Thường vụ QH sẽ gửi danh sách các ứng cử viên do TƯ giới thiệu về để Hà Nội có 50 ứng cử viên và 1 người dự phòng. 
Trong số 30 ĐBQH mà Hà Nội được bầu, sẽ có 13 người do TƯ giới thiệu, 17 người của thành phố.
Chung Hoàng
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bau-cu/300244/ong-tran-dang-tuan-duoc-15-66-tin-nhiem-tai-hiep-thuong-lan-3.html






14.


Chủ Nhật, ngày 17 tháng 4 năm 2016



NHÀ BÁO TRẦN ĐĂNG TUẤN NÓI GÌ KHI BỊ LOẠI KHỎI DANH SÁCH ỨNG CỬ ĐBQH?

 Stt trên fb cá nhân của Nhà báo Trần Đăng Tuấn
20h tối 16.4, một ngày sau khi biết tin mình bị trượt khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, nhà báo Trần Đăng Tuấn đã đăng những dòng chia sẻ xung quanh vấn đề này trên Facebook cá nhân, nội dung như sau:
Tôi được biết qua báo chí rằng Hội nghị Hiệp thương lần 3 do Mặt trận Tổ quốc TP.Hà Nội tổ chức đã không đưa phần lớn các cá nhân tự ứng cử vào danh sách bầu ĐBQH khoá 14. Có những người trong số họ tôi đánh giá cao và trân trọng. Tôi cũng nằm trong số ứng cử viên không được chọn.
 Nhà báo Trần Đăng Tuấn trong một chuyến công tác trên vùng cao

Tôi không bình luận, cũng không quan tâm lý do và động cơ khiến số đông trong 83 người dự cuộc họp này không ủng hộ tôi ứng cử. Theo thủ tục bầu cử hiện nay, họ có quyền như vậy. Họ cũng có trách nhiệm với xã hội và cử tri khi sử dụng quyền này. Đó là việc của họ.

Tôi đã chuẩn bị kế hoạch riêng cho mình trong trường hợp trúng cử, mà vắn tắt là góp phần nhỏ bé của mình vào thúc đẩy, giám sát các lĩnh vực: 1- An toàn thực phẩm. 2- Hiệu quả sử dụng nguồn lực hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo. 3- Bảo vệ quyền lợi của cá nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng hoặc bị yếu thế trong quá trình biến động phát triển kinh tế - xã hội. 4- Hành lang pháp lý và thực tế rộng rãi hơn cho sáng kiến, sự tự quản của người dân, thông qua các hình thức của xã hội dân sự lành mạnh. 5- Vai trò lớn hơn của báo chí và của truyền thông trong xã hội. 

Với kết quả hiệp thương này, về mặt cá nhân, tôi sẽ có cuộc sống ít áp lực hơn. Nhưng tôi có phần tiếc nuối là không có những điều kiện mà tư cách đại biểu QH đem lại để thực hiện dù chỉ một phần những công việc như đã kể ra ở trên, cũng như tham gia vào các công việc khác vì quyền lợi chung của tất cả mọi người dân, trong đó có tôi.

Dù vậy, tôi không mảy may bất ngờ hay buồn bực. Như tôi từng chia sẻ: Tôi có nhiều việc khác để làm và có nhiều cách khác để đóng góp như một công dân. Tôi viết stt này để chân thành cảm ơn tất cả cử tri nơi cư trú, cử tri nơi công tác đã ủng hộ tôi. Chân thành cảm ơn hàng chục ngàn người đã ủng hộ tôi khi gặp gỡ trực tiếp hoặc qua mạng xã hội. Cảm ơn các đồng nghiệp báo chí đã chú ý nhiều đến việc tự ứng cử của tôi. Cảm ơn thiểu số thành viên của Hội nghị Hiệp thương lần 3 đã tín nhiệm tôi. Tôi vô cùng trân trọng sự ủng hộ này từ các vị và các bạn.

Nguyễn Thúy Hoa
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/04/nha-bao-tran-ang-tuan-noi-gi-khi-bi.html#more





CHỦ NHẬT, NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2016


Theo tinh thần của Chủ nghĩa Thực dụng “Cái gì có lợi cho mình cái đó là chân lý” thì đúng là cần phải chúc mừng ông Trần Đăng Tuấn khi mới bị “Mặt trận Tổ quốc” Hà Nội loại khỏi danh sách ứng cử ĐBQH thật! Vì ông sẽ không bị mất thời gian, hao tâm tổn trí làm cái việc như các cụ nói là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Cái “chức” ĐBQH không có tí “mầu” nào cả, còn cái danh  ĐBQH có thể cần cho cái ghế công quyền của ai đó vững hơn, cần cho ai đó cần danh để nổi danh. Nhưng cả hai điều đó ông Tuấn đều không cần vì ghế thì ông đã xin từ bỏ còn danh thì ông đã có sẵn. Chỉ tiếc là tiếc cho cử tri Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung sẽ mất đi trên diễn đàn QH khóa tới một tiếng nói tôi tin là có giá trị của một người có tài và có tâm như ông Trần Đăng Tuấn.
Tài của ông thể hiện qua công lao xây dựng VTV thì ai cũng biết nhưng chính cái tâm ở ông mới là cái đáng nể hơn. Khi không chẳng ai từ chức cả, rõ ràng ông phải từ chức bởi thái độ bất bình nào đó và chắc chắc sẽ chẳng vui vẻ gì. Theo lẽ thường người ta phải cay cú, phá bĩnh, có người còn trở cờ chống đối lại thể chế. Trần Độ, Nguyên Ngọc… đã là như thế, hạng lau nhau như Phạm Đình Trọng, Bùi Văn Bồng… nghe nói do bị hụt mất cái gì đó nên cũng đã trở thành những chiến sĩ đấu tranh cho “rân trủ”!
Riêng Trần Đăng Tuấn thật đáng nể, sau khi từ quan, ngoài việc phải kiếm kế mưu sinh, gánh vác trọng trách đối với gia đình như chính ông tâm sự qua bài thơ Có một ngày sau đây:
Giờ như bao chú cô bác khác
Cha loay hoay tìm việc để nuôi con
Chút gian khó của đời cha sẽ nếm
Để gần hơn bao thân phận mất còn!
Trần Đăng Tuấn đã dấn thân vào công việc từ thiện.

 VIẾT CƯỜNG, trên GDVN (24/12/13), viết:
“Sau khi ông rời ghế Phó Tổng Giám đốc VTV, ngang với hàng Thứ trưởng, ông Tuấn vẫn miệt mài đóng góp cho đời, cho xã hội bằng công tác từ thiện. Trần Đăng Tuấn thương những đứa trẻ vùng cao, ông đã nhiều lần bỏ tiền túi, vận động bạn bè lên miền núi phía Bắc làm từ thiện. Tháng 9/2011, ông lập ra chương trình dài hạn “Cơm có thịt" cho trẻ con vùng cao. Chúng còi cọc, thiếu chất, cơm không đủ no, làm việc nhiều, trường lớp thiếu thốn thiết bị, có khi ăn độn, đứt bữa, nói gì đến “Cơm có thịt”! Nếu ai thường theo dõi trên facebook.com/groups/comcothit/ do ông sáng lập ra sẽ rõ. Ta thấy suốt ngày ông rong ruổi trên vùng cao, chăm lo cơm nước, bồng bế các cháu bé dân tộc. Và trên group “Cơm có thịt” thấy được nhiều bức ảnh về sự khổ sở, lay lắt của trẻ vùng cao đang rất cần cộng đồng chia sẻ, giúp đỡ. “Cơm có thịt” của ông đi đến đâu, tình người ấm áp theo tới đó”.
Tác giả cũng trích cảm nghĩ rất thú vị về ông Tuấn của bạn trẻ Phương Nguyễn khi viết lên chính Facebook của ông: “Hồi chú Tuấn còn 'to' ngang Thứ trưởng, thú thực thỉnh thoảng nhìn trên tivi cũng thấy...ghét ghét, thấy…gian gian. Giờ chú không còn 'to' nữa, mà chỉ thấy chú...vĩ đại. “Cơm có thịt” của chú trong mắt người dân còn có ý nghĩa, lợi ích thiết thực cho dân, cho nước hơn một số cơ quan, tổ chức khác”.
          Một người tài đức vì dân như thế sao lại bị “Mặt trận Tổ quốc” HN loại khỏi danh sách ứng cử là một đại biểu vì dân của ông Tuấn?
          Theo bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch TT UB MTTQ TP Hà Nội:
"Nhưng ở đây với số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ chỉ có hạn nên chúng ta nói với nhau nôm na là "so bó đũa, chọn cột cờ" … Có những người tín nhiệm rất cao nhưng còn phải xem xét họ có đại diện, sức lan tỏa cho số đông trong xã hội hay không, giúp cho phát triển thủ đô, đất nước hay không khi đứng ở vị trí, cương vị, lĩnh vực, ngành nghề người ta tham gia hoạt động".
Theo tôi ý của bà này không đúng, ở chỗ trong số 38 người được “Mặt trận Tổ quốc” HN chọn, ngoài ông Hoàng Trung Hải và Trần Đăng Tuấn, quần chúng ngoài cơ quan họ không biết họ là ai. Với diễn đàn xã hội “là ai?” là rất quan trọng bởi theo các cụ dạy “chính danh ngôn thuận”. TS Trần Đăng Tuấn với cái danh tài đức như dư luận rộng rãi đã biết, tiếng nói đại diện cử tri tất sẽ có trọng lượng hơn những người “vô danh” trong danh sách trên. Cơ cấu là quan trọng nhưng các địa phương khác cũng cơ cấu tương tự nên chắc chắn sẽ có nhiều trùng lặp. Mà đại biểu Quốc hội gần trăm triệu người chọn ra có 500 thì tiếng nói cần sâu sát nhưng phải có tầm vĩ mô, bao quát, chứ không thể là đại diện cho một cơ quan, một trường học được. Nên tôi có thể khẳng định rằng việc “Mặt trận Tổ quốc” HN loại ông Trần Đăng Tuấn là sai!
***
Về chuyện đại biểu Quốc hội, tôi lại nhớ đến Chế Lan Viên, ông cũng từng là đại biểu Quốc hội. Một lần đến chơi với ông, ông kể đại ý:
-Về chuyện cơ cấu đại biểu Quốc hội, người ta có câu chuyện vui thế này. Trong một kỳ họp Quốc hội, dân làng thấy cô Tý vẫn ngồi bán rau, mới hỏi: “Tí ơi Tí, sao kỳ này mày không đi họp Quốc hội à?”. Cô Tí trả lời: “Có chứ bác, cháu tranh thủ bán nốt mớ rau này, chiều nay cháu sẽ lên Hà Lội. Sáng mai mới họp cơ bác ạ”!
17-4-2016

ĐÔNG LA

http://donglasg.blogspot.com/2016/04/chuc-mung-ong-tran-ang-tuan.html


13.


Ông Hoàng Hữu Phước, Đặng Thành Tâm không lọt danh sách ứng cử

Trong danh sách 36 ứng viên ĐBQH khóa 14 được chốt tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba của TP.HCM, không có 2 ứng viên tự ứng cử Hoàng Hữu Phước, Đặng Thành Tâm.
Chiều nay, 16/4, UB MTTQ VN TP.HCM đã tiến hành hội nghị hiệp thương lần thứ ba lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu QH khóa 14.
Hoàng Hữu Phước, Đặng Thành Tâm, ứng cử, bầu cử ĐBQH
Các ông Hoàng Hữu Phước (trái) và Đặng Thành Tâm không lọt danh sách ứng cử lần này
Phó Chủ tịch UB MTTQ VN TP.HCM Vũ Thanh Lưu cho biết, danh sách sơ bộ giới thiệu ứng cử tại hội nghị hiệp thương lần thứ hai là 90 người (42 người được giới thiệu và 48 người tự ứng cử). Nhưng sau đó có 8 người tự ứng cử đã làm đơn xin rút khỏi danh sách nên số người tự ứng cử chỉ còn 40 người.
Sau hội nghị lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, lại có thêm 8 người được cơ quan, tổ chức đơn vị giới thiệu tự nguyện xin rút tên ra khỏi danh sách ứng cử.
Theo đó, tính đến ngày 16/4 có tất cả 16 người ứng cử rút tên khỏi danh sách. Số người ứng cử còn lại trong danh sách sơ bộ và đã được lấy ý kiến cử tri chỉ còn 74 người.
Theo kết quả lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và nơi làm việc, trong số 74 người có 44 người được cử tri tín nhiệm trên 50%, số còn lại 30 người cử tri tín nhiệm dưới 50%. Ngoài ra, qua rà soát có 8 người, cử tri phản ánh không đủ tư cách ứng cử ĐBQH khóa 14.
Riêng việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác với người tự ứng cử, có 28/40 người có nơi làm việc. Trong số 28 người có nơi làm việc thì có 11 người qua xác minh đã bị từ chối không tổ chức hội nghị lấy ý kiến nơi làm việc vì họ không làm ở đó.
Do vậy, chỉ còn 17 người được tổ chức lấy ý kiến. Kết quả lấy ý kiến cử tri nơi làm việc của người tự ứng cử, có 17/17 người đạt tín nhiệm trên 50%.
Hoàng Hữu Phước, Đặng Thành Tâm, ứng cử, bầu cử ĐBQH
Biểu quyết những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu QH khóa 14   
Tại hội nghị hiệp thương lần thứ 3, UB MTTQ VN TP.HCM đã đề nghị các đại biểu không đưa 30 người được cử tri tín nhiệm dưới 50% và 8 người cử tri có ý kiến phản ánh không đủ tư cách ứng cử ĐBQH khóa 14 vào danh sách bầu cử. Đồng thời, đề nghị thống nhất danh sách 36 người đủ chuẩn để lập danh sách bầu cử ĐBQH khóa 14. 
Sau đó, hội nghị đã thống nhất lựa chọn 36 ứng cử viên để gửi UB bầu cử TP và Hội đồng Bầu cử Quốc gia để đưa vào danh sách chính thức bầu cử ĐBQH khóa 14.
Trong số 36 ứng viên này không có hai ĐBQH khóa 13 tự ứng cử vào khóa 14 là Hoàng Hữu Phước và Đặng Thành Tâm.
2 người tự ứng cử lọt vào danh sách là ông Lâm Thiếu Quân (hiện là đại biểu HĐND TP khóa 18) và bà Nguyễn Thị Hồng Chương (cử nhân sư phạm ngành ngữ văn, giáo viên, bí thư chi bộ trường THPT Tân Túc, Bình Chánh).
Cùng với 36 ứng cử viên trên, TP.HCM sẽ chờ TƯ gửi về 14 ứng viên để lập danh sách bầu ra 30 ĐBQH khóa 14 chính thức của TP.
Xuân Linh
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bau-cu/299901/ong-hoang-huu-phuoc-dang-thanh-tam-khong-lot-danh-sach-ung-cu.html



12.


Vì sao ông Trần Đăng Tuấn bị loại khỏi danh sách ứng cử ĐBQH?


Hoàng Đan | 






Vì sao ông Trần Đăng Tuấn bị loại khỏi danh sách ứng cử ĐBQH?



Bà Lê Thị Kim Oanh.


Phó Chủ tịch Thường trực MTTQ Hà Nội Lê Thị Kim Oanh đã có những lý giải về việc ông Trần Đăng Tuấn và nhiều ứng viên khác bị loại sau Hội nghị hiệp thương lần 3.








Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 chốt danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội của Hà Nội vào sáng nay, ông Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cùng 45 người tự ứng cử khác đã bị loại khỏi danh sách.
Trao đổi về lý do, bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch TT UB MTTQ TP Hà Nội cho hay, những người đưa vào danh sách hiệp thương thứ 2, 3 thì cơ bản đều đủ tín nhiệm, điều kiện.
"Nhưng ở đây với số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ chỉ có hạn nên chúng ta nói với nhau nôm na là "so bó đũa, chọn cột cờ" chứ không phải những người đó không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, đạo đức, uy tín, trách nhiệm.
Có những người tín nhiệm rất cao nhưng còn phải xem xét họ có đại diện, sức lan tỏa cho số đông trong xã hội hay không, giúp cho phát triển thủ đô, đất nước hay không khi đứng ở vị trí, cương vị, lĩnh vực, ngành nghề người ta tham gia hoạt động", bà Oanh nêu.
Bà Oanh từ chối cung cấp các số liệu cụ thể về người ủng hộ, không ủng hộ đối với trường hợp của ông Trần Đăng Tuấn trong Hội nghị hiệp thương lần 3 này do việc sắp xếp, tìm lại số liệu không đủ thời gian.
Trong khi đó, một đại biểu tham dự Hội nghị này (xin giấu tên - PV) cung cấp cho chúng tôi thì ông Trần Đăng Tuấn chỉ được 13/83 đại biểu tham dự ủng hộ vào danh sách bầu đại biểu Quốc hội của Hà Nội.
Cũng theo vị này, trong Hội nghị cũng đã có ý kiến phát biểu bày tỏ sự ủng hộ với ông Tuấn, tuy nhiên, khi chủ tọa đoàn đưa ra biểu quyết thì có 70 đại biểu không tán thành đưa ông Tuấn vào danh sách ứng cử ĐBQH.
Một số người cũng đã bày tỏ sự tiếc nuối trước kết quả này.
Trước đó, trong số 48 người tự ứng cử chỉ có 2 người lọt vào danh sách chính thức còn lại 46 người bị loại.
Hội nghị lần thứ 3 đã chốt lại danh sách còn lại 38 người được lựa chọn lập danh sách chính thức ứng cử ĐBQH khóa 14. Ngoài ra, T.Ư phân bổ 13 người về bầu cử tại đơn vị bầu cử Hà Nội.
Trong khóa 14 này, Hà Nội được phân bổ bầu 30 đại biểu Quốc hội.
Danh sách 38 ứng viên Quốc hội khóa 14 tại Hà Nội
Người được giới thiệu ứng cử
1. Hoàng Trung Hải, Bí thư Hà Nội
2. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND Hà Nội
3. Ngọ Duy Hiểu, Bí thư huyện Phúc Thọ
4. Bùi Huyền Mai, Phó trưởng ban Pháp chế HĐND Hà Nội
5. Trần Thị Phương Hoa, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội
6. Bạch Tố Uyên, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Ba Trại, Ba Vì
7. Nguyễn Doãn Anh, Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô
8. Ngô Quốc Chính, Chủ tịch Công đoàn Công an Hà Nội
9. Đào Thanh Hải, Phó giám đốc Công an Hà Nội
10. Nguyễn Hữu Chính, Chánh án Tòa án nhân dân Hà Nội
11. Đào Tú Hoa, cán bộ Tòa án nhân dân Hà Nội
12. Phan Thanh Chung, Chủ tịch công đoàn, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội
13. Phạm Quang Thanh, Tổng giám đốc Tổng công ty du lịch Hà Nội
14. Dương Quang Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam
15. Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP công thương
16. Nguyễn Phi Thường, Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội
17. Phạm Xuân Anh, Hiệu phó Đại học Xây dụng
18. Hoàng Văn Cường, Hiệu phó Đại học Kinh tế quốc dân
19. Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam
20. Lê Quân, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội
21. Phạm Thị Thu Thủy, Đại học Thương mại
22. Bùi Thị An, Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội
23. Trần Danh Lợi, Tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội
24. Nguyễn Thị Bích, giáo viên Trung học phổ thông dân tộc nội trú Ba Vì
25. Lê Thị Oanh, Hiệu trưởng THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
26. Dương Minh Ánh, Hiệu trưởng Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội
27. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng phòng Tổ chức biểu diễn, Nhà hát múa rối Thăng Long
28. Lê Phương Linh, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
29. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Viện Tim Hà Nội
30. Nguyễn Thị Thanh, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Hà Nội
31. Tạ Văn Thảo, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội
32. Nguyễn Quốc Bình, Phó chủ tịch thường trực Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội
33. Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội
34. Trần Thị Thanh Nhàn, Hội luật gia thành phố Hà Nội
35. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP Hà Nội
36. Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP quốc tế Sơn Hà
Người tự ứng cử
1. Nguyễn Hữu Ninh, Chủ tịch Hội đồng quản lý trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội
2. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng, Bí thư Đảng ủy Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

http://soha.vn/vi-sao-ong-tran-dang-tuan-bi-loai-khoi-danh-sach-ung-cu-dbqh-20160415135156436.htm



11.

