Thư này bên trang nhà Phạm Tôn giới thiệu.
Mình thì quan tâm đến bút tích của bác Nguyễn Văn Khoan.
Đây là một trong những chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chủ tịch. Đợt trước, nhờ sự giúp đỡ của bác Thiên Lý, đã giới thiệu từ sách của bác Khoan những ghi chép thú vị về bản dịch tiếng Thái cho cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi cuối 1940s và đầu 1950s (xem lại ở đây và ở đây).
Đây là một trong những chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chủ tịch. Đợt trước, nhờ sự giúp đỡ của bác Thiên Lý, đã giới thiệu từ sách của bác Khoan những ghi chép thú vị về bản dịch tiếng Thái cho cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi cuối 1940s và đầu 1950s (xem lại ở đây và ở đây).
Dưới là thư của bác Khoan.
---
Thư của Đại tá Tiến sĩ Sử học Nguyễn Văn Khoan gửi Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Hà Nội ngày 3/3/2015
Kính gửi Giáo sư Tiến sĩ Phan Huy Lê
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam,
Đồng kính gửi Ông Tổng Biên tập báo Đại Đoàn Kết
Cơ quan của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kính thưa,
Những năm gần đây, được sự đồng ý của cơ quan Đảng Nhà nước, thông tin truyền thông, báo chí, Hội Khoa học Lịch sử đã trả lại xã hội những hiểu biết mới đúng đắn về các nhân vật lịch sử như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Sơn, Phan Anh, Chu Văn Tấn, Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế, Nhà Nguyễn, Nhà Mạc, Nhà Hồ…
Còn có một con người lịch sử nữa mà dư luận đang chờ đợi. Đó là nhà báo, Chủ bút báo Nam Phong – Thượng Chi Phạm Quỳnh với một cái chết đầy oan khuất. Nhiều trước tác của Phạm Quỳnh đã được xuất bản. Nhiều luận án Khoa học đã tiếp cận Phạm Quỳnh – Báo Nam Phong. Nhiều sách nghiên cứu về Phạm Quỳnh đã được in, phổ biến rộng rãi. Ban Tuyên giáo tỉnh Hải Dương đã có một hội thảo về Phạm Quỳnh. Tôn vinh ông là nhà văn hóa lớn. Các nhà văn, nhà báo Huế, trong đó có ông Nguyễn Khoa Điềm – nguyên ủy viên Bộ Chính trị – đã coi Phạm Quỳnh là “người có công lớn với văn hóa Huế”. Một số các vị lãnh đạo cao cấp đã đến nhà nhạc sĩ Phạm Tuyên – con trai Phạm Quỳnh thắp hương, nhận sách tặng viết về Phạm Quỳnh. Blog PhamTon – đã có hàng triệu người đọc đang chờ một kết luận: đúng, sai, công ở đâu, tội chỗ nào…
Bác Hồ có dặn lại rằng: “Cụ Phạm là một con người của lịch sử. Sau này lịch sử sẽ xem xét lại…” Lịch sử – như lời Bác dặn phải chăng là Đảng, Nhà Nước, các nhà sử? Nếu tất cả không làm, liệu ta có nhớ để thực hiện lời dặn của Bác?
Kính thưa,
70 năm đã qua, khi Phạm Quỳnh bị bắt ra đi không trở lại nhà, khi đã là “công dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, bị xử lý mà không có tòa án, không được báo trước! Mong rằng, năm nay, Hội ta có thể phối hợp với Mặt trận Tổ quốc… có một kết luận nào đó về Phạm Quỳnh.
Trân trọng cám ơn
https://phamquynh.wordpress.com/2015/03/06/thu-cua-dai-ta-tien-si-su-hoc-nguyen-van-khoan-gui-chu-tich-hoi-khoa-hoc-lich-su-viet-nam-va-uy-ban-trung-uong-mat-tran-to-quoc-viet-nam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.