Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-quế-ngân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-quế-ngân. Hiển thị tất cả bài đăng

03/09/2024

Ngô Đức Viên (1881-1947) ở xứ Lạng : tín ngưỡng Đức Thánh Trần và âm thầm giúp đỡ cách mạng

Nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (quen được gọi là Sếp Viên), người xây dựng rất nhiều tuyến đường ở xứ Lạng và xung quanh, cũng là người xây cất đền Ngũ Nhạc để thờ hệ thần Nhà Trần ở cửa Tây thành phố Lạng Sơn vào năm 1924, thì trên Giao Blog, đọc lại ở đây.

Hôm nay, trân trọng giới thiệu 2 bài viết liên hoàn của nhà báo nhà biên khảo Chu Quế Ngân về cụ Sếp Viên.

Cụ sau đã được chính phủ công nhận là người có công với cách mạng. Cụ đã nuôi giấu nhiều cán bộ cao cấp trong thời kì bí mật (tiêu biểu là cụ Sao Đỏ - tức cụ Nguyễn Lương Bằng).

Về đời tư, Sếp Viên có hơn một người vợ, nhiều con cháu. Nay thì còn có một bà con gái của cụ đã U100, đang sống tại Lạng Sơn, vẫn rất minh mẫn. Nhà báo Chu Quế Ngân đã gặp bà con gái gần đây và hỏi được nhiều chi tiết thú vị.

02/09/2024

Thánh Mẫu Tây Hồ ở Lạng Sơn và nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (1881-1947)

Ở thành phố Lạng Sơn ngày nay có một ngôi đền danh tiếng, gọi là đền Cửa Tây. Ngôi đền ấy phụng thờ Thánh Mẫu Tây Hồ.

Thánh Mẫu Tây Hồ ở Lạng Sơn chính là hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Bà con ở vùng xứ Nam lên Lạng Sơn lập nghiệp đã xây dựng nên ngôi đền.

Nhưng "Tây Hồ" ấy là Tây Hồ của Lạng Sơn, không phải "Tây Hồ" của Hà Nội. Dĩ nhiên cũng không phải Tây Hồ của Hàng Châu hay Quảng Châu (Trung Quốc).

Vào năm 1924, nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (quen gọi là Sếp Viên) đã xây cất một ngôi đền ở khu vực cửa Tây đó gọi là Đền Ngũ Nhạc thờ hệ thần Thánh Trần (chúng tôi cũng gọi là "hệ thần nhà Trần").

Dưới đây là dán một bài viết đã công bố mấy năm trước của tôi về việc thờ phụng kết hợp hai hệ thần (Liễu Hạnh công chúa, Thánh Trần) tại khu vực đền Cửa Tây với vai trò quan trọng của cụ Sếp Viên.

02/09/2023

Cách mạng Tháng Tám và Ủy ban Hành chính thời kì đầu ở xứ Lạng - chuyện về nhà văn Xích Điểu

Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 2023, báo Lạng Sơn đăng tải bài viết về nhà báo - nhà văn Xích Điểu (1910-2003; có tư liệu ghi sinh năm 1913). Cụ tên thật là Trần Minh Tước, là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn (1946-1947).

Cùng thế hệ với Trần Minh Tước, là nhà dân tộc học Lã Văn Lô, cũng tham gia chính quyền cách mạng ở thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945. 

Gần đây, tôi có viết về nhà dân tộc học Lã Văn Lô (1909-1993) - cụ vốn là tri châu Hữu Lũng ở xứ Lạng, đi theo cách mạng, rồi sau này chuyên về dân tộc học. Trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (viết và phát biểu năm 2017; in năm 2020). 

15/06/2023

Chúng tôi chuẩn bị du lãng Thất Khê, xem lại giật mình: hồi 1930s, người Kinh cũng mới lên

Chúng tôi sắp đi mạn Bắc, lần này là khu vực thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn). Đại khái, ở mạn Lạng Sơn - Cao Bằng thì có nhiều địa danh nổi tiếng xưa nay, như Thất Khê, Đông Khê, Nà Cham,... Vùng ấy, vốn là địa bàn của các tộc người thiểu số mà trung tâm là Tày - Nùng (cũng có khi được gọi là "người Thổ" hay "người thổ"). Dĩ nhiên, nhóm Kinh già hóa Thổ ở khu vực ấy khá nhiều (truy gia phả một lúc, sẽ thấy là người họ Định, họ Hoàng, họ Bùi,...ở đồng bằng lên từ xa xưa --- gắn nhiều với thời kì Cao Bằng của vương triều Mạc từ khoảng 1593 đến tận 1683).

Xem lại một chút tư liệu cũ, thì cũng hơi giật mình: khoảng 100 năm trước, vào hồi thập niên 1930, người Kinh (với nghĩa là người Kinh mới, không phải "Kinh già hóa Thổ") mới chỉ là thiểu số ở trong vùng ấy.

Một thế kỉ trước, việc một người Kinh được bầu vào hội đồng làng xã vùng Thất Khê, là một sự kiện đáng quan tâm. Nếu so sánh nhanh, thì khéo từa tựa như việc một người Kinh được bầu vào hội đồng thành phố ở bên Mĩ bây giờ (đầu thế kỉ 21) !

Anh em người Kinh ở Thất Khê lúc bấy giờ tính lập một xã riêng, và dự kiến gọi là "Thất Khê Kinh" (người Kinh ở Thất Khê). Tựa như lập "Hội đồng hương Kinh" ở vùng Thất Khê lúc ấy.

Quả thực, đầu thế kỉ 20, Thất Khê được xem như ngang ngang với "thành phố Lạng Sơn" hay "thị xã Lạng Sơn". Có khi người ta gọi Thất Khê là "thành phố", tức "thành phố Thất Khê". Cũng có khi chỉ gọi "Thất Khê" hay "vùng Thất Khê" một cách phiếm chỉ.  

Bây giờ, năm 2023, thì là "thị trấn Thất Khê". Cái tên "thị trấn Thất Khê" đi kèm với "huyện Tràng Định", để thành "thị trấn Thất Khê huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn" đang được tôi xác định là ngày sau năm 1945. Đến năm 1945, Thất Khê mới chính thức là "thị trấn Thất Khê" thuộc "huyện Tràng Định".