Thứ sáu, 15/4/2016 | 11:57 GMT+7


95% số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội bị loại



Sau hội nghị hiệp thương lần ba, 46/48 người ứng cử đại biểu Quốc hội tại thành phố Hà Nội đã bị loại, trong đó có nhà báo Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất chương trình An Viên.

Sáng 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba quyết định danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.
Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố, cho biết có 87 ứng viên được thông qua sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai, trong đó 39 người được cơ quan, tổ chức giới thiệu, 48 người tự ứng cử. Trải qua các bước lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú và nơi công tác, có 29 người tự ứng cử không đạt tín nhiệm (dưới 50%) nên đã bị loại.
Ngoài ra, 15 người tự xin rút, trong đó có 14 trường hợp tự ứng cử, người còn lại được cơ quan giới thiệu. Vì vậy, hội nghị hiệp thương lần thứ ba chỉ còn xem xét 5 người tự ứng cử và 38 được cơ quan giới thiệu.
95-so-nguoi-tu-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-tai-ha-noi-bi-loai
Nhà báo Trần Đăng Tuấn.
Bà Oanh cho hay, hội nghị đã biểu quyết cho từng trường hợp. Kết quả chỉ còn 38 người được chọn để lập danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội tại thành phố Hà Nội, trong đó có 2 người tự ứng cử là ông Nguyễn Hữu Ninh (Chủ tịch hội đồng quản lý Trung tâm nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội) và ông Nguyễn Anh Trí (Giám đốc Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương).
Trong số người tự ứng cử bị loại có nhà báo Trần Đăng Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất chương trình An Viên; Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xã hội - Từ thiện “trò nghèo vùng cao”. Trước đó tại hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và nơi công tác, ông Tuấn đều đạt tín nhiệm 100%.
Giải thích lý do một số người ứng cử bị loại khi biểu quyết, bà Oanh cho rằng những người được đưa ra biểu quyết đều đủ tiêu chuẩn theo quy định, nhưng còn phụ thuộc vào cơ cấu nên phải “so bó đũa chọt cột cờ”.

Võ Hải
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/95-so-nguoi-tu-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-tai-ha-noi-bi-loai-3387671.html




10.


13/04/2016 16:09 GMT+7
TTO - Trong số 48 người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội tại TP.HCM thì 8 người đã rút khỏi danh sách. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của 40 người thì chỉ 9 người đạt phiếu trên 50%.
TP.HCM: Chỉ 9 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội được tín nhiệm
Các đại biểu tự ứng cử làm thủ tục tại UB MTTQ TP.HCM - Ảnh: Tự Trung
Chiều 13-4, tại cuộc họp về tiến độ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND TP.HCM nhiệm kỳ 2016-2021, ông Trương Văn Lắm - Giám đốc Sở nội vụ TP.HCM - cho biết hội nghị hiệp thương lần thứ hai đã thống nhất danh sách sơ bộ gồm 90 người ứng cử đại biểu Quốc hội (42 người được giới thiệu và 48 người tự ứng cử). 
Tuy nhiên, sau đó có 8 người tự ứng cử làm đơn xin rút khỏi danh sách nên số người tự ứng cử chỉ còn 40 người.
Theo ông Lắm, sau khi lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, có 42/42 ứng viên được giới thiệu đạt số phiếu tín nhiệm trên 50%. Chỉ có 9/40 người tự ứng cử đạt số phiếu tín nhiệm trên 50%.
Đối với ứng cử viên đại biểu HĐND TP, danh sách sơ bộ gồm 203 người ứng cử (178 người được giới thiệu và 25 người tự ứng cử). Sau hội nghị hiệp thương lần 2, số người được cơ quan tổ chức, đơn vị giới thiệu giảm 1 người. Có 4 người tự ứng cử làm đơn xin rút khỏi danh sách sơ bộ.
Kết quả lấy ý kiến cử tri nơi cư trú cho thấy có 176/177 người đạt số phiếu tín nhiệm trên 50%. Cũng chỉ có 9/21 người tự ứng cử đạt số phiếu tín nhiệm trên 50%.
Riêng về việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với người tự ứng cử, ông Nguyễn Hoàng Năng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM cho biết cũng có một số khó khăn nhất định.
MTTQ TP đã phổ biến quy trình, cách thức thực hiện việc này cho tất cả ứng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, chỉ có 33/40 người cho biết có nơi công tác cụ thể.
Trong số đó, Mặt trận tổ quốc TP chỉ nhận được ý kiến cử tri nơi công tác của 13 ứng viên. Ông Năng cho hay cũng có trường hợp ứng viên cung cấp địa chỉ nơi công tác nhưng khi MTTQ TP liên hệ thì những nơi này trả lời những ứng viên này không làm việc ở đó.
TP.HCM: Chỉ 9 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội được tín nhiệm
Các ứng viên tại buổi ra mắt - Ảnh: Tự Trung
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160413/tphcm-chi-9-nguoi-tu-ung-cu-dai-bieu-quoc-hoi-duoc-tin-nhiem/1083676.html
9.











Không có phản động đứng sau người ứng cử Đại biểu Quốc hội

(GDVN) - Ông Nguyễn Hạnh Phúc–Tổng thư ký Quốc hội: "Thông tin phản động đứng sau người ứng cử Đại biểu Quốc hội không phải là ý kiến của Hội đồng bầu cử Quốc gia".
Ông có đánh giá gì về các đại biểu tự ứng cử vào Quốc hội khóa 13 không thuộc các tổ chức giới thiệu?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Quốc hội khóa 13 đã có nhiều đại biểu tự ứng cử và đã trúng cử. Rất tiếc là tại khóa 13 đã xảy ra 2 trường hợp đại biểu tự ứng cử đều là đại diện của doanh nghiệp đã có vi phạm pháp luật và Quốc hội đã miễn nhiệm.
Qua hoạt động của Quốc hội khóa 13, dù là đại biểu tự ứng cử hay do các tổ chức đề cử thì chúng tôi thấy rằng đều có những phát biểu rất chân thành, không có điều gì để phân biệt.
Tôi nghĩ rằng trước khi ứng cử thì đại biểu đã được cử tri đánh giá, lựa chọn và giới thiệu, trải qua nhiều vòng bỏ phiếu, cử tri là những người sáng suốt lựa chọn ra đại biểu xứng đáng đại diện cho quyền lợi của mình.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết thông tin có phản động đứng sau người ứng cử Đại biểu Quốc hội không phải là quan điểm chính thức của Hội đồng bầu cử Quốc gia, cũng không phải quan điểm của Tiểu ban an ninh - quốc phòng. ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.
Vào kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV đang có rất nhiều đại biểu tự ứng cử, ông có đánh giá gì trước thông tin này?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Tôi nghĩ rằng điều đó phản ánh nhiều người yêu quý Quốc hội và mong muốn được tham gia diễn đàn này. Chúng tôi thấy điều đó rất đáng mừng và rất đáng hoan nghênh. Đơn cử là tại Hà Nội thì qua vòng Hiệp thương thứ 2 đang có 48 đại biểu tự ứng cử, tuy nhiên kết quả bầu cử thế nào phụ thuộc vào tín nhiệm của cử tri.
Thưa ông, thời gian vừa rồi có thông tin đứng sau một số người tự ứng cử có tổ chức phản động, vì vậy cần phải làm rõ và công khai, tránh gây điều tiếng xấu cho công tác bầu cử. Đến nay, vấn đề này đã được làm rõ chưa, thưa ông?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Vừa rồi tôi nhận được thư kiến nghị của ông Nguyễn Quang A và đã có trả lời về vấn đề này. Chúng tôi nói rõ thông tin này không phải là ý kiến của Hội đồng bầu cử Quốc gia và không phải ý kiến của Tiểu ban an ninh quốc phòng. Tôi cũng nói ngay là không có việc đó.
Đối với vấn đề thông tin mà những người tự ứng cử đưa lên mạng xã hội, tôi nghĩ rằng đó là quyền của họ, chúng ta không cấm cản. Đây mới là quá trình hiệp thương cho nên chưa biết chính xác ai sẽ được vào danh sách chính thức.
Tuy nhiên, sau này khi đã vào danh sách chính thức sau hiệp thương thì phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp để đảm bảo công bằng, cho dù người đó tự ứng cử hay do tổ chức giới thiệu.
Kết quả đánh giá tại nơi người ứng cử sinh sống có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Theo quy định thì phải lấy ý kiến của người dân nơi đại biểu cư trú, vì họ hiểu rất rõ cá nhân người đó thế nào, gia đình thế nào, quan hệ với cộng đồng dân cư thế nào.
Nếu người tham gia ứng cử mà tốt thì nhân dân sẽ đánh giá tốt, nhưng nếu không tốt thì cũng sẽ bị đánh giá không tốt.
Đó là những việc công khai, rất rõ ràng. Theo quy định nếu không vượt quá 50% số phiếu tán thành thì không đạt yêu cầu.
Chúng tôi ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV cũng vậy. Cũng phải đọc một bản trích ngang lý lịch trước bà con nơi cư trú, sau đó thì người dân sẽ phát biểu và yêu cầu làm rõ thêm, hỏi thêm về gia đình, vợ con, tài sản, nghĩa vụ ở nơi cư trú.
Cuối cùng đánh giá của bà con nơi cư trú bằng hình thức biểu quyết chính là thước đo rõ ràng nhất đối với người ứng cử.
Trân trọng cảm ơn ông!
http://giaoduc.net.vn/Utilities/Print.aspx?contentid=167094






8.


Ông Trần Đăng Tuấn đạt 100% sự ủng hộ của cử tri nơi cư trú


Hoàng Đan | 



Theo thông tin của chúng tôi, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 14 Trần Đăng Tuấn đã nhận được 100% cử tri nơi cư trú dự họp biểu quyết ủng hộ.












Trong tối thứ 7, ngày 9/4, tại khu dân cư tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội đã diễn ra buổi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 14 Trần Đăng Tuấn và một số ứng cử viên khác.
Tham gia buổi lấy ý kiến có 77 cử tri đại diện cho nhân dân tại khu vực cư trú của ông Tuấn cùng đại diện các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Tại buổi lấy ý kiến, tất cả các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ việc ông Trần Đăng Tuấn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.
Kết thúc buổi lấy ý kiến cử tri, ông Trần Đăng Tuấn và một ứng cử viên đại biểu Quốc hội khác do Văn phòng Quốc hội giới thiệu ứng cử đã được 100% người dự họp biểu quyết ủng hộ.
Theo dự kiến, trong tuần này, sẽ diễn ra Hội nghị hiệp thương lần 3 để thống nhất danh sách chính thức đối với các ứng viên ứng cử ĐBQH khóa 14.
Trước đó, nói về lý do đưa ra quyết định tự ứng của ĐBQH, ông Tuấn cho rằng, đúng là không cần vị trí nào vẫn có thể làm điều hữu ích.
"Nhưng nếu là Đại biểu Quốc hội, sẽ có nhiều điều kiện để làm những điều đúng, điều hữu ích cho cộng đồng hiệu quả hơn", ông Tuấn chia sẻ.
Cũng theo ông Tuấn, nếu sau hiệp thương, tên ông có trong danh sách để bầu thì cơ hội trúng cử của một người tự ứng cử, khách quan mà nhìn nhận, là không nhiều.
"Dù vậy, tôi quyết định tự ứng cử, vì giờ đây tôi nghĩ rằng, lấy lý do xác suất thành công quá nhỏ mà không làm điều gì đó cần làm, thường chỉ là cách biện hộ cho sự yếu đuối.
Hướng đến mục tiêu trúng cử, nhưng tôi không bị áp lực bởi chuyện trúng hay không trúng cử. Tôi quyết định không bỏ qua cơ hội nhỏ làm những việc hữu ích lớn.
Nếu cơ hội nhỏ đó không thành hiên thực thì tôi sẽ vẫn luôn có những cơ hội lớn để làm các việc hữu ích nhỏ. Thiết nghĩ: Cơ hội bao giờ cũng có, quan trọng là thái độ của chúng ta với các cơ hội mà thôi", ông Tuấn nhấn mạnh.
Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957 tại Nam Định và từng có hơn 20 năm công tác tại Đài truyền hình Việt Nam.
Ông được xem là người có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Đài truyền hình Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 và 2001 - 2010. Ông cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng kênh VTV3 từ năm 1996.
Tháng 8/2010, ông gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ xin chuyển công tác khỏi VTV. Đến tháng 11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho ông thôi chức Phó Tổng giám đốc VTV.
Sau đó, ông chuyển về làm việc tại Trung tâm sản xuất phim truyền hình. Từ năm 2011, ông là Tổng giám đốc Truyền hình An Viên (AVG).
Sau khi rời VTV, ông Tuấn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện giúp trẻ em vùng cao tới trường thông qua chương trình "Cơm có thịt" từ năm 2012.

http://soha.vn/ong-tran-dang-tuan-dat-100-su-ung-ho-cua-cu-tri-noi-cu-tru-20160411165158353.htm





7.


Hội nghị Cử tri: chấp nhận hay không?

  • 10 tháng 4 2016












Việt NamImage copyrightGetty
Image captionNăm năm một lần, Việt Nam tổ chức các kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Hai nhân vật tự ứng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam ở Hà Nội bình luận các Hội nghị cử tri mới được tổ chức với họ và chia sẻ về việc họ sẽ chấp nhận hay không các kết quả này.
Trao đổi với BBC hôm 10/4/2016, một ngày sau khi dự Hội nghị cử tri đối với trường hợp của mình ở địa phương cư trú, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam, nói:
"Buổi tiếp xúc có 75 người dự. Tôi có 6 phiếu thuận và 69 phiếu phản đối. Nhận xét là hoàn toàn như dự tính của tôi và những anh em tự ứng cử mà hoạt động về nhân quyền và dân chủ.












"Đại biểu cử tri ở đây thì đều là những người có lẽ là ngoài báo Nhân Dân, bên ti vi và các con đường, mặt trận của Đảng thì họ không có nguồn tin nào khác cả. Mà đối với tôi thì họ được cung cấp thông tin rất là xấu."
Ông Quang A chia sẻ dự kiến của mình sau Hội nghị cử tri:
"Thứ nhất, tôi sẽ không có động thái kiện với cái cuộc gọi là hội nghị hôm qua cả. Bởi vì mục tiêu của tôi là làm cho mọi người thấy rõ sự thật đã đạt được rất là mỹ mãn. Tôi có trên 10 GB (gigabytes) băng hình và âm thanh của toàn bộ diễn tiến.
"Việc làm này không bị cản trở vì trước đó, tôi đã đặt vấn đề như thế và tôi cũng đặt vấn đề các báo nước ngoài cũng như báo trong nước và họ sẽ đến.
"Và cái việc mà họ đến là việc của họ với các ông tổ chức này và nếu các ông không đưa ra một qui định nào là cấm báo giới vào tham dự thì lúc đó là việc của các ông với phóng viên, cho nên họ đành mời Hà Nội Mới, Hà Nội TV đến".

'Bất công, loại hết'

Bình luận về diễn biến xảy ra xung quanh các Hội nghị cử tri đối với nhiều người tự ứng cử Đai biểu Quốc hội Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Thứ nhất là đến ngày hôm nay, tất cả những người ứng cử độc lập thật sự đều bị loại, hoặc là một số anh em thấy cái sự rất là bất công.
"Ví dụ như Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, người ta đọc cái thư tố cáo ở đâu đâu đấy, đọc tại Viện (Nghiên cứu) Hán Nôm, một cái việc làm hoàn toàn bất hợp pháp bởi vì việc giải quyết tố cáo là của Ủy ban bầu cử Hà Nội, chứ không phải của hội nghị cử tri nơi công tác là viện nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
"Nhưng mà bất chấp, người ta vẫn làm những việc hoàn toàn trái luật như thế. Và trong những trường hợp đấy, tôi nghĩ là Tiến sĩ Diện phải có phản kháng vì việc làm đấy là trái pháp luật và còn nhiều việc làm trái khác nữa.












