Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Đài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Đài. Hiển thị tất cả bài đăng

14/05/2014

Các nhà thực nghiệp và thương gia Đài Loan phải bỏ chạy về nước, vì sợ bạo loạn của công nhân tỉnh Bình Dương

Đến giờ này, 10 h kém sáng 14/5/2014, chưa thấy tin của báo chí Trung Quốc đại lục. Nhưng báo chí Đài Loan thì đã xuất hiện tin về bạo loạn của công nhân tỉnh Bình Dương. Một số người Đài Loan đã bỏ chạy về nước, hoặc vội vã lánh sang Nam Vang (Cam-bốt).



Chưa rõ thực hư ra sao, nhưng bài báo dưới đây cho rằng, có tin đồn là đã có 7 cán bộ người Trung Quốc đại lục bị chết.

Tựa như báo Thanh Niên đã vừa xóa bay mất bài "Hàng ngàn công nhân nghỉ làm, tuần hành phản đối Trung Quốc gây hấn" ?

Đang thấy nhiều địa chỉ trên mạng đưa tin về sự quá khích của hàng ngàn công nhân Việt Nam tại Bình Dương: tự hè nhau xông vào đập phá trong các công ty liên quan đến Trung Quốc hay Đài Loan - vốn chính là nơi làm việc của họ. 

Xem thêm ở đây

Hiện chưa biết đó có phải là sự thực hay không ?

Nếu đúng như vậy, thì thật sự đáng phê phán. Hành động của đội ngũ công nhân Việt Nam này có thể làm hỏng hết mọi cố gắng lúc này của Việt Nam, và cho thế giới thấy: Việt Nam không khác gì Trung Quốc !

11/05/2014

Người Việt ở Đài Loan cũng tổ chức biểu tình phản đối bành trướng Trung Quốc, ngay trên đất Đài Bắc

Báo chí chính thống trong nước đã điểm tin bà con người Việt hôm nay, 11/5/2014, biểu tình tại Nhật Bản và Đức.

Tôi muốn bổ sung thêm tin của bà con ở Đài Loan:
Nguyên chú (tạm dịch): Có khoảng gần một trăm người Việt, ở ga Đài Bắc

Tổ chức biểu tình chống chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, ngay tại Đài Loan, có ý nghĩa lớn. 

Ý nghĩa đó tăng lên gấp bội, nếu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu,..., tức là ngay tại Trung Quốc đại lục, cũng có hoạt động tương tự của bà con người Việt.

23/10/2013

Tôn Trung Sơn bí mật sang An Nam, chui vào nhà hát cô đầu : Vĩ nhân phải khác đám phàm phu

Hồi trước, Tôn Trung Sơn - lãnh tụ của cách mạng Trung Hoa - đã từ thế giới phương Tây, trên đường hoạt động, ghé thăm Nhật Bản. Nếu kể như thế, thì chẳng có ai ngạc nhiên. Mọi người sẽ lườm cho: thôi, biết rồi, khổ lắm. Được lợi, thật ra là lợi về mặt danh dự, chỉ có con cháu của cái tiệm bánh bao ở gần nhà ga, góc một cái đường giữa Yokohama hoành tráng. Chúng sẽ rất thân thiện kéo vào tiệm, và mau mắn giở tờ me-niu ngả màu thời gian ra, rồi bảo: đây, đúng là món bánh bao ngày trước Tôn lãnh tụ đã dùng, mà ông cụ nhà tôi đã trực tiếp chế tác. Người ta không tính thêm tiền vào bánh bao, có khi hứng còn mời mình ăn thử và uống nước chè, nhưng mình cần dành một chút thời gian và nói dăm ba câu để làm lãi cho họ.

Bây giờ, tự dưng bảo: Tôn lãnh tụ cũng đã bí mật sang An Nam rồi. Mà đúng lãnh tụ Tàu. Ông đi thẳng vào mấy cái nhà hát cô đầu ở phố Hàng Giấy.

18/10/2013

Tuần lễ vàng, ngôi nhà 34 Hoàng Diệu, và "Bộ trưởng Tài chính thực thụ" đầu tiên (tin theo bác Trần Hùng)

Ảnh chưa cần chú thích

Thấy bác Trần Hùng đưa tin này. Mình ghi là "tin theo bác Trần Hùng" thì vừa có nghĩa là tin đọc bên nhà bác, lại có nghĩa là "tin theo bác", tức là tin tưởng mà theo. Nói vui thế thôi, nhưng xin chép mấy đoạn sau và cùng một cái ảnh từ bên bác về lưu.

20/09/2013

Tóm tắt lịch sử cách mạng Việt Nam bằng văn tiếng Trung Quốc (1940) : Bút danh Bình Sơn trên tờ "Cứu vong nhật báo"

Một ví dụ về tờ "Cứu vong nhật báo" (tiếng Trung Quốc) của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài cho tờ này vào cuối năm 1940. Dĩ nhiên là viết bằng tiếng Trung.
Trong Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), chỉ có lời dịch tiếng Việt, nhưng không rõ ai dịch và dịch lúc nào 

(xem tiếp ở dưới)

17/09/2013

Có hai Hồ Chí Minh cùng xuất hiện ở Trung Quốc thời 1940s : Nhà văn họ Ngô rao bán "Hồ Chí Minh" năm 1947

Lần đầu tiên, hôm nay, ở entry này trên blog, tôi mới sử dụng nhãn/tags "Hồ Chí Minh" (thể hiện trên giao diện blog là THƯ MỤC TRA CỨU). Trước nay, tất cả, đều dùng nhãn "Nguyễn Ái Quốc". Sở dĩ dụng công như vậy, là vì, từ hôm nay, mới bàn đến sự xuất hiện của cái tên "Hồ Chí Minh".

Một góc quảng cáo cho cuốn Hồ Chí Minh (vừa ra lúc đó, của Ngô Trọc Lưu) trên tờ Dân báo (Đài Loan) số 557, ra ngày 16 tháng 1 năm Dân Quốc 36 (tức 1947). Cuốn Hồ Chí Minh này được viết bằng tiếng Nhật trước, sau mới có bản tiếng Trung Quốc. Vì vậy, lời quảng cáo được viết bằng tiếng Nhật (đại khái lời rao có nội dung là: sách khá hay đây, nên phải bán giá cao hơn bình thường, là 20 đồng, nhà tiểu thuyết cũng giống như độc giả cảm thấy xót nếu phải bỏ ra số tiền ấy !)

20/05/2013

Khi Hà Nội sốt 40 độ : Văn nhân bàn chuyện Hồ Tập Chương bên bàn bia

Lời dẫn: Bài dưới đây là của ông Đỗ Hoàng đăng trên vanchuongplusvn, với một tiêu đề khác. 

Tưởng tướng quân Khổng Minh Dụ đưa ra bằng chứng gì, hay chí ít là lí lẽ, nhưng rút cục chỉ thấy tiếng vại bia chạm nhau thôi.