"Rồi cũng có một số những người tự ứng cử thì công an đến từng nhà, rồi theo dõi rồi này kia đối với việc tổ dân phố ở đấy làm những trò rất là bỉ ổi. Thì những anh em đó hoặc là sẽ phản ứng bằng cách tẩy chay việc họp hội nghị cử tri.Vậy thì tôi nghĩ những người đó về mặt thực tế là sẽ bị loại vì những người đó là tự ứng cử nhưng chưa trở thành ứng cử viên."
Theo Tiến sỹ Quang A, các ứng viên tự ứng cử Đại biểu Quốc hội là những người trong nhóm đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đã bị 'loại hết ra' trong các Hội nghị cử tri tại Hà Nội, nơi mà con số người tự ứng cử lên tới 48.
Ông nói về việc tự ứng cử và thành phần của những người này: "Việc tự ứng cử vào Quốc Hội ở Việt Nam là một cái chuyện đã có từ lâu, không có gì mới lạ cả… Có những người tự ứng cử nhưng được chính quyền bật đèn xanh là tự ứng cử đi. Những người đó cũng gần như là người được Đảng cử mà thôi.
"Rồi dịch chuyển sang một chút thì có những người tự ứng cử là người ứng cử độc lập, rồi sang một chút nữa thì là độc lập nhưng mà đấu tranh mạnh mẽ cho nhân quyền và dân chủ…
"Tức là cái giải phổ nó rộng như thế nên trong số 48 người ở Hà Nội tôi không thể biết bao nhiêu người ở vị trí nào trong cái phổ rộng như vậy. Nhưng mà số anh em đấu tranh cho nhân quyền dân chủ thì tôi biết rất kỹ và số đấy bị loại hết ra rồi."

'Sẽ không ra tái ứng cử?'

Cũng hôm 10/4, từ Hà Nội, một người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khác, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu văn hóa và blogger chia sẻ về kết quả của hai Hội nghị Cử tri vừa diễn ra các hôm 08 và 09/4/2016 đối với ông, mà kết quả lần lượt ông nhận được các phiếu và tỷ lệ ủng hộ là 15/58 (25%) ở cơ quan và 6/66 (10%) ở nơi cư trú.
Khi được hỏi ông có phản ứng gì trước các Hội nghị này, Tiến sỹ Diện nói ông đã có thư kiến nghị tới các cơ quan liên quan của chính quyền trung ương và địa phương ở Việt Nam, nhưng cho hay:
"Cơ quan công quyền của Việt Nam, kể cả Quốc Hội thì trước đến nay không có truyền thống trả lời đơn thư. Đơn khiếu nại tôi đã gửi rồi nhưng vẫn chưa có trả lời."
Trước câu hỏi sau lần tự ứng cử Đại biểu Quốc hội này, với một kỳ bầu cử tương tự vào khóa sau trong tương lai, liệu có ra tái ứng cử nữa hay không, blogger, nhà nghiên cứu từ Việt Nghiên cứu Hán Nôm, nói:
"Nếu xã hội Việt Nam vẫn cứ như thế này, với quyết tâm chính trị như thế này, thì tôi sẽ không để cho mình ra ứng cử lần nữa.












"Còn khi tình hình xã hội khác, quyết tâm của những nhà chính trị là mở rộng dân chủ, cải cách thể chế và mong muốn một sự thay đổi để những người có tâm với đất nước, và có trình độ và có hiểu biết muốn đem sức lực và tâm huyết ra ghánh vác việc dân việc nước… Nếu như cái đó không còn nữa thì tôi sẽ không ra ứng cử một lần nữa."
Nhìn lại diễn biến xung quanh hàng loạt hội nghị cử tri đã đang diễn ra với nhiều trường hợp ra tranh cử ở Việt Nam, mà tổng số các trường hợp lên tới 154 người trong cả nước, Tiến sỹ Xuân Diện nói:
"Qua quan sát tôi thấy tất cả hội nghị cử tri và những ứng cử viên tham gia như là một cuộc đấu tố man rợ và bỉ ổi của cải cách ruộng đất. Tối hôm qua đã đến hội nghị cử tri của tôi như là đi vào pháp trường với sự thị uy của lực lượng chức năng, công an, rồi công an chìm băng đỏ các thứ nhưng rồi cái kết quả là thứ nhất, những ứng cử viên độc lập đều nếm trải cuộc đấu tố.
"Thứ hai, các kết quả là được rất là ít phiếu, ngay như tối nay ông ứng cử viên Phan Phong ở Tràng Tiền chỉ được 1 phiếu thôi. Hôm qua thì ông Nguyễn Kim Môn được 3/81 phiếu...," blogger và nhà nghiên cứu nói với BBC.

'Vẫn còn nhiều bước khác'












Ca sỹ Mai KhôiImage copyrightChinh Vi
Image captionNhiều người trẻ tuổi đã bước ra tự ứng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam trong số 154 trường hợp trong cả nước.

Cũng hôm Chủ nhật, Tiến sỹ Nguyễn Quang A chia sẻ thêm với BBC về đợt tự ứng cử của bản thân và nhiều trường hợp khác ở Việt Nam kỳ này, ông nói:
"Việc ứng cử của tôi và một số người trong đợt này là một bước trong một quá trình học tập dài dài mà chúng tôi đã khởi động từ lâu rồi.
"Đây là một bước và như thế là sẽ còn rất nhiều bước khác và những bước tiếp theo không phải là nó chấm dứt ở ngày 12/4, mà cũng không phải là nó chấm dứt ở ngày 22/5.
"Và nó còn tiếp tục liên quan đến việc bầu cử, rồi sau bầu cử, thì nó lại có nhiều bước tiếp tục khác ở trong quá trình đó.
"Tôi nghĩ rằng chuyện sẽ có một bước tiếp theo ở trong quá trình này là sẽ ra ứng cử của 5 năm tới hay không, thì tôi nghĩ bây giờ nói thì hơi sớm.
"Nhưng tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều anh em trẻ, chứ không phải là những người già như tôi, sẽ tiếp tục ra ứng cử.
"Và nếu đấu tranh mạnh mẽ, thì có thể hy vọng rằng Luật Bầu cử nó phải thay đổi thì mới được, chứ Luật Bầu cử mà nó đã được thiết kế để cái việc Đảng (CSVN) quyết định, Đảng chọn dân bầu, thì sẽ không bao giờ có kết quả tốt cả," Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/04/160410_quang_a_xuan_dien_voter_conference


6.


Thầy giáo Đỗ Việt Khoa trượt đại biểu QH lần 2


 - Số phiếu tín nhiệm với thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Thường Tín (Hà Nội) - người tích cực chống tiêu cực, gian lận thi cử - là 10,1% tại nơi công tác và 17,33% ở nơi cư trú.
Thầy Đỗ Việt Khoa từng ứng cử ĐBQH năm 2007 và bị 0% phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc (Trường THPT Vân Tảo). Năm nay, ông đắn đo mãi đến phút chót mới nộp hồ sơ. Cũng theo ông Khoa, việc nộp đơn của ông rất thuận lợi. Lãnh đạo các cấp đã biết và rất quan tâm
Tuy nhiên, kết quả lấy phiếu tín nhiệm vẫn rất thấp trong lần thứ 2 ông tự ứng cử đại biểu QH.
Cụ thể, việc lấy phiếu tại Trường THPT Thường Tín diễn ra chiều 9/4 và ông được 10,1% phiếu tín nhiệm.
Chiều 10/4, tại nơi cư trú ông chỉ được 13/75 phiếu tín nhiệm, trong đó 13/15 người dân trong xóm ủng hộ, đạt 17,33%.
Đỗ Việt Khoa
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa. Ảnh: VietNamNet
“Điều này ít nhiều khiến tôi bất ngờ vì ban đầu tại trường thấy đa số rất ủng hộ tôi. Còn ở trong xóm trước kia 76% đã ủng hộ” – ông Khoa cho biết.
Cũng theo thầy giáo: “Tại trường những ngày trước các giáo viên đã bàn nhau không bỏ phiếu tín nhiệm tôi. Lý do khá bi hài: Thầy Khoa quá vất vả rồi. Mình thầy chẳng thay đổi được gì đâu...".
Tại hội nghị nơi công tác, theo thầy Khoa chia sẻ: “Có cô nói thầy Khoa rất hòa đồng, được GV và HS yêu quý, nhưng thầy chẳng nổi bật lên trong trường cho chúng tôi soi gương.
Có thầy nói thầy Khoa rất có tâm, nhưng chúng tôi không muốn thầy làm ĐBQH, mà muốn thầy chỉ dạy học, và lo cho gia đình. Trường mình thiếu GV mà đi họp mấy tháng trời thì lấy ai ra dạy bây giờ”.
14h ngày 10/4 đã lấy tín nhiệm nơi cư trú của thầy Khoa. “Đến lượt tôi phát biểu, tôi tranh thủ tóm tắt vài nội dung: Những gì tôi làm được từ trước đến nay là rất lớn không ai làm được, từ chấn chỉnh đầu gấu GV sàm sỡ học sinh, phanh phui tiêu cực thi cử 2006 tại Phú Xuyên, tại Đồi Ngô Bắc Giang, tại Hòa Bình, và hàng chục vụ sai phạm khác trên cả nước...
(…) Nay tôi muốn ứng cử để góp phần làm cho ngành giáo dục tốt lên, không có động cơ nào khác. Nếu trúng cử tôi sẽ mang hết sức mình đang làm việc, nếu không tôi vẫn sẽ làm một công dân tốt” – ông Khoa cho hay.
Khi được hỏi có buồn không trước kết quả này, ông Khoa cho biết: “Không, vì tôi xác định trước rồi”.
Văn Chung
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/298741/thay-giao-do-viet-khoa-truot-dai-bieu-qh-lan-2.html



5. Ửng cử viên tự do Trang Nhung cho biết sau hội nghị cử tri


Trang Nhung: Đó thực sự là 1 màn đấu tố...

 
162 lượt xem

Xuất bản 1 thg 4, 2016
ĐÓ THỰC SỰ LÀ MỘT MÀN ĐẤU TỐ !

Rời khỏi Hội nghị cử tri, trong vòng tay của bạn bè, ứng viên tự do Nguyễn Trang Nhung đã bật khóc. Cô thất vọng về tỷ lệ phiếu tín nhiệm cho mình ứng cử ĐBQH.

https://www.youtube.com/watch?v=EJyiycFcqM4








Saturday, April 2, 2016


Thêm một ứng viên có học bị "tổ dân phố" loại

Trang Nhung tốt nghiệp kỹ sư tin học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, thạc sĩ Tài chính Ngân hàng tại Singapore, cử nhân luật tại ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh... Slogan tranh cử của cô là "Tiếp cận, lắng nghe, và phục vụ".

Với học vấn và tâm huyết như vậy, cô vẫn lãnh... 0% phiếu tín nhiệm của "quần chúng" và không qua nổi cuộc tiếp xúc cử tri ở tổ dân phố tối 1/4/2016. 



Lại nhớ hồi tổ dân phố ở phường Chương Dương (Hà Nội) đấu tố ứng viên đại biểu Quốc hội ngoài đảng Nguyễn Phúc Giác Hải ở kỳ bầu cử Quốc hội trước. Có một quần chúng mặt mày hung hãn lên trợn mắt chất vấn ông Hải: "Bác là nhà khoa học, nghiên cứu đông nghiên cứu tây ở đâu chả biết chứ tôi chả thấy bác nghiên cứu gì chuyện xung quanh bác, chuyện phường ta cả. Năm nay là năm 2011, bác về ở phường ta, sống giữa bà con lao động, từ năm 2006 tới giờ. 5 năm rồi, tôi chưa lần nào thấy bác đi họp tổ dân phố cả".



Quần chúng chất vấn vậy, nhưng ban tổ chức, chủ tọa hội nghị tiếp xúc cử tri không cho ông Nguyễn Phúc Giác Hải trả lời, yêu cầu ông "chỉ được lắng nghe" thôi.



Đúng là học Đông học Tây, nghiên cứu Đông nghiên cứu Tây rồi cũng không qua được mấy ông bà "cử tri ở tổ dân phố".



Người có học, có tài, có tâm, tự ứng cử vào được Quốc hội Việt Nam Xã nghĩa còn khó hơn con lạc đà chui qua lỗ kim.






Video ghi lại cảnh ứng viên Nguyễn Trang Nhung bật khóc khi rời khỏi hiện trường cuộc đấu tố. Cô khóc vì uất ức. Vì nhiệt huyết, tình yêu và hy vọng mà cô mang theo trong tim, với hình ảnh bông hồng cài trên áo, đã bị chà đạp không thương tiếc bởi sự độc ác và ngu muội có chỉ đạo.

Bài liên quan: Đêm hiệp thương
http://www.phamdoantrang.com/2016/04/them-mot-ung-vien-co-hoc-bi-to-dan-pho.html
4. Ứng viên Nguyễn Quang A tâm sự

"


Mấy dịp bầu cử Quốc hội các khóa trước nhiều trí thức đã thúc tôi, “ông nên ra ứng cử đi”. Tôi nửa đùa nửa thật trả lời, “tôi có một con riêng, e người ta làm ầm lên rằng mình vi phạm luật hôn nhân.”
Một vị bảo, “đó là chuyện riêng tư! Có biết bao người ở hoàn cảnh như cậu. Họ còn làm to, to lắm.” Rồi ông ấy nhắc đến tên của biết bao vị chủ tịch, tổng bí thư, thủ tướng,… mà tôi chẳng nhớ hết (hình như có vị còn có con ở nước ngoài nay mới chín mười tuổi gì đó). Mình bảo, tôi khác họ! Mỗi người có một hoàn cảnh, không nên so sánh. Tôi có một người bạn cùng lứa có 2 đứa con riêng và anh ấy đã là đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ gần đây.
Vị khác lại bảo, “trên thế giới thiếu gì các lãnh đạo quốc gia như thế! Nào là ông Mitterand còn đưa bà ấy và con gái vào ở dinh Tổng thống, nào là ông …”. Tôi bảo, tôi sao dám so với các vĩ nhân ấy, vả lại ở nước họ quyền riêng tư được bảo vệ nghiêm ngặt chứ đâu như ở ta!
Chuyện của tôi nhiều người biết. Chả có gì phải giấu diếm. Chính tôi đã đi khai sinh cho cháu theo đúng luật hiện hành lúc đó.
Nói thực, lúc đó cháu còn nhỏ và tôi không muốn nó bị dư luận làm tổn thương. Đấy là lý do chính chứ chẳng phải câu trả lời “nửa đùa nửa thật” lấy lệ kể trên.
Nay cháu đã lớn (25 tuổi) đã học hành xong, đã đi làm, nên tôi không còn ngại như trước nữa.
Tôi mất cha năm 1952, lúc mẹ tôi vừa 30 tuổi, bà đã không đi bước nữa và đã nuôi dạy hai anh em tôi nên người. Tôi không sao bù lại sự mất mát to lớn ấy của bà. Việt Nam có bao nhiêu phụ nữ phải chịu cảnh góa bụa hay cô đơn sau chiến tranh?
Tác giả Phạm Bích San (Xã hội học số 4, 1985) đã phân tích kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số năm 1979 và cho chúng ta biết cơ cấu dân số Việt Nam, theo các nhóm cách nhau 5 tuổi từ 0-4, 5-9, …, 20-24, 25-29, 30-34, 35-39, 40-44,…,95-99 và trên 100 tuổi, (vào 1/10/1979, ngày điều tra dân số), trong bảng 1 của nghiên cứu đó. Có thể thấy vài điều đáng chú ý từ bảng này.
Số nam giới ở các độ tuổi dưới 15 (tức là sinh từ 1965 đến 1979) luôn cao hơn số nữ. Một hiện tượng khá bình thường.
Xem kỹ các nhóm có độ tuổi từ 20 đến 44 và thêm vào các cột Nữ-Nam và Nam/Nữ (%), ta sẽ có bảng sau (xem hình):
20-24 2.281.171 2.601.098 319.927 87,70
25-29 1.742.277 1.975.507 233.230 88,19
30-34 1.177.320 1.314.655 137.335 89,55
35-39 166.580 1.104.086 937.506 15,09
40-44 913.279 1.084.754 171.475 84,19
Tổng 6.280.627 8.080.100 1.799.473 77,73

Có thể thấy sự chênh lệch gần 1,8 triệu giữa số nữ và nam ở độ tuổi 20 đến 44 (có thể coi là độ tuổi sinh sản) là quá lớn và đặc biệt sự chênh lệch gần 1 triệu ở nhóm tuổi 35-39 là rất đáng chú ý; tỷ số giới tính Nam/Nữ (%) luôn nhỏ hơn 100 và đặc biệt thấp (15,09) ở độ tuổi 35-39. Những số liệu khô khan này cho thấy hậu những quả kinh khủng của cuộc chiến tranh.
Nhìn chung, khoảng 22% phụ nữ ở độ tuổi từ 22 đến 44 hoặc là góa bụa, hoặc là không lấy chồng; và tỷ lệ này có thể còn kinh khủng hơn cho những phụ nữ ở độ tuổi 30-34 (do thường có chồng cùng độ tuổi hay hơn 5-6 tuổi) và 35-39 (góa bụa).
Đấy là một hiện tượng xã hội đau lòng và nhức nhối. Cần có cái nhìn nhân bản đối với hiện tượng này và những hệ quả dễ hiểu của nó (nhất là từ bản thân các nhà lãnh đạo phụ nữ và những người bảo vệ nữ quyền).
Nhiều người có thể hỏi: tôi có vi phạm luật hôn nhân và gia đình không? Tôi khẳng định KHÔNG! Theo đúng câu chữ của Luật khi đó (Luật hôn nhân gia đình 1986, tôi không vi phạm điều 4 của luật đó, tôi cũng đã làm đúng điều 30 của luật đó khi khai sinh cho cháu); thậm chí theo cả những quy định của luật mới hay giải thích cụ thể của thông tư thông tư 01/2001/ TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC cũng không. Và quan trọng nhất: tất cả bốn con trai tôi đều được nuôi dạy trong tình yêu thương và đã trở thành những người tử tế.


"
https://www.facebook.com/a.nguyenquang.16/posts/1781468672081167



Trước đó, cô Tiên Lãng đưa tin (nguồn từ Tre Làng):

"

Thứ Sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2016



HÉ LỘ CHUYỆN TÌNH NGOÀI LUỒNG CỦA TS NGUYỄN QUANG A

HÉ LỘ CHUYỆN TÌNH NGOÀI LUỒNG CỦA TS NGUYỄN QUANG A 

KhanhKim@

LỜI DẪN CỦA BÁC TRE LÀNG: Đây là bài viết của cựu chiến binh KhanhKim@ (Nguyễn Kim Khanh) về nhân cách của ông Nguyễn Quang A. Tác giả đề nghị giữ nguyên văn phong và cách diễn đạt. Tôn trọng điều này, Tre Làng xin được đăng nguyên văn.
*******************

 He he, TS Nguyễn Quang A hãy đeo mo vào mặt.



Ông TS Nguyễn Quanh A (NQA) quê huyện Quế võ Tỉnh Bắc ninh. Ông mua nhà, có hộ khẩu thường trú tại ngách 640/43, phố Nguyễn Văn Cừ, tổ 13, phường Gia Thụy, quận Long biên Hà nội.



Từ khi ông mua nhà, nhập gia tùy tục ở xứ này, ông chỉ biết “nhõn” gia đình ông, còn làng xóm láng giềng nơi ông cư trú, ông đếch thèm biết ai, ông đi đâu, làm gì về, mặt ông TS cứ vênh lên như bánh đa nướng, “tiết kiệm đến bủn xỉn, hà tiện keo kiệt” đến từng lời nói, thế nên ông cũng đếch thèm chào ai, từ cụ già, đến người trẻ lấy nửa lời.



Người dân Ngách 640/43 bảo ông TS khó tính, khinh người, có người tục mồm bảo ông TS “Có học mà đéo có văn hóa”.



He he, người dân họ nói đúng. Ông TS Nguyễn Quang A có học mà đéo có văn hóa, cũng chẳng sai



Thế nhưng, dân ngách 640/43 tổ 13, phường Gia Thụy lấy làm lạ, dạo trước tết Bính thân đến nay, ông TS bỗng dưng đổi tính, đổi nết, “tốt đột xuất”, từ bộ mặt vênh như bánh đa nướng ngày nào, nay khuôn mặt ông bỗng dưng trùng xuống “Ỉu như bánh đa gặp nước”từ một ông già khó tính, nay ông lại mát tính, hay nói, lại cả hay cười, ông hào phóng “Xã giao” chào bà con hàng xóm, từ người già, xuống con trẻ từ rất xa, có người tinh ý bảo ông đang diễn kịch có ý đồ.



Đúng, như dự đoán khi người ta thấy, mồng bốn Tết “tự dưng” vợ chồng ông đi chúc tết hàng xóm láng giềng. Khi ông TS NQA đi chúc tết, vợ (cả) là bà Hà “Vác rá” đi theo, để xin để chữ ký từng người trong khu phố, có người già lẫn cẫn, dễ dãi họ ký luôn, bởi chẳng mất gì của bọ, có người kỹ tính, hiểu rõ con người ông TS, nên cảnh giác hỏi, ký để làm gì? Ông trả lời có lúc rất chi là “thật thà”: để tự ứng cử vào Quốc hội, có lúc lại nói điêu bảo “để làm từ thiện”.



Tất nhiên, vì hai chữ từ thiện nó rất nhân văn, nên chẳng ai nỡ hẹp hòi, chối từ một chữ ký.



Còn cụ già nghễnh ngãng, ông chọn các cụ điếc tai, nên cụ “có tiếc gì” cũng cho ông một chữ kí.



He he, ông TS cũng khôn đáo để, đánh đúng tâm lí cụ già, để ông lừa. Ha ha



Một thời gian sau, người ta thấy ông Tiến sỹ Nguyễn Quang A đăng kí tự ứng cử vào đại biểu quốc hội và khoe cương lĩnh tranh cử kêu như chuông, cùng một danh sách dài những 1440 chữ ký “còn tươi” nói là “chữ ký của người dân, ủng hộ ông ra ứng cử đại biểu quốc hội lần thứ XIV”.



Ha ha, ông Tiến sỹ “vác rá” đi xin chữ kí làm từ thiện, nay biến thành chữ kí của những người ủng hộ ông, ứng cử đại biểu quốc hội. Người dân tổ 13, Phường Gia thụy khi biết tin này rất bực mình, nay lại được xem hình ảnh ông, đứng dưới cờ ba que để xin tiền, nên rất bất bình, phẫn nộ, có người gay gắt bảo “thằng TS lừa đảo”, “thằng phản động”và họ định làm ầm ĩ cho xấu mặt ông TS, Nhưng lại có người khuyên “thôi”, vì dẫu sao ông ta vẫn là hàng xóm láng giềng.



Một chuyên khôi hài khác, nhưng lại liên quan đến “tài và đức” của ông TS. Chẳng là để ứng cử vào đại biểu quốc hội. Ông công khai tài chính, “bạch hóa” (từ bạch hóa rận chủ hay dùng) số tiền khủng đứng tên ông những 37 tỷ đồng. Người nghèo VN khi biết tin này, giật mình lắc đầu, lè lưỡi khen ông “moi” được ở đâu, “cướp” ở đâu ra số tiền lớn như vậy?



Có người biết và đã làm ăn với Nguyễn Quang A nhếch miệng cười khẩy và “chua” một câu xanh rờn “muỗi”.




Chẹp chẹp, họ bảo đấy chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, mà ông TS đang sở hữu mới “nhõn” 37 tỷ, là quá khiêm tốn, hay nói một cách khác “quá hẻo”, so với khối tài sản khổng lồ còn “ẩn” là các vi la, biệt thự, bất động sản... phải lên tới hàng chục triệu đô la. Nếu là thật, một sự thật “kinh khủng” bởi một kẻ dựa hơi Tiến sĩ, luồn lách qua các khe hở của pháp luật để làm tiền, nhận tiền của những thế lực phản động nước ngoài, làm giàu bất chính cho cá nhân mới có được số tiền khổng lồ như vậy.



Với số tài sản khủng 37 tỉ được công khai và hàng chục triệu đô la chưa được “bạch hóa”, thì không thể nói ông là TS thanh liêm, chí công vô tư, một người yêu nước và càng không thể đại diện cho lợi ích của người dân?.



Chuyện bi hài kịch, “đạo đức của các nhà dân chủ”, nay biến tướng thành phường “dâm chủ”. Hay nói cách khác, là người nhưng họ mang nhóm máu “D” của loài dê, được biệt danh “dê cụ”. Thế nên, các chuyện Xicăngđan tình ái của họ, cứ diễn ra liên tục hàng ngày mà chẳng có hồi kết, chẳng có điểm dừng.



Thiết tưởng, cũng phải nên kể ra đây một vài gương mặt các rận chủ, được mang danh “dê cụ” của các dâm chủ VN, để mọi người cùng biết chuyện tình ái, bồ bịch lăng nhăng và cái gọi là “đạo đức” giả cấy của họ.



Tỷ như Nguyễn Việt Dũng (Dũng Aduku) Lã Việt Dũng, Ngô Nhật Đăng, hay Đoan Trang (chát sex), Lê Thị Công Nhân (some), Trần Thị Nga cướp chồng, có 2 con ngoài luồng, Huỳnh Thục Vy ngủ với cả cố đạo, rồi con mụ Bùi thị Minh Hằng 3 con 3 họ bố khác nhau, đến cả Tiến sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ, ngủ với gái ngoài luồng, cũng bị bắt quả tang tại nhà nghỉ ở thành phố HCM; lão Huỳnh ngọc Chênh 64 tuổi, già sinh tật đổ đốn, “đầu già nhưng đít trẻ” nên vẫn thích ham gái lạ, hay Nguyễn Tường Thụy biệt danh “dê già” thích “sờ bím, bóp ti gái trẻ” rồi ông trùm dân oan "già không đều” có cái tên Mai Xuân Dũng cũng “xoắn như sam” gỡ không ra với cô kế toán viên xinh đẹp, có tên Phan Thị cẩm Hường, rồi mới đây, thêm Nguyễn Lân Thắng cũng ngủ với gái lạ bị bắt quả tang ở Đà lạt... Một dây xêri dài kể không hết các nhà dân chủ, dính líu đến các vụ Xìcangđan tình ái, làm xấu mặt làng rận chủ VN.



Nay lại có tin cực Sock, đến lượt ông TS Nguyễn Quang A, cũng đang được thiên hạ giúp ông “bạch hóa”chuyện giường chiếu, chăn gối ngoài luồng,“trai trên, Gái dưới”, hay gọi cách khác là chuyện “mèo mỡ’ bồ bịch lăng nhăng của ông TS này.



He he, To chuyện rồi đây nha, bởi ông đang là TS danh giá, đang là nhà dân chủ, đấu tranh cho nhân quyền, dân quyền của VN, được cả thế giới biết đến, các đài báo phản động nước ngoài quan tâm. Ông TS đã có vợ, con đàng hoàng, lại đang tự ứng cử vào Đại biểu quốc hội lần này, mà lại có hành vi vô đạo đức, vi phạm pháp luật. Kể cũng lạ, chuyện khó tin?



Chẹp chẹp, nói cấm sai, nói có sách, mách có chứng.



A lô, a lô, theo thông tấn xã “thạo tin”, (chính xác 100%): Sau một thời gian dài, mật phục, nhóm điều tra chúng tôi theo dõi, đã phát hiện: Ông TS Nguyễn Quang A, năm nay 70 tuổi có cô bồ nhí tên là Hoàng Kim Qúy trú tại số nhà 629/25 phố Kim Mã, phường Ngọc khánh, quận Ba đình, thành phố Hà Nội, cuộc tình ngoài luồng tuy vụng trộm, nhưng họ đã sống với nhau như “vợ chồng” và đã có một con chung tên là Nguyễn Quang Đức sinh năm 1991.



Nếu ai không tin, mời đến số nhà nói trên, để mục kích sở thị. Alô, a lô.



He he, thế đấy, thiên hạ bấy lâu nay cứ ngộ nhận ông TS này, “văn võ song toàn” là người tài đức, ông lại bồ bịch lăng nhăng, từ thập kỉ 90 cho đến nay, mà không hề ai biết. Thế nhưng, ông trời thật có mắt, nay nhân dân cũng đã biết, bởi “cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải tòi ra”. “nhân nào quả ấy” Việc này, nay được “Bạch hóa” âu cũng là một câu chuyện “không hậu” nhưng “kết thúc có hậu”, bởi nó vạch trần “thói đạo đức giả” của kẻ “bất hiếu, lẫn bất trung”, đánh trúng tim đen và gót chân asin của ông Tiến sỹ.



Một dấu chấm hết, cho cuộc đời chính trị đê hèn của ông ta. 



Như vậy, đối chiếu đức tài của ông TS này, theo điều 22 Luật tổ chức quốc hội năm 2014: TS Nguyễn Quang A không đủ tiêu chuẩn, vì vi phạm:



Tại điểm 1: Đại biểu quốc hội "phải trung thành với hiến pháp" mà ông ta lại đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp.



Tại điều 2: Đại biểu quốc hội "Phải có phẩm chất đạo đức tốt" ông ta vi phạm pháp luật, chế độ hôn nhân “một vợ một chồng”


He he, liệu ông TS “dâm chủ” có cái tên Nguyễn Quang A, từ nay có còn mạnh mồm khoe, “tài, đức”, có đủ bản lĩnh vác cái “mo cau” tự úp vào mặt, để tiếp tục tranh ghế Đại biểu Quốc hội lần thứ XIV nữa hay không?

Nguồn: Tre Làng
"
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/03/he-lo-chuyen-tinh-ngoai-luong-cua-ts.html

3.


Ông Hoàng Hữu Phước: “Hai tháng nữa tôi sẽ hết chống gậy!”

24/03/2016 10:56 GMT+7
TTO - Bên lề Quốc hội sáng nay, đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP.HCM), người vừa tiếp tục tự ứng cử Quốc hội khóa XIV  đã có cuộc trao đổi với báo chí.

​Ông Hoàng Hữu Phước: “Hai tháng nữa tôi sẽ hết chống gậy!”
Ông Hoàng Hữu Phước ngồi trả lời các phóng viên sáng 24 - 3 tại Quốc hội (Ảnh: VIỄN SỰ)
Tuổi Trẻ đã đặt nhiều câu hỏi cho ông Hoàng Hữu Phước về sức khỏe của ông, khi hai kỳ họp 9 và 10 - Quốc hội khóa XIII, ông Phước đều không có mặt vì bị bệnh.
“Bất thường bất ngờ chứ không trầm kha trầm trọng!”
*Thưa đại biểu Phước, hai kỳ họp rồi ông bệnh không đi họp được, nay ông đã khỏe chưa?
-À! Sức khỏe thì tốt rồi, có điều ra đây thì bị mất tiếng nên mấy hôm nay tôi không trò chuyện, phát biểu nhiều được.
*Hai kỳ họp qua ông cáo bệnh, không đi họp được. Nay ông tiếp tục ứng cử ĐBQH khóa XIV, liệu có đủ sức khỏe để đi họp đều?
-Thực ra thì nếu để làm việc, sức khỏe của tôi coi như trở lại bình thường. Còn trong hai kỳ họp vừa qua tôi vắng họp chẳng qua là do một sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi. Cứ lên đường đi họp thì sức khỏe lại có vấn đề.
Nói thiệt là hai kỳ họp đó cái gì tôi cũng chuẩn bị hết trơn, rồi rớt cuộc lại không dự họp được. Thậm chí kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa XIII (5 – 2015) tôi ra hơi trễ nhưng chưa kịp đi họp thì 4 ngày sau lại phải quay trở về vì bệnh tái phát.
Đó là bất thường và bất ngờ chứ không phải trầm kha trầm trọng!
*Cử tri thấy ông vắng họp Quốc hội, vắng cả một số kỳ tiếp xúc cử tri, họ quan tâm ông bị bệnh gì?
- Lúc trước tôi bị một vết thương do nhiễm trùng. Trên đường đi dự Diễn đàn kinh tế mùa xuân ở Vinh (Nghệ An) hồi đầu năm 2015, tôi đang đứng chờ xe ở sân bay thì có một người đẩy một xe hành lý quất vô chân tôi, bị thương và nhiễm trùng. Cho nên hai ngày sau phải quay trở về.
*Mấy ngày nay thấy ông vừa đi họp Quôc hội vừa chống gậy? Vậy là chân ông còn yếu?
-Vấn đề chống gậy nó thế này, về y học khi bạn nằm trị bệnh hơn một tháng thì bác sĩ sẽ khuyến cáo coi chừng cái chân bạn bị teo cơ. Nên rớt cuộc sau khi nằm chờ chữa cho hết bệnh thì tôi phải nằm vật lý trị liệu. Nên chắc 2 tháng nữa tôi mới quăng cây gậy được, lúc đó sẽ không còn chống gậy nữa, đi lại bình thường.
Càng về sau sẽ càng hoàn thiện
* Ông và cô Lại Thu Trúc cùng công ty đã ra ứng cử Quốc hội khóa XIV. Cả hai người trong cùng một công ty ra ứng cử, liệu có cơ hội trúng cử  không?
-Cô Trúc là chức sắc trong công ty chứ không phải nhân viên, là Phó giám đốc. Công ty bây giờ cũng thu hẹp lại, chỉ còn hoạt động tư vấn nên công việc cũng nhẹ nhàng, hoàn toàn có thể thu xếp được để làm đại biểu nếu trúng cử.
*Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, ông có một số phát ngôn, bài viết trên blog cá nhân được cho là làm ảnh hưởng đến uy tín của đại biểu Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa. Kỳ này, nếu trúng cử, ông nghĩ mình có rút kinh nghiệm?  
- Nếu như nói những điều đó là để giúp mình là hoàn thiện cho bước đường sắp tới thì câu hỏi này đúng là câu hỏi này rất hay. Tôi tin, tất cả mọi cái về sau càng hoàn thiện, càng làm tốt hơn.
* Xung quanh nhiệm kỳ ĐBQH này của ông cũng có nhiều dự luận. Tiếp tục ứng cử ông có tự tin là sẽ được chọn lựa sau các vòng hiệp thương và được cử tri tín nhiệm tái cử?
- Nghĩ tích cực thì thế này, nhiệm kỳ trước khi tự ra ứng cử thì tôi có trả lời báo chí là tôi  ứng cử không phải vì tin là sẽ được cử tri tín nhiệm, mà ứng cử với lòng mong muốn phục vụ đất nước phục vụ dân tộc, vì thu xếp được thời gian. Cho nên nếu như cử tri cho tôi cơ hội để phục vụ thì đó là cơ may. Còn nếu như  kết quả bầu cử không đạt thì có nghĩa là niềm tin của của tri đặt nặng hơn vào những người đã từng có thành tích hơn tôi.
Nhiệm kỳ trước tôi ra với một suy nghĩ thoáng như thế nên nhiệm kỳ này cũng vậy. Nếu cử tri cho tôi tiếp tục tín nhiệm thì đó cơ hội thứ hai của tôi.
*Cảm ơn ông !
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160324/ong-hoang-huu-phuoc-hai-thang-nua-toi-se-het-chong-gay/1073017.html



2.


Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng không ứng cử đại biểu QH


Trong danh sách các ứng cử viên đại biểu Quốc hội không có tên 3 lãnh đạo chủ chốt của TP Đà Nẵng.


Ngày 20/3, một nguồn tin cho biết, tại hội nghị hiệp thương lần thứ 2 để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14, đơn vị TP Đà Nẵng có 13 ứng cử viên. Trong đó, 10 ứng cử đại biểu Quốc hội do các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn giới thiệu và 3 người tự ứng cử.
Trong số các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 14 đơn vị TP Đà Nẵng lần này có 2 gương mặt đáng chú ý là ông Nguyễn Thanh Quang, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và ông Nguyễn Bá Sơn, Chánh thanh tra TP.
Bí thư Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, Chủ tịch Đà Nẵng, ứng cử đại biểu Quốc hội
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng không tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14
Ba lãnh đạo chủ chốt của TP Đà Nẵng là ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Thành ủy), ông Võ Công Trí (Phó bí thư thường trực Thành ủy) và ông Huỳnh Đức Thơ (Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP không có tên trong danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội.
Theo hướng dẫn số 38 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa 14 về bố trí trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa 14: "Các đồng chí là lãnh đạo chủ chốt tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp ủy và Bộ Chính trị, Ban Bí thư giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, nếu trúng cử thì đảm nhiệm chức danh trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố".
Theo Tuổi Trẻ






http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/295109/bi-thu-chu-tich-da-nang-khong-ung-cu-dai-bieu-qh.html



1. Hồi cố về năm 2007 của cựu ứng cử viên Nguyễn Đăng Hưng (đã không qua được vòng hiệp thương thứ ba).







"


HỒ SƠ VỀ VỤ TÔI RA ỨNG CỬ HỤT QUỐC HỘI

Nguyễn Đăng Hưng,

_____

LỜI DẪN
Một tuần sau thời hạn tự ứng cử đại biểu quốc hội chấm dứt, tôi quyết định công bố hồ sơ này. Tôi đã ngần ngại không muốn đăng tải quá sớm, tôi không muốn làm nãn lòng những công dân Việt Nam, ý thức được quyền công dân của mình và sẳn lòng dấng thân cho việc nước. Trong thâm tâm, tôi rất ủng hộ phong trào tự ứng cử vì tôi cho rằng đây là một cuộc tập dợt thực thi dân chủ của xã hội dân sự, qui mô càng lớn thì càng tốt cho nền dân chủ Việt Nam, cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Nay danh sách chính thức của các thành viên ứng cử quốc hội đã được công bố, tôi thấy đây là thời đểm hợp lý nhất cho việc đăng tải hồ sơ này.

Phải chăng đây là một kinh nghiệm ít có, lần đầu tiên năm 2007 một Việt Kiều mới hồi hương quyết đi tự ứng cũ quốc hội.
Tôi mong hồ sơ này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc, nhất là các thành vị mới tự ứng cử Quốc hội khóa XIV, 2016.
Hồ sơ hôi dài, xin đúc kết ở đây cảm nghỉ chính về tính dân chủ trong tổ chức bầu cử quốc hội Việt Nam cho đến năm 2016 vẫn giữ y như cũ:
 “ Đợt bầu cử quốc hội khóa XII năm 2007 tôi đã tham gia lần đầu tiên như trên đã nói với tư cách một ứng viên, nhưng cũng với tư cách là một cử tri. Tháng 5/2007 đi bầu cử tại quận 3 TP. HCM, điều làm tôi rất đỗi nhạc nhiên là tại trạm bầu cử, ban kiểm soát không hề đòi tôi xuất trình chứng minh nhân dân (CMNN). Tôi chỉ cần xuất trình thẻ cử tri được gởi đến địa chỉ hộ khẩu của tôi, (tôi gắn bó với gia đình một người học trò cho tôi tá túc hộ khẩu). Tôi ngạc nhiên vì tại Việt Nam, ai cũng biết việc xuất trình giấy này là bắt buộc trong bất cứ tình huống nào, trong bất cứ giao dịch dân sự nào. Thế mà trong tình huống trọng đại nhất: chọn lựa người đại biểu trong cơ quan quyền lực tối cao là quốc hội, người ta lại không đòi hỏi cái giấy ấy. Tại Bỉ, ngược lại, trong giao dịch dân sự, việc xuất trình thẻ căn cước (carte d’identité, tương đương với CMNN) là rất hiếm hoi. Nhưng ngày bầu quốc hội (tôi đã đi bầu cho đến nay trên mười lần), việc này là điều tiên quyết. Tại Bỉ, tên và hình trên thẻ căn cước phải trùng hợp với trên thẻ cử tri nếu không, công dân không được bước vào phòng bỏ phiếu. Ngoài ra tôi cũng thấy tại quận 3, TP HCM, ngày bầu cử, nhiều người mang một chồng thẻ cử tri đi bầu giùm cho thân nhân vắng mặt. Việc này không nhỏ. Nó nói lên tính thiếu nghiêm túc trong việc tổ chức bầu cử và ảnh hưởng của sự lơ đễnh khó hiểu này là kết quả bầu cử sẽ có thể rất tùy tiện.
Hội nghị hiệp thương 3 để chốt lại danh sách bầu cử thực chất là một sự can thiệp tùy tiện khác, vi phạm quyền tự do ứng cử của công dân mà hiến pháp đã thừa nhận.
            Ngay chữ hiệp thương cũng thiếu chính xác vì đây không phải là sự bàn bạc giữa các đối tác để đi đến thỏa thuận mà là một quyết định đơn phương và đối tượng chính, người tự ra ứng cử, không hề được tham khảo ý kiến, thực thi quyền được bảo vệ hồ sơ cá nhân. Ngày nào còn tồn tại kiểu hiệp thương này thì ngày ấy câu nói thường được nghe từ dư luận “đảng cử dân bầu” còn thể hiện phần lớn sự thật.
Việc phân bổ ứng viên về các địa bàn điện phương lại là một biện pháp tùy tiện khác. Quyền ra ứng cử của công dân cần gắn liền với quyền tự do chọn lựa địa bàn ra ứng cử.
Việc tổ dân phố bình chọn một người có được ứng cử hay không cũng là một biện pháp đi ngược lại với quyền tự do ứng cử của công dân. Ông Nguyễn Xuân Huy một cử tri năm 2007 có lý khi cho rằng “tổ dân phố không phải là một đơn vị hành chính, chỉ là một tổ chức nhân dân, thử hỏi lấy quyền gì mà cho hay không cho một người ứng cử?”. Tại Bỉ, luật bầu cử cũng có những biện pháp ngăn ngừa những ứng viên quậy phá nhiễu nhương, nhưng họ làm cách khác. Ứng viên phải có danh sách chữ ký ủng hộ hoặc của ít nhất 200 công dân lương thiện, hoặc của ít nhất ba dân biểu quốc hội khóa cũ”.

Phần1.

TÔI RA ỨNG CỬ HỤT ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XII NHƯ THẾ NÀO ?

Phải nói là phản ứng của trên 800 đại biểu và của các phóng viên nhà báo tại đại hội Mặt Trận Tổ Quốc lần thứ VI tháng 9/2004 đã để lại cho tôi một kỷ niệm ngọt ngào khó quên. Tuy tôi không quan tâm đến quyền lực, tuy là nhà giáo, nhà khoa học thuần túy, không được chuẩn bị cho những hoạt động chính trị, những dư chấn, những phản ứng sau đó sẽ là nguồn cảm hứng, là động cơ tinh thần cho quyết định ra ứng cử quốc hội của tôi gần ba năm sau, tháng 3/2007.
Thắm thoát đã gần năm năm qua. Cũng những giờ phút này, ngày thứ sáu cuối cùng của đợt đăng ký ứng cử quốc hội (16/3/2007), tôi đã là người rất bận rộn. Tôi mới vừa từ Sài Gòn ra Hà Nội ngồi vào ghế Chủ nhiệm Hội đồng giám khảo buổi bảo vệ luận văn thạc sỹ lớp Cao học Bỉ&Việt tại ĐH Bách khoa Hà Nội mà tôi là người điều phối và tổ chức.
Tôi liên tục nhận được những cú điện thoại từ Sài Gòn, khi thì từ ban Việt kiều thành phố, khi thì từ sở nội vụ, khi thì của bạn bè đang cư ngụ tại đây. Chung qui, những cú điện thoại đều khuyến khích, hối thúc tôi hoàn thành và ký tên vào hồ sơ đăng ký để nhanh chóng gởi về Sài Gòn. Tôi đã nhắc đến việc này trong bài tôi đề cập đến chuyến đi thỉnh giảng đại học tại Tunis, thủ đô xứ Tunisie.
Không hiểu vì sao ai cũng biết tôi đang giữ trong tay một bộ hồ sơ đăng ký ứng cử quốc hội mới nhận được từ sở nội vụ TP Hồ Chí Minh hôm qua, trước khi lên máy bay ra Hà Nội. Trong bài “Phỏng vấn GS.TS Nguyễn Đăng Hưng về việc ứng cử quốc hội” do báo Vietnamnet (Người Viễn Xứ) thực hiện và đăng tải ngày 23/4/2007, xuất bản lại dưới đây, tôi đã đề cập đến những diễn tiến trước ngày tôi đăng ký ra ứng cử. Không có sự ủng hộ của đông đảo Việt kiều cư ngụ tại Sài Gòn, sự khích lệ đặc biệt của ban Việt kiều thành phố, nhất là sự ưu ái của sở nội vụ ủy ban nhân dân TP HCM thì sẽ không có quyết định ra ứng cử của tôi, nhất là tôi không thể hoàn tất thủ tục đăng ký. Trên thực tế mọi việc đã quá trễ. Tuy nhiên họ bảo, tôi chỉ cần gởi hồ sơ qua đường fax về Sài Gòn là tên tôi có trong danh sách các ứng viên chính thức.

Hình trang nhất của báo Tuổi Trè ngày tôi đến tham khảo hồ sơ ứng cử
Ngày hôm sau thứ bảy sáng thức dậy đọc báo Tuổi Trẻ tôi đã thấy hình tôi khổ lớn chụp tại sở nội vụ thành phố trong bài “Tìm những đại biểu sáng giá dại diện cho nhân dân”. Từ chỗ đứng của một nhà giáo đại học, một nhà khoa học, tôi đã tự dưng bước ra sân khấu chính trị với ánh đèn chiếu sáng từ nhiều phía!  Vào văn phòng chương trình MCMC tại trường Bách khoa Hà Nội chưa kịp ngồi vào ghế là có điện thoại báo Tiền Phong tìm cách liên lạc để phóng vấn tôi, người Việt kiều đầu tiên và duy nhất ra ứng cử quốc hội. Thứ hai 19/3 tôi về Sài Gòn, ra ủy ban nhân dân quận 3, nơi tôi có hộ khẩu, trực tiếp đặt chữ ký để hoàn thành và chính thức hóa bộ hồ sơ ra ứng cử.
Nhưng việc có tên trong danh sách ra ứng cử với việc có tên trên danh sách chính thức được chính quyền chấp nhận là một chuyện khác gay go hơn nhiều. Tôi bị đặt trước những thử thách hoàn toàn mới đối với tôi, luật ứng cử quốc hội tại Việt Nam nó thế, rất phức tạp.
Trước hết tôi phải được cơ sở công tác tín nhiệm. Trường Đại học Bách khoa ư? Không được, vì tôi chỉ là giáo sư thỉnh giảng, không có biên chế. Cũng may tôi có thành lập một công ty công nghệ thông tin về thiết kế cơ khí mà tôi là giám đốc. Công ty đang có 30 nhân viên mà theo luật chỉ cần 20 người là hợp lệ. Tôi đã phải tổ một buổi bỏ phiếu tín nhiệm có mặt đại diện của Mặt Trận Tổ Quốc thành phố (MTTQ TP) tại doanh nghiệp tư nhân Hưng Việt. Mọi đã xảy ra êm thắm.

Hội nghị cử tri do công ty Hưng Việt tổ chức có đại diện của Mặt Trận TỔ Quốc TP HCM chính thức tham dự
Căng nhất và đáng ngại nhất là phải đạt được sự tín nhiệm tại tổ dân phố. Tôi mới hồi hương cư trú tại Quận 9 TP HCM chỉ có một năm nay, chưa có dịp giao lưu quen biết với ai cả, trừ người trồng cây cảnh sân vườn nhà tôi. Nhà tôi mới xây lại chơi vơi tọa lạc trong khuôn viên dành cho các giảng viên trường đại học Bách khoa TP HCM, chỉ có hai nhà mới xây trong số hàng trăm thửa đất còn hoang vắng. Tôi thử điện thoại cho người làm vườn cây cảnh mới quen và nhờ người này giúp đỡ. Rất may là ông ta rất nhiệt tình, ủng hộ tôi hết mình và hứa sẽ vận động giúp tôi. Tôi cũng chưa tự tin lắm vì sự can thiệp đơn độc này không có gì là vững chắc.
Nhưng cuối cùng tôi rất ngạc nhiên là trong buổi họp cử tri tổ dân phố, có đông đảo các cựu học trò chương trình EMMC tham dự (mà không có quyền biểu quyết), các đại diện nhân dân địa phương, các nhân sỹ hưu trí, các cán bộ lão thành có lẽ đã biết đến tôi qua tôi đâu đó, đã nhất tề phát biểu theo hướng tích cực… Và kết quả rất bất ngờ: tôi được ủng hộ 100% và ngay ngày hôm sau tin này được chính thức xác định trên báo Sài Gòn Giải Phóng.
Tôi cũng không ngờ việc ra ứng cử quốc hội của tôi đã có một tiếng vang tích cực và rộng rãi trong giới trí thức Việt kiều. Tôi nhận đươc hàng trăm thư điện tử của Việt kiều khắp nơi trên thế giới ủng hộ và khích lệ tôi. Có người (mà tôi vội vàng can ngăn) tuyên bố sẵn sàng gửi tài chính về giúp tôi trong chiến dịch tranh cử. Cũng có người, nhưng rất ít thôi, bảo tôi không nên trở thành ông nghị gật.
Tôi bắt đầu thấy hãi! Nhỡ tôi được vào danh sách chính thức sau ngày hiệp thương đợt ba và sau đó được đắt cử thì việc gì sẽ xảy ra? Tôi không thể là nghị gật và chỉ là cá nhân nhỏ bé, một đại biểu riêng rẽ, tiếng nói của tôi sẽ không có ảnh hưởng gì cho việc đổi mới cơ chế và pháp luật. Và là người đã gần tuổi 70, tình trạng trên sẽ không tốt cho sức khỏe cá nhân. Tôi quyết định thảo một chương trình hành động và liên lạc ngay với một nhà báo thân quen để thực hiện một cuộc phỏng vấn và nhân tiện công bố chương trình này. Có lẽ tôi là ứng viên duy nhất công bố chương trình hành động trước ngày danh sách ứng cử được chấp nhận. Tôi tự bảo nếu đảng cộng sản Việt Nam thấy chương trình này không có gì là nguy hiểm, khi đắt cử tôi sẽ hết mình vận động thực hiện những điều đã hứa trước với cử tri mà không phật lòng ai. Còn nếu họ thấy không hay, họ không ủng hộ, điều tôi phải chờ đợi là tên tôi sẽ không có trong danh sách cuối cùng…
Sau khi bài phỏng vấn (xem phần 2) đuợc đăng tải ngày hôm sau trên Vietnamnet-Người Viễn Xứ, tôi như trút được niềm lo âu, ung dung lên đường trở qua Bỉ, gặp lại vợ con trong dịp 15 ngày nghĩ lễ Phục sinh tại Châu Âu. Tôi dự tính qua tháng 5 sẽ trở lại Việt Nam cho kịp ngày bầu cử 20/5/2007. Nhân tiện ở Châu Âu, tôi cùng gia đình sang Bắc Phi, thực hiện chuyến đi thỉnh giảng tại Đại học kỹ thuật Tunis (Tunisie), một dự tính đã hai năm nay còn bỏ dở. Tôi dùng giờ rỗi của thời gian này để soạn thảo chương trình hành động mà tôi sẽ công khai trước công luận sau hội nghị hiệp thương III. Tôi xin công bố dưới đây tài liệu này, một tài liệu chưa bao giờ được đăng tải chính thức mà lý do nay ai cũng biết.
Khoảng trung tuần tháng tư đúng vào một ngày thứ bảy, trở về Bỉ, vào Internet gởi bài bút ký về Tunisie đăng trên Vietnamnet-Người Viễn Xứ thì cùng một lúc trên Thanh niên online, tôi đọc được tin: GS Nguyễn Đăng Hưng không có tên trên danh sách các ứng viên chính thức sau quyết định của Mặt Trận Tổ Quốc, lần hiệp thương đợt ba. Tin này cho biết thêm, theo lời bà Võ Thị Dung -Phó Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc thành phố, đại diện ban tổ chức bầu cử tại TP HCM trả lời cho phóng viên, lý do là vì tôi là Việt kiều có hai quốc tịch.
Tôi bỏ ra nguyên ngày chủ nhật tham khảo “luật bầu cử quốc hội”, “hiến pháp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” rồi quyết định viết ngay một đơn khiếu nại (đăng lại dưới đây trong phần phụ lục) gởi về các cơ quan chức năng thành phố và trung ương qua Internet. Tôi còn nhờ bạn bè ở Sài Gòn và Hà Nội in ra rồi đem giao đơn này cho các cơ quan chúc năng liên quan đến việc tổ chức bầu cử.
Tôi lại nhận được hàng trăm thư điện tử của bạn bè thất vọng trước việc hồ sơ ứng cử của tôi bị khước từ vào giờ phút cuối cùng, một quyết định khó hiểu. Một giáo sư Việt kiều tại Úc cho tôi hay nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt trong một bài phỏng vấn đặc biệt dành cho đài BBC đã “hoan nghênh việc người Việt ở nước ngoài có hai quốc tịch và được tham gia ứng cử ở Việt Nam”.

Ngày thứ ba tuần sau về Việt Nam tôi mới được thư trả lời chính thức của sở nội vụ thành phố, một bức thư sẽ được đăng tải sau đây.
Cho đến hôm nay, tôi vẫn chưa tiêu hóa được nội dung.
Tôi sẽ đề cập đến những dư hương sau ngày tôi ra ứng cử hụt trong phần 5 của hồ sơ này. Ở đây tôi cũng sẽ có những bình phẩm đã sâu lắng, những đúc kết đã cô đọng của hôm nay, năm năm sau sự kiện một Việt kiều ra ứng cử quốc hội Việt Nam khóa XII.
Sài Gòn ngày 18/3/2011
*****
Phần 2
PHỎNG VẤN GS.TSKH NGUYỄN ĐĂNG HƯNG
VỀ VIỆC ỨNG CỬ QUỐC HỘI
 (Phóng viên Trường Kiên, báo Vietnamnet-Người viễn xứ)

PV: Vì sao GS quyết định ra ứng cử ĐBQH vào “giờ chót”?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Thú thật, tôi đã nghĩ đến việc ra ứng cử ĐBQH từ nhiều tháng nay, từ ngày biết tin sẽ có khóa Quốc Hội mới XII trong năm 2007. Đã từ lâu, tôi không ngừng trăn trở về công cuộc phát triền đất nước, về trách nhiệm của người trí thức trong đại cục công nghệ hóa và hiện đại hóa nước ta. Nhưng sau đó, nhất là sau buổi hiệp thương lần thứ nhất giữa Thường vụ Quốc Hội và Mặt Trận Tổ Quốc tôi thấy hành lang dành cho các ứng viên độc lập như tôi quá chật hẹp nên tôi đành gác sang một bên ý tưởng này. Tuy nhiên, không hiểu tại sao những ngày tháng gần đây, bạn bè trong và ngoài nước, các cựu sinh viên các chương trình cao học do tôi đề xướng và điều động từ nhiều năm nay liên tục tìm gặp tôi, cổ vũ tôi bằng những lý lẽ khá thuyết phục. Tôi thử điện thoại về Bỉ hỏi ý kiến của vợ tôi. Tôi cũng rất ngạc nhiên là cô ấy cũng ủng hộ ngay với những lý do rất xác đáng. Duy có con gái lớn của tôi, một bác sỹ chuyên khoa đã lập gia đình lại khuyên tôi nên suy nghĩ thêm vì cậu em trai còn nhỏ tuổi, cần sự có mặt thường xuyên của người cha bên cạnh. Lời góp ý thân thương này làm tôi xúc động, tôi tiếp tục không có động tác gì đặc biệt và tôi vẫn theo lịch làm việc khá dày đặc của bản thân. Chiều hôm ấy lúc 19 giờ, ngày 13/3/2007 tôi sẽ phải bay ra Hà Nội ngồi vào ghế Chủ nhiệm Hội đồng giám khảo buổi bảo vệ luận văn thạc sỹ Cao học Bỉ&Việt tại ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cũng ngày hôm ấy, nghĩa là một ngày trước kỳ hạn chót, có một buổi họp tại Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài tại TP HCM về bầu cử đại biểu QH khóa XII bắt đầu lúc 14 giờ. Chính buổi họp này đã hâm nóng lại trong tôi, nguyện vọng ra ứng cử. Buổi họp đã toát lên một sự đồng thuận mạnh mẽ và rộng rãi của các giới kiều bào, các nhân sỹ trí thức về cá nhân tôi trong việc ra ứng cử. Tôi cũng đáp ứng được những điều kiện hành chính hiện hành cần thiết cho một người tự ứng cử..
Sau buổi họp, hồi 16 giờ tôi tò mò lên sở Nội vụ TP. HCM, xin một bộ hồ sơ dành cho ứng viên.
Trên máy bay ra Hà Nội tôi miên man nghĩ đến những bước đi sắp đến. Quyết định vào giờ chót, khả năng hoàn tất hồ sơ không cao. Tuy nhiên, có một điều rất dứt khoát ở tôi : nếu được tôi sẽ đặt vai trò ứng viên của mình dưới một tiền đề rõ nét: đi tìm đồng thuận để hòa nhập và phát triển bền vững, đồng thuận giữa quá khứ và hôm nay đề hướng đến tương lai, đây chính là việc đổi mới và kiện toàn nền giáo dục quốc dân, đồng thuận giữa người Việt trong và ngoài nước để thực hiện đoàn kết dân tộc, đây chính là việc thúc đẩy, cụ thể hóa bằng luật nghị quyết 36 về người Việt Nam định cư ở nước ngoài…
PV: Trước khi quyết định ra ứng cử, điều gì làm GS trăn trở nhiều nhất để đi đến quyết định này?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Gần 18 năm gần đây, có điều kiện liên tục về Việt Nam và lắm khi tạm trú dài hạn, có dịp theo dõi thường xuyên các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước tôi chú ý là sinh hoạt tại Quốc hội đã có nhiều diễn biến tích cực, nhiều nét mới theo hướng phát huy dân chủ, công khai tranh luận, nâng cao vị trí của Quốc hội. Tuy nhiên, tôi không khỏi không trăn trở ở chỗ là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước”, Quốc Hội, vẫn chưa thể hiện đúng mức vai trò của mình trong các hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước mà hiến pháp giao phó.
Tôi hy vọng lần này trong khung cảnh một nước Việt Nam đang phấn đấu để kiện toàn thiết chế đại diện của mình, đang chủ động tiếp tục phát huy dân chủ để hòa nhập vào cộng đồng thế giới, sẽ có chỗ đứng cho những cá nhân độc lập như tôi, sẽ có điểm tựa cho những góc nhìn mới về công cuộc phát triển đất nước.
Một việc cụ thể nữa làm tôi rất bức xúc và sau gần 32 năm hòa bình ta vẫn chưa có qui chế cho người Việt định cư ở nước ngoài tham gia bầu cử QH. Tết vừa rồi trong một buổi họp mặt với các Việt kiều hiện diện tại TP HCM ngài Vũ Mảo, Trưởng ban đối ngoại QH cũng có nói rất tiếc là việc này còn phải chờ đợi cho khóa sau. Mà khóa sau là 5 năm chờ đợi nữa. Tôi e rằng nếu không có gì thúc đẩy, 5 năm nữa chưa chắc có gì cụ thể.
Ngoài ra, theo thiển ý của tôi, khi người Việt định cư ở nước ngoài chưa được quyền tham gia bầu cử QH thì việc có mặt đại diện Việt kiều trong QH là chưa có thể đặt ra. Người đại diện chân chính phải là người được Việt kiều chọn lựa bầu ra. Phần tôi, tôi chỉ là một Việt kiều thực hiện xong thủ tục hồi hương từ năm 2004 và hiện nay vì công việc và gia đình vẫn phải thường xuyên trở sang Bỉ.
PV: Nếu trúng cử, trong chương trình công tác của mình, ông sẽ ưu tiên vấn đề giáo dục?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Đúng vậy, vì đây là sở trường của tôi một người Việt Nam đã có 40 năm kinh nghiệm giảng dạy tại một trường ĐH Châu Âu, 18 năm lăn lộn tại Việt Nam qua các chương trình du học tại chỗ, các lớp Cao học đẳng cấp quốc tế. Những trăn trở của tôi về công cuộc GDĐT tại Việt Nam đã được tôi gởi gấm liên tục từ nhiều năm, qua những bài báo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tôi hy vọng khi trở thành đại biểu QH tôi sẽ tiếp tục con đường đã chọn lựa, ở một vị thế cao hơn, thẳng thắn và chân tình vì tương lai của mái nhà Việt Nam, không vướng bận mà khách quan vô tư, không những nói không với tiêu cực mà nói có với tích cực, với hiện đại, với đẳng cấp.
PV: Ông thử hình dung nếu trúng cử ĐBQH những vấn đề mà bấy lâu ông trăn trở sẽ có kết quả như thế nào?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Tôi không dám hình dung. Nhưng tôi có lòng tin sắt đá ở hướng đi lên của tương lai đất nước! Tôi tự bảo lòng hãy trang bị cho mình lòng quyết tâm và ý chí kiên trì. Tôi tự mách bảo mình hãy làm những gì lương tâm mình cho phép.
PV: GS nghĩ mình có những lợi thế gì khi ra ứng cử và lợi thế gì khi trở thành ĐBQH?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Nếu trúng cử tôi chỉ là một đại biểu trong 500 đại biểu. Lợi thế ư? Có lẽ đấy là vị thế độc lập của riêng cá nhân tôi. Tính cách vô tư của một người Việt đã thành đạt tại xứ lạ quê người bằng cái nghề rất đặc biệt là nhà nghiên cứu khoa học, nhà giáo đại học. Tại Việt Nam đã 18 năm nay, tôi chỉ có cống hiến và không hề đòi hỏi quyền lợi nào cho bản thân!
PV: Là một trí thức VK, GS đánh gía như thế nào về chất lượng bầu cử ở nước ta? Bầu cử ở nước ta có gì “đặc biệt” so với các quốc gia khác?Theo GS, phẩm chất nào là quan trọng nhất của một ĐBQH?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Về việc đánh giá chất lượng bầu cử ở nước ta, tôi xin trả lời sau, vào một dịp khác. Tôi đang tập tành học hỏi kinh nghiệm.
Theo tôi một đại biểu quốc hội phải hội tụ nhiều phẩm chất cùng một lúc. Thật vậy, người ĐBQH là người đại diện của dân tại “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước”! Phẩm chất cần thiết trước tiên phải là người gần gũi với thành phần mình đại diện, quy tải và phản ảnh được tâm tư nguyện vọng chân chính của người dân, của cuộc sống. Sau đó, phải là người có trình độ nhận thức tầm cỡ, có dũng khí dám nói dám làm, có đạo đức chí công vô tư, có khả năng phát biểu và tranh luận tại nghị trường để chân lý có cơ hội được phát huy, sự thật có cơ may được bảo vệ.
PV: Trong thời hội nhập, nếu có ba yêu cầu trong công tác bầu cử, ông yêu cầu điều gì?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Minh bạch, dân chủ, hợp hiến.
PV: GS tin mình sẽ trúng cử bao nhiêu phần trăm?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Nay mọi việc đâu đã vào đấy. Tại TP Hồ Chí Minh có 101 người tự ứng cử thì hồ sơ của tôi có con số cuối cùng.
Việc ra ứng cử chỉ là một trong những động tác mà tôi đang thực hiện tại Việt Nam: Trở về quê hương hòa mình vào bước đi chung của dân tộc trong xu thế hòa nhập, phát triển. Tôi đã xây được một căn nhà và thành lập được một công ty công nghệ cao đang cất cánh rất tốt. Với khả năng khiêm tốn, tôi cũng đang ra sức hỗ trợ các đại học công lập và tư thục nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo.
Không ai ra ứng cử mà không có niềm tin sẽ thắng cử. Tại Việt Nam muốn thắng cử phải đạt ít nhất 50% phiếu. Tôi mong mỏi sẽ đạt được ít nhất chỉ tiêu ấy.
TP Hồ Chí Minh ngày 20/3/2007
*****
Phần 3
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA  GS.TSKH NGUYỄN ĐĂNG HƯNG,
NGƯỜI TỰ RA ỨNG CỬ QUỐC HỘI
Đi tìm đồng thuận để hòa nhập và phát triển bền vững
Như đã bày tỏ gần đây trong lời bộc bạch tại sao tôi ra ứng cử QH đã được đăng tải, nếu được tôi sẽ đặt vai trò ứng viên của mình dưới một tiền đề rõ nét:
Đi tìm đồng thuận để hòa nhập và phát triển bền vững, đồng thuận giữa quá khứ và hôm nay đề hướng đến tương lai, đồng thuận giữa người Việt trong và ngoài nước để thực hiện đoàn kết dân tộc. Chương trình hành động của tôi sẽ xoáy chung quanh tiền đề này.
1. Với tư cách là một nhà khoa học, một cựu giáo sư đại học, tôi sẽ ưu tiên cho
vấn đề giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, vì đây là sở trường của tôi một người Việt Nam đã có 40 năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại một trường ĐH Châu Âu, 18 năm lăng lộn tại Việt Nam qua các chương trình du học tại chỗ, các lớp Cao học đẳng cấp quốc tế do chính tôi đề xướng và điều hành. Những trăn trở của tôi về công cuộc đổi mới GDĐT tại Việt Nam đã được tôi gửi gấm liên tục từ nhiều năm, qua những bài báo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tôi hy vọng khi trở thành đại biểu QH tôi sẽ tiếp tục con đường đã chọn lựa, ở một vị thế cao hơn, thẳng thắn và chân tình vì tương lai của mái nhà Việt Nam, không vướng bận mà khách quan vô tư, không những nói không với tiêu cực mà nói có với tích cực, với hiện đại, với đẳng cấp. Đặc biệt tôi sẽ quan tâm giám sát những điểm mà bộ GD&ĐT đã đề cập trong năm 2006.
Trao quyền tự chủ mạnh mẽ cho các trường.
Nâng cao chất lượng đào tạo thầy đặc biệt cấp thạc sỹ và tiến sĩ bằng cách quốc tế hóa các hội đồng thẩm định.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu khoa học và giáo dục đại học.
Trở về với tinh thần truyền thống nhất nghệ tinh nhất thân vinh. Khuyến khích xây dựng trường chuyên nghề cấp trung học, các trường cao đẳng, các trường kỹ thuật công nghệ với thời gian đào tạo ngắn hạn.
Thúc đẩy việc nâng cao chất lượng các Đại học trọng điểm tại Việt Nam đồng thời nhanh chóng xây dựng trường Đại học đẳng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Quan tâm phát triển giáo dục ở khu vực vùng đồng bào dân tộc, các vùng khó khăn, các gia đình nghèo, các đối tượng chịu thiệt thòi lâu nay.
Giảm thiểu hay chấm dứt tình trạng nhồi nhét, thầy đọc trò chép.

  1. 2.                  Với tư cách là một Việt kiều mới hồi hương thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của đồng bào đang định cư ở nước ngoài, tôi sẽ trong điều kiện cho phép thúc đẩy và giám sát tiến trình cụ thể hóa bằng luật nghị quyết 36/BCT về người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo điều kiện để chất xám VK chảy về VN có hiệu quả hơn.
    3. Với tư cách một công dân Việt Nam, đặc biệt tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII nếu trúng cử tôi sẽ tham gia giám sát chuyên đề về việc chấp hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi. Ngoài ra tôi cũng sẽ lưu ý đến những biện pháp bảo vệ môi trường điều kiện của phát triển bền vững.

  1. Với tư cách là giám đốc của một doanh nghiệp non trẻ đang tìm cơ hội cất cánh, tôi sẽ quan tâm đến việc hoàn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, thực hiện sự bình đẳng cần thiết giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Với tư cách là một kỷ sư được đào tạo tại một nuớc có nên công nghiệp phát triển, tôi cũng sẽ đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp nghiên cứu khoa học, việc chuyển giao công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, điều kiện của thặng dư kinh tế cao.

Đâu là chỗ đứng của riêng tôi?
Nếu trúng cử tôi chỉ là một đại biểu trong 500 đại biểu. Có lẽ chỗ đứng đặc biệt của tôi chính là vị thế độc lập của riêng cá nhân tôi. Tính cách vô tư của một người Việt đã thành đạt tại xứ lạ quê người bằng cái nghề rất đặc biệt là nhà nghiên cứu khoa học, nhà giáo đại học. Tại Việt Nam đã 18 năm nay, tôi chỉ có cống hiến không mệt mỏi và không hề đòi hỏi quyền lợi nào cho bản thân! Tại Quốc Hội tôi mong sẽ đảm nhận nhiệm vụ mới, nhiệm vụ của người đại biểu Quốc Hội với một tinh thần đã thể hiện như thế qua tháng năm.
Tôi vốn là một học sinh nghèo trường Pétrus Ký, (nay là Lê Hồng Phong), mồ côi mẹ từ thuở ấu thơ (mẹ tôi đã cống hiến đời mình trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp), ba tôi ở vậy nuôi con ăn học. Được bổng đi du học, phấn đấu vươn lên thành tài tại Bỉ, tôi không bao giờ quên gốc gác của mình và luôn hướng về đất nước thân yêu:
Những ngày đất nước bão giông
Ra đi cánh cánh trong lòng trời mây…
(Trích bài thơ “Hoài hương”, Bỉ quốc, 1973)
Tôi đã về thăm lại đất nước rất sớm, từ năm 1976, Tết đầu tiên sau ngày thống nhất. Thành đạt là nhà khoa học, là giáo sư thực thụ tại một trường Đại học tăm tiếng ở Bỉ, tôi luôn luôn coi sự gắn bó với quê hương xứ sở là một số phận cho dù bao nhiêu thăng trầm lịch sử hiện đại của đất nước.
Việc tôi ra ứng cử Quốc Hội chỉ là bước phát triển tự nhiên của một lộ trình định sẵn: làm gì đóng góp phần mình để đưa đất nước tiến lên, để Việt Nam giành lại vị trí xứng đáng của mình tại Đông Nam Á và trên trường quốc tế.
Tôi có lòng tin ở hướng đi lên của tương lai đất nước! Tôi tự bảo lòng hãy trang bị cho mình lòng quyết tâm và ý chí kiên trì. Tôi chỉ sẽ làm những gì lương tâm mình cho phép.
Đâu là những phẩm chất cần thiết cho một ĐBQH ?
Theo thiển ý của tôi một đại biểu quốc hội phải hội tụ nhiều phẩm chất cùng một lúc. Thật vậy, người ĐBQH là người đại diện của dân tại “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước”! Phẩm chất cần thiết trước tiên phải là người gần gũi với thành phần mình đại diện, quy tải và phản ảnh được tâm tư nguyện vọng chân chính của người dân, của cuộc sống. Sau đó, phải là người có trình độ nhận thức, có dũng khí dám nói dám làm, có đạo đức chí công vô tư, có khả năng phát biểu và tranh luận tại nghị trường để chân lý có cơ hội được phát huy, quyền lợi chân chính của cử tri có cơ may được bảo vệ.
Hòa mình vào bước đi chung của dân tộc
Việc ra ứng cử chỉ là một trong những động tác mà tôi đang thực hiện tại Việt Nam: Trở về quê hương hòa mình vào bước đi chung của dân tộc trong xu thế hòa nhập, phát triển. Tôi đã xây được một căn nhà và thành lập được một công ty công nghệ cao đang cất cánh rất tốt. Tôi đang thu xếp làm Giám đốc bán thời gian và đang tiến hành bố trí để doanh nghiệp tư nhân của tôi biến thành công ty hợp doanh quốc tế để dành thời gian đúng mức cho người đại biểu Quốc hội nếu tôi trúng cử.
Thành phố HCM, ngày 6/4/2007

LỜI DẪN : Trung tuần tháng 4/2007, được tin sau hiệp thương 3 do Mặt Trận Tổ Quốc TP HCM tổ chức, tên tôi đã bị gạch bỏ trong danh sách chính thức các ứng viên đại biểu quốc hội ngay từ Bỉ tôi đã gửi về cho các cơ quan chức năng trong nước thư khiếu nại sau đây:
***

Phần 4.

THƯ KHIẾU NẠI


Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kính gởi:
1. Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử TP. HCM,
2. Ông Trần Thành Long, Phó Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố,
3. Bà Võ Thị Dung, Ủy viên.
Tôi vừa được tin hội nghị hiệp thương lần 3 Ủy ban MTTQ TP.HCM đã không chọn tên tôi trong danh sách chánh thức ra ứng cử Quốc hội khoá XII vì lý do tôi không đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH do do tôi có hai quốc tịch.
Qua thư này với tư cách là công dân Việt Nam và ứng viên đã qua hai lần hiệp thương được cở sở tín nhiệm (92% thành viên DNTN Công nghệ Thông tin Hưng Việt và 100% cử tri phường Phú Hữu, Quận 9, TP. HCM), tôi mong mỏi Ủy ban Bầu cử TP. HCM xét kỹ hơn trường hợp của tôi vì nhựng lý do sau đây:
  1. Điều 1 luật bầu cử hiện hành xác định rõ người ra ứng cử chỉ cần là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi là công dân Việt Nam.
  2. Tôi đáp ứng toàn bộ điều 2 về 5 tiêu chuẩn Đại biểu Quốc hội.
  3. Toàn bộ chương V của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam không có điều nào nói đến việc hai quốc tịch.
  4. Điều 3 của luật quốc tịch nói rõ nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Luật này không cấm việc có hai quốc tịch và không xác định người có hai quốc tịch không phải là công dân Việt Nam!
  5. Tôi chưa bao giờ từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam của tôi là liên tục từ ngày tôi chào đời cho đến ngày nay. Việc tôi có quốc tịch Bỉ từ năm 1981 vì yêu câu công việc nghề nghiệp, không hề đòi hỏi tôi phải từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Bỉ mà tôi đang có chỉ là “tiểu quốc tịch” (petite nationalité). Loại quốc tịch này, theo luật Bỉ, không cho phép tôi ra ứng cử Quốc hội Bỉ. Như vậy trên khoản này không có mâu thuẫn nào hết ngăn cản tôi ra ứng cử Quốc hội Việt Nam.
6.  Đơn ứng cử của tôi đã được chấp nhận, hồ sơ của tôi đã qua lần hiệp thương II nay lại đặt vấn đề vào giờ chót. Việc này theo tôi khó có thể thuyết phục được cử tri!
Vì những lý do trên và vì sự tín nhiệm của 100% cử tri nơi tôi cư trú, tôi mong mỏi Ủy ban Bầu cử TP. HCM xét lại cho chính xác hơn về việc tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH của tôi.
Kính đơn!
Bỉ quốc ngày 15/4/2007
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng
Bản sao đồng kính gởi:
  1. Ông Nguyễn Phú Trọng, Ủy Viên Bộ Chính trị, Chủ Tịch Hội đồng bầu cử.
  2. Ông Phạm Thế Duyệt, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Chủ Tịch Hội đồng bầu cử.
***

 

Phần 5


CẢM NGHĨ VÀ DƯ ÂM SAU NGÀY ỨNG CỬ HỤT

 

Tôi quyết định trở lại Việt Nam sớm hơn dự định để theo dõi diễn biến tình hình sau khi chuyển về cơ quan chức năng đơn khiếu nại của tôi. Về đến Sài Gòn tôi liên lạc ngay với các bạn bè kiểm tra cho chính xác việc thư khiếu nại của tôi có đến tận tay các yếu nhân có thẩm quyền hay không.
Trong thời gian này tôi cũng thường nhận được thư điện tử hay điện thoại của các thân hữu từ trong nước cũng như khắp năm châu ủng hộ nội dung thư khiếu nại của tôi. Đặc biệt các vị trong hội Liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài cấp trung ương (Hà Nội) như GSTS Nguyễn Lân Dũng, nhà sử học Dương Trung Quốc, liên tục thăm hỏi và yêu cầu tôi gởi đơn khiếu nại cho họ để họ trực tiếp can thiệp với các cơ quan chức năng.
Vài ngày sau tôi nhận được một văn thư chính thức do ông Châu Minh Tỷ, Giám đốc sở nội vụ thuộc UBNN TP.HCM, thay mặt Ban bầu cử quốc hội khóa XII địa phương ký. Để bạn đọc tham khảo, tôi quyết định đăng tải sau đây nội dung bức thư này.

Thư trả lời của ông Châu Minh Tỷ, thư ký của Ủy ban bầu cử QH

Chúng ta thấy trong thư này, ông Tỷ đã miêu tả một cách cụ thể hơn lý do việc tôi bị gạch tên ra khỏi danh sách chính thức của các cá nhân ứng cử quốc hội tại TP HCM. Ông nhắc đến một công văn hướng dẫn của Hội đồng bầu cử TW (ngày 7/4/2007) nói rõ lý do không nên chọn tôi vào danh sách chính thức và Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 do ban thường trực MTTQVN triệu tập đã bỏ phiếu kín loại tôi ra khỏi danh sách (không đạt quá nửa). Như vậy lời tuyên bố của bà Võ Thị Dung, phó Chủ tịch MTTQ TP. HCM cho báo Thanh Niên là chính xác và không một cơ quan chức năng nào đã xem xét nội dung đơn khiếu nại của tôi.

Những lý lẽ phản biện chi tiết và chặt chẽ tôi đưa ra trong đơn khiếu nại cũng như việc can thiệp của các thân hữu trong Hội Liên lạc là hoàn toàn vô hiệu. Hội nghị hiệp thương 3 đã hành xử với tôi, một công dân tự ra ứng cử quốc hội nước tôi, như một người gác cổng ngôi đền đã có chủ, sẵn sàng nhận lệnh từ cấp trên, ngăn chặn không cho tôi bước qua ngưỡng cửa cuối cùng, không cho phép tôi được trực tiếp đón nhận phán quyết của cử tri. Và thực chất của bầu cử cuối cùng phải là phán quyết của cử tri chứ? Lý do tôi có hai quốc tịch thật khó thuyết phục. Thật ra, sở nội vụ TP HCM đã biết rõ về tôi từ lâu. Tại sao cơ quan này đã tỏ ra có lòng ưu ái đặc biệt với tôi trong trong giai đoạn tôi đăng ký ra ứng cử? Tại sao họ không từ chối ngay ngày đầu lại còn liên tục khuyến khích giúp đỡ tôi hoàn thành hồ sơ trong tinh thần rất ư là cởi mở?
Tôi tự bảo điều tôi dự đoán trước khi tung ra chương trình hành động té ra là chính xác: “Còn nếu họ thấy không hay, họ không ủng hộ, điều tôi phải chờ đợi là tên tôi sẽ không có trong danh sách cuối cùng”… Tôi thở phào như trút được một gánh nặng rồi xếp lại từ ngày ấy, toàn bộ hồ vào ngăn kéo, ngăn kéo của văn phòng làm việc tại nhà tôi và ngăn kéo của ký ức đời tôi.
Thắm thoắt đã gần năm năm rồi. Mọi việc đã như sâu lắng, chôn vùi. Nhưng việc quốc hội bây giờ đã trở lại là thời sự. Tham khảo mớ tư liệu còn giữ lại, tôi thấy có một câu hỏi của nhà báo Trường Kiên qua bài phỏng vấn trước ngày hiệp thương 3 mà tôi còn bỏ lửng cho tới ngày nay:
PV: “Là một trí thức VK, GS đánh giá như thế nào về chất lượng bầu cử ở nước ta? Bầu cử ở nước ta có gì “đặc biệt” so với các quốc gia khác?”.
- Tôi thấy đã đến lúc phải trả lời câu hỏi khó này nhất là với tư cách một trí thức. Câu trả lời của tôi bây giờ là của một người đã trải nghiệm, đã sống với sự việc, đã dấn thân để có những đúc kết cô đọng, vô tư và khách quan.
Anh bạn nhà báo ơi, bầu cử quốc hội của nước ta rất là đặc biệt, rất không giống ai. Tôi xin trả lời anh qua những điều mắt thấy tai nghe như sau, theo thứ tự hệ trọng của từng vấn đề.
Đợt bầu cử quốc hội khóa XII năm 2007 tôi đã tham gia lần đầu tiên như trên đã nói với tư cách một ứng viên, nhưng cũng với tư cách là một cử tri. Tháng 5/2007 đi bầu cử tại quận 3 TP. HCM, điều làm tôi rất đỗi nhạc nhiên là tại trạm bầu cử, ban kiểm soát không hề đòi tôi xuất trình chứng minh nhân dân (CMNN). Tôi chỉ cần xuất trình thẻ cử tri được gởi đến địa chỉ hộ khẩu của tôi, (tôi gắn bó với gia đình một người học trò cho tôi tá túc hộ khẩu). Tôi ngạc nhiên vì tại Việt Nam, ai cũng biết việc xuất trình giấy này là bắt buộc trong bất cứ tình huống nào, trong bất cứ giao dịch dân sự nào. Thế mà trong tình huống trọng đại nhất: chọn lựa người đại biểu trong cơ quan quyền lực tối cao là quốc hội, người ta lại không đòi hỏi cái giấy ấy. Tại Bỉ, ngược lại, trong giao dịch dân sự, việc xuất trình thẻ căn cước (carte d’identité, tương đương với CMNN) là rất hiếm hoi. Nhưng ngày bầu quốc hội (tôi đã đi bầu cho đến nay trên mười lần), việc này là điều tiên quyết. Tại Bỉ, tên và hình trên thẻ căn cước phải trùng hợp với trên thẻ cử tri nếu không, công dân không được bước vào phòng bỏ phiếu. Ngoài ra tôi cũng thấy tại quận 3, TP HCM, ngày bầu cử, nhiều người mang một chồng thẻ cử tri đi bầu giùm cho thân nhân vắng mặt. Việc này không nhỏ. Nó nói lên tính thiếu nghiêm túc trong việc tổ chức bầu cử và ảnh hưởng của sự lơ đễnh khó hiểu này là kết quả bầu cử sẽ có thể rất tùy tiện.
Hội nghị hiệp thương 3 để chốt lại danh sách bầu cử thực chất là một sự can thiệp tùy tiện khác, vi phạm quyền tự do ứng cử của công dân mà hiến pháp đã thừa nhận.
Ngay chữ hiệp thương cũng thiếu chính xác vì đây không phải là sự bàn bạc giữa các đối tác để đi đến thỏa thuận mà là một quyết định đơn phương và đối tượng chính, người tự ra ứng cử, không hề được tham khảo ý kiến, thực thi quyền được bảo vệ hồ sơ cá nhân. Ngày nào còn tồn tại kiểu hiệp thương này thì ngày ấy câu nói thường được nghe từ dư luận “đảng cử dân bầu” còn thể hiện phần lớn sự thật.
Việc phân bổ ứng viên về các địa bàn điện phương lại là một biện pháp tùy tiện khác. Quyền ra ứng cử của công dân cần gắn liền với quyền tự do chọn lựa địa bàn ra ứng cử.
Việc tổ dân phố bình chọn một người có được ứng cử hay không cũng là một biện pháp đi ngược lại với quyền tự do ứng cử của công dân. Ông Nguyễn Xuân Huy có lý khi cho rằng “tổ dân phố không phải là một đơn vị hành chính, chỉ là một tổ chức nhân dân, thử hỏi lấy quyền gì mà cho hay không cho một người ứng cử?”. Tại Bỉ, luật bầu cử cũng có những biện pháp ngăn ngừa những ứng viên quậy phá nhiễu nhương, nhưng họ làm cách khác. Ứng viên phải có danh sách chữ ký ủng hộ hoặc của ít nhất 200 công dân lương thiện, hoặc của ít nhất ba dân biểu quốc hội khóa cũ.
Sau ngày ra ứng cử hụt, tôi nhận được rất nhiều thư điện tử của thân hữu trong nước và bè bạn Việt kiều khắp năm châu. Phần lớn họ an ủi tôi, mong tôi đừng nản lòng nhất là tiếp tục con đường đã chọn lựa, giúp đỡ các đại học Việt Nam cải tiến nền giáo dục, tiếp tay tiếp sức đào tạo nhân tài.
(Bài phỏng vấn sau đây do phóng viên của một tờ báo lớn tại Sài Gòn thực hiện. Trong bài này tôi ghi lại vài dư âm khá thú vị của việc ra ứng cử quốc hội của tôi. Bài phỏng vấn sau đó không được tổng biên tập chọn đăng tải. Xin giới thiệu sau đây nguyên văn.
Sài Gòn, ngày 24/3/2011

*****


Phần 6.
PHỎNG VẤN CỦA BÁO PHÁP LUẬT SAU NGÀY BẦU CỬ QUỐC HỘI

PV: Ông được biết như một người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam. Vậy xin GS tổng kết nhanh về “lò tiến sĩ” mà GS Hưng đã đào tạo cho đất nước từ nhiều năm qua?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Trải qua 12 khóa tại TP HCM và 8 khóa tại Hà Nội, từ 1995 cho đến nay chương trình Cao học của chúng tôi đề xướng và điều hành đã đạo tạo được khoảng 350 thạc sĩ, và khoản 20% trong số đó đã có được điều kiện họ tiếp bậc tiến sĩ. Đây là một chương trình đào tạo đẳng cấp quốc tế và không chạy theo thành tích. Giờ đây, tôi có thể nói số thạc sỹ đó do Đại học Liège tốt nghiệp đang đóng một vai trò đáng kể tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Tất cả các trường lớn trong nước đều có bóng dáng của những thạc sỹ phát xuất từ các khóa đào tạo này. Ngoài ra, qua điều động của tôi (ĐH Liège) tôi và GS Phạm Khắc Hùng (ĐH Xây dựng Hà Nội), 10 trường ĐH Châu Âu và 10 trường ĐH Việt Nam đã được Bộ GD&ĐT giao cho thực hiện chương trình đào tạo ghép và liên kết 50 tiến sĩ bằng ngân sách nhà nước trong vòng 10 năm.
PV: Hiện nay cụm từ “nghèo mà chơi sang” được dùng khá nhiều trong các lĩnh vực, như thể thao, điện ảnh, kinh tế… Theo GS trong giáo dục của nước ta liệu có “nghèo mà chơi sang” không?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Đào tạo tiến sĩ theo mô hình Việt Nam thì quá là sang chứ còn gì. Anh cứ thử tính đi, gửi học tiến sĩ tại Mỹ phải mất 4 năm, mỗi năm mỗi người phải mất trung bình khoản 30 ngàn đô la vị chi tổng cộng phải mất khoản 120 ngàn đôla mới có được một vị ra tiến sỹ. Trong khi đó chương trình đào tạo ghép và liên kết tại Châu Âu theo mô hình chúng tôi đang áp dụng có hiệu quả và tiết kiệm được rất nhiều vì chỉ tốn khoản 1/3 số tiền ấy. Một đất nước nghèo như nước ta, những con số trên đáng cho ta cân nhắc.
Ngoài ra gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo có nói đến chương trình đào tạo 20 ngàn tiến sĩ trong 10 năm, trong đó 50% sẽ được đào tại nước ngoài. Tôi tự hỏi làm sao tìm cho được 10 ngàn giáo sư đầu ngành người nước ngoài hướng dẫn 10 ngàn tiến sỹ ấy. Còn 10 000 tiến sỹ đào tạo trong nước thì chất lượng sẽ ra sao, đâu là tiêu chuẩn tối thiểu cho việc này?
Theo thiển ý của tôi, thà đào tạo 2.000 tiến sĩ có chất lượng còn hơn 20.000 tiến sĩ mà chất lượng không bảo đảm. Thật vậy 20.000 “ông TS” không chất lượng rồi sẽ nắm những vị trí quan trọng trong tương lai tại các trường ĐH và sẽ đến lượt mình hướng dẫn 20.000 nghiên cứu sinh tiến sỹ không chất lượng tiếp theo và cứ thế thì hậu quả sẽ ra sao cho tiền đồ đất nước?
Vừa rồi, đọc báo chắc các bạn có nghe tin tại Việt Nam để thành lập một hội đồng bảo vệ tiến sĩ tại Việt Nam, thí sinh phải bỏ tiền ra mua vé may bay, dẫn thầy đi ăn, mua quà cho thầy. Mà khi thầy đã lún sâu vào tình huống này làm sao có lòng đánh rớt được thí sinh không đạt, bảo đảm chất lượng cho luận văn tiến sỹ (cười).
            PV: Có dư luận nói ở nước ta, một số bộ phận, một số người quá “sính” bằng tiến sĩ?
            GS Nguyễn Đăng Hưng:
Tại Việt Nam người ta quên đi điều này: cấp bậc tiến sỹ dùng để xác định trình độ cần thiết cho một người có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Vì vậy, cấp bậc tiến sỹ cần thiết cho những vị trí giảng dạy tại ĐH, những vị trí nghiên cứu đầu ngành. Còn ở những chỗ khác, ví dụ như những vị trí quản lý, giám đốc xí nghiệp hay công sở, bằng tiến sỹ là không cần thiết. Tại Việt Nam tôi không hiểu vì đâu có tâm lý sính bằng cấp lạ đời như vậy nhất là bằng tiến sỹ, học hàm viện sỹ.
Tôi xin kể một câu chuyện có thật. Ơ Mỹ có một số tổ chức chuyên bán bằng viện sĩ (Academy member), chứng chỉ “nhân vật quan trọng nhất trong năm” (The most of the year), hay những thứ khác đao to búa lớn tương tự…. Anh chỉ cần bỏ ra vài trăm đôla là có được tấm bằng viện sĩ ấy hay những chứng chỉ có những ngôn từ quái gở ấy, in ấn rất đẹp gửi thẳng từ Mỹ đến nhà. Điều đáng buồn mà tôi biết được việc buôn bán này làm ăn rất phát đạt đối với các đối tượng Trung Quốc và Việt Nam.
Việc ứng cử Quốc hội
PV: Chuyện đã qua nhưng tôi vẫn muốn biết lý do khiến ông ra ứng cử đại biểu quốc hội, bởi ban đầu mục đích trở về Việt Nam của ông là dành cho khoa học và đào tạo? Khi hay tin mình không trúng cử ông có buồn không?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Do tuổi đã khá cao nên khi hay tin tôi ra ứng cử đại biểu quốc hội, có người trong gia đình tôi khuyên không nên. Tuy nhiên, như anh biết, tôi có nhiều băn khoăn, day dứt về các vấn đề của giáo dục nước nhà. Qua báo chí, tiếng nói của tôi dẫu đã có một ít tiếng vang nhưng tôi thấy vẫn chưa đủ mạnh để giúp ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có những cải cách hữu hiệu về những vấn đề thuộc chuyên ngành của mình. Ngoài ra, bạn bè, học trò và Việt kiều ở nước ngoài qua trao đổi thư điện tử cũng đặt nhiều kỳ vọng vào tôi. Họ mong muốn tôi sẽ làm có hiệu quả hơn, nhịp cầu nối kết chất xám Việt kiều hướng về quê hương, đất nước.
Tôi cũng biết ngưỡng cửa bước vào Quốc hội đối với những ứng viên ứng cử độc lập như tôi là rất chật hẹp và tôi lại là người hay nói thẳng nói thật, chỉ là nhà khoa học, nhà giáo, chưa bao giờ là một chính khách. Tuy nhiên, tôi cũng ý thức được trách nhiệm của mình trước thời cuộc, một Việt kiều đã hồi hương đã có những điều kiện công dân cần thiết cho việc ra ứng cử.
Một nhà thơ có biệt hiệu khá tếu là “Gió” từ Đức đã gởi tặng tôi bài thơ “nho nhỏ nhưng thiệt…tình”:
“Tưởng bác dzià quê để…dưỡng…già,
            Dạy trò học giỏi với người ta,
            Có hay ứng cử vào “nơi đó”
Đại biểu nghị trường “ngủ…gật”…a?!
Bác chẳng được…”dzô”, Gió cũng buồn,
Chuyện đời đâu thẳng tuột tuồn luôn!
Tôn vinh khen thưởng là…chuyện…khác,
Bác muốn “vào…chơi” phải(ráng)…nói…”xuông”!”

Tôi đã họa lại và nội dung đã diễn đạt tâm trạng của tôi:
“Cũng muốn gần quê buổi tuổi già,
Cũng cây cũng cảnh, cõi riêng ta
Tình đời còn níu chân chưa mỏi
Sự thế làm ngơ chẳng hổ a?
Chẳng được, chẳng sao, tớ chẳng buồn,
Chẳng than, chẳng trách, vẫn luôn luôn
Còn trăng còn nước, còn thao thức,
Còn trái tim hồng máu chảy xuông!”

Nhà thơ Đỗ Thành Mỹ từ Úc cũng nhảy vô tham gia một bài họa:
“Nước nhà thương bác tấm thân già
Trĩu gánh vai này nước Việt ta
Gồng nặng vai kia đeo nước Bỉ
Một mình hai gánh mệt nha . . . a
Thôi bác nguôi ngoai nén nỗi buồn
Lòng son bao tuổi giữ bền luôn
            Biểu dân cơ hội chờ phen tới
Về biểu học trò, đợi gió xuông”

Tôi cũng trả lời anh Mỹ bằng cách họa lại bài họa như sau:
“Thương quá nhiều khi lại chóng già,
Yêu quá nhìn ra mới hiểu ta
Thân này đâu có làm hai được
Một gánh ân tình rõ khổ a!
Cho mình phải nói cũng chẳng buồn,
Cho đời phải nói vẫn luôn luôn,
Cho người phải hỏi rồi sao nữa,
Mưa nguồn nước vẫn cứ chảy xuông?”

PV: Nếu sau này đất nước cần, ông có sẵn sàng một lần nữa chứ ?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Nhà thơ “Gió” lại gởi cho tôi một bài họa khác cũng theo ý câu hỏi của nhà báo:
“Thêm năm năm nữa cũng chưa…già,
Ứng cử nghị trường đại biểu…ta!
Hồng tươi bên trái…“the old heart”,
Sắc chửa phai màu, bác nhớ…a!
Bác nói còn vui, Gió hết buồn,
Đường đời cong quẹo sẽ thẳng suông?!
Dân no…xong đứng…lên…“mần…chủ”,
Nghị gật: có mười, nghị…cãi: (có) muôn!”

Tôi lại phải làm một bài họa kết thúc:

“Bảy mươi mốt tuổi (66+5=71) ấy đủ già!
Biết còn sống đặng để hiểu ta?
Hiểu thời, hiểu thế, vòng nhân quả,
Chẳng nhẽ tình đời cứ thế a?
Niềm vui rồi sẽ át nỗi buồn
Vận nước gập ghềnh đến khúc suôn
Người đi thui thủi bên triền núi
Chợt thấy muôn trùng, muôn…, muôn…, muôn…!”
Hai vòng đầu tôi đã đạt sự tín nhiệm gần như tuyệt đối. Vì lẽ đó tôi thấy lòng mình thanh thản bởi tôi nghĩ mình đã làm hết sức. Tôi tự hào vì trong một thời điểm nào đó đất nước cần, mình đã sẵn sàng. Không trở thành đại biểu quốc hội tôi vẫn là tôi với sở trường giúp đỡ ngành giáo dục đại học trong nước. Đây chính là tâm huyết của tôi từ bấy lâu nay.
Qua bài phỏng vấn này, tôi xin gởi lời chúc mừng các ứng viên vừa trúng cử và tôi mong mỏi rằng họ sẽ thành công trong công tác mà cử tri đã giao phó. Việt kiều không thể tách rời…
PV: Ông là một trong số rất ít trí thức Việt kiều được nhà nước vinh danh. Tuy nhiên, hình như ông chưa hài lòng lắm về chế độ đãi ngộ đối với Việt kiều?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Vâng về cá nhân, tôi may mắn được Ủy ban nhân dân TP.HCM tặng nhiều lần bằng khen và một tờ báo điện tử trong nước kết hợp với mặt trận Tổ quốc vinh danh, Bộ ngoại giao Chánh Phủ Việt Nam cũng khen tặng tôi mới đây vào dịp Tết Đinh Hợi. Nhà nước Bỉ cũng đã dành cho tôi nhiều ưu ái đặc biệt. Tôi đã được ban Huân chương  “Đại thần của vua Bỉ”, huân chương Lao động hạng nhất, được báo chí Bỉ tặng danh hiệu là một trong “20 người (người châu Á duy nhất) làm đất nước Bỉ đổi thay”.
Còn chính sách đãi ngộ đối với trí thức Việt kiều thì theo tôi, ta vẫn làm chưa bằng các nước bên cạnh như Trung Quốc, Singapore… Việc đãi ngộ vật chất là cần thiết nhưng không quyết định.
Cái quyết định là ở hai điểm sau đây:
  1. 1.                  Việt kiều muốn được đối xử bình đẳng như người trong nước, quyền lợi cũng như nghĩa vụ. Đối xử bình đẳng trong những những yêu cầu bình thường của một công dân: ăn ở, nhà cửa, đi lại, làm ăn.
2. Trân trọng năng lực tài sức của công dân, trước hết là dân trong nước. Tuyển chọn người tài một cách công minh chính đại, xóa bỏ tệ đoan cơ cấu nhân sự theo lý lịch và cảm tính. Ngày nào trí thức trong nước chưa được xử dụng thỏa đáng theo năng lực đích thực thì khoan hy vọng kêu gọi được trí thức Việt kiều đông đảo về nước đóng góp.
PV: Tôi nhớ, mới đây thôi, khi gặp tôi, ông đã từng nói đã chấp nhận về Việt Nam thì phải sống theo kiểu Việt Nam.. Câu nói này rất đa nghĩa?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Xin kể một câu chuyện thế này. Năm 2004 khi tôi vào đơn xin hồi hương, thủ tục có quy định Việt kiều buộc phải có người thân trong nước bảo lãnh (cha mẹ, vợ chồng, anh em ruột). Tôi xa quê hương đã lâu, người thân hiện còn sống trong nước rất ít, chỉ có một ông chú. Chú đồng ý bảo lãnh tôi nhưng người con lại nhất quyết không chịu. Anh ta lấn cấn về việc hộ khẩu và lo ngại cho việc sở hữu căn nhà. Cuối cùng, một người học trò của tôi đã xung phong đứng ra bảo lãnh cho thầy. Hiện nay tôi có chung hộ khẩu với người học trò hào hiệp này. Như vậy tôi là trường hợp đặc biệt vì lần đầu tiên được phép hồi hương nhờ người dưng bảo lãnh. Rồi chuyện tôi đem ô tô cũ của mình về nước. Tôi là chuyên gia theo dạng hợp tác thì theo luật có quyền đem xe về sử dụng. Thế nhưng, mấy anh ở hải quan lại nhiễu nhương đòi giấy này giấy kia kéo dài đến 2 năm. Bí quá, tôi đem bài báo viết về ông Việt kiều đem về cho đất nước hàng triệu đôla có in rõ hình tôi bắt tay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm. Động tác này xem ra rất thiêng: hải quan đồng loạt gật gù cho tôi mang xe ra!
PV: Được biết, ngôi nhà mà ông đang ở do một học trò đứng tên?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Đúng vậy! Lúc mua đất tôi chưa có hộ khẩu nên phải nhờ học trò đứng tên. Sau này khi tôi có hộ khẩu thì trò sẵn sàng “sang tên” lại cho thầy. Tôi may mắn có anh học trò trung thực. Nếu anh ta lật lọng thì tôi sẽ thua ngay, làm gì có nhà ở Việt Nam mà bây giờ mua thì đắt quá không đủ khả năng tài chính (cười).
PV: Có lần ông đã từng nói: “Không phải Việt kiều nào trở về quê hương cũng muốn ở khách sạn” như gửi gắm tâm trạng, nỗi niềm của mình?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Về Việt Nam chính là tìm về quê cha đất tổ, tìm về với người thân. Không ai thích về quê mà cứ phải ăn ngủ ngày này qua ngày khác ở khách sạn. Người Việt Nam mình ai cũng muốn có một “tấc đất cắm dùi” khi qua đời được tống táng nơi “chôn nhau cắt rốn”. Những biện pháp thỏa đáng và hợp lý về nhà cửa về Visa cho Việt kiều sẽ đem lại cho đất nước nhiều cái lợi và quan trọng hơn nó phù hợp với chính sách đại đoàn kết của dân tộc mà ta hằng đề cao. Ta đã miễn Visa cho Nhật và Bắc Âu nhưng tại sao không miễn cho Việt kiều? Rõ ràng hiện vẫn còn khoảng cách mà tốc độ xóa bỏ còn quá chậm!…
PV: Theo ông, vì sao Việt kiều lại gặp “khó” như vậy?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Cái này nhờ nhà báo hỏi giúp. Tôi đã từng hỏi, từng suy nghĩ rất nhiều mà vẫn không giải thích được. Nhà nước vẫn nói Việt kiều là một thực thể không thể tách rời trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Đã không thể tách rời thì thôi hãy xóa bỏ khoảng cách, đừng tách rời nữa.

Tôi không tiếc nuối

PV: Người có cuộc sống “thăng trầm” như ông hẳn phải có một tuổi thơ rất đặc biệt?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Quê tôi ở Điện Bàn (Quảng Nam), một vùng chiến tranh khốc liệt đã kéo dài như vô tận. Ba tôi đi theo cơ quan kháng chiến thời chống Pháp và giao tôi cho dân quê tại một vùng ở Tam kỳ. Mới 9 tưổi tôi đã phải chia sẻ cuôc sống người nông dân ở một vùng hẻo lánh, tham gia công việc đồng án: làm cỏ, chăn trâu, bắt cá, đốn củi… Sau này vào Sài Gòn, thi đậu vào trường Pétrus Trương Vĩnh Ký (nay là Lê Hồng Phong) tôi có được may mắn được học qua những người thầy nghiêm túc. Họ đã truyền lại cho tôi niềm ham mê học hỏi, lòng trân trọng sự hiểu biết, thú ưa thích văn học cũng như sử học.
Tôi còn nhớ cô Dung, giáo sư dạy sử địa rất nghiêm, thậm chí khó tính. Một lần tôi bị cô “phết” cho điểm 0 đóng khung (nghĩa là phải đi học phụ đạo ngày chủ nhật) vì thi lục cá nguyệt trả lời câu hỏi quá dài, ra ngoài đề. Nhưng phải công nhận, những thầy cô như cô Dung đã truyền đạt cho tôi tính nghiêm túc trong học vấn, cái nhìn nhiều chiều trong sử học, lòng khao khát được đi thăm nhiều nước trên thế giới để học hỏi cái hay, cái đẹp ở xứ người.
PV: Có bao giờ ông cảm thấy tiếc nuối khi quyết định trở về Việt Nam sinh sống?
GS Nguyễn Đăng Hưng:
Dĩ nhiên, khi quyết định trở về quê hương, tôi đã phải chấp nhận thực tại, thậm chí phải trả giá. Tuy nhiên, tôi không bao giờ hối tiếc. Được sống trên đất nước mình, bên bà con thân thuộc, được chứng kiến sự đổi thay của đất nước, được trực tiếp tham gia đóng góp vì thế hệ trẻ, vì tương lai đất nước. Mỗi sáng thức dậy nghe tiếng chim kêu, tiếng gà gáy, tôi rất hạnh phúc, miên man như trở về thuở ấu thơ, hòa nhập trở lại với quê hương mình. Chính điều này, rất mong manh và nhỏ nhoi, đã làm cho tôi vượt qua những băn khoăn, day dứt…
Hiện nay, do con trai út còn nhỏ đang học trung học nên vợ tôi phải ở bên Bỉ để chăm sóc con.
Tôi cũng phải mỗi năm vài lần đi thăm con cháu đông đảo (hai trai hai gái tám cháu) đang sinh sống ở Bỉ. Đại học Liège vẫn còn cấp đặc biệt cho tôi văn phòng làm việc tại Khoa Hàng không – Không gian vì tuy đã nghỉ hưu nhưng tôi đã được phong là giáo sư danh dự. Tôi vẫn còn phải hướng dẫn hai nghiên cứu sinh đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sỹ.
Chỉ trong dịp hè hay lễ Giáng sinh vợ con tôi mới về Việt Nam với tôi. Tuy nhiên, chúng tôi đã thống nhất, khi nào con tôi vô đại học thì bà ấy sẽ về hẳn với tôi ở bên này.
            PV: Xin cảm ơn ông!
Sài Gòn tháng 5/2007"
http://www.ndanghung.com/bai-viet/2016/03/20/ho-so-ve-vu-toi-ra-ung-cu-hut-quoc-hoi.html/

6 nhận xét:

  1. 4. Ứng viên Nguyễn Quang A tâm sự

    "


    CHUYỆN RIÊNG TƯ
    Mấy dịp bầu cử Quốc hội các khóa trước nhiều trí thức đã thúc tôi, “ông nên ra ứng cử đi”. Tôi nửa đùa nửa thật trả lời, “tôi có một con riêng, e người ta làm ầm lên rằng mình vi phạm luật hôn nhân.”
    Một vị bảo, “đó là chuyện riêng tư! Có biết bao người ở hoàn cảnh như cậu. Họ còn làm to, to lắm.” Rồi ông ấy nhắc đến tên của biết bao vị chủ tịch, tổng bí thư, thủ tướng,… mà tôi chẳng nhớ hết (hình như có vị còn có con ở nước ngoài nay mới chín mười tuổi gì đó). Mình bảo, tôi khác họ! Mỗi người có một hoàn cảnh, không nên so sánh. Tôi có một người bạn cùng lứa có 2 đứa con riêng và anh ấy đã là đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ gần đây.
    Vị khác lại bảo, “trên thế giới thiếu gì các lãnh đạo quốc gia như thế! Nào là ông Mitterand còn đưa bà ấy và con gái vào ở dinh Tổng thống, nào là ông …”. Tôi bảo, tôi sao dám so với các vĩ nhân ấy, vả lại ở nước họ quyền riêng tư được bảo vệ nghiêm ngặt chứ đâu như ở ta!

    Trả lờiXóa
  2. 6.

    Thầy giáo Đỗ Việt Khoa trượt đại biểu QH lần 2
    10/04/2016 23:16 GMT+7

    - Số phiếu tín nhiệm với thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Thường Tín (Hà Nội) - người tích cực chống tiêu cực, gian lận thi cử - là 10,1% tại nơi công tác và 17,33% ở nơi cư trú.

    Trả lờiXóa
  3. 10.

    TP.HCM: Chỉ 9 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội được tín nhiệm
    13/04/2016 16:09 GMT+7
    TTO - Trong số 48 người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội tại TP.HCM thì 8 người đã rút khỏi danh sách. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của 40 người thì chỉ 9 người đạt phiếu trên 50%.

    Trả lờiXóa
  4. 11.

    Thứ sáu, 15/4/2016 | 11:57 GMT+7


    95% số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội bị loại

    Sau hội nghị hiệp thương lần ba, 46/48 người ứng cử đại biểu Quốc hội tại thành phố Hà Nội đã bị loại, trong đó có nhà báo Trần Đăng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần sản xuất chương trình An Viên.

    Sáng 17/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba quyết định danh sách người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.
    Bà Lê Thị Kim Oanh, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố, cho biết có 87 ứng viên được thông qua sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai, trong đó 39 người được cơ quan, tổ chức giới thiệu, 48 người tự ứng cử. Trải qua các bước lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú và nơi công tác, có 29 người tự ứng cử không đạt tín nhiệm (dưới 50%) nên đã bị loại.
    Ngoài ra, 15 người tự xin rút, trong đó có 14 trường hợp tự ứng cử, người còn lại được cơ quan giới thiệu. Vì vậy, hội nghị hiệp thương lần thứ ba chỉ còn xem xét 5 người tự ứng cử và 38 được cơ quan giới thiệu.

    Trả lờiXóa
  5. 13.

    Ông Hoàng Hữu Phước, Đặng Thành Tâm không lọt danh sách ứng cử
    16/04/2016 16:32 GMT+7
    - Trong danh sách 36 ứng viên ĐBQH khóa 14 được chốt tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba của TP.HCM, không có 2 ứng viên tự ứng cử Hoàng Hữu Phước, Đặng Thành Tâm.
    Nhà báo Trần Đăng Tuấn trượt hiệp thương vòng 3
    Chiều nay, 16/4, UB MTTQ VN TP.HCM đã tiến hành hội nghị hiệp thương lần thứ ba lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu QH khóa 14.

    Trả lờiXóa
  6. 17.

    Bà Nguyễn Thị Kim Ngân hứa đưa Quốc hội gần dân hơn
    04/05/2016 10:10 GMT+7
    TTO - Sáng 4-5, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cùng bốn ứng cử viên đã có buổi gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri quận Ninh Kiều tại hội trường Công an quